[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,706
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Giải thích cho người không phải trong nghề thì nói như vậy có gì sai cụ? Cụ có thông tin công trình nào lũ đến hồ chứa đến tần suất thiết kế chưa cụ? Cụ cho rằng mình hiểu thì cụ làm chủ nhiệm thiết kế dự án thủy điện bao nhiêu MW rồi cụ?
Sai hay không em nghĩ cụ thừa biết, kiểu giải thích lấp liếm đạt mục đích. Còn em không có nghĩa vụ báo cáo cụ em đã làm gì là làm bao nhiêu MW. Trên of em nghĩ có nhiều người hiểu biết sâu hơn em và cụ nhiều. Đừng nghĩ lôi "trong nghề" ra để nói gì thì nói.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,140
Động cơ
82,973 Mã lực
Sai hay không em nghĩ cụ thừa biết, kiểu giải thích lấp liếm đạt mục đích. Còn em không có nghĩa vụ báo cáo cụ em đã làm gì là làm bao nhiêu MW. Trên of em nghĩ có nhiều người hiểu biết sâu hơn em và cụ nhiều. Đừng nghĩ lôi "trong nghề" ra để nói gì thì nói.
Em chả lấp liếm gì đâu cụ ạ, cái gì em cho là đúng thì em nói thôi việc gì phải lấp liếm! Cụ bảo em chém thì em mới hỏi cụ vậy thôi và cụ "trong nghề" đã chả bao giờ bảo em chém cái đoạn bôi đậm của cụ. Cụ nghĩ trên of nhiều người biết sâu hơn cụ thôi chứ không bao giờ là em.
 
Chỉnh sửa cuối:

HoaDong

Xe tăng
Biển số
OF-381860
Ngày cấp bằng
9/9/15
Số km
1,817
Động cơ
256,521 Mã lực
Nơi ở
Hang Sơn Đoong
Chắc đang dọn đường cho điện mặt trời & điện gió.
ăn bánh vẽ của mấy ảnh phương tây và mẽo, trong khi bên đấy cũng đầy nhà máy hạt nhân, điện than. Còn điện mặt trời, điện gió thì đầu tư lớn, hiệu suất không ổn định còn vấn đề ô nhiễm sau khi sử dụng thì mấy ảnh lờ đi :D
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Thủy điện có tác dụng ngăn lũ, điều tiết lũ mà qua lũ báo chí lại thành hiểm họa gây ra lũ là thế nào ?
Lũ báo chí có biết trước khi có thủy điện Hòa Bình, lũ đổ về hạ du thế nào không ? Nhiều nơi ở Hà Nội lũ dâng sập nhà cửa của dân.
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
645
Động cơ
391,479 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Cụ nói vậy thì em thua cụ, cụ nói đúng như thời bao cấp, ko có tý suy nghĩ gì, hay còn gọi là nhăng cuội
Thủy điện nhỏ nào cũng hầu như có cống xả cát, nên cụ yên tâm, bồi lắng phù sa là điều ko thể, cđt có điên mới để vậy.
Chổ di sản văn hoá cấp nào, cơ bản ko ai phê duyệt vào vùng có khu dtls
Còn về cá ngược dòng, bác chắc hay xem thế giới động vật, hoá mình thành cá hồi ở nga hả?
Ko thủy điện nào gây gập lụt như bác nói đâu nhé, nó còn tác dụng đđiều tiêts nữa cơ
Ngâpj lụt đất đai, nhà cửa: trong chiến lực đầu tư, việc chiếm đất chiếm nhà là thoả thuận, cụ nghĩ dân ngu chắc, vậy bạn lên miền núi thử xem nhé. Thân ái
Thời bao cấp người ta mới mê thủy điện cụ ạ giờ sáng mắt ra rồi. Nhìn lại hậu quả 1 loạt đập thủy điện trên dòng mekong chưa, giờ miền tây còn đâu mùa nước lũ, hạn mặn kéo dài hơn, cụ không theo dõi tình hình nước việt nam à, đã vài năm nay rồi nhé. TG và ngay cả chuyên gia TQ đang lên án đập Tam hiệp của TQ hủy hoại bao nhiêu đất đai ngập trong lòng hồ mà cũng có điều tiết được lũ đâu. Vn cũng vậy cứ mùa mưa thủy điện phải xả gây lụt, thủy điện nhỏ thì càng không có tác dụng ngăn lũ vì lòng hồ quá nhỏ không đáng kể tích nước giảm lũ nhé. Mà cụ có biết bao nhiêu loài cá không còn xuất hiện ở hạ lưu sông me kong chưa, VN làm gì có cá hồi trên sông mekong mà cụ bảo tôi lo mất cá hồi hả. Ai nhăng cuội đây tìm trên mạng đầy bằng chứng này, vd http://lienhiephoi.soctrang.gov.vn/index.php/di-n-dan/402-nh-hu-ng-c-a-cac-d-p-th-y-di-n-d-n-ngu-n-l-i-th-y-s-n-tren-song-me-kong
Cụ đọc đi mà mở mang thêm nhé!
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,608
Động cơ
345,239 Mã lực
Thủy điện có tác dụng ngăn lũ, điều tiết lũ mà qua lũ báo chí lại thành hiểm họa gây ra lũ là thế nào ?
Lũ báo chí có biết trước khi có thủy điện Hòa Bình, lũ đổ về hạ du thế nào không ? Nhiều nơi ở Hà Nội lũ dâng sập nhà cửa của dân.
Cái tiêu cực của thủy điện là làm gián đoạn dòng chảy làm thay đổi hệ sinh thái của các loài thủy sản, gây cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu. Cái tích cực là điều tiết mưa lũ, cung cấp điện năng sạch. Vậy mà qua tay lũ múa phím thành ra ngược lại, mà những thành phần kêu gào chửi thủy điện có lẽ chưa từng sinh ra và lớn lơn ở miền Trung.
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,251
Động cơ
211,679 Mã lực
LÀM THUỶ ĐIỆN Ở VIỆT NAM CÓ PHẢI TAY KHÔNG BẮT GIẶC?????
Nói tới thủy điện Việt Nam, nghĩa là đang nói đến một hệ thống liên kết ma và đang chạm tới một núi tiền mà những người làm thủy điện có thể “tay không bắt giặc” trong núi tiền này. Hay nói khác đi, bạn có thể xây thủy điện mà không có đồng nào trong tay nhưng có mối quan hệ đủ mạnh để tạo ra một tài khoản ảo, một pháp nhân, sau đó chạy cho được dự án thủy điện, “thuyết phục” cơ quan cấp tỉnh duyệt dự án đó, xem như bạn bắt đầu giàu. Nói nghe như đùa, nhưng...

Tôi có đứa bạn học cùng lớp, thời đi học, hắn thuộc dạng ranh ma và sinh hoạt đoàn thể năng nổ nhất nhì trường nhưng học lại rất kém, đặc biệt là môn toán, lý và ngữ văn, hắn chưa bao giờ được điểm trung bình, hầu hết là copy bài để nộp. Thế nhưng hắn vẫn tốt nghiệp, sau đó, không biết bằng cách nào đó, hắn vẫn có bằng đại học loại giỏi mặc dù không hề thi hay học đại học. Và hiện tại, hắn là Chủ tịch Hội đồng quản trị một thủy điện loại vừa ở miền Trung.
Sau vài lần trò chuyện, tìm hiểu thông qua thằng bạn học này cộng với tìm hiểu về quy trình xây dựng thủy điện thì tôi tá hỏa, hóa ra xây dựng thủy điện không phải là chuyện như nhà nước làm tốn hàng ngàn tỉ đồng. Hiện tại, có rất nhiều công trình thủy điện được xây dựng trên một thứ quy trình ma và nguy cơ thả bom nước khi mùa mưa tới của nó là rất cao.

Tôi xin mở ngoặc chỗ này, quy trình mà tôi đang nói tới không liên quan gì đến quy trình kỹ thuật, nó là thứ quy trình đóng vai trò hành lang quyền lực để đi đến quyết định một cái thủy điện mọc ra ở đâu đó. Và hiện tại, có rất nhiều vị trí thuận lợi cho thủy điện, đảm bảo an toàn bị bỏ qua nhưng người ta lại chọn những vị trí hết sức khó khăn trong việc đi lại và cơ cấu địa chất của nơi có thủy điện cũng có vấn đề. Thế nhưng các thủy điện nhỏ này vẫn nghiễm nhiên mọc lên. Bởi những chỗ nó mọc lên là một núi tiền, rừng nguyên sinh, gỗ quí, các loại đặc sản rừng rất phong phú… và đó là bước đệm cho thủy điện. Việc trình dự án thủy điện, yêu cầu đầu tiên là nhà đầu tư chứng minh về kỹ thuật, địa chất, dòng chảy, tính thiết thực và vốn điều lệ, vốn lưu động, tư cách pháp nhân của họ…

Nói một cách nghiêm túc thì các vị lãnh đạo cấp tỉnh rối mù, họ cầm vào dự án thủy điện với đầy rẫy các thông số kỹ thuật, thông số kinh tế là cầm cho vui, sau đó chuyển qua bộ phận kỹ thuật, tham mưu để xem xét. Đương nhiên, những thằng đã nghĩ đến được chuyện mang dự án đến trình lãnh đạo tỉnh thì hắn đã mua đứt bộ phận kỹ thuật này và bộ phận kỹ thuật chỉ chờ lãnh đạo chuyển dự án sang để ngâm vài tuần cho có lệ, sau đó ký duyệt, trả về cho lãnh đạo tỉnh.

Dự án được thông qua, việc đầu tiên của “nhà đầu tư” sẽ là khoanh vùng diện tích lòng hồ và xin khai thác rừng lòng hồ. Và việc khai thác rừng lòng hồ này sẽ kéo dài chừng ba năm. Nói là khai thác rừng lòng hồ, theo diện tích lòng hồ đã được ấn định nhưng kỳ thực, diện tích rừng nguyên sinh bị khai thác là vô tội vạ và chẳng ai có thể quan sát được chuyện này. Kiểm lâm bị qua mặt hoặc bị mua chuộc...
Như kinh nghiệm của thằng bạn tôi và nhiều người từng làm thủy điện thì việc làm thủy điện là việc không tốn đồng nào. Chỉ tốn cái thủ tục ban đầu, sau đó khai thác gỗ rừng để bán, và lượng tiền thu về từ gỗ rừng trên danh nghĩa rừng lòng hồ có thể dùng để xây thủy điện mà không cần bỏ thêm đồng nào vào nữa, thậm chí có trường hợp còn dư được một khoản.

Cũng có nhiều trường hợp ở Bình Phước và các tỉnh Đông Nam Bộ trình dự án xây dựng thủy điện, sau đó khai thác rừng lòng hồ bán lấy tiền, đầu tư cho việc khác và cho dự án thủy điện đắp chiếu suốt mười mấy năm. Nói như vậy để thấy hầu hết việc đầu tư thủy điện tại Việt Nam có khi không nhằm thu lợi nhuận từ mục đích thủy điện mà chỉ cần dự án được thông qua để lấy gỗ. Chính nguồn gỗ rừng phong phú, quí giá là miếng mồi béo bở của hầu hết các dự án thủy điện. Sau đó, người ta xây dựng thủy điện để tiếp tục thu lợi từ nguồn này.
Nhưng, trả giá cho các thủy điện là rừng bị cưa sạch, lớp đệm giữ nước của rừng bị bóc, thay vào đó là những cánh rừng mới trồng xanh um, tươi tốt (nếu chụp hình từ vệ tinh) nhưng kỳ thực lớp mặt đất núi đã bị tổn thương, liên kết núi bị bẻ gãy và chỉ cần một trận mưa lớn, núi trở thành cái túi đất ngậm nước, đến khi ngậm không nổi nữa thì vỡ ra, gây sạt lở, chuồi đất, lũ quét, lũ ống… Hậu quả của việc cạo nhẵn lớp mặt rừng nguyên sinh, cải tạo đất núi bằng máy xúc, máy ủi, bằng đốt rừng để trồng cây mới là không thể tưởng tượng được.

Một công trình thủy điện mọc ra, nó sẽ phá tan tành ít nhất vài chục cây số vuông kết cấu rừng và núi, nó mang lại số tiền cực lớn (có thể lớn hơn cả tiền đầu tư xây dựng thủy điện) từ việc bán gỗ rừng, trồng rừng và tiếp sau đó nó mang lại lợi nhuận từ nguồn điện bán đi và để lại mối đe dọa khôn lường cho đồng bằng, vùng trung du, hạ du. Điều này lý giải tại sao các thủy điện lại ở tít tận rừng già, đi đến hai ngày đường mới tới, thậm chí có nhiều thủy điện mà khi nghe truyền thông nhắc tới, người ta mới ngỡ ngàng biết rằng hóa ra có một cái thủy điện như vậy đang tồn tại trên núi.
Làm thủy điện trong núi sâu lợi được ba vấn đề:
- Tránh xa tai mắt nhân dân;
- Không phải tốn khoản tiền đền bù và di dời nhà dân (việc nợ tiền đền bù đất rừng và nhà cửa, cơ nghiệp của dân mà thủy điện Sông Tranh 2 gần suốt hai mươi năm nay vẫn chưa giải quyết xong cho thấy điều này)
- Rừng nguyên sinh là nguồn tiền vô tận, có thể khai thác dài hạn nhân danh rừng lòng hồ, sau đó trồng lại rừng khác, tạo ra chuỗi lợi tức từ rừng.
Chính cái qui trình có ba yếu tố vừa nêu trên là lực hút rất nhiều “nhà đầu tư” nhảy vào làm thủy điện trong khi họ có thể không có thực lực về tài chính cũng như kỹ thuật, mọi thứ đều vá víu. Nhưng bù vào đó, họ giỏi chạy vạy, chung đầu này, bít đầu kia, vay chỗ này đắp chỗ nọ để đi đến việc chính thức khai thác rừng, cầm thực vốn trên tay và bắt tay vào xây dựng thủy điện. Cũng có trường hợp tiếp tục dùng dự án thủy điện để làm bình phong, vay tiền đầu tư chỗ khác.

Bạn nghĩ gì nếu quy trình này bị vỡ? Đó là rừng nguyên sinh bị cạo nhẵn, cơ quan nhà nước ngậm bồ hòn, ngân hàng khủng hoảng, bản thân nhà đầu tư có thể trốn chạy bất kì giờ nào và công trình thủy điện được đắp chiếu nằm kinh niên sau khi môi trường bị cày nát và lũ ống, lũ quét có thể tuôn xuống hạ du bất kì giờ nào! Ngược lại, qui trình này không vỡ thì đời sống xã hội sẽ bị vỡ.
Sở dĩ có thứ qui trình thủy điện quái quỉ này là do lợi ích nhóm, do quyền lực đỏ chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa tại Việt Nam. Và bởi chính cái thứ lợi ích nhóm quái quỉ này đã làm rung chuyển mọi thứ, nó làm cho kẻ trí thức trở nên ranh ma hơn trong việc xơi tái đồng loại.
Cũng chính vì vậy mà khi điều trần trước Quốc Hội hoặc khi trả lời trước báo chí, người ta không ngần ngại mang sự thiệt hại của nhóm khác gây ra để so sánh với thiệt hại do nhóm của mình gây ra hòng loa lấp, che tội. Trường hợp ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (chủ trương biên soạn sách tiếng Việt lớp 1 gây bão dư luận vì cả núi lỗi), chủ xướng của nhóm Cánh Diều không ngần ngại mang số tiền lợi nhuận hàng ngàn tỉ của mình ra so sánh với vài kilomet đường của nhóm lợi ích giao thông là một ví dụ điển hình.
Cũng may là sách của Thuyết chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nếu có hậu quả, không chừng ông ta sẽ mang ra so sánh với hậu quả của thủy điện! Nói như vậy để thấy rằng ngay cả các trí thức nhà nước, họ cũng ranh ma, kệch cỡm, hợm hĩnh và xôi thịt chẳng kém gì những kẻ phàm phu.
Và muốn cho đất nước này tốt hơn, những kẻ xôi thịt như ông Thuyết và hàng ngàn đồng nghiệp ông ta trong các hệ thống lợi ích nhóm nên được về hưu sớm ngày nào tốt ngày đó!

Các ông/bà về hưu, xem như hạ cánh an toàn cũng được, miễn sao các ông bà phải hạ cánh để đảm bảo sự an toàn cho tương lai đất nước!
P/s: Các Thủy điện Rào Trăng 3, Rào trăng 4 là một ví dụ rõ ràng. Bạn có thể tin được không khi một thằng nhóc 24t, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư cho một thủy điện ''cóc'' ở 1 nơi heo hút, mà công suất chỉ vỏn vẹn 11 MW, và xây dựng gần 10 năm rồi chưa xong???

Còn nhớ, tháng 11/2013, người dân các tỉnh miền Trung, nhất là Quảng Nam, Bình Định tả tơi, nhà cửa tang hoang, tiêu điều vì lũ bất thần ập về. Nhưng do "thiên tai" thì ít mà "nhân tai" thì nhiều.
Do phát triển ồ ạt, thiếu qui hoạch, chỉ vì lợi ích trước mắt mà nhiều thủy điện ở miền Trung khi ấy như An Khê-Ka Nak (Gia Lai), Hương Điền, Bình Điền (Thừa Thiên Huế), Đắk Min 4, A Vương, Sông Bung 4A, Sông Côn, Sông Bung 1, Đắk Mi 4, Sông Bung 2, Sông Giằng... (Quảng Nam) ồ ạt xả lũ làm dân vùng hạ lưu trắng tay, ngoi ngóp trong lũ dữ, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
5 bài báo chưa đủ bút lực làm thay đổi nhóm lợi ích bí ẩn, khổng lồ nhưng cũng góp phần lên một tiếng cảnh báo. Chỉ tiếc vấn đề này không đến được tai những người có trách nhiệm, hoặc cũng có thể đến nhưng không ai thèm nói gì, không ai thèm làm gì, để rồi đúng 7 năm sau, nước lại ồng ộc đổ về. Tai ương từ phát triển thủy điện vô tội vạ dường như lại gọi tên...
Và chỉ khi có mặt ở "rốn lũ" miền Trung mới thấu hiểu nỗi khốn khổ của người dân nơi này.
Rất đau thương....và hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở hiện tại mà còn tiếp diễn cả mai sau.
Nguồn: Copy nhiều nguồn (có chỉnh sửa, thêm chi tiết: xin cám ơn nhiều quý tác giả).
Bài 1: http://cand.com.vn/.../Phat-trien-thuy-dien-mat-kiem.../
Bài 2: http://cand.com.vn/.../Bai-2-Thuy-dien-moc-vo-toi-va.../
Bài 3: http://cand.com.vn/.../Bai-3-Quy-hoach-chop-giat-chu-dau.../
Bài 4: http://cand.com.vn/.../Bai-4-Da-toi-da-lui-trai-bong.../
Bài 5: http://cand.com.vn/.../Bai-cuoi-Giai-phap-nao-de-song.../













Nguồn: Làm Báo Sạch
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
4,087
Động cơ
443,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đặc điểm địa hình miền trung quê em độ dốc lớn, mùa hạn thì sông trơ đáy, mùa lũ thì ngập băng đồng;
Bỏ qua những tiêu cực trong việc xây dựng, Em nghĩ cần phải xây dựng thêm nhiều hồ chứa, càng nhiều càng tốt; Tạo thành nhiều tầng, nhiều lớp hồ chứa thì mới có khả năng giữ và điều tiết nước tốt được;
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Cái tiêu cực của thủy điện là làm gián đoạn dòng chảy làm thay đổi hệ sinh thái của các loài thủy sản, gây cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu. Cái tích cực là điều tiết mưa lũ, cung cấp điện năng sạch. Vậy mà qua tay lũ múa phím thành ra ngược lại, mà những thành phần kêu gào chửi thủy điện có lẽ chưa từng sinh ra và lớn lơn ở miền Trung.
Cụ nói đúng.
Về mặt tiêu cực của thủy điện thì nếu biết tận dụng lại là mặt tích cực.
Thực tế, thay vì đánh bắt thủy sản khi lũ về, khi có thủy điện, nhiều nơi đã tổ chức nuôi trồng thủy sản tại chỗ. Mặt khác, khi lũ ít về, nước dâng thấp hơn sẽ giúp mở rộng diện tích đất nuôi trồng, mở rộng đất đai sinh sống. Ven sông hồng hiện tại, nhiều khu dân cư mới được thành lập từ việc mở rộng đất thêm do không còn lo ngại lũ về nữa.

Ngay cả vùng ven sông Mê Kông nhiều nơi đã chủ động không chờ lũ về mà hình thành cách thức nuôi trồng khác, thích nghi với môi trường, bởi tác động của việc xây thủy điện không chỉ ở Việt Nam, mà vùng này còn chịu tác động của Lào, Campuchia. Không thể tự trông chờ vào xả lũ của nước ngoài.
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
LÀM THUỶ ĐIỆN Ở VIỆT NAM CÓ PHẢI TAY KHÔNG BẮT GIẶC?????
.............
Nguồn: Làm Báo Sạch
Đây đâu phải là tác hại của thủy điện ? Mà là lợi dụng chính sách để phá rừng, do buông lỏng quản lý.
Thực tế các thủy điện nhỏ, khi xây đều phá rừng rất nhỏ. Ngay cả thủy điện rào trăng 3, 4 khi cụ nhìn lên bản đồ rừng vẫn còn xanh um.

Các thủy điện nhỏ, bên cạnh thủy điện lớn, đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng, nhất là ở vùng miền Trung bị chia cắt. Không chỉ quan trọng đối với dân sinh mà cả quốc phòng, khi có tình huống xấu xảy ra, những công trình năng lượng lớn bị đánh phá, thì các công trình năng lượng nhỏ giúp tổ chức điện tại chỗ, phân tán.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,026
Động cơ
875,032 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
K có thì k có lũ chắc? Cái hồ bé con con tác dụng gì trong việc điều tiết lũ? Có hay k có cũng vậy thôi. Còn k có mấy cái thuỷ điện lớn, hồ điều tiết lũ được thì đồng bằng Bắc Bộ suốt ngày lụt lội rồi.

Còn vụ vừa rồi là sạt lở đất đá. Việc đó ngàn đời nay vẫn thế.

Mà k có điện thì lấy gì ra mà chém gió. Ngu thôi đừng ngu quá.
Hai cái khác nhau tác động đến moi trường khác nhau.
Cái hồ do Liên Xô giúp làm tử tế.
Không có nghĩa là các cái hộ do các nhà tư bản Việt Nam làm sau đó cũng tử tế.
Nếu các cái hồ đấy đều tốt thì ở hướng khác tại sao lại phản đối những hồ ở thượng nguồn Mekong và các quốc gia, tổ chức khuyến cáo không phát triển thuỷ điện là khuyên đểu ?
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,608
Động cơ
345,239 Mã lực
Nghe bảo là Tp Hà Tĩnh đang ngập nặng. Vậy các cụ cho em hỏi Hà Tĩnh chịu tác động của thủy điện nào vậy?
 
Biển số
OF-516856
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
1,801
Động cơ
197,928 Mã lực
Tuổi
35
Mọi việc đều theo quy trình nhé, ai sai quy trình thì phạt người đó!
 
Biển số
OF-516856
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
1,801
Động cơ
197,928 Mã lực
Tuổi
35
Nghe bảo là Tp Hà Tĩnh đang ngập nặng. Vậy các cụ cho em hỏi Hà Tĩnh chịu tác động của thủy điện nào vậy?
Các hồ chứa tiếp tục duy trì xả lũ
Theo BCĐ Trung ương về PCTT, để điều tiết mực nước, giảm thiểu nguy cơ cực đoan vỡ hồ đập do mưa lũ, hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả tràn lúc 13 giờ ngày 18.10.2020 với lưu lượng 30m3/s, hiện nay xả với lưu lượng 500m3/s, Hồ Khe Xai xả với lưu lượng 45m3/s, Hồ Bộc Nguyên xả với lưu lượng 100m3/s, hồ Kim Sơn xả với lưu lượng 20m3/s.
Hồ Sông Rác xả với lưu lượng 100m3/s. Hồ Thượng Sông Trí xã tràn với lưu lượng 45m3/s, hồ Tàu Voi xả với lưu lượng 10m3/s.
Thủy điện Hố Hô bắt đầu xả tràn từ 9 giờ ngày 16.10.2020 với lưu lượng 161m3/s; thời điểm xã lớn nhất lúc 19 giờ ngày 16.10.2020 xã với lưu lượng 911m3/s, hiện đang xả tràn với lưu lượng 371m3/s.
Thủy điện Hương Sơn bắt đầu xả tràn từ 13 giờ ngày 18.10.2020 với lưu lượng 15m3/s.
VŨ LONG
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,251
Động cơ
211,679 Mã lực
Đây đâu phải là tác hại của thủy điện ? Mà là lợi dụng chính sách để phá rừng, do buông lỏng quản lý.
Thực tế các thủy điện nhỏ, khi xây đều phá rừng rất nhỏ. Ngay cả thủy điện rào trăng 3, 4 khi cụ nhìn lên bản đồ rừng vẫn còn xanh um.

Các thủy điện nhỏ, bên cạnh thủy điện lớn, đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng, nhất là ở vùng miền Trung bị chia cắt. Không chỉ quan trọng đối với dân sinh mà cả quốc phòng, khi có tình huống xấu xảy ra, những công trình năng lượng lớn bị đánh phá, thì các công trình năng lượng nhỏ giúp tổ chức điện tại chỗ, phân tán.
Chỉ cần thông tin này đã nói lên tất cả:

Các Thủy điện Rào Trăng 3, Rào trăng 4 là một ví dụ rõ ràng. Bạn có thể tin được không khi một thằng nhóc 24t, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư cho một thủy điện ''cóc'' ở 1 nơi heo hút, mà công suất chỉ vỏn vẹn 11 MW, và xây dựng gần 10 năm rồi chưa xong???


Chả có buông lỏng quản lý gì ở đây. Phối hợp ăn chia hết. Ai tạo điều kiện, ai cố tình buông lỏng quản lý để cho kẻ ất ơ nào đó có thể lợi dụng chính sách để phá rừng?

Rào Trăng 10 năm chưa xong, cụ nhìn thấy trên google vẫn xanh, thì đúng kiểu : dùng thủy điện để khai thác tài nguyên dài hạn!

- Rừng nguyên sinh là nguồn tiền vô tận, có thể khai thác dài hạn nhân danh rừng lòng hồ, sau đó trồng lại rừng khác, tạo ra chuỗi lợi tức từ rừng.
Chính cái qui trình có ba yếu tố vừa nêu trên là lực hút rất nhiều “nhà đầu tư” nhảy vào làm thủy điện trong khi họ có thể không có thực lực về tài chính cũng như kỹ thuật, mọi thứ đều vá víu. Nhưng bù vào đó, họ giỏi chạy vạy, chung đầu này, bít đầu kia, vay chỗ này đắp chỗ nọ để đi đến việc chính thức khai thác rừng, cầm thực vốn trên tay và bắt tay vào xây dựng thủy điện. Cũng có trường hợp tiếp tục dùng dự án thủy điện để làm bình phong, vay tiền đầu tư chỗ khác.\\
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,115
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Thủy điện có tác dụng ngăn lũ, điều tiết lũ mà qua lũ báo chí lại thành hiểm họa gây ra lũ là thế nào ?
Lũ báo chí có biết trước khi có thủy điện Hòa Bình, lũ đổ về hạ du thế nào không ? Nhiều nơi ở Hà Nội lũ dâng sập nhà cửa của dân.
Không có việc ngăn lũ, điều tiết lũ đâu cụ. Thủy điện chỉ tác dụng duy nhất sinh ra điện, em chả cần là người nghiên cứu cũng suy ra được. Cụ thử nghĩ cả cái hồ chứa nước đó mà để nguyên trạng là rừng già xem, nước sẽ thẩm thấu qua đất qua cây rừng qua vv.. tầng tầng lớp lớp và giữ lại phần lớn trong đất. chả còn giọt nào mà chảy về xuôi ấy chứ đừng nói nó đọng lại thì cái vũng căng mọng để xả tràn xả đáy chảy thẳng xuống xuôi đâu.
Dân họ kêu cũng đúng, mùa hạ thì giữ lại nước (xả đáy ko bao giờ bằng lượng nước đổ vào hồ chứa), mùa lũ thì xả lũ chả giữ được gì.
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,251
Động cơ
211,679 Mã lực
... Và việc khai thác rừng lòng hồ này sẽ kéo dài chừng ba năm. Nói là khai thác rừng lòng hồ, theo diện tích lòng hồ đã được ấn định nhưng kỳ thực, diện tích rừng nguyên sinh bị khai thác là vô tội vạ và chẳng ai có thể quan sát được chuyện này. Kiểm lâm bị qua mặt hoặc bị mua chuộc... ...

... Cũng có nhiều trường hợp ở Bình Phước và các tỉnh Đông Nam Bộ trình dự án xây dựng thủy điện, sau đó khai thác rừng lòng hồ bán lấy tiền, đầu tư cho việc khác và cho dự án thủy điện đắp chiếu suốt mười mấy năm. Nói như vậy để thấy hầu hết việc đầu tư thủy điện tại Việt Nam có khi không nhằm thu lợi nhuận từ mục đích thủy điện mà chỉ cần dự án được thông qua để lấy gỗ. Chính nguồn gỗ rừng phong phú, quí giá là miếng mồi béo bở của hầu hết các dự án thủy điện.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,256
Động cơ
496,748 Mã lực
Nghe bảo là Tp Hà Tĩnh đang ngập nặng. Vậy các cụ cho em hỏi Hà Tĩnh chịu tác động của thủy điện nào vậy?
Ngập thì do mưa ? Cụ đừng đánh đồng.
Ngập thì hết mưa là hết. Tính mạng người dân sẽ ít nguy hiểm. Mưa nhiều thì ngập nhiều. Mưa ít thì ngập ít. Mọi người có thể nhìn thấy mưa to thì nước to thì đi tránh nước nhỏ thì ở tại nhà, cộng với dự báo thời tiết để phòng tránh dễ dàng hơn. Còn có thêm thuỷ điện thì việc phòng tránh đột ngột bất ngờ.
Chẳng có dự báo nào. Và việc cứu trợ ở những khu vực này cũng hết sức khó khăn và nguy hiểm.
lại lũ chồng lũ. nguy hiểm là ở chỗ đấy.
Em thấy các nhà khoa học họ chỉ phê phán và phản biện ở mấy tỉnh Quảng Bình Quảng trị , và Thuỷ điện Rào trăng thôi, chứ không phải là phê phán toàn bộ Thuỷ điện cụ ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Không có việc ngăn lũ, điều tiết lũ đâu cụ. Thủy điện chỉ tác dụng duy nhất sinh ra điện, em chả cần là người nghiên cứu cũng suy ra được. Cụ thử nghĩ cả cái hồ chứa nước đó mà để nguyên trạng là rừng già xem, nước sẽ thẩm thấu qua đất qua cây rừng qua vv.. tầng tầng lớp lớp và giữ lại phần lớn trong đất. chả còn giọt nào mà chảy về xuôi ấy chứ đừng nói nó đọng lại thì cái vũng căng mọng để xả tràn xả đáy chảy thẳng xuống xuôi đâu.
Dân họ kêu cũng đúng, mùa hạ thì giữ lại nước (xả đáy ko bao giờ bằng lượng nước đổ vào hồ chứa), mùa lũ thì xả lũ chả giữ được gì.
Chính vì cụ không phải là người nghiên cứu nên mọi suy nghĩ của cụ đều thiển cận và bốc phét.
Cùng một diện tích, nhưng lòng hồ nó sâu, nó giữ được trữ lượng nước nhiều hơn so với cùng diện tích.

Mà cụ cũng chẳng hiểu gì về về lũ quét cả. Có nhiều lũ là ở ngầm trong lòng đất, theo dòng ngầm nó xói mòn trong đất rồi cuốn ra. Lưu lượng nước đợt rồi ở miền Trung quá lớn vượt đỉnh lịch sử nhiều năm. Không có thủy điện giữ hộ cho 1 phần thì chết sớm hơn và tác hại hơn rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top