[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Dạ nhiều lợi ích quá. Em cứ từ thực tế em thấy từ ngày có đập thủy điện thì lũ vẫn lũ, hạn hán miền nam vẫn hạn hán. Sông Hồng qua Thủ đô nhà em lâu rồi ko thấy có nước cao như xưa.
Em dân Bãi (ngoài đê).
Từ đận xong thủy điện Hòa bình rồi Sơn la thời em chả phải cứ mùa nước phải chạy vào căng nilon trú của nhà hát Lớn hay hè phố Tràng tiền nữa cụ ah :D
Em nhớ vụ ngập to cuối cùng tới mức phải đóng cửa khẩu qua đê là mùa hè năm 1996 :D
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Dạ nhiều lợi ích quá. Em cứ từ thực tế em thấy từ ngày có đập thủy điện thì lũ vẫn lũ, hạn hán miền nam vẫn hạn hán. Sông Hồng qua Thủ đô nhà em lâu rồi ko thấy có nước cao như xưa.
Cụ nói như đấm vào đít em thật. Trước thì cụ bảo không thấy tác dụng của thủy điện, lũ vẫn lũ. Câu sau cụ lại nói sông Hồng không thấy nước cao như xưa. Cụ không nghĩ vì sao không thấy nước cao như xưa à ? Nhờ thủy điện đấy.

Mời cụ đọc về thủy điện Hòa Bình:

Mùa thu năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". 400 km đê vỡ, 500 nghìn ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn phăng.

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng. "Xây dựng thủy điện" - Chủ tịch Hội đồng Xô viết Tối cao Nikolai Podgorny khi ấy trả lời. Cuộc viếng thăm diễn ra vào tháng Tám, thì tháng Mười, đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị sang Việt Nam chuẩn bị khảo sát.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Chém gió cho vui ấy mà cụ. Địa hình miền trung ngắn, dốc, hồ thuỷ điện bé bằng cái lỗ mít thằng trẻ con ấy thì có hay k có liên quan chó gì tới lũ lụt.

Nhiều ông chưa từng đi xem cái thuỷ điện nào ngoài Hoà Bình mà chém gió phần phật ghê lên được. Nhớ lại những năm bị cắt điện luân phiên đi rồi hãy chém.

K có cái hồ Hoa Bình, Sơn La, Lai Châu thì lũ về bao nhiêu ăn đủ bấy nhiêu, k có dự phòng, k có thời giờ mà tránh.
Cụ nào nảy số nhanh tính tổng thủy điện nhỏ xem nó phá bao nhiêu rừng trên tổng lượng rừng biến mất do dân phá rừng làm rẫy, trồng cây công nghiệp trong mấy chục năm qua?
Đi dọc Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên mới thấy dân tàn phá rừng ghê gớm, khủng khiếp gấp ngàn vạn lần bọn thủy điện nhỏ
 

Vũ Đức

Xe tăng
Biển số
OF-414132
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
1,366
Động cơ
231,034 Mã lực
Tuổi
37
Ối, thủy điện thì liên quan gì đến ít hay nhiều bão?

Về khía cạnh môi trường thì thủy điện cũng góp phần rất lớn trong việc tàn phá đấy chứ không phải sạch đâu, tuy nhiên đánh giá chấp nhận được thì người ta mới làm.
Nói không ảnh hưởng đến bão thì cũng ko đúng,nhưng môi trường ảnh hưởng thì thời tiết cũng dở hơi hơn.Chẳng qua phá rừng của mình mà bão từ biển vào,nên đổ bão nhiều do làm thủy điện cũng hơi sai ( bão nhiều do môi trường ngày càng ô nhiễm trên toàn thế giới gây ra,và VN cũng góp 1 phần nhỏ vào trong đó ).
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cụ nói như đấm vào đít em thật. Trước thì cụ bảo không thấy tác dụng của thủy điện, lũ vẫn lũ. Câu sau cụ lại nói sông Hồng không thấy nước cao như xưa. Cụ không nghĩ vì sao không thấy nước cao như xưa à ? Nhờ thủy điện đấy.

Mời cụ đọc về thủy điện Hòa Bình:
Ý em là, cần nước thì vẫn hạn hán, thiếu nước, r đến khi có lũ thì đập cũng tràn đầy lại xả lũ chả giữ được j, ảnh hưởng môi trường, đốn cây đốn củi. Nên là sách vở Thủy điện nó thế, thực tế vận hành thì nó lại khác ạ. Việc sông Hồng cạn nước mới có tầm 20 năm nay thôi, chưa phải ở thời xa xưa nào. Thời sinh viên những năm 2000 đi học qua cầu Chương Dương, Long Biên mùa nước, chân sắp thò được chạm mặt nước mà còn chưa có lũ.
Thủy điện hoạt động thì nước lòng hồ khi nào chả lưng lưng rồi (giữ nước đấy thôi, xả đáy cầm chừng còn cho tua bin nó chạy ra điện) đến khi mưa lớn thì hồ chưa cũng chả còn dư bao nhiêu mà đựng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vũ Đức

Xe tăng
Biển số
OF-414132
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
1,366
Động cơ
231,034 Mã lực
Tuổi
37
Em chịu không biết nó có liên quan gì không. CHỉ biết là trước lúc có Hòa Bình thì năm nào Ninh Bình cũng dính bão + lụt. Từ lúc có Hòa Bình cả chục năm mới dính bão, lụt thì chỉ bị trong vùng phân lũ, các vùng khác không ảnh hưởng gì.
:) Cũng đúng vì thủy điện giúp điều tiết nước.Nhưng công trình đó đc làm bài bản,đc tính toán cẩn thận,còn các công trình làm ko đúng quy trình thì không khác gì quả boom trên thượng nguồn.
Nói chung,trong này ai cũng có ý đúng cụ ạ.Chẳng qua cãi nhau trên mạng,viết đc vài dòng khó nói hết ý của bản thân đc.Cái này là nói chung nhiều dự án ở miền Trung,dân đang nghi ngờ.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,751
Động cơ
261,022 Mã lực
Xin chia buồn với thân nhân những người gặp nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
2 tháng trước báo chí VN liên tục cập nhật hàng ngày về đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất và có lẽ cũng vào hàng hiện đại nhất trên thế giới. Nguy cơ trùng trùng khi mưa lớn liên miên, lũ chồng lũ. Rất may mắn, TQ đã chứng minh cho thế giới thấy họ xây dựng và vận hành tốt thế nào, không có thiệt hại gì đáng kể.
VN cuối hè đầu thu thường có mưa nhiều lũ lớn. Tuy nhiên không hề có các cảnh báo kịp thời về nguy cơ tại rất nhiều thuỷ điện lớn nhỏ.
Nếu không có vụ sạt núi vùi lấp tang thương này, em và rất nhiều người không hề biết đến Rào Trăng và còn nhiều thuỷ điện của cả tư nhân và nhà nước khác nữa.
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Đặc điểm địa hình Miền Trung là hẹp, nhiều đồi núi, đất dốc. Chúng ta đều biết để tạo thành các hồ thuỷ điện sẽ phải gây ngập một vùng lưu vực sông. Địa hình như vậy gần như không thích hợp để tạo ra các hồ chứa đủ lớn có khả năng điều tiết lũ khi mưa lớn kéo dài.
Dưới thời NTD trong vòng chục năm đã cấp phép xây dựng thuỷ điện vô tội vạ ở Miền Trung. Những năm qua liên tiếp các thuỷ điện bất ngờ xả lũ gập ngập lụt cho dân cư vùng hạ nguồn. Dân thiệt hại tài sản và tính mạng nặng nề không biết kêu ai. Và đến bây giờ thiệt hại thảm khốc về tính mạng của mấy chục chiến sĩ, công nhân đã xảy ra.
Trách nhiệm này thuộc về ai hay chỉ bảo tại ông Trời?
bài viết rất dài và rất có tâm, nhưng cụ có thể làm rõ hộ e vài vấn đề sau
1, Ko xây thủy điện đến mùa khô thiếu điện hoặc dùng điện khí, điện than mua của tàu với giá cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi cụ có vui vẻ trả tiền ko, hoặc ở tình huống đến mức đắt ko có mà dùng mùa hè nóng 38 độ, gđ con cái cụ có ngủ đc ko
2, Mưa lũ thì có hay ko có thủy điện nó vẫn ngập, vì lượng nước từ trên trời rơi xuống ko đổi, ko ngập chỗ này thì ngập chỗ kia, thủy điện nó chỉ giữ được 1 lượng nước nhất định thôi, việc có hay ko có khác gì nhau
3,Nếu ko có thủy điện tích nước thì mùa khô lấy đâu nước để phục vụ NN, miền trung lụt lội thì nhiều nhưng hạn thì cũng ko thiếu, vậy ngoài thủy điện ra theo cụ còn cách nào tích lũy nước cho NN
 

Putinka_Vodka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-450526
Ngày cấp bằng
4/9/16
Số km
581
Động cơ
213,591 Mã lực
Giờ vẫn có nhiều tên đổ thừa lũ ngoài mien Trung là do tủy điện à ? Mấy tên này chắc ko có não rồi :))
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,380
Động cơ
113,344 Mã lực
Dân họ kêu cũng đúng, mùa hạ thì giữ lại nước (xả đáy ko bao giờ bằng lượng nước đổ vào hồ chứa), mùa lũ thì xả lũ chả giữ được gì.
Mùa hạ nó giữ lại nước để cúng bố nó hả cụ? Cụ lên mà xem thuỷ điện cuối mùa hạ đầu mùa lũ, đa số các thuỷ điện đều cạn trơ đáy. Đến mùa lũ nó mới tích lại để điều tiết cụ ạ. Nó đầy thì mới phải xả, hoặc nó đoán đằng sau có cơn lũ to thì nó xả bớt để đón đợt lũ mới.
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Ý em là, cần nước thì vẫn hạn hán, thiếu nước, r đến khi có lũ thì đập cũng tràn đầy lại xả lũ chả giữ được j, ảnh hưởng môi trường, đốn cây đốn củi. Nên là sách vở Thủy điện nó thế, thực tế vận hành thì nó lại khác ạ. Việc sông Hồng cạn nước mới có tầm 20 năm nay thôi, chưa phải ở thời xa xưa nào. Thời sinh viên những năm 2000 đi học qua cầu Chương Dương, Long Biên mùa nước, chân sắp thò được chạm mặt nước mà còn chưa có lũ.
Trời ạ, hết cách giải thích cho cụ rồi. Đem cả thực tế 1971 lũ lịch sử làm vỡ đê, chết người, ruộng lúa mất trắng ra trước khi có Thủy điện Hòa Bình, và sau đó Sơn La, so với bây giờ sông Hồng nước cạn mà cụ còn cố chấp không hiểu thì em đến ạ.

Thế cái lòng hồ thủy điện nó giữ dùm bao nhiêu triệu m3 nước cụ tìm hiểu đi ạ. Xem số nước đó nó đổ về hạ du thì thế nào. Em xin dừng ở đây.
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Giờ vẫn có nhiều tên đổ thừa lũ ngoài mien Trung là do tủy điện à ? Mấy tên này chắc ko có não rồi :))
Không có não lại Sướng bởi vì đám ấy Không Phải NGHĨ.
Mà có muốn nghĩ, chúng nó cũng chẳng biết dùng cái gì để nghĩ.
Hay là dùng Mông ???
:-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?
 

Kimquy

Xe tải
Biển số
OF-205786
Ngày cấp bằng
12/8/13
Số km
252
Động cơ
320,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy qua điều cụ viết, cụ khẳng định là Thủy điện Không Đẻ ra Nước chứ :D
Thủy điện đẻ ra nước đấy cụ!
Mặt hồ thủy điện rộng hàng trăm km2 sẽ đóng góp 1 lượng lớn nước bốc hơi tại khu vực thượng nguồn cao hơn mặt biển đến cả ngàn mét (có nhiệt độ thấp và không khí loãng) sẽ là điều kiện lý tưởng để hình thành mưa. Nếu lòng hồ thủy điện vẫn là rừng già thì sẽ khác nhiều đấy.
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trời ạ, hết cách giải thích cho cụ rồi. Đem cả thực tế 1971 lũ lịch sử làm vỡ đê, chết người, ruộng lúa mất trắng ra trước khi có Thủy điện Hòa Bình, và sau đó Sơn La, so với bây giờ sông Hồng nước cạn mà cụ còn cố chấp không hiểu thì em đến ạ.

Thế cái lòng hồ thủy điện nó giữ dùm bao nhiêu triệu m3 nước cụ tìm hiểu đi ạ. Xem số nước đó nó đổ về hạ du thì thế nào. Em xin dừng ở đây.
Em cũng xin dừng ở đây, cái j cũng có 2 mặt, toàn tốt thế thì em ủng hộ làm Thủy điện. Vde là ko phải tràn lan, phá rừng như hiện nay.

"Chế độ tưới, tiêu cho vùng hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước của các sông lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, việc chuyển dòng của một số công trình thủy điện sang lưu vực khác, mà chưa xem xét đầy đủ tác động môi trường lên lưu vực, làm thay đổi chế độ thủy văn, gây ra những tác động lớn đến hệ sinh thái. Nhiều công trình khi thực hiện chức năng gây ra tình trạng thiếu nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và các nhu cầu cấp nước đô thị ở khu vực hạ lưu, nhất là vào mùa khô."
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,539
Động cơ
348,311 Mã lực
Thủy điện đẻ ra nước đấy cụ!
Mặt hồ thủy điện rộng hàng trăm km2 sẽ đóng góp 1 lượng lớn nước bốc hơi tại khu vực thượng nguồn cao hơn mặt biển đến cả ngàn mét (có nhiệt độ thấp và không khí loãng) sẽ là điều kiện lý tưởng để hình thành mưa. Nếu lòng hồ thủy điện vẫn là rừng già thì sẽ khác nhiều đấy.
Hơi nước bay ngược ra hướng biển để tích tụ thành mây gây mưa hả cụ?
Em thấy gió thường thổi ngược từ đồng bằng lên miền núi, vậy thì coi chừng các bạn Lào kiện bủa mịa vì thủy điện VN gây mưa lụt cho đất nước họ :P
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Thủy điện đẻ ra nước đấy cụ!
Mặt hồ thủy điện rộng hàng trăm km2 sẽ đóng góp 1 lượng lớn nước bốc hơi tại khu vực thượng nguồn cao hơn mặt biển đến cả ngàn mét (có nhiệt độ thấp và không khí loãng) sẽ là điều kiện lý tưởng để hình thành mưa. Nếu lòng hồ thủy điện vẫn là rừng già thì sẽ khác nhiều đấy.
Thế cái lòng hồ thủy điện nó có khả năng tự đẻ ra nước như cái giếng khoan hử cụ ???
 

manhanoi

Xe tăng
Biển số
OF-343571
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,230
Động cơ
283,392 Mã lực
Làm cũng được nhưng k dễ. Em cũng đang theo 1 cái nhưng mệt mỏi phết.
Bên em sản xuất phao nổi trên hồ nè, cụ gõ điện mặt trời Đa Mi là thấy liền, em đang thi công Tầm Bó và Gia Hoét :P
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trời ạ, hết cách giải thích cho cụ rồi. Đem cả thực tế 1971 lũ lịch sử làm vỡ đê, chết người, ruộng lúa mất trắng ra trước khi có Thủy điện Hòa Bình, và sau đó Sơn La, so với bây giờ sông Hồng nước cạn mà cụ còn cố chấp không hiểu thì em đến ạ.

Thế cái lòng hồ thủy điện nó giữ dùm bao nhiêu triệu m3 nước cụ tìm hiểu đi ạ. Xem số nước đó nó đổ về hạ du thì thế nào. Em xin dừng ở đây.
Em cũng xin dừng ở đây, cái j cũng có 2 mặt, toàn tốt thế thì em ủng hộ làm Thủy điện. Vde là ko phải tràn lan, phá rừng như hiện nay.
Và thớt này đang nói đến cái hiểm nguy của Thủy điện, cũng như cái cách làm chặt cây bán gỗ, xây Thủy điện còi tùm lum tà la như hiện nay. Không nên khoác cái sứ mệnh cao cả đó cho Thủy điện, Thủy điện chức năng duy nhất là sinh điện. Em xin hết.

"Chế độ tưới, tiêu cho vùng hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước của các sông lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, việc chuyển dòng của một số công trình thủy điện sang lưu vực khác, mà chưa xem xét đầy đủ tác động môi trường lên lưu vực, làm thay đổi chế độ thủy văn, gây ra những tác động lớn đến hệ sinh thái. Nhiều công trình khi thực hiện chức năng gây ra tình trạng thiếu nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và các nhu cầu cấp nước đô thị ở khu vực hạ lưu, nhất là vào mùa khô."
Giải bài toán phát triển thủy điện với bảo vệ môi trường - Báo Nhân Dân

nhandan.com.vn
nhandan.com.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,207
Động cơ
532,848 Mã lực
Thủy điện có tác dụng ngăn lũ, điều tiết lũ mà qua lũ báo chí lại thành hiểm họa gây ra lũ là thế nào ?
Lũ báo chí có biết trước khi có thủy điện Hòa Bình, lũ đổ về hạ du thế nào không ? Nhiều nơi ở Hà Nội lũ dâng sập nhà cửa của dân.
Chả ai nói Hòa Bình ko có tác dụng ngăn lũ cụ nhé. Nên cụ phải đọc các bài báo để biết họ nhắm về các thủy điện nhỏ ko có tác dụng điều tiết lũ chứ đọc mỗi cái đầu đề rồi lấy ra một ví dụ để nói thì ngớ ngẩn quá cụ ạ.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Lũ nước đổ về không sợ, như ở quê em, thì nước từ sông dâng lên mới đáng sợ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top