Những hội phản đối thì đầy nhan nhản, ngành nào cũng có. Họ có cái lý của họ, nhưng quản lý đất nước lại là chuyện khác.Em vào trong hội đập lớn thấy trong những năm qua ở Bắc Mỹ và Châu Âu phong trào trả lại dòng chảy cho các sông rất mạnh. Thực tế bề mặt đất để ổn định cần có sự vận động và biến đổi hàng trăm năm, việc đào núi tích nước làm phá vỡ sự cân bằng vốn có. Sẽ có nhiều thảm họa xảy ra, những thảm họa nằm ngoài dự đoán hay đánh giá của chúng ta.
Ai cũng hiểu tác hại của khí thải, nhưng ngài 100 vẫn rút lui ko tham gia hiệp ước cắt giảm, TQ cũng ko chịu cắt giảm... Ta là nước nhỏ lại đang phái triển nên phải chấp nhận nếu thu được lợi ích nhiều hơn thiệt hại.
Quay lại với miền Trung. Miền trung có lớp đất màu mỏng, lại bạc nhanh do khí hậu, mỗi năm lại cần phải cải tạo đất mới trồng cấy được. Lũ về gây thiệt hại về người và tài sản, nhưng đồng thời nó cuốn theo lớp đất màu từ trên núi xuống. Bà con dùng nó để bồi đắp đất ruộng. Những năm hạn hán, ít mưa lũ thì thường là mất mùa. Hàng trăm năm nay vẫn vậy. Đó là lý do tại sao người dân miền Trung, đặc biệt các vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bình thản đón lũ, ko kêu ca, trong khi dân các vùng khác khóc hộ.
Có hay ko có thủy điện thì bão lũ vẫn về hàng năm. Cứ mở ảnh vệ tinh ra xem, rìa bão vào đến dãy trường sơn mà tâm bão vẫn ngoài biển thì mấy cái đập nhỏ xíu bằng đầu tăm chả có tác dụng gì để chống hay gây lũ cả.
Một số CĐT là lâm tặc trá hình thì cần lên án. Nhưng thủy điện vẫn mang lại lợi ích thig cần ủng hộ.