[Funland] [Help] Cần tìm ngôi chùa Phật giáo nguyên thủy cách HN loanh quanh 100km đổ lại

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Hi.. tại vì theo Bắc Tông nên mới so Bồ Tát thấp hơn Phật, rồi Duyên giác thấp hơn, Thanh văn thấp hơn :)...
Bởi vậy đọc sách luận của Nam Tông thấy có từ Bồ-tát sẽ hơi thắc mắc. Sau đó mới biết là danh từ chỉ vào chính Thái tử Tất-đạt-đa và sa môn Cồ-đàm (hai người là một khi chưa giác ngộ). Lý do về mặt lịch sử được lý giải như sau: Ở thời PG Nguyên thuỷ danh từ Bồ-tát được dùng rất hạn chế. Đến khi chia thành các tông phái, Nam Tông cho rằng danh từ "bồ-tát" là một sự lạm dụng của Bắc Tông nên họ dùng để chỉ ngay Đức Phật Thích-ca khi chưa giác ngộ. Động thái này được cho là để bảo vệ danh từ Phật giáo nguyên thuỷ không bị lạm dụng.. Nhưng cũng chính như vậy mà Nam Tông không còn đúng là "nguyên thuỷ" theo đúng nghĩa của nó nữa. :) :) :)
Em Chả thấy có gì đặc biệt cả. Người ta thích gọi Phật( người tỉnh thức) hay gọi là bậc giác ngộ... cho dù gọi là gì cũng chỉ là danh từ. Ai thích gọi gì chả được. Điều quan trọng là khi nghe người ta gọi mà mình không hiểu ngươi ta muốn ngầm nói đến ai mới đáng tiếc. Kể cả lên mạng chém gió cho vui cũng đáng tiếc nữa là người học Phật. Nam tông gọi Bậc Thánh, Bắc tông gọi Bồ Tát cũng chả quan trọng đối với người học Phật, nhưng lại làm cho các nhà ngâm kius đau đầu đi so sánh. Trong khi đó nếu mà chạy theo chữ nghĩa thì 1 hành giả cả 1 đời chỉ ăn rồi đọc cũng không đọc hết toàn bộ kinh điển lưu lại từ hơn 2600 trước. Chả khác gì mò trăng đáy nước. Nên người thế gian rảnh thì guc chém gió cho vui, chứ ai mà biết hết ý nghĩa của Phật Pháp qua từng đó chữ? AHi hi
 

vịt nước

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732360
Ngày cấp bằng
11/6/20
Số km
283
Động cơ
72,229 Mã lực
Tuổi
33
Khiếp.

Cụ chủ thớt hỏi nên đưa bạn đi chơi chùa nào, vậy mà mọc ra một đống ông phật con cãi nhau banh ta lông, khoe mẽ hiểu biết sâu sắc các kiểu con đà điểu mà quên mẹ nó mất đây là cái thớt người ta đang hỏi chỗ đi chơi..

Bảo sao phật giáo miền bắc tu thì ít, mà tu hú thì nhiều. :))
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Em Chả thấy có gì đặc biệt cả. Người ta thích gọi Phật( người tỉnh thức) hay gọi là bậc giác ngộ... cho dù gọi là gì cũng chỉ là danh từ. Ai thích gọi gì chả được. Điều quan trọng là khi nghe người ta gọi mà mình không hiểu ngươi ta muốn ngầm nói đến ai mới đáng tiếc. Kể cả lên mạng chém gió cho vui cũng đáng tiếc nữa là người học Phật. Nam tông gọi Bậc Thánh, Bắc tông gọi Bồ Tát cũng chả quan trọng đối với người học Phật, nhưng lại làm cho các nhà ngâm kius đau đầu đi so sánh. Trong khi đó nếu mà chạy theo chữ nghĩa thì 1 hành giả cả 1 đời chỉ ăn rồi đọc cũng không đọc hết toàn bộ kinh điển lưu lại từ hơn 2600 trước. Chả khác gì mò trăng đáy nước. Nên người thế gian rảnh thì guc chém gió cho vui, chứ ai mà biết hết ý nghĩa của Phật Pháp qua từng đó chữ? AHi hi
MÌnh nghĩ không rõ người khác như thế nào. Không phải riêng gì Phật giáo mà tất cả những thứ mà mình đọc qua, cái mong muốn của mình là tiệm cận đúng hoàn cảnh của câu nói đó thay vì suy diển. Phật theo định nghĩa của Nam Tông, bồ-tát theo định nghĩa của Nam Tông, đều có hết. Nhiều người cứ nói Nam Tông chỉ thờ mỗi Phật Thích-ca.. Điều đó hoàn toàn không đúng với sự thật. Nhưng mình cũng không cãi làm gì.. Vì hiểu như vậy ở mức độ sơ khởi cũng OK.
Nếu ai đã từng đi Myanmar sẽ thấy trong chùa của họ có khá nhiều vị Cổ Phật. Vấn đề ở đây không phải là có thờ hay không thờ.. Vấn đề ở đây các vị Cổ Phật xuất hiện trong kinh điển Nguyên thuỷ ý nghĩa khác hẳn với cách của Phật giáo phát triển.
Chẹp.. hình như mình chém hơi quá đà, bắt đầu vào lãnh vực mà mình "hết vốn" rồi :)
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Khiếp.

Cụ chủ thớt hỏi nên đưa bạn đi chơi chùa nào, vậy mà mọc ra một đống ông phật con cãi nhau banh ta lông, khoe mẽ hiểu biết sâu sắc các kiểu con đà điểu mà quên mẹ nó mất đây là cái thớt người ta đang hỏi chỗ đi chơi..

Bảo sao phật giáo miền bắc tu thì ít, mà tu hú thì nhiều. :))
Mình đang ngứa mồm chém chơi.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Khiếp.

Cụ chủ thớt hỏi nên đưa bạn đi chơi chùa nào, vậy mà mọc ra một đống ông phật con cãi nhau banh ta lông, khoe mẽ hiểu biết sâu sắc các kiểu con đà điểu mà quên mẹ nó mất đây là cái thớt người ta đang hỏi chỗ đi chơi..

Bảo sao phật giáo miền bắc tu thì ít, mà tu hú thì nhiều. :))
Tự nhiên hỏi cái chùa mà biết đươc "phật giáo miền bắc tu thì ít, mà tu hú thì nhiều. "
Cụ bói giỏi thế cho em xin con lô xiên 3 chiều nay. Em thề chia đôi :))
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Hình ảnh tượng hai vị Cổ Phật tại 1 ngôi chùa Nam Tông Myanmar
320px-Ananda-Bagan-Myanmar-30-gje.jpg

Ananda-Bagan-Myanmar-35-gje.jpg
 

vịt nước

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732360
Ngày cấp bằng
11/6/20
Số km
283
Động cơ
72,229 Mã lực
Tuổi
33
Tự nhiên hỏi cái chùa mà biết đươc "phật giáo miền bắc tu thì ít, mà tu hú thì nhiều. "
Cụ bói giỏi thế cho em xin con lô xiên 3 chiều nay. Em thề chia đôi :))
Em đóe muốn khoe kiến thức, cũng đóe muốn lạc đề.

Em chỉ buồn cười bọn tu hú thích khoe mẽ. :))
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Yen Binh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-722604
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
157
Động cơ
78,380 Mã lực
Ở VN, chùa chiền được xây dựng như cung vua phủ chúa, ngày đốt phí bao nhiêu của cải, mấy năm nay lại còn hay được xây mới ở gần biên giới với tàu để trấn ải biên cương
Nghĩ mà hài
((Mượn danh phật để đánh lừa kẻ ngu dân (Trần Trọng Kim))
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
MÌnh nghĩ không rõ người khác như thế nào. Không phải riêng gì Phật giáo mà tất cả những thứ mà mình đọc qua, cái mong muốn của mình là tiệm cận đúng hoàn cảnh của câu nói đó thay vì suy diển. Phật theo định nghĩa của Nam Tông, bồ-tát theo định nghĩa của Nam Tông, đều có hết. Nhiều người cứ nói Nam Tông chỉ thờ mỗi Phật Thích-ca.. Điều đó hoàn toàn không đúng với sự thật. Nhưng mình cũng không cãi làm gì.. Vì hiểu như vậy ở mức độ sơ khởi cũng OK.
Nếu ai đã từng đi Myanmar sẽ thấy trong chùa của họ có khá nhiều vị Cổ Phật. Vấn đề ở đây không phải là có thờ hay không thờ.. Vấn đề ở đây các vị Cổ Phật xuất hiện trong kinh điển Nguyên thuỷ ý nghĩa khác hẳn với cách của Phật giáo phát triển.
Chẹp.. hình như mình chém hơi quá đà, bắt đầu vào lãnh vực mà mình "hết vốn" rồi :)
Hồi trước em rảnh ngồi đọc một số kinh để xem lời Phật là gì thì thấy đúng là bị quá nhiều tán tụng đời sau thêm vào. Từ góc độ em nghĩ 2600 năm trước những gì Phật nói phải vô cùng đơn giản và dễ hiểu.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,316
Động cơ
351,384 Mã lực
Em thấy ở đây có (vài) cụ nói Nam/Bắc Tông, Tiểu/Đại Thừa, em hiểu thế này có đúng không ạ: Tiểu Thừa là Nam Tông vì phổ biến trong miền Nam, được gọi là Phật Giáo nguyên thủy. Đại Thừa là Bắc Tông vì phổ biến ở miền Bắc VN.

Em lại nhớ từng đọc đâu nói một cách phân biệt Tiểu Thừa, Đại Thừa là: chùa Tiểu Thừa thường ở trên núi biệt lập với dân cư, thiên về tự thiền định, chỉ vài người đắc đạo thôi, còn Đại Thừa thì ở trong dân, tư tưởng bình dân hóa, ai cũng có thể thành Phật được. Như mô tả thế này thì trong Nam không giống Tiểu Thừa lắm.

Cụ nào hiểu biết giải thích hộ em với!
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy ở đây có (vài) cụ nói Nam/Bắc Tông, Tiểu/Đại Thừa, em hiểu thế này có đúng không ạ: Tiểu Thừa là Nam Tông vì phổ biến trong miền Nam, được gọi là Phật Giáo nguyên thủy. Đại Thừa là Bắc Tông vì phổ biến ở miền Bắc VN.

Em lại nhớ từng đọc đâu nói một cách phân biệt Tiểu Thừa, Đại Thừa là: chùa Tiểu Thừa thường ở trên núi biệt lập với dân cư, thiên về tự thiền định, chỉ vài người đắc đạo thôi, còn Đại Thừa thì ở trong dân, tư tưởng bình dân hóa, ai cũng có thể thành Phật được. Như mô tả thế này thì trong Nam không giống Tiểu Thừa lắm.

Cụ nào hiểu biết giải thích hộ em với!
Giải thích thế này thì chết người đấy. Đơn giản là sau khi Phật mất thì tông phái sách vở loạn lên. Mấy trăm năm sau các đệ tử Phật mới quyết định tổ chức Đại hội để tập kết văn kinh cho thống nhất. Thì lúc này lại phân chia giữa phái những người tu lâu năm, thượng toạ và những người tu mới. Rồi phân thành hai dòng Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ. Abc nữa thì bác Gúc.
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Em lại nhớ từng đọc đâu nói một cách phân biệt Tiểu Thừa, Đại Thừa là: chùa Tiểu Thừa thường ở trên núi biệt lập với dân cư, thiên về tự thiền định, chỉ vài người đắc đạo thôi, còn Đại Thừa thì ở trong dân, tư tưởng bình dân hóa, ai cũng có thể thành Phật được. Như mô tả thế này thì trong Nam không giống Tiểu Thừa lắm.
Mình đọc bài của bạn mình nhớ trong phim "Ngọn nến hoàng cung" có đoạn bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) muốn thử kiến thức về Phật học của cô Mộng Điệp (vì bà không thích HH Nam Phương người Công giáo) nên hỏi "Tại sao trong này sư sãi đắp y vàng còn ngoài Bắc Kỳ (nguyên văn) mặc áo nâu?" Cô Mộng Điệp trả lời "vì trong Trung, Nam theo Tiểu thừa, ngoài Bắc theo Đại Thừa". Bà Từ Cung gật đầu hài lòng.
Thật đáng sợ với kiến thức của đoàn làm phim.
Tiểu Thừa là các gọi của người theo PG Đại thừa (PG Trung Quốc) với những người trung thành với bộ kinh A-hàm (từ Tiểu thừa sẽ bàn sau). Sau này khi tiếp xúc với các nước theo Phật giáo Nam Tông (PG truyền xuống Sri Lanka và truyền qua các nước Đông Nam Á) họ dùng tên gọi có sẵn đó để gọi phái này.
Thời điểm 1945, ở miền Nam và miền Trung, Phật giáo "Tiểu Thừa" đó chưa hề phát triển mạnh. Chủ yếu vẫn chỉ trong cộng đồng người Khmer. Nhất là trong triều đình Huế, Phật giáo của hoàng gia vẫn là Thiền Tông (Thiền thời Nguyễn đã pha trộn Mật tông và Tịnh Độ Tông nhiều). Nói chung vẫn là Bắc Tông. Thập niên 1940's, Việt Nam chỉ có một vị sư duy nhất theo Nam Tông. Vị này học Y ở Hà Nội và sau đó qua Campuchia làm việc nên được tiếp xúc và xuất gia theo Nam Tông.
Việc nhìn nhận Thừa này Thừa nọ theo màu áo cũng là một sai lầm hết sức lớn luôn. Ở miền Nam có một hệ phái rất mạnh tên là "Tăng già khất sĩ", Nhìn về màu áo họ giống y như Nam Tông (đắp y chứ không mặc áo cánh như ngoài Bắc), cũng đi khất thực như Nam Tông. Nhưng trong chùa (Tịnh xá) có thờ Quan thế âm Bồ tát, sư ăn chay trường, kinh điển vẫn dùng kinh của Bắc Tông. Cũng niệm "A-di-đà"


Ngoài Nam Tông và Khất Sĩ (có cách ăn mặc khác), các chùa chiền trong Nam đều theo Bắc Tông (kể cả chùa của người Hoa), có thể có khá nhiều khác biệt với ngoài Bắc. Nhưng bảo họ theo theo Nam Tông hoặc Tiểu Thừa.. họ cười vào mặt đấy :) :) :)

Bác có thể giải thích rõ hơn về Cổ Phật Nam Tông được không. Em đi Myanmar rất hay gặp ở Bagan mà không hiểu.
Mình chỉ biết là bên Myanmar có thờ tượng Cổ Phật, chi tiết không rõ. Thực ra kinh Nam Tông có đề cập đến Cổ Phật, có điều họ ít thờ thôi. Đại khái hiểu là Phật Thích-ca được các vị Cổ Phật thọ ký.
 
Chỉnh sửa cuối:

Pobeda

Xe buýt
Biển số
OF-8259
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
522
Động cơ
551,666 Mã lực
Cuối tuần này t6 bạn em ra HN chơi. Bạn làm ăn và giúp đỡ em khá nhiều. Thay vì nọ kia em định đưa bạn em đi thăm một ngôi chùa thuần PG nguyên thuỷ ở gần HN ko pha tạp.

Chùa to nhỏ không thành vấn đề. Nếu có trụ trì và chỗ ngồi thiền thì càng tốt ạ. Càng vắng cũng càng tốt ạ :)

Em không biết nên mong cccm chỉ giáo. Đừng cười chê em vì em bt tuy ko nghiêm túc nhưng việc này là nghiêm túc ạ :)
Cụ đưa bạn lên chùa Tiêu ở ngay Từ Sơn, Bắc Ninh là được. Đây là nơi cụ Vạn Hạnh xưa từng nuôi dậy Lý Công Uẩn, nơi khởi đầu nhà Lý đó
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Em thấy ở đây có (vài) cụ nói Nam/Bắc Tông, Tiểu/Đại Thừa, em hiểu thế này có đúng không ạ: Tiểu Thừa là Nam Tông vì phổ biến trong miền Nam, được gọi là Phật Giáo nguyên thủy. Đại Thừa là Bắc Tông vì phổ biến ở miền Bắc VN.

Em lại nhớ từng đọc đâu nói một cách phân biệt Tiểu Thừa, Đại Thừa là: chùa Tiểu Thừa thường ở trên núi biệt lập với dân cư, thiên về tự thiền định, chỉ vài người đắc đạo thôi, còn Đại Thừa thì ở trong dân, tư tưởng bình dân hóa, ai cũng có thể thành Phật được. Như mô tả thế này thì trong Nam không giống Tiểu Thừa lắm.

Cụ nào hiểu biết giải thích hộ em với!
Giải thích thế này thì chết người đấy. Đơn giản là sau khi Phật mất thì tông phái sách vở loạn lên. Mấy trăm năm sau các đệ tử Phật mới quyết định tổ chức Đại hội để tập kết văn kinh cho thống nhất. Thì lúc này lại phân chia giữa phái những người tu lâu năm, thượng toạ và những người tu mới. Rồi phân thành hai dòng Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ. Abc nữa thì bác Gúc.
Mình giải thích thêm hai chữ Đại Thừa với Tiểu Thừa.
Ban đầu hai chữ này vốn không phải để chỉ các bộ phái Phật giáo. Đây là từ ngữ của Phật giáo phát triển (Phật giáo Đại Thừa) dùng để chỉ hai mức độ khác nhau của quả vị. Quả vị đối với Phật giáo Nguyên thuỷ gồm có 4:
- Tu-đà-hoàn (còn luân hồi tối đa 7 kiếp rồi trở lại kiếp người tu tiếp để đắc A-la-hán).
- Tư-đà-hàm (còn luân hồi 1 kiếp để đắc A-la-hán)
- A-na-hàm (lên cung Đâu-suất rồi tu tiếp để đắc A-la-hán)
- A-la-hán.
Còn quả vị theo Phật giáo phát triển (PG Đại Thừa) bao gồm:
- Thanh văn.
- Duyên giác.
- Bồ-tát.
- Phật (Phật toàn giác)
Theo phân chia vậy thì Thanh Văn, Duyên giác (Độc giác) là Tiểu Thừa. Còn Bồ-tát với Phật là Đại Thừa. PG phát triển có hai cách giải thích khác nhau tuỳ tài liệu để quy kết những quả vị theo PG Nam Tông là "Tiểu Thừa":
- Thanh Văn Duyên giác là hai bậc khác nhau của A-la-hán.
- Thanh Văn, Duyên giác là hai bậc cao hơn A-la-hán.
Mình chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn nhưng với nhận thức của mình thấy có những điều vô lý ở đây:
- Cách hiểu trên thì nói rằng A-la-hán là thấp hơn Phật. Nhưng thật ra trong kinh (dĩ nhiên không phải Kinh Đại Thừa) Phật tự xưng mình chính là một vị A-la-hán.
- Thanh văn, Duyên giác thực ra không phải là không có trong kinh điển của Nam Tông. Đọc vào đấy thì hiểu rằng Thanh văn là một vị A-la-hán vốn là đệ tử của Phật. Còn Duyên giác thì là người tự ngộ ra Phật pháp nhưng không truyền được cho người khác (nói đúng từ chuyên môn là "không đủ duyên để nói ra")
Vậy theo cái hiểu của mình Thanh văn, duyên giác, toàn giác không phải là mức độ mà là hoàn cảnh của vị ấy sinh ra. Mình thường hình dung Duyên giác là một ông nào đó sinh ra ở Châu Phi hoặc vùng của người da đỏ Châu Mỹ ở thế kỷ thứ 10.. bỗng nhiên ngộ ra một thứ tương tự Phật giáo.. ông ấy đương nhiên không có lý do gì đem thứ đó giảng với mấy ông cùng bộ lạc, cũng không đủ "duyên" để lấy thuyền vượt sóng qua Ấn Độ để cùng đàm đạo với mấy ông sư.. Vậy cái "Phật pháp" mà ông ấy ngộ ra chỉ là "sống để bụng chết mang đi". Ông ấy là một Duyên giác. Đến đây sẽ hiểu cái "duyên" để Đức Phật có thể giảng cái mình ngộ ra.. Ấy là hoàn cảnh ra đời của ngài khi thời đó những người cùng giai cấp của ngài tự mò mẫm đl tìm "con đường giải thoát" để không còn phụ thuộc vào giai cấp Bà-la-môn. Chính vì những người ấy mà Đức Phật mới đem thứ mà ngài thấy được ra giảng.
Vậy thì nói Thanh Văn, Duyên giác, Toàn giác, theo cái nhìn của mình không hẳn là cao thấp. Mà có cao thấp thì chỉ là do hoàn cảnh vị ấy ra đời chứ không phải do công phu tu tập. Mình thấy một vị sinh ra trong thời có Phật, đã được nghe Phật pháp thì tu thành Thanh văn là đương nhiên. Chứ cố gắng tìm cách tu thành Phật toàn giác thì thật là thậm vô lý..
Vậy theo tôi bảo tu thành Phật không sai.. nhưng là đệ tử Phật mà đòi tu thành Phật toàn giác thấy có gì sai sai ở đây ấy.
Cái này mình thử đưa ra nhận xét về hai chữ Tiểu Thừa theo kiến thức mình có. Còn thực sự như thế nào thì mong có người nào đó chỉ ra chỗ sai của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bố khỉ 123

Xe điện
Biển số
OF-205130
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
2,287
Động cơ
340,824 Mã lực
Cứ chùa Mía làng cổ Đường Lâm (đất 2 Vua) rất linh thiêng
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,316
Động cơ
351,384 Mã lực
Mình giải thích thêm hai chữ Đại Thừa với Tiểu Thừa.
Ban đầu hai chữ này vốn không phải để chỉ các bộ phái Phật giáo. Đây là từ ngữ của Phật giáo phát triển (Phật giáo Đại Thừa) dùng để chỉ hai mức độ khác nhau của quả vị. Quả vị đối với Phật giáo Nguyên thuỷ gồm có 4:
- Tu-đà-hoàn (còn luân hồi tối đa 7 kiếp rồi trở lại kiếp người tu tiếp để đắc A-la-hán).
- Tư-đà-hàm (còn luân hồi 1 kiếp để đắc A-la-hán)
- A-na-hàm (lên cung Đâu-suất rồi tu tiếp để đắc A-la-hán)
- A-la-hán.
Còn quả vị theo Phật giáo phát triển (PG Đại Thừa) bao gồm:
- Thanh văn.
- Duyên giác.
- Bồ-tát.
- Phật (Phật toàn giác)
Theo phân chia vậy thì Thanh Văn, Duyên giác (Độc giác) là Tiểu Thừa. Còn Bồ-tát với Phật là Đại Thừa. PG phát triển có hai cách giải thích khác nhau tuỳ tài liệu để quy kết những quả vị theo PG Nam Tông là "Tiểu Thừa":
- Thanh Văn Duyên giác là hai bậc khác nhau của A-la-hán.
- Thanh Văn, Duyên giác là hai bậc cao hơn A-la-hán.
Mình chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn nhưng với nhận thức của mình thấy có những điều vô lý ở đây:
- Cách hiểu trên thì nói rằng A-la-hán là thấp hơn Phật. Nhưng thật ra trong kinh (dĩ nhiên không phải Kinh Đại Thừa) Phật tự xưng mình chính là một vị A-la-hán.
- Thanh văn, Duyên giác thực ra không phải là không có trong kinh điển của Nam Tông. Đọc vào đấy thì hiểu rằng Thanh văn là một vị A-la-hán vốn là đệ tử của Phật. Còn Duyên giác thì là người tự ngộ ra Phật pháp nhưng không truyền được cho người khác (nói đúng từ chuyên môn là "không đủ duyên để nói ra")
Vậy theo cái hiểu của mình Thanh văn, duyên giác, toàn giác không phải là mức độ mà là hoàn cảnh của vị ấy sinh ra. Mình thường hình dung Duyên giác là một ông nào đó sinh ra ở Châu Phi hoặc vùng của người da đỏ Châu Mỹ ở thế kỷ thứ 10.. bỗng nhiên ngộ ra một thứ tương tự Phật giáo.. ông ấy đương nhiên không có lý do gì đem thứ đó giảng với mấy ông cùng bộ lạc, cũng không đủ "duyên" để lấy thuyền vượt sóng qua Ấn Độ để cùng đàm đạo với mấy ông sư.. Vậy cái "Phật pháp" mà ông ấy ngộ ra chỉ là "sống để bụng chết mang đi". Ông ấy là một Duyên giác. Đến đây sẽ hiểu cái "duyên" để Đức Phật có thể giảng cái mình ngộ ra.. Ấy là hoàn cảnh ra đời của ngài khi thời đó những người cùng giai cấp của ngài tự mò mẫm đl tìm "con đường giải thoát" để không còn phụ thuộc vào giai cấp Bà-la-môn. Chính vì những người ấy mà Đức Phật mới đem thứ mà ngài thấy được ra giảng.
Vậy thì nói Thanh Văn, Duyên giác, Toàn giác, theo cái nhìn của mình không hẳn là cao thấp. Mà có cao thấp thì chỉ là do hoàn cảnh vị ấy ra đời chứ không phải do công phu tu tập. Mình thấy một vị sinh ra trong thời có Phật, đã được nghe Phật pháp thì tu thành Thanh văn là đương nhiên. Chứ cố gắng tìm cách tu thành Phật toàn giác thì thật là thậm vô lý..
Vậy theo tôi bảo tu thành Phật không sai.. nhưng là đệ tử Phật mà đòi tu thành Phật toàn giác thấy có gì sai sai ở đây ấy.
Cái này mình thử đưa ra nhận xét về hai chữ Tiểu Thừa theo kiến thức mình có. Còn thực sự như thế nào thì mong có người nào đó chỉ ra chỗ sai của mình.
Cụ nói dài quá mà em vẫn chưa hiểu :D Cũng giống như các nhánh khác nhau của Hồi Giáo hay Thiên Chúa, em nghĩ là các nhánh Phật Giáo khác nhau ở cách hiểu (của cùng một tập kinh sách) và phương pháp tu tập. Tóm lại thì cụ có thể giải thích một cách đơn giản cho em Nam Bắc Tông là gì, Đại - Tiểu Thừa là gì không ạ? Phiền cụ kể thêm các phái Phật phổ biến thuộc Đại-Tiểu Thừa, Nam-Bắc Tông cho em nhé, ví dụ: Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông, etc.

P/S: Nghe cụ nói Nam/Bắc Tông em lại liên tưởng đến phim chưởng có Nam/Bắc Thiếu Lâm. Tiện thể cụ cho em biết Thiếu Lâm thì thuộc Đại/Tiểu Thừa, Nam hay Bắc Tông với.
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,013
Động cơ
367,924 Mã lực
Cụ nói dài quá mà em vẫn chưa hiểu :D Cũng giống như các nhánh khác nhau của Hồi Giáo hay Thiên Chúa, em nghĩ là các nhánh Phật Giáo khác nhau ở cách hiểu (của cùng một tập kinh sách) và phương pháp tu tập. Tóm lại thì cụ có thể giải thích một cách đơn giản cho em Nam Bắc Tông là gì, Đại - Tiểu Thừa là gì không ạ? Phiền cụ kể thêm các phái Phật phổ biến thuộc Đại-Tiểu Thừa, Nam-Bắc Tông cho em nhé, ví dụ: Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông, etc.

P/S: Nghe cụ nói Nam/Bắc Tông em lại liên tưởng đến phim chưởng có Nam/Bắc Thiếu Lâm. Tiện thể cụ cho em biết Thiếu Lâm thì thuộc Đại/Tiểu Thừa, Nam hay Bắc Tông với.
Mình reply cho pikapika, và nói rằng mình "giải thìch thêm"... Giải thích thêm cái mà google chưa nói... Còn cái bạn hỏi thì.. Hỏi gogle đi...
Nếu bắt buộc phải trả lời thì câu trả lời ngắn gọn của mình là "Tiểu Thừa" không phải là một hệ phái Phật giáo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top