Em thấy ở đây có (vài) cụ nói Nam/Bắc Tông, Tiểu/Đại Thừa, em hiểu thế này có đúng không ạ: Tiểu Thừa là Nam Tông vì phổ biến trong miền Nam, được gọi là Phật Giáo nguyên thủy. Đại Thừa là Bắc Tông vì phổ biến ở miền Bắc VN.
Em lại nhớ từng đọc đâu nói một cách phân biệt Tiểu Thừa, Đại Thừa là: chùa Tiểu Thừa thường ở trên núi biệt lập với dân cư, thiên về tự thiền định, chỉ vài người đắc đạo thôi, còn Đại Thừa thì ở trong dân, tư tưởng bình dân hóa, ai cũng có thể thành Phật được. Như mô tả thế này thì trong Nam không giống Tiểu Thừa lắm.
Cụ nào hiểu biết giải thích hộ em với!
Giải thích thế này thì chết người đấy. Đơn giản là sau khi Phật mất thì tông phái sách vở loạn lên. Mấy trăm năm sau các đệ tử Phật mới quyết định tổ chức Đại hội để tập kết văn kinh cho thống nhất. Thì lúc này lại phân chia giữa phái những người tu lâu năm, thượng toạ và những người tu mới. Rồi phân thành hai dòng Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ. Abc nữa thì bác Gúc.
Mình giải thích thêm hai chữ Đại Thừa với Tiểu Thừa.
Ban đầu hai chữ này vốn không phải để chỉ các bộ phái Phật giáo. Đây là từ ngữ của Phật giáo phát triển (Phật giáo Đại Thừa) dùng để chỉ hai mức độ khác nhau của quả vị. Quả vị đối với Phật giáo Nguyên thuỷ gồm có 4:
- Tu-đà-hoàn (còn luân hồi tối đa 7 kiếp rồi trở lại kiếp người tu tiếp để đắc A-la-hán).
- Tư-đà-hàm (còn luân hồi 1 kiếp để đắc A-la-hán)
- A-na-hàm (lên cung Đâu-suất rồi tu tiếp để đắc A-la-hán)
- A-la-hán.
Còn quả vị theo Phật giáo phát triển (PG Đại Thừa) bao gồm:
- Thanh văn.
- Duyên giác.
- Bồ-tát.
- Phật (Phật toàn giác)
Theo phân chia vậy thì Thanh Văn, Duyên giác (Độc giác) là Tiểu Thừa. Còn Bồ-tát với Phật là Đại Thừa. PG phát triển có hai cách giải thích khác nhau tuỳ tài liệu để quy kết những quả vị theo PG Nam Tông là "Tiểu Thừa":
- Thanh Văn Duyên giác là hai bậc khác nhau của A-la-hán.
- Thanh Văn, Duyên giác là hai bậc cao hơn A-la-hán.
Mình chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn nhưng với nhận thức của mình thấy có những điều vô lý ở đây:
- Cách hiểu trên thì nói rằng A-la-hán là thấp hơn Phật. Nhưng thật ra trong kinh (dĩ nhiên không phải Kinh Đại Thừa) Phật tự xưng mình chính là một vị A-la-hán.
- Thanh văn, Duyên giác thực ra không phải là không có trong kinh điển của Nam Tông. Đọc vào đấy thì hiểu rằng Thanh văn là một vị A-la-hán vốn là đệ tử của Phật. Còn Duyên giác thì là người tự ngộ ra Phật pháp nhưng không truyền được cho người khác (nói đúng từ chuyên môn là "không đủ duyên để nói ra")
Vậy theo cái hiểu của mình Thanh văn, duyên giác, toàn giác không phải là mức độ mà là hoàn cảnh của vị ấy sinh ra. Mình thường hình dung Duyên giác là một ông nào đó sinh ra ở Châu Phi hoặc vùng của người da đỏ Châu Mỹ ở thế kỷ thứ 10.. bỗng nhiên ngộ ra một thứ tương tự Phật giáo.. ông ấy đương nhiên không có lý do gì đem thứ đó giảng với mấy ông cùng bộ lạc, cũng không đủ "duyên" để lấy thuyền vượt sóng qua Ấn Độ để cùng đàm đạo với mấy ông sư.. Vậy cái "Phật pháp" mà ông ấy ngộ ra chỉ là "sống để bụng chết mang đi". Ông ấy là một Duyên giác. Đến đây sẽ hiểu cái "duyên" để Đức Phật có thể giảng cái mình ngộ ra.. Ấy là hoàn cảnh ra đời của ngài khi thời đó những người cùng giai cấp của ngài tự mò mẫm đl tìm "con đường giải thoát" để không còn phụ thuộc vào giai cấp Bà-la-môn. Chính vì những người ấy mà Đức Phật mới đem thứ mà ngài thấy được ra giảng.
Vậy thì nói Thanh Văn, Duyên giác, Toàn giác, theo cái nhìn của mình không hẳn là cao thấp. Mà có cao thấp thì chỉ là do hoàn cảnh vị ấy ra đời chứ không phải do công phu tu tập. Mình thấy một vị sinh ra trong thời có Phật, đã được nghe Phật pháp thì tu thành Thanh văn là đương nhiên. Chứ cố gắng tìm cách tu thành Phật toàn giác thì thật là thậm vô lý..
Vậy theo tôi bảo tu thành Phật không sai.. nhưng là đệ tử Phật mà đòi tu thành Phật toàn giác thấy có gì sai sai ở đây ấy.
Cái này mình thử đưa ra nhận xét về hai chữ Tiểu Thừa theo kiến thức mình có. Còn thực sự như thế nào thì mong có người nào đó chỉ ra chỗ sai của mình.