- Biển số
- OF-105728
- Ngày cấp bằng
- 14/7/11
- Số km
- 291
- Động cơ
- 397,865 Mã lực
Chuyện Nam Tông Bắc Tông hay ăn thịt ăn chay nhiều vị cao tăng đã nói rồi. Nam Tông hay Tiểu Thừa quả vị cao nhất là A La Hán nghĩa là Thanh Văn Thừa, còn Bắc Tông hay Đại Thừa quả vị cao nhất là Phật. Còn chuyện ăn chay ăn thịt Hoà thượng Thích Thiền Tâm đã nói trong Niệm Phật Thập Yếu: lúc đầu đức Phật phương tiện cho những người mới vào đạo được ăn tam tịnh nhục nghĩa là thịt không nghe, không thấy, không biết con vật bị giết, sau đo khi vào Pháp Đại thừa Đức Phật cấm không cho hàng đệ tử ăn thịt vì ăn thịt là còn nợ mạng chúng sinh, theo nhân quả sẽ bị ăn nuốt lại. Còn Thanh Văn,Duyên Giác khác quả vị Phật, và Đại Bồ Tát thế nào thì trong quyển Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sỹ Hoàng Niệm Tổ có nói đến việc này:
Hơn nữa, thần thông của chư Phật, Bồ Tát và Nhị Thừa cũng có nhiều điểm sai khác. Sách Bình Giải dựa trên Ðại Thừa Nghĩa Chương nêu ra những điểm sau:
* Rộng, hẹp chẳng giống nhau: Như kinh Ðịa Trì nói Thanh Văn thông tỏ hai ngàn cõi nước, Duyên Giác thông tỏ sáu ngàn cõi nước (Kinh này bảo thấy trọn ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đủ thấy khác biệt rất lớn).
* Nhiều ít khác biệt: Trong một tâm niệm, Nhị Thừa chỉ có thể hóa hiện được một việc, chẳng thể làm nổi nhiều việc; chư Phật, Bồ Tát có thể hóa hiện ra hết thảy hình dạng trong khắp mười phương thế giới, cùng một lúc có thể hiện thân trong năm đường.
* Lớn nhỏ sai khác: Nhị Thừa hóa ra thân lớn chẳng vào trong được thân nhỏ, hóa thân nhỏ chẳng dung nổi thân lớn. Chư Phật, Bồ Tát hiện thân to chật cả tam thiên thế giới, lại có thể đem thân ấy nhét trong một vi trần, hóa hiện thân nhỏ như mảy trần nhưng thân ấy chứa được hết thảy. Hơn nữa, với hết thảy sắc vật, Bồ Tát có thể đem cái lớn bỏ trong cái nhỏ, dùng cái nhỏ đựng cái lớn. Nhị Thừa không thể làm nổi như thế.
* Nhanh, chậm sai khác: Nhị Thừa muốn đến được chỗ xa xôi, phải mất một thời gian mới tới vì chẳng được Như Ý Thông. Chư Phật, Bồ Tát trong một niệm đến khắp mười phương thế giới do đã chứng đắc Như Ý Thông.
* Thật, giả sai khác: Hết thảy thứ do Nhị Thừa hóa hiện chỉ là tương tự, chẳng thể thật sự dùng được. Chư Phật Bồ Tát hóa hiện ra thứ gì cũng đều có công dụng thật sự.
* Việc làm sai khác: Chư Phật, Bồ Tát hóa ra vô lượng người khiến cho mỗi người đều có tâm, mỗi người làm một việc hoàn thành khác nhau. Nhị Thừa chẳng thể làm nổi như vậy.
* Hóa hiện sai khác: Chư Phật, Bồ Tát chỉ hiện một thân mà mỗi người mỗi thấy khác nhau; chỉ nói ra một tiếng mà mỗi người nghe mỗi khác; an trụ một cõi mà hiện đủ mười phương. Nhị thừa không thể làm như thế được.
* Hóa các căn có công dụng sai khác như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật, Bồ Tát lục căn hỗ dụng” (Chư Phật Bồ Tát dùng lẫn sáu căn - dùng căn này làm chuyện khác, như trong lỗ chân lông, tức là thân căn, vang ra các bài kệ. Như vậy, Bồ Tát đã dùng thân căn thay thế cho thiệt căn nói kệ). Nhị Thừa chẳng thể làm được như vậy.
* Tự tại sai khác: Như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật Bồ Tát phàm sở tác vi, thân tâm tự tại, bất tương tùy trục, kỳ thân hiện đại, tâm diệc bất đại. Nhược thân hiện tiểu, tâm diệc bất tiểu. Hỷ ưu đẳng nhất thiết giai nhĩ” (Chư Phật, Bồ Tát hễ làm điều gì thân tâm tự tại, chẳng vướng theo duyên. Dẫu thân hiện lớn, tâm chẳng lớn theo. Dẫu thân hiện nhỏ, tâm cũng chẳng nhỏ theo. Hết thảy hỷ, ưu v.v… đều như vậy - ý nói thân hiện vẻ vui mừng, tâm không vui mừng). Nhị Thừa chẳng được như thế.
Hơn nữa, thần thông của chư Phật, Bồ Tát và Nhị Thừa cũng có nhiều điểm sai khác. Sách Bình Giải dựa trên Ðại Thừa Nghĩa Chương nêu ra những điểm sau:
* Rộng, hẹp chẳng giống nhau: Như kinh Ðịa Trì nói Thanh Văn thông tỏ hai ngàn cõi nước, Duyên Giác thông tỏ sáu ngàn cõi nước (Kinh này bảo thấy trọn ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đủ thấy khác biệt rất lớn).
* Nhiều ít khác biệt: Trong một tâm niệm, Nhị Thừa chỉ có thể hóa hiện được một việc, chẳng thể làm nổi nhiều việc; chư Phật, Bồ Tát có thể hóa hiện ra hết thảy hình dạng trong khắp mười phương thế giới, cùng một lúc có thể hiện thân trong năm đường.
* Lớn nhỏ sai khác: Nhị Thừa hóa ra thân lớn chẳng vào trong được thân nhỏ, hóa thân nhỏ chẳng dung nổi thân lớn. Chư Phật, Bồ Tát hiện thân to chật cả tam thiên thế giới, lại có thể đem thân ấy nhét trong một vi trần, hóa hiện thân nhỏ như mảy trần nhưng thân ấy chứa được hết thảy. Hơn nữa, với hết thảy sắc vật, Bồ Tát có thể đem cái lớn bỏ trong cái nhỏ, dùng cái nhỏ đựng cái lớn. Nhị Thừa không thể làm nổi như thế.
* Nhanh, chậm sai khác: Nhị Thừa muốn đến được chỗ xa xôi, phải mất một thời gian mới tới vì chẳng được Như Ý Thông. Chư Phật, Bồ Tát trong một niệm đến khắp mười phương thế giới do đã chứng đắc Như Ý Thông.
* Thật, giả sai khác: Hết thảy thứ do Nhị Thừa hóa hiện chỉ là tương tự, chẳng thể thật sự dùng được. Chư Phật Bồ Tát hóa hiện ra thứ gì cũng đều có công dụng thật sự.
* Việc làm sai khác: Chư Phật, Bồ Tát hóa ra vô lượng người khiến cho mỗi người đều có tâm, mỗi người làm một việc hoàn thành khác nhau. Nhị Thừa chẳng thể làm nổi như vậy.
* Hóa hiện sai khác: Chư Phật, Bồ Tát chỉ hiện một thân mà mỗi người mỗi thấy khác nhau; chỉ nói ra một tiếng mà mỗi người nghe mỗi khác; an trụ một cõi mà hiện đủ mười phương. Nhị thừa không thể làm như thế được.
* Hóa các căn có công dụng sai khác như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật, Bồ Tát lục căn hỗ dụng” (Chư Phật Bồ Tát dùng lẫn sáu căn - dùng căn này làm chuyện khác, như trong lỗ chân lông, tức là thân căn, vang ra các bài kệ. Như vậy, Bồ Tát đã dùng thân căn thay thế cho thiệt căn nói kệ). Nhị Thừa chẳng thể làm được như vậy.
* Tự tại sai khác: Như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật Bồ Tát phàm sở tác vi, thân tâm tự tại, bất tương tùy trục, kỳ thân hiện đại, tâm diệc bất đại. Nhược thân hiện tiểu, tâm diệc bất tiểu. Hỷ ưu đẳng nhất thiết giai nhĩ” (Chư Phật, Bồ Tát hễ làm điều gì thân tâm tự tại, chẳng vướng theo duyên. Dẫu thân hiện lớn, tâm chẳng lớn theo. Dẫu thân hiện nhỏ, tâm cũng chẳng nhỏ theo. Hết thảy hỷ, ưu v.v… đều như vậy - ý nói thân hiện vẻ vui mừng, tâm không vui mừng). Nhị Thừa chẳng được như thế.