[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thương vụ S-300 giữa Nga-Iran dàn xếp ổn thỏa?

(Lực lượng vũ trang) - Ngày 20/10, Tư lệnh Không quân Nga đã đến Tehran bắt đầu chuyến thăm Iran 4 ngày và có các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo quân sự nước này, nhằm tăng cường và mở rộng hợp tác quân sự và quốc phòng giữa hai nước.


Trong cuộc hội đàm tại Tehran, Tư lệnh Không quân Iran, Chuẩn Tướng Hassan Shahsafi, và Tư lệnh không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev, đã thảo luận về các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran.
Hệ thống phòng không S-300 của Nga


Ngoài ra, cuộc hội đàm giữa tư lệnh không quân hai nước còn tập trung vào việc trao đổi thông tin về việc huấn luyện phi công và trao đổi học viên phi công giữa 2 nước.

Sau cuộc hội đàm, Phó Tư lệnh Không quân Iran, Chuẩn tướng Alireza Barkhor, cho rằng ,“Tư lệnh Không quân Iran đã bày tỏ Iran sẵn sàng huấn luyện học viên phi công của Nga” và hỗ trợ huấn luyện phi công cho học viện không quân Nga.

Cùng ngày, Tư lệnh Không quân Nga còn có cuộc gặp với Tư lệnh Căn cứ Không quân Khatam al-Anbia của Iran, Chuẩn tướng Farzad Esmaili. Sau cuộc gặp Chuẩn tướng Esmaili cho rằng Tehran và Moscow muốn tìm kiếm một giải pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo cho nước Cộng hòa Hồi giáo này.

"Bộ quốc phòng Iran và Nga đang theo đuổi vụ S -300 này và đã đạt được nhiều tiến độ tốt đẹp và tích cực," Tư lệnh Farzad Esmaili cho biết.

Ông còn khẳng định rằng, hệ thống tên lửa S-300 hoàn toàn chỉ là một hệ thống phòng thủ và các lệnh trừng phạt không áp dụng cho trường hợp này.

Trước đó, Nga đề xuất cung cấp biến thể S-300VM cho Iran trong khi sắc lệnh cấm bán được ký kết trước đó đề cập tới cấm cung cấp tất cả biến thể S-300.

Theo tờ Lenta, chính phủ Nga không ngừng những nỗ lực thuyết phục Iran rút đơn kiện ra tòa án quốc tế đòi 4 tỷ USD do đổ vỡ việc bán tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp người đồng nghiệp Iran Hasan Ruhani của mình và đã đưa ra cho ông này “đề xuất không phải là nhắc lại, mà hoàn toàn mới tinh”. Bản chất của đề xuất này hiện chưa được biết, nhưng có điều rõ ràng: “Iran trở thành lá bài mới trong cuộc tranh cãi của Nga với Mỹ liên quan đến chiến dịch quân sự ở Syria”.

Những chuyện rắc rối nảy sinh quanh tên lửa S-300PMU1 bắt đầu từ khi Nga, Iran đã ký hợp đồng mua bán 5 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 năm 2005. Tổng giá trị cuộc làm ăn này gần 800 triệu USD, trong đó Iran đã chuyển 167 triệu USD tạm ứng trước.

Nguyễn Ngân (Tổng hợp ANTĐ, ĐVO)

Sẵn sàng đánh trả đe dọa trời Thủ đô với S300-PMU1

(Quốc phòng Việt Nam) - Thường xuyên huấn luyện để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý và bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô Hà Nội và các địa bàn được giao… đã trở thành mệnh lệnh từ trái tim của những người lính Đoàn Phòng không Hà Nội từ nhiều năm nay. Ý chí ấy càng thể hiện rõ hơn trên thao trường, trong từng bộ phận, kíp chiến đấu, khẩu đội… của các đơn vị trực thuộc Sư đoàn 361 ở trong những ngày này.



Từ truyền thống vẻ vang

Từ đầu những năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hà Nội chưa có pháo cao xạ như nhà chưa có nóc”. Câu nói ấy khẳng định tầm quan trọng của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội trước âm mưu leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ. Thực hiện lời dạy của Bác, ngày 19/5/1965, Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361) được thành lập. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Sư đoàn đã tham gia cơ động chiến đấu trên 20 tỉnh, thành phố, đánh trên 1.800 trận, bắn rơi 591 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 35 chiếc B-52.

Đặc biệt trong 12 ngày đêm chiến đấu oanh liệt vào cuối tháng Chạp năm 1972, Sư đoàn là lực lượng chủ công bảo vệ Hà Nội. Với ý chí quyết tâm: “Dám đánh, quyết đánh và quyết thắng”, Sư đoàn đã chiến đấu mưu trí, dũng cảm, bắn rơi 29 máy bay các loại, trong đó có 25 chiếc B-52, với 16 chiếc rơi tại chỗ, góp phần quan trọng cùng quân và dân Thủ đô làm nên thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đầy oanh liệt.
Huấn luyện nâng cao khả năng SSCĐ ở Đoàn tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng PK-KQ). Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Sư đoàn và 6 trung đoàn, 9 phân đội, 9 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và nhiều phần thưởng cao qúy khác.
Sư đoàn vinh dự được 8 lần đón Bác Hồ và nhiều lần đón các đồng chí lãnh đạo ****, Nhà nước đến thăm. Từ chiếc nôi Sư đoàn, nhiều đồng chí đã trở thành tướng lĩnh trong quân đội.

Không để bầu trời Thủ đô bị bất ngờ

Hiện nay, Sư đoàn 361 thực hiện nhiệm vụ SSCĐ, quản lý và bảo vệ vùng trời rộng lớn, đặc biệt là được vinh dự bảo vệ vùng trời Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.
Đóng quân trải dài trên 10 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc với biết bao khó khăn nhưng cán bộ, chiến sĩ, CNV trong Sư đoàn vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao, tổ chức tốt công tác huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ được giao; tập trung xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện.

Những ngày này, trên thao trường của các đơn vị trong Sư đoàn đang sôi nổi khí thế thi đua chào mừng ngày truyền thống Quân chủng. Đại tá Nguyễn Mạnh Khải, Phó Sư đoàn trưởng cho biết: “Để huấn luyện đạt kết quả tốt, Sư đoàn 361 xác định phải làm tốt công tác chuẩn bị.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, các đơn vị tập trung đánh giá thực chất công tác huấn luyện của năm trước, từ đó đặt ra yêu cầu, biện pháp trong công tác chuẩn bị huấn luyện.
Để nâng cao khả năng khai thác, làm chủ khí tài mới, đơn vị đã tổ chức huấn luyện diễn tập chiến thuật cho các phân đội, huấn luyện cơ động nhanh, huấn luyện đêm. Kết quả huấn luyện thời gian qua đã khẳng định: Các đơn vị đã làm chủ được khí tài mới, tổ chức trực ban SSCĐ tốt, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với các tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc vùng trời được phân công”.

Gặp binh nhất Nguyễn Bảo Ngọc và binh nhì Nguyễn Tuấn Anh, thuộc Đoàn Tên lửa 64, sau một buổi tập, cả hai hồ hởi nói với chúng tôi: “Chúng tôi rất tự hào được học tập và rèn luyện trong đơn vị có bề dày truyền thống như Sư đoàn và tự hứa phải học tập, rèn luyện thật tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Trước yêu cầu xây dựng Quân chủng tiến lên hiện đại, những năm gần đây, Sư đoàn đã được trang bị các vũ khí, khí tài mới, hiện đại như: Tên lửa S300-PMU1, Tên lửa cải tiến C125-2TM, khí tài bắn đêm, cùng một số loại radar...
Để khai thác, sử dụng hiệu quả, Sư đoàn đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có trình độ, năng lực làm chủ khí tài, thực hiện tốt nhiệm vụ. Công tác huấn luyện luôn được quan tâm theo phương châm “hệ thống, cơ bản, thiết thực, vững chắc”, sát thực tế, sát đối tượng, nhiệm vụ của từng lực lượng, từng đơn vị. Trung tá Lê Trần Phương, Phó Đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Đoàn Tên lửa 64 cho biết:
“Những ngày đầu khó khăn trong tiếp nhận, triển khai huấn luyện khí tài mới đã qua. Giờ đây đơn vị hoàn toàn làm chủ loại vũ khí hiện đại này, sẵn sàng đánh trả có hiệu quả những tình huống từ trên không”.
Còn Thượng tá Phạm Ngọc Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 218 “bật mí”: Đơn vị vừa huấn luyện sử dụng vũ khí trang bị hiện có, nâng cao trình độ kíp chiến đấu, vừa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới cho Sư đoàn. Chúng tôi cho rằng việc phát huy truyền thống, đoàn kết khắc phục khó khăn là vấn đề then chốt.

Đại tá Đặng Đình Tuấn, Chính ủy Sư đoàn nhấn mạnh: “Quân chủng PK-KQ đang xây dựng theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đã đặt ra những yêu cầu mới đối với cán bộ, chiến sĩ phòng không, đặc biệt là bản lĩnh chính trị, tinh thần dũng cảm và khả năng làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, chúng tôi phải tập trung giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị một cách toàn diện”.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Hàn Quốc lo sợ tên lửa KN-02 của Triều Tiên?

Thứ hai 21/10/2013 21:54
ANTĐ -Vừa qua, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố không gia nhập Hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ đứng đầu. Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, lí do của sự việc này chủ yếu xuất phát từ các loại tên lửa tầm ngắn như KN-02 của Triều Tiên.





Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ sẽ không gia nhập Hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ đứng đầu, mà sẽ nâng cấp các loại tên lửa đánh chặn hiện có, đồng thời sẽ nghiên cứu, chế tạo một loại tên lửa đất đối không thế hệ mới, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa của Hàn Quốc, lấy tên lửa đánh chặn tầm thấp làm mục tiêu chủ đạo.
Trong một cuộc phỏng vấn của Nhân dân nhật báo, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, phía Hàn Quốc đang có một lỗ thủng rất lớn trong hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực vĩ tuyến 38, ranh giới phân định giữa 2 nước. Đặc biệt là Hàn Quốc cần phải triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm thấp để đối phó với loại tên lửa tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên.
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc và Mỹ hoàn toàn khác nhau. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc lấy phương châm là đối phó với các loại tên lửa đạn đạo từ tầm trung trở xuống của Triều Tiên, còn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chủ yếu nhắm tới các loại tên lửa có thể vươn tới Mỹ.
Nếu Hàn Quốc vung tiền phát triển theo con đường của Mỹ, họ sẽ không thể đánh chặn được các loại tên lửa tầm trung, tầm ngắn của Triều Tiên, dẫn đến nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Vì vậy, việc Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp là hoàn toàn đúng đắn.



Tên lửa tấn công mặt đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên


Vị chuyên gia này phân tích, các loại tên lửa đất đối không hiện Hàn Quốc đang phát triển là một bộ phận cấu thành “chuỗi hủy diệt” tên lửa Triều Tiên. Hệ thống này được xây dựng dựa trên 2 biện pháp đánh chặn chủ yếu. Một là phát triển hệ thống tên lửa đất đối không đa tầng lớp, dựa vào việc nâng cấp hệ thống Patriot-2 và Patriot-3 hiện có; hai là xem xét nhu cầu đánh chặn thực tế để phát triển các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm thấp.
Ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh, ví dụ như loại tên lửa đối đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên có tầm phóng vẻn vẹn 120km, vì vậy quỹ đạo phóng của nó rất thấp. Chính loại tên lửa này chứ không phải các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn, đã trở thành sự uy hiếp khủng khiếp đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách vĩ tuyến 38 khoảng trên dưới 50km.
Các loại tên lửa đánh chặn hiện có của Hàn Quốc như Patriot-2 và Patriot-3 có thể đánh chặn được các loại tên lửa dòng Scud có tầm bắn 500-700km hoặc các tên lửa tầm trung như Musudan, nhưng không có cách nào đánh chặn được tên lửa có quỹ đạo bay thấp như KN-02. Điều này đã tạo thành một lỗ hổng rất lớn ở khu vực vĩ tuyến 38. Hiện trạng này chỉ được thay đổi khi Hàn Quốc phát triển các loại tên lửa đánh chặn tầm thấp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ khiến Hàn Quốc căng thẳng với Trung Quốc bằng THAAD?

(Kienthuc.net.vn) - Các chuyên gia Hàn Quốc tin rằng việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại nước này có thể khiến quan hệ Trung – Hàn căng thẳng.



Theo Thời báo Hoàn Cầu, việc đánh chặn được các cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc ở biển Hoa Đông sẽ có những lợi thế nếu Mỹ được phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) ở Hàn Quốc.
THAAD là một phần hệ thống phòng thủ tên lửa được Lockheed Martin thiết kế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. THAAD có khả năng chặn đánh tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở pha giữa và pha cuối.
THAAD có khả năng phối hợp với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác như hệ thống Aegis trên tàu chiến Arleigh Burke và các hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Patriot PAC-2 và PAC-3.
Bệ phóng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Với “trái tim” radar AN/TPY-2 X-band, THAAD có khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình được phóng đi cách 1.000km. Với tầm đánh chặn này, THAAD có khả năng kiểm soát biển Hoa Đông và đánh chặn tên lửa từ Trung Quốc.
Năm 2012, Mỹ đã cố thuyết phục Hàn Quốc gia nhập hệ thống phòng thủ tên cũng như chấp nhận việc triển khai radar X-band tới đảo Baengnyeongdo – nằm ở biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, việc này đã bị Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin từ chối do lo ngại việc triển khai lá chắn tên lửa sẽ làm Bắc Kinh tức giận và cho rằng Hàn Quốc đang cố gắng chống lại Trung Quốc trong liên minh với Nhật và Mỹ.
Tầm hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa vượt quá xa biên giới Hàn Quốc. Điều này làm các chuyên gia như giáo sư Kim Hung-gyu tại Đại học Sungshin Womens có trụ sở tại Seoul tin rằng Mỹ đang cố đẩy Hàn Quốc vào xung đột với Bắc Kinh.

Trung Quốc sao chép thành công radar của hệ thống S-300?

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc nhiều khả năng đã chế tạo thành công loại radar dựa trên mẫu 64N6E trong thành phần hệ thống S-300 Nga.




Theo hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 29/8/2013 của hãng Astrium cung cấp cho Tạp chí Jane’s Defence Weekly, hệ thống radar phòng không mới đã được triển khai trong một tổ hợp phòng không HQ-9 tại căn cứ quân sự gần Tây An.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy mẫu radar này được kết hợp với hệ thống phòng không HQ-9 của Trung quốc, có thể nó được chế tạo dựa trên nền tảng radar 64N6E của Nga.
64N6E là loại radar giám sát/trinh sát tầm xa (khoảng 300km) thường tích hợp đi kèm với hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E trong hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1/2.
Hiện tại, Trung Quốc sử dụng biến thể 64N6E và 64N6E trong thành phần hệ thống phòng không S-300PMU-1 và S-300PMU-2 mà nước này nhập khẩu từ Nga.
Hệ thống radar mạng pha giám sát 64N6E.

Hệ thống Radar mới này được nhìn thấy lần đầu tiên thông qua những bức ảnh chụp từ vệ tinh của DigitalGlobe vào tháng 5/2011 tại trung tâm thử nghiệm radar Jurong của Quân đội Trung Quốc nằm ở phía đông nam Nam Kinh.
Ngoài ra, ở Trung Quốc cũng xuất hiện những bức ảnh này chụp hệ thống này được đăng tải trên các trang mạng vào tháng 7/2013. Theo đánh giá ban đầu thì hình dáng của hệ thống radar này hầu như giống hệt radar 64N6E của Nga.
Sự khác biệt duy nhất so với hệ thống radar 64N6E của Nga là phương tiện vận chuyển chúng. Radar của Trung Quốc được lắp trên một xe kéo đặc dụng thay vì đặt hoàn toàn trên xe tự hành Nga. Chính vì vậy, nó gây hạn chế khả năng cơ động của hệ thống và phiên bản radar này ngắn hơn 1m so với radar 64N6E.
Theo một số nguồn tin, hệ thống radar mới này sẽ đi vào phục vụ trong thời gian sắp tới để bổ sung cho hệ thống tác chiến của HQ-9 (sản phẩm sao chép công nghệ S-300 của Trung Quốc) đã được đưa vào sử dụng trước đó.
Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ thử nghiệm hệ thống radar, tên lửa của phòng không Trung Quốc.

Nếu nó này được sử dụng theo mô hình hoạt động của radar 64N6E thì hệ thống radar mới sẽ được tham gia vào quá trình tác chiến cấp cao trong hệ thống phòng không của HQ-9, có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu giám sát các mục tiêu tầm xa và theo dõi mục tiêu tầm trung cũng như tầm thấp.
Như vậy, hệ thống này sẽ giúp tăng cường khả năng của HQ-9 bằng cách thực hiện theo dõi các mục tiêu đang hoạt động và cung cấp dữ liệu trước khi tham gia theo dõi chính xác mục tiêu đó. Do được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của 64N6E nên hệ thống mới có thể có khả năng hoạt động song song trên các hệ thống radar do Trung Quốc và Nga sản xuất.
Sự hiện diện của hệ thống radar tác chiến mới tại khu đào tạo phức hợp phòng không Sanyuan, tạo tiền đề để triển khai hệ thống radar này vào hệ thống tác chiến của HQ-9. Được bố trí ở phía đông nam của Quân khu Lan Châu trên căn cứ phòng không cũ, khu đào tạo phức hợp này được dùng để đào tạo cũng như huấn luyện các hệ thống phòng không được sử dụng trong Quân đội Trung Quốc, điển hình là hình ảnh mà vệ tinh chụp được với 2 hệ thống phòng không là HQ-2 và HQ-9. Cũng có thể nhìn thấy trong hình ảnh là một radar HT-233 sao chép theo mẫu đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của Nga trong thành phần hệ thống S-300PMU-2 và HQ-9.
Vị trí của radar tại Sanyuan cũng cho thấy rằng các đơn vị đầu tiên sẽ tiếp nhận hệ thống này sẽ là Lữ đoàn phòng không số 17 thuộc Quân khu Lan Châu. Hiện tại, lữ đoàn này có trng trang bị 6 hệ thống HQ-9 gần Tây An, Bảo Kê, và Lan Châu, với căn cứ phòng không thuộc Tiểu đoàn số 25 nằm khoảng 650 km về phía tây bắc của khu đào tạo phức hợp Sanyuan .
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
putin bán s300 co Irang thì anh ô bơ mơ lại nổi rựn nữa ròi. chiêu này của gấu hơi bị cao tay đây =))=))
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,634
Động cơ
-393,319 Mã lực
Tên lửa ĐĐ đến mục tiêu theo góc bao nhiêu độ, 90, 60, 45 ?
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Tên lửa ĐĐ đến mục tiêu theo góc bao nhiêu độ, 90, 60, 45 ?
câu hỏi này của cụ làm nhiều người bại não, ngày trước em có coi mẽo thữ nghiệm một loại tên lữa hành trình khi tiếp cận mục tiêu nó rơi gần thẳng đứng tức là gần 90 độ. còn thằng đạn đạo của cụ cũng phải là 60 độ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
“Rồng lửa” Nike Ajax đã thay đổi chiến tranh thế nào?

(Kienthuc.net.vn) - Đã 60 năm kể từ khi Mỹ triển khai tên lửa đất đối không Nike Ajax thay thế pháo cao xạ, kể từ đó cuộc chiến tranh đường không đã thay đổi mãi mãi.



Ngày 27/3/1999, Trung tá Dale Zelko điều khiển chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-117 trị giá 1 tỷ USD oanh kích Serbia. Đó là ngày thứ 3 của chiến dịch Allied Force – kế hoạch ném bom Nam Tư của NATO.
Sau khi tiến hành đánh bom, Zelko nhìn xuống và thấy một vệt lửa rực sáng của tên lửa phòng không, xé tan màn đêm và lao về phía anh ta, đó chính là một tên lửa đất đối không SAM-3.
Các máy bay chiến đấu tàng hình, được cho là vô hình trên radar, đã bị hạ gục bởi một hệ thống tên lửa phòng không ra đời cách đó 5 thập kỉ.
Điều không thể tưởng tượng nổi này là kết quả của hàng loạt nghiên cứu kể từ năm 1953, khi Quân đội Mỹ cho ra đời hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên – Nike Ajax.
Quá trình nghiên cứu Nike Ajax
Ngày 17/8/1944, Quân đội Mỹ đã đưa ra biên bản ghi nhớ, định hình một hệ thống tên lửa đất đối không với 2 đài radar điều khiển bằng máy tính (một để theo dõi mục tiêu, một để điều khiển tên lửa). So với pháo phòng không, tên lửa phòng không hiệu quả hơn rất nhiều, có thể bảo vệ cả một khu vực rộng lớn.
Bell Labs đã đưa ra đề xuất này, và phát triển nó thành dự án Nike (được đặt tên theo nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hi Lạp).
Tên lửa đất đối không đầu tiên trên thế giới Nike Ajax có tầm bắn 48km.

7 năm sau, tháng 10/1951, tên lửa đầu tiên Nike I đã đánh chặn thành công một máy bay không người lái. Dự án Nike, đã tiến triển tiếp với việc nghiên cứu để tên lửa có thể đạt tốc độ siêu âm. Năm 1953, khẩu đội B, Tiểu đoàn pháo - tên lửa phòng không 36 đã nhận được hệ thống mới Nike Ajax, sau này trở thành một phần của Hệ thống Chỉ huy Phòng không (ARADCOM ). Tên lửa phòng không Ajax chính thức được định danh là MIM-3/3A dài 9m, có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết với tầm bắn 48km, độ cao diệt mục tiêu 21km.
Nhiệm vụ chính của Nike Ajax là bảo vệ các mục tiêu chiến lược quan trọng ở Mỹ chống lại máy bay ném bom Liên Xô.
Hệ thống Ajax được bố trí cố định, bao gồm khu hành chính, khu vực bãi phóng và và khu điều khiển tên lửa (IFC), bao gồm radar và phòng điều khiển. Ba thành phần của hệ thống là riêng biệt, nhưng khu hành chính và khu điều khiển IFC thường được gộp chung với nhau. Các tên lửa này sẽ được cất giữ dưới lòng đất và khi cần sẽ được đưa đến bãi phóng bằng đường ray.
Radar sẽ giúp phát hiện và theo dõi máy bay địch, và cuối cùng dẫn đường cho các tên lửa nhắm mục tiêu.
Sự đáp trả của Liên Xô
Sau khi Nike Ajax đi vào hoạt động, Liên Xô như “ngồi trên đống lửa” và nhanh chóng sản xuất tên lửa phòng không cho riêng mình.
Cho rằng Mỹ và Anh muốn ném bom Liên Xô, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin đã ra lệnh nhanh chóng đáp trả. Tháng 3/1954, hệ thống tên lửa phòng không S-25 (NATO định danh là SA-1) đã được triển khai bảo vệ xung quanh Moscow. Việc triển khai bảo vệ thủ đô Liên Xô hoàn chỉnh vào năm 1956.
Ngay sau đó, Liên Xô đã tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa S-75 Dvina ( NATO định danh là SA-2) vào năm 1957, với khả năng điều khiển chính xác hơn đáng kể, và tầm bay cao lên đến 27km.
Đạn tên lửa S-75 Dvina "đón đầu" cường kích F-105 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.

Những tiến bộ trong công nghệ radar của Liên Xô khi đó đã giúp các tiểu đoàn tên lửa Dvina định vị mục tiêu chính xác hơn. Tên lửa hai tầng động cơ S-75 Dvina được điều khiển bởi đài radar SNR-75 với chùm tia bức xạ hẹp chính xác cao. Hệ thống này được tích hợp vào một mạng lưới lớn hơn gồm các radar cảnh giới và radar đo cao, có tầm bao quát lên tới 280km.
Hiệu quả của hệ thống này đã được chứng minh năm 1960, khi một chiếc máy bay trinh sát tầng cao U-2 (Không quân Mỹ) do phi công Francis Gary Powers điều khiển bị bắn hạ bởi một tiểu đoàn tên lửa S-75 ở Ural. Những chuyến bay trinh sát Liên Xô của U-2 đã kết thúc trong nhục nhã. Nhưng điều đó không có nghĩa đó là lần cuối cùng các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô phải ngăn cản Không quân Mỹ.
Liên Xô cũng xuất khẩu và viện trợ khí tài tên lửa S-75 cho Trung Quốc và Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, một chiếc F-4C Phantom là nạn nhân đầu tiên của S-75, vào tháng 7/1965. Do bị các tên lửa S-75 đe dọa, nên phi công Mỹ phải bay thấp nhưng lại vướng phải lưới lửa của pháo phòng không Việt Nam.
Ở Việt Nam, S-75 đã được sử dụng một cách cực kỳ hiệu quả bắn hạ hàng chục loại máy bay Mỹ, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược B-52 – “thần tương của Không quân Mỹ”.
Biện pháp đối phó của phương Tây
Dù đi trước Liên Xô trong phát triển tên lửa đối không, nhưng hệ thống phòng không của Liên Xô đi sau lại thực sự cực kỳ nguy hiểm. Điều đó khiến người Mỹ lo sợ và tìm cách đối phó với tên lửa S-75. Các chiến thuật này tồn tại cho đến ngày nay và đóng một vai trò quan trọng trong học thuyết không chiến.
Giữa những năm 1960, các máy bay hai chỗ ngồi như F-100F đã được trang bị hệ thống trinh sát tín hiệu radar, có thể phát hiện và thu tín hiệu radar phát ra từ hệ thống điều khiển tên lửa. Điều này đã khiến người Mỹ tiến hành dự án "Wild Weasel" nhằm phát triển các công nghệ đánh trả tên lửa phòng không.
Tiêm kích F-4E Phantom II phóng tên lửa chống radar AGM-45 Shrike - loại tên lửa được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam.

Nhiệm vụ của chiến dịch Wild Weasel là vô cùng nguy hiểm. Phi đội đầu tiên thực hiện nhiệm vụ - Phi đoàn Không quân Chiến thuật 354 chỉ còn mỗi một máy bay sau 45 ngày phục vụ. Trước việc chế áp tên lửa không hiệu quả, người Mỹ phát triển tên lửa chống radar AGM-45 Shrike, có thể thu tín hiệu của đài phát và phóng tên lửa theo cánh sóng radar đánh vào đài điều khiển.
Các biện pháp tác chiến điện tử mới cũng được sử dụng để chế áp các trận địa tên lửa bao gồm cả các thiết bị gây nhiễu. Công nghệ - như hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99E - có thể vô hiệu hóa tín hiệu bức xạ với radar đối phương, làm cho chúng trở nên vô dụng. Chúng được sử dụng cùng với những biện pháp gây nhiễu cũ như chaff – những dải kim loại mỏng chắn ngang cánh sóng radar, làm mù các trắc thủ.
Các chiến thuật này đến nay vẫn tồn tại trong học thuyết quân sự Mỹ, đặc biệt là Chế áp phòng không (SEAD). SEAD là hành động quân sự ngăn chặn và sau đó tiêu diệt các trận địa tên lửa và pháo cao xạ đối phương, cùng với các khí tài không chiến khác, đảm bảo chiếm ưu thế hoàn toàn và kiếm soát toàn diện không phận. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 2003, cũng như các hoạt động ở vùng Balkans, cho thấy hiệu quả của SEAD. Trong chiến dịch tại Libya 2011 gần đây, Mỹ và các đồng minh không mất một máy bay nào, trước lưới lửa phòng không dày đặc của quân chính phủ Libya.
Ngày nay, Mỹ đã thay thế các tên lửa chống radar AGM-45 Shrike bằng AGM-88 HARM vào những năm 1980, chúng có khả năng bắn trúng đài radar kể cả khi đã tắt máy. Mỹ và các nước phương Tây khác cũng bắt đầu sử dụng nhiều tên lửa hành trình, mà các hệ thống tên lửa phòng không cổ lỗ không thể ngăn chặn.
Hiện nay, Không quân Mỹ sử dụng chủ yếu tên lửa chống radar AGM-88 Harm tốt hơn AGM-45 về tầm bắn, khả năng bắt bám mục tiêu.

Công nghệ tàng hình cũng gây nhiều khó khăn cho các tên lửa phòng không. Không có máy bay chiến đấu tàng hình bị bắn hạ kể từ năm 1999, việc bắn rơi F-117A ở Serbia có thể xem như một sự tình cờ.
Sự hữu ích của tên lửa phòng không
Với những khó khăn kể trên, công nghệ tên lửa phòng không có thực sự hữu ích nữa? Câu trả lời là có.
Dù cho các tên lửa phòng không thế hệ cũ liên tục thất bại trước các máy bay chiến đấu hiện đại, công nghệ tên lửa phòng không vẫn trải qua một thời kỳ phục hưng trong thế kỷ 21. Nga và Trung đều phát triển các công nghệ chống chế áp, kháng nhiễu mạnh. Mỹ và Isarel cũng liên tục cải tiến các hệ thống như Patriot hay Iron Dome. Chúng đã tiến xa hơn Nike Ajax rất rất nhiều.
Trung Quốc đã đưa ra thiết kế FT-2000 - hệ thống tên lửa phòng không tầm xa được đặt trên xe tải, thiết kế chủ yếu để tấn công các máy bay gây nhiễu, máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo sớm (AWACS). FT-2000 được thiết kế kháng nhiễu mạnh, với hệ thống dẫn đường thụ động, đề kháng tốt trước các tên lửa chống radar. Các máy bay gây nhiễu sẽ vô tình tự tố cáo mình trước các tên lửa FT-2000.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm bắn xa nhất thế giới S-400 Triumf.

Nga cũng đã đưa ra hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21), được thiết kế và sản xuất bởi hãng Almaz-Antey. S-400 có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách tới 400km. Đầu đạn tên lửa của hệ thống cũng có tính năng dẫn đường bằng radar chủ động, có thể nhắm mục tiêu mà không cần radar mặt đất. Nếu máy bay cố gắng gây nhiễu đầu dò, tên lửa có thể chuyển sang chế độ chống gây nhiễu, và lao thẳng vào mục tiêu gây nhiễu. Trốn thoát S-400 là gần như không thể!
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa
Không giống như người tiền nhiệm S-300, S-400 cũng có thể được sử dụng như một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Từ năm 2007, các phân đội đã được triển khai trên khắp nước Nga để đối phó với việc triển khai hệ thống Patriot của Mỹ tại chấu Âu. Trong tương lai gần, tiếp nối S-300, S-400 sẽ tiếp tục được xuất khẩu.
Hệ thống Patriot cũng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phòng thủ chống tên lửa đạn đạo.
Những công nghệ này có thể chống trả rất hiệu quả các cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa hành trình. Ở góc độ chiến thuật, các hệ thống như Iron Dome của Israel cũng cho thấy tính hiệu quả của các hệ thống tên lửa phòng không ngay cả với các đầu đạn nhỏ nhất, chẳng hạn như đạn cối, đạn pháo phản lực.
Với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và tham vọng quân sự của Nga, thế trận phòng thủ chống tên lửa đang ngày càng phức tạp hơn. 60 năm trôi qua kể từ khi Nike Ajax ra đời, đã có những biến chuyển đáng kể với chiến tranh đường không.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Indonesia sẽ lắp tên lửa trên các nhà cao tầng ở Jakarta

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Indonesia sẽ bố trí hệ thống tên lửa phòng không trên các tòa nhà cao tầng và đặt xe tăng ở dưới lòng đất thủ đô Jakarta.



Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Tổng tham mưu trưởng Lục quân Indonesia Budiman mới đây tuyên bố, Lục quân Quân đội Indonesia sẽ sử dụng một loạt các biện pháp để nâng cao khả năng phòng thủ xung quanh thủ đô Jakarta.
Biện pháp thứ nhất chính là xây dựng nhà xe dưới lòng đất tại Đài tưởng niệm quốc gia Indonesia và gần dinh tổng thống, dùng để bố trí xe tăng Leopard 2A6 và xe chiến đấu bộ binh Marder 1A2 sắp được bàn giao. Những xe này đều sẽ được trang bị cho 2 Tiểu đoàn kỵ binh thuộc Sư đoàn quân dự bị chiến lược Lục quân Indonesia. Nhưng ông Budiman không tuyên bố chi tiết mỗi nhà xe dưới lòng đất chứa được bao nhiêu xe.
Lục quân Indonesia cũng đang chờ đợi tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Mistral của Tập đoàn Tên lửa châu Âu (MBDA) bàn giao, hệ thống phòng không vác vai Starlight II của công ty Thales bàn giao. Starlight được sử dụng để thay thế tên lửa phòng không Rapier được bàn giao từ những năm 1980.
Ảnh minh họa.

Indonesia đã có tên lửa phòng không Mistral đang phục vụ. Căn cứ vào bản ghi nhớ mà MBDA ký với công ty PT Pindad của Indonesia tháng 11/2006, hai công ty cùng khai thác tìm kiếm tính khả thị của hệ thống phòng không tầm gần khi gắn trên xe quân dụng hạng nhẹ của công ty Pindad. MBDA cho rằng, yêu cầu trước đó của Indonesia là xây dựng hệ thống tên lửa cơ động, phản ứng nhanh, đối phó với mục tiêu có tính cơ động cao và nhanh trên không.
Tướng Budiman tiết lộ, lục quân đang trao đổi với chính quyền thành phố Jakarta, trên nóc các tòa nhà nằm trong khu vực thương mại quan trọng cần phải lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không. Chính quyền thành phố Jakarta sẽ phối hợp với chủ sở hữu các tòa nhà tích trữ pin và xây dựng nền tảng cho trực thăng đáp, hỗ trợ lắp đặt tên lửa phòng không.
Tuy nhiên, tướng Budiman không tiết lộ việc Lục quân Indonesia triển khai xe tăng chủ lực và tên lửa phòng không tại trung tâm thành phố Jakarta là để đối phó với mối đe dọa nào?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga “ngưỡng mộ” tài cải tiến tên lửa S-200 của Iran

(Kienthuc.net.vn) - Tướng Nga đã ca ngợi khả năng của Iran trong việc nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 do chính Nga chế tạo.



Phát biểu với báo giới, Tư lệnh Lực lượng Phòng không Iran Chuẩn tướng Farzad Esmayeeli tuyên bố rằng, Tư lệnh Không quân Nga Trung tướng Viktor Bondarev đã ca ngợi khả năng cũng như nỗ lực của Iran trong việc nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 do Nga chế tạo.
“Chúng tôi đã có buổi đối thoại với chỉ huy Lực lượng Không quân Nga về những thay đổi mà chúng tôi đã thực hiện trong hệ thống S-200 và ông ấy ngưỡng mộ trước những thành tựu này cũng như khả năng khoa học kỹ thuật của Iran”, Tướng Esmayeeli nói.
Tướng Esmayeeli cho biết thêm là: "Chúng tôi đã nói với tướng Bondarev rằng S-200 là một hệ thống phòng không tầm xa do Nga sản xuất, nhưng chúng tôi đã tăng cường tối đa khả năng tác chiến của hệ thống trước các mối đe dọa tấn công trước sự thay đổi tầm bắn của tên lửa bằng cách thay đổi cấu trúc và giao thức tác chiến của hệ thống S-200 tích hợp thêm việc sử dụng các tên lửa Sayyad-2 (sao chép đạn tên lửa hệ thống S-75 Dvina của Nga) vào trong hệ thống tác chiến. Và thành công của quá trình cải tiến cũng như nâng cấp thể hiện qua các thử nghiệm thực tế đều cho kết quả tốt”.
Đạn tên lửa tầm xa của hệ thống S-200 Iran rời bệ phóng.

Iran đã từng thông báo trong tháng 8 rằng đã sử dụng tên lửa mới sản xuất của mình Sayyad (Hunter) 2, tích hợp vào trong hệ thống phòng không tầm xa S-200.
Phát biểu với các phóng viên, Tướng Esmayeeli cho biết nước này đã sử dụng " 2 tổ hợp tên lửa Sayyad trong hệ thống phòng thủ S-200", và nói thêm rằng việc tái cơ cấu hệ thống tác chiến là kết quả của những nỗ lực không ngừng của đội ngũ các chuyên gia thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Iran.
Trong bài phát biểu tương tự trong tháng 7/ 2011, Esmayeeli đã thông báo rằng các chuyên gia của nước này đã có thể tối ưu hóa hệ thống tên lửa phòng không S-200 do Nga chế tạo và phiên bản của Iran đã gây sốc đối với các chuyên gia Nga vào thời điểm đó.
S-200 là hệ thống tên lửa đối không tầm xa, độ cao tầm trung tới tầm cao được thiết kế để bảo vệ khu vực rộng lớn chống lại các cuộc tập kích đường không của máy bay ném bom chiến lược. Mỗi tiểu đoàn S-200 được tổ chức với 6 bệ phóng tên lửa cố định (mỗi bệ 1 tên lửa) và đài điều khiển hỏa lực. Hệ thống có thể liên kế với các đài radar cảnh giới khác.
Iran tuyên bố đã tích hợp tên lửa Sayyad 2 (Iran nhái mẫu tên lửa S-75 Dvina Nga) vào hệ thống S-200.

Các tên lửa được kết cấu với 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn và động cơ đẩy chính nhiên liệu lỏng. Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).
Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Đạn tên lửa có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa từ 250-300km, độ cao 29-40km.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Biệt đội "Chồn hoang" Mỹ và ám ảnh Việt Nam

(Lực lượng vũ trang)- “Chồn hoang” là các biệt đội diệt radar và hệ thống phòng không khét tiếng của Mỹ nhưng đã từng bại trận tại Việt Nam.


Việt Nam khiến Mỹ lập “Chồn hoang”

“Chồn hoang” là tên gọi của các phân đội đặc biệt trong thành phần Không quân Mỹ. Các biệt đội này có nhiệm vụ tiêu diệt các tổ hợp tên lửa phòng không và radar của đối phương.

Lần đầu tiên, dữ liệu về các đơn vị này được tiết lộ trong Chiến tranh Việt Nam. Trên thực tế, kể từ đó đến nay, không có bất kỳ chiến dịch quân sự quy mô nào lại không có sự tham gia của các đơn vị này.

Điều này không có gì lạ bởi việc tiêu diệt hoặc buộc các trạm radar mặt đất của đối phương phải “im lặng” sẽ bảo đảm sự thống trị trên không và an toàn cho các chuyến bay.
Một chiếc F-105G mang theo tên lửa diệt radar AGM-45 Shrike và AGM-78B Standard​

Chiến tranh Việt Nam chính là cuộc chiến đầu tiên mà Không quân Mỹ phải đối đầu với hệ thống phòng không nhiều tầng được xây dựng trên cơ sở các tổ hợp tên lửa phòng không. Đặc biệt, việc Việt Nam sở hữu rất số lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô là một bất ngờ khó chịu và buộc người Mỹ phải tìm cách vượt qua.

Các biện pháp khả thi của Không quân Mỹ khi đó là chuyển sang bay thấp và cực thấp (nhưng ở độ cao này pháo phòng không lại hoạt động rất mạnh) và gây nhiễu ồ ạt. Để gây nhiễu, Mỹ đã sử dụng những máy bay chuyên dụng để vượt qua hệ thống phòng không của Việt Nam.

Chương trình chế tạo máy bay vượt hệ thống phòng không mà Mỹ thực hiện mang tên Wild Weasel (Chồn hoang). Sau đó, cái tên này đã được đặt cho chính các máy bay được cải tiến trong khuôn khổ chương trình này.

Trong giai đoạn một, được khởi động từ năm 1965, người Mỹ đã sử dụng loại tiêm kích F-100 Super Sabre vốn được chế tạo trước đó 10 năm. Đây cũng là mẫu máy bay siêu thanh đầu tiên của Không quân Mỹ. Phiên bản F-100F hai chỗ ngồi đã trở thành nòng cốt của lực lượng “Chồn hoang” khi mới thành lập.

Máy bay này có thể phát hiện trạm radar của đối phương nhờ các cảm biến bức xạ đặc biệt (QRC-380). Sau khi bắt được radar đối phương, sĩ quan kỹ thuật sẽ chỉ thị vị trí và phi công sẽ tấn công khi tổ hợp tên lửa phòng không đối phương xuất hiện trong tầm nhìn.

Tuy nhiên, F-100F không đủ tốc độ để theo kịp các máy bay hiện đại thời bấy giờ là F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief. Chính vì vậy trong giai đoạn hai, người Mỹ đã sử dụng máy bay “Chồn hoang” được cải tiến trên cơ sở F-105.
Một chiếc F-105G trên bầu trời Việt Nam năm 1968​

Các máy bay chuyên dụng EF-105F bắt đầu xuất hiện từ năm 1966 và sau đó chúng được thay thế bằng những chiếc F-105G hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc Mỹ ngừng sản xuất F-105 từ năm 1964 đã khiến việc cải tiến loại máy bay này thành “sát thủ” hệ thống phòng không của đối phương đã bị hạn chế. Một nguyên nhân khác phải kể đến là số lượng loại máy bay này bị Việt Nam “bắn rụng” quá cao.

Theo các số liệu công khai, có tổng số 382 chiếc F-105 các loại của Mỹ bị Việt Nam bắn rơi (chiếm gần một nửa trong tổng số 833 chiếc được Mỹ sản xuất).

Trong các giai đoạn tiếp theo (4 và 5), Mỹ chuyển sang sử dụng tiêm kích F-4 Phantom II với các phiên bản EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.

Phương thức “săn mồi”

Trong Chiến tranh Việt Nam, các biệt đội “Chồn hoang” hoạt động với 2 phương thức: đi cùng cụm tấn công của không quân Mỹ hoặc hoạt động “săn mồi” tự do.

Khi đi cùng cụm tấn công, các máy bay “Chồn hoang” sẽ là những chiếc đầu tiên xâm nhập vùng phòng không của Việt Nam và lưu lại trong thời gian diễn ra đòn tấn công chủ lực nhằm chế áp toàn bộ các vị trí của các tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất. Những máy bay này chỉ bay khỏi khu vực sau khi các máy bay tấn công đã “chuồn” trước. Phương châm của các biệt đội “Chồn hoang” chính là “đến trước, về sau”.

Khi “đi săn” tự do, “Chồn hoang” hoạt động theo nhóm “thợ săn-sát thủ”.

Ví dụ, một chiếc F-105F (thợ săn) có thể tách ra tương đối xa khỏi cụm 3-4 chiếc F-105D hoặc F-4 (sát thủ) để hoạt động đơn lẻ. Đôi khi, Mỹ sử dụng một nhóm 2 “thợ săn” và 2 “sát thủ”. Chiếc máy bay đi đầu sẽ tìm kiếm vị trí các tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương và tấn công, đánh dấu vị trí cho các máy bay còn lại và sau đó đồng loạt tấn công tiêu diệt.

F-4C Wild Weasel IV tại căn cứ không quân Korat ở Thái Lan năm 1972​

Trong mỗi giai đoạn, “Chồn hoang” lại được trang bị các loại vũ khí và thiết bị hiện đại hơn như tên lửa có điều khiển tấn công theo bức xạ radar. Sau Chiến tranh Việt Nam, các biệt đội “Chồn hoang” tiếp tục phục vụ tại Tây Âu và Viễn Đông, nơi Mỹ “có việc” với hệ thống phòng không của Liên Xô.

Trong những năm 1990, những chiếc “Chồn hoang” cuối cùng đã bị loại khỏi biên chế. Sau đó, Mỹ quyết định sử dụng những chiếc tiêm kích đa năng F-16C cải tiến cho nhiện vụ của “Chồn hoang” với tên gọi F-16CJ Wild Weasel. Đây là mẫu cải tiến từ những chiếc F-16C Block 50 (50D/52D) và được sử dụng để thay thế những chiếc F-4G Wild Weasel.

Đặc biệt, F-16CJ có khả năng sử dụng tên lửa có điều khiển AGM-88 HARM và hệ thống AN/ASQ-213 HARM (HTS) để tiêu diệt và chế áp hệ thống phòng không đối phương. Những chiếc F-16CJ đã được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến Nam Tư năm 1999.

Máy bay F-16CJ của Mỹ​

Người Mỹ đã sử dụng nhiều loại máy bay khác nhau cho nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không của đối phương, từ EF-10D Skyknight cho tới EA-6A và EA-6B Prowler. Hiện nay, Hải quân Mỹ vẫn chủ yếu “trồng chờ” vào những chiếc EA-18G Growler (thay thế những chiếc EA-6B) được cải tiến từ những chiếc F/A-18F Super Hornet phiên bản 2 chỗ ngồi.

Lựa chọn cho Việt Nam

Nhiệm vụ chính của Không quân Việt Nam là bảo vệ chủ quyền đất nước trước mọi kẻ thù. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phát triển các máy bay có khả năng chế áp hệ thống phòng không của đối phương trong các trường hợp cần thiết. Một trong những bài học mà Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm là đường đi của người Nga.

Cho tới trước năm 2008, Không quân nga vẫn chưa phải “đụng độ” với đối phương được trang bị các phương tiện phòng không mạnh khi chỉ dừng lại ở những hệ thống tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không cỡ nòng nhỏ. Chính vì vậy, trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày với Gruzia, Không quân Nga đã bộc lộ nhiều điểm yếu.

Ngày nay, để chế áp hệ thống phòng không đối phương, Nga sử dụng các máy bay tấn công tiêu chuẩn là Su-24 và Su-34 được trang bị các loại tên lửa diệt radar.

Tuy nhiên, khả năng của các loại máy bay nay vẫn được đánh giá là hạn chế. Để bổ sung, Nga cũng có thể sử dụng các máy bay cường kích-trinh sát siêu thanh MiG-25RB. Tuy nhiên, loại máy bay này lại quá “già” và trong vòng 10-15 năm tới sẽ bị loại hoàn toàn khỏi biên chế Không quân Nga.

Máy bay cường kích Su-25​

Việc Nga lựa chọn loại cường kích Su-25 cải tiến để thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương đã khiến không ít chuyên gia ngạc nhiên.

Theo kế hoạch, những chiếc Su-25 này sẽ được trang bị cho Không quân Nga từ năm 2014. Theo báo chí Nga, Su-25 sau khi cải tiến có thể phát hiện và tiêu diệt cả những tổ hợp tên lửa phòng không mạnh như Patriot của Mỹ.

Tuy vậy, đặc điểm nổi bật là Su-25 vốn chỉ có thể đi cùng một nhóm với những chiếc Su-25 khác. Su-25 không đủ tốc độ và tầm bay để có thể tác chiến trong đội hình những chiếc tiêm kích đa năng và máy bay ném bom tầm xa.

Các chuyên gia Nga đề xuất (Việt Nam có thể tham khảo) nên cải tiến những chiếc Su-30 để thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương bởi chúng có đủ tiêu chuẩn về tốc độ và tầm bay cũng như khả năng sử dụng đa dạng các loại vũ khí.
Nếu không phải là Su-30 thì chí ít cũng phải chế tạo các thiết bị và vũ khí cho nhiệm vụ này và có thể tích hợp khi cần thiết trên các loại máy bay tiêm kích tiêu chuẩn khác của không quân.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ có thể bỏ HQ-9, chọn tên lửa Mỹ hoặc châu Âu

(Soha.vn) - Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẵn sàng tổ chức các cuộc đấu thầu mới mua hệ thống phòng không, nếu không đạt được thỏa thuận với Tập đoàn CPMIEC của Trung Quốc.

“Hợp đồng (với Trung Quốc) chưa được ký kết. Nếu các công ty của Mỹ và châu Âu đưa ra những đề nghị tốt hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với họ”, tờ Turkish trích dẫn phát biểu của ông Ahmet Davutoglu, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Các đồng minh NATO, đặc biệt là Mỹ vô cùng giận dữ khi Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước tuyên bố nước này đang tiến hành đàm phán với Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy chính xác (CPMIEC) của Trung Quốc để mua phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9.

Hệ thống phòng không FD-2000
Mỹ cho biết họ rất quan ngại về hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ước tính 4 tỷ USD giữa Ankara và Bắc Kinh. Trong vòng 1 thập kỷ qua, Mỹ đã ngăn chặn các công ty của Trung Quốc bằng hàng loạt lệnh cấm bán vũ khí và công nghệ cho Iran và Syria.
Tập đoàn CPMIEC với hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 đã đánh bại các đối thủ Raytheon và Lockheed Martin (Mỹ), Rosoboronexport (Nga) và liên doanh Eurosam (Pháp-Italia) trong gói thầu cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Davutoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã loại công ty của Nga, nhưng vẫn có thể đàm phán với hai đối tác còn lại. “Nếu các đề nghi được đưa ra phù hợp với chúng tôi, các cơ quan liên quan sẽ đánh giá chúng”, ông Davutoglu khẳng định.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước đó đã lên tiếng bảo vệ quyết định đàm phán mua hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc, ông nói: “Không ai có quyên can thiệp vào những quyết định độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ.”
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hàn Quốc tính mua 112 tên lửa Patriot của Mỹ

(Soha.vn) - Hàn quốc đang có kế hoạch mua 112 đơn vị tên lửa tiên tiến Patriot của Mỹ với tổng chi phí lên tới 404 triệu USD.

Động thái này là một phần trong những nỗ lực của Hàn Quốc nhằm xây dựng hệ thống phòng không cho riêng mình để ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Dự kiến sẽ được triển khai đầu những năm 2020, chương trình phòng không và phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc (KAMDS) đóng vai trò là một lá chắn tầm thấp đánh chặn các tên lửa của đối phương ở độ cao 40-50km.
Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết thứ Sáu tuần trước (25/10), họ đã báo cáo lên Quốc hội Mỹ về đề xuất mua hệ thống phòng không Patriot và các thiết bị, bộ phận có liên quan, hỗ trợ huấn luyện, dữ liệu và bảo đảm cho các hệ thống này của Hàn Quốc.

PAC-2 Patriot. Ảnh: defenseindustrydaily.com
Nếu hợp đồng này được phê chuẩn, những tên lửa Patriot bán cho Hàn Quốc có thể sẽ được nâng cấp lên lên chuẩn GEM-T, đây là một biến thể nâng cấp của tổ hợp tên lửa PAC-2 (loại tên lửa đang được Seoul sử dụng).
Đại diện cơ quan DSCA cho biết “Những tên lửa được nâng cấp sẽ mang lại cho Hàn Quốc khả năng tăng cường đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay và các tên lửa hành trình”.
Kế hoạch nhập khẩu số lượng lớn các hệ thống Patriot này đóng góp vào mục tiêu của Hàn Quốc trong việc phát triển lực lượng phòng thủ có năng lực ngày càng cao và tăng cường khả năng phối hợp tác chiến với Mỹ. Hợp đồng này cũng phản ánh những nỗ lực xây dựng một lá chắn tên lửa độc lập của Seoul.
Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin đã tái khẳng định rằng Hàn Quốc sẽ không tham gia chương trình lá chắn tên lửa của Mỹ và cũng không để tuột tay hợp đồng mua những hệ thống vũ khí cốt lõi của mình, ví dụ như hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD và tên lửa SM-3 trang bị trên chiến hạm.
 

longloan

Xe tăng
Biển số
OF-198149
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
1,359
Động cơ
335,993 Mã lực
Nơi ở
T8 timescity
99% đánh chặn thành công.1%là đủ chết rồi.vì 1% đó là hạt nhân
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Rất nhiều thứ người Mỹ nghĩ trước nhưng áp dụng hiệu quả lại là LX với Nga. Đối với VKHN thì phương tiện mang phóng là yếu tố Mỹ cần quan tâm nhất.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Khác xa đấy cụ, lúc đấy tiềm lực hạt nhân của Nga ngố chỉ tương đương Ấn độ, Pakistan, cụ nghĩ Mỹ nó có còn sợ nữa không? :D
Cụ căn cứ vào đâu mà lại bảo trình độ của nga ngố chỉ tương đương với ấn độ và pakistan ? :-w
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thế nên Mỹ mới phải đóng gấp DDG 1000 và nâng cấp thêm 3 ụ radar ở trước boong và 2 bên mạn .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Ngày xưa U2 với SR71 nó cùng bay ầm ầm, về sau LX mới có cách trị. Su24 còn dám làm vụ nào nữa không nhỉ ?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Topic nói về phòng không chứ nói về cái gì, cái yếu điểm lớn nhất của aegis là radar mảng pha treo và khó dò mục tiêu mặt nước. Thế nên Mỹ đang sửa sai và từ vụ đó không còn máy bay Nga nào làm thế lần nữa. Vậy su 24 trong vụ đấy làm nhiệm vụ gì ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top