[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,801
Động cơ
576,171 Mã lực
Mục đích chính của Thái lọ là mua để trung cẩu chuyển giao công nghệ rùi từ mình sản xuất thôi, với nền công nghiệp phụ trợ và điều khiện kỹ thuật của thái thì hơn VN nhà mềnh roài ,đây cũng là một việc làm khá không ngoan đấy, nhưng không biết tàu khựa sẽ chuyển giao cho những công nghệ gì đây :-?:-?
Sao cụ nhắc đến quê em đấy
Lính tráng quê em đánh nhau hơi bị nghệ đấy, chỉ sau các cụ thanh, nghệ tí thôi
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Sao cụ nhắc đến quê em đấy
Lính tráng quê em đánh nhau hơi bị nghệ đấy, chỉ sau các cụ thanh, nghệ tí thôi
E đang nói thằng "thái lan" chứ đâu có ý nới đến quê cụ, hai chữ ''thái bình" đầy ý nghĩa thế mà cụ lại nói là thái lọ
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,801
Động cơ
576,171 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran sản xuất loạt tên lửa Sayyad-2

(Vũ khí) - Ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Hossein Dehgans đã khai trương dây chuyền sản xuất hệ thống tên lửa phòng thủ Sayyad-2, “thợ săn-2”.



Theo lời người đứng đầu bộ phận quân sự trong truyền hình nhà nước Iran, “để chống lại các cuộc tấn công từ trên không, chúng tôi bắt đầu sản xuất hệ thống tên lửa Sayyad-2. Tên lửa nhiên liệu rắn này có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, máy bay ném bom, máy bay không người lái và trực thăng”.

“Sayyad-2 là phiên bản hiện đại của hệ thống Sayyad-1 trước đó. Hệ thống có tầm bắn lớn hơn và độ chính xác cao hơn” và “nó được thiết kế với công nghệ tiên tiến nhất, có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng, máy bay không người lài và các mục tiêu trên không khác”, Bộ trưởng Hossein Dehgans cho biết.
Tên lửa phòng không Sayyad-2 Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết “các nhà khoa học Iran đã hoàn thành việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không Talash, được chế tạo nhằm tiêu diệt các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của kẻ thù”. Các tính năng của hệ thống mới không được tiết lộ.

Theo phương tiện truyền thông, Sayyad-2 được các kỹ sư Iran nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng đạn tên lửa của hệ thống S-75 Dvina (SA-2) của Nga và chịu ảnh hưởng thiết kế tên lửa Hồng Kỳ 2 của Trung quốc, HAWK và Standard của Mỹ hiện đang sử dụng tại nước này.

Tên lửa có một động cơ bền bỉ hơn, có hệ thống kiểm soát kết hợp, khả năng cơ động cao và được trang bị hệ thống chống nhiễu. Tên lửa có tốc độ 1.200 m/giây, đầu đạn nặng 200 kg.

Iran đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng thủ Sayyad-2 vào gày 16/4/2011, theo truyền thông, tên lửa có tầm bắn tối đa 200-350 km, được lắp đầu đạn tự dẫn radar bán chủ động hoạt động ở pha cuối.

Ngài Bộ trưởng Hossein Dehgans khẳng định, khi hệ thống tên lửa mới này được đưa vào biên chế, sẽ nâng cao khả năng phòng thủ của Iran.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kho tên lửa phòng không của Iran

(Vũ khí) - Ngày 9/11, Iran đã chính thức khánh thành nhà máy sản xuất tên lửa phòng không Sayyad-2.



Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan tiết lộ trên hãng thông tấn Fars. Theo đó, cơ sở sản xuất tên lửa Sayyad-2 sẽ giúp cho nước Cộng hòa Hồi giáo này có khả năng đối phó với trực thăng, máy bay không người lái và các mục tiêu trên không khác ở tầm trung. Hiện nay trong kho tên lửa khổng lồ của Iran, ngoài các tên lửa tấn công, Tehran còn sở hữu nhiều loại tên lửa phòng không cực mạnh.
Sức mạnh hàng đầu trong kho tên lửa phòng không Iran tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa nội địa Bavar-373 có tính năng tương đương với tên lửa S-300 của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự sản xuất khá giống với hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga về ngoại hình.
Tên lửa Bavar-373 do Iran tự sản xuất Hệ thống radar của Bavar-373 có thể phát hiện cùng lúc 100 mục tiêu và có khả năng đánh chặn 12 mục tiêu trong số đó cùng thời điểm. Tên lửa Bavar-373 dài 7 m, nặng 2 tấn và có tầm bắn từ 90 km đến 150 km, bay nhanh gấp sáu lần tốc độ âm thanh.
Sức mạnh tiếp theo của hệ thống phòng không của Iran là tên lửa S-200. Tên lửa S-200 (NATO gọi là SA-5 Gammon) của Iran là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, được thiết kế để phòng thủ những khu vực rộng lớn chống lại các cuộc tấn công của máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược khác.
Mỗi tiểu đoàn S-200 được biên chế 6 bệ phóng tên lửa cố định (mỗi bệ 1 đạn) và đài điều khiển hỏa lực. Hệ thống có thể liên kế với các đài radar cảnh giới khác.
Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).
Tên lửa phòng không RIM-66 Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Đạn tên lửa có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa từ 250-300km, độ cao 20.000m.
Hệ thống tên lửa S-200 được phát triển vào đầu những năm 1960 và bắt đầu được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1966. Quân đội Iran đã nhận được một số hệ thống tên lửa loại này vào cuối những năm 1980.
Ngoài những tên lửa kể trên, hiện nay Iran còn sở hữu loại tên lửa phòng không cực mạnh RIM-66. Đây là một hệ thống tên lửa dùng trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo và bán cho nhiều nước trên thế giới.
Được đưa vào sử dụng năm 1967 và do tập đoàn quốc phòng Raytheon (Mỹ) thiết kế, tên lửa RIM-66 có thể bay nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn đến 90 hải lý, tức gần 170 km.
RIM-66 có chiều dài 4,6 m và được Iran trang bị trên hầu hết tàu chiến của nước này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhật Bản đem siêu tên lửa đánh chặn SM-3 lên mặt đất

(Kienthuc.net.vn) - Nhật Bản có thể sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 trên đất liền từ năm sau.



Theo tờ Yomiuri Shimbun, để nâng cao khả năng đối phó tên lửa đạn đạo Triều Tiên, chính phủ Nhật Bản quyết định, bắt đầu từ năm 2014 sẽ nghiên cứu đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ THAAD và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo đặt trên đất liền SM-3.
Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa đạo đạo của Nhật Bản có 2 loại vũ khí gồm: tên lửa đánh chặn SM-3 trang bị trên tàu khu trục Aegis có thể đánh chặn tên lửa ở ngoài tầng khí quyển; tên lửa Patriot PAC-3 trên đất liền đánh chặn ở tên lửa đạn đạo ở pha cuối.
Tên lửa đánh chặn SM-3 có thể bắn hạ mục tiêu ngoài tầng khí quyển.

Tuy nhiên, để đối phó với tên lửa đạn đạo Triều Tiên, Nhật Bản cần phải thường xuyên triển khai nhiều tàu khu trục Aegis trên biển, nhưng để thực hiện nhiệm vụ dài ngày tương đối khó khăn, mà bán kính phòng thủ của tên lửa đất đối không PAC-3 chỉ có vài chục km, rất dễ bị lợi dụng sơ hở. Nếu Nhật Bản có thể đưa vào sử dụng thành công tên lửa đánh chặn trên đất liền SM-3 có thể đối phó tên lửa đạn đạo của Triều Tiên phóng bất cứ lúc nào, không cần phải triển khai tàu khu trục Aegis trên biển sớm.
Ngoài ra, Nhật Bản đang nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD (Mỹ sản xuất) có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài tầng khí quyển. Đây là sự bổ sung cho sự thiếu sót ở khoảng giữa tầm bắn SM-3 và PAC-3.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thái Lan chê S-300 nhái của Trung Quốc giá đắt

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Thái Lan có thể không mua hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc do giá đắt, chi phí bảo dưỡng cao và kích cỡ quá lớn.




Tạp chí Jane’s Defense Weekly cho biết, Trung Quốc và Thái Lan đang tiến hành đàm phán mở rộng hợp tác thương mại vũ khí, trong đó bao gồm việc Thái Lan có thể nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Trung Quốc sao chép công nghệ tên lửa S-300 Nga).
Bộ Quốc phòng Thái Lan đã lên tiếng xác nhận thông tin Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu hệ thống tên lửa HQ-9. Tuy nhiên, phía Thái Lan cho rằng, giá thành của hệ thống HQ-9 quá đắt, chi phí bảo dưỡng cao, hơn nữa kích cỡ cũng tương đối lớn. Chính vì thế Quân đội Thái Lan vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc liệu có mua hệ thống này của Trung Quốc hay không.
Ngược lại, Lục quân Thái Lan lại bày tỏ mong muốn mua tên lửa phòng không vác vai QW-18 của Trung Quốc, bổ sung vào “lá chắn phòng không” tầm thấp của nước này.
Hệ thống phòng không giá rẻ HQ-9 của Trung Quốc bị Thái Lan chê đắt.

Hiện tại, hệ thống phòng không trong Không quân và Lục quân Thái Lan chủ yếu là vũ khí tầm ngắn. Ví dụ như hệ thống phòng không ADATS do Công ty Oerlikon của Canada sản xuất, hệ thống tên lửa vác vai FIM-43 Redeye và hệ thống phòng không tầm trung MIM-23 Hawk của Mỹ .
Nguồn tin còn tiết lộ, Thái Lan đang đàm phán với Anh về việc nhập hệ thống vũ khí phòng không của Anh và Đức.
Trước đó, hồi tháng 10, hệ thống phòng không HQ-9 cũng đã từng được Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn để đáp ứng yêu cầu phòng không của nước này, tuy nhiên sau đó họ đã loại bỏ HQ-9 do sức ép từ Mỹ và các đồng minh NATO.
Biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 được định danh là FD-2000 có tầm phóng đạt 125 km, khả năng tác chiến phòng không trong mọi điều kiện thời tiết, có thể đánh chặn các loại máy bay, vũ khí dẫn đường chính xác.
Một khẩu đội tên lửa FD-2000 có thể đồng thời điều khiển 16 quả tên lửa đánh chặn 8 mục tiêu, khả năng kháng nhiễu điện từ mạnh. Tên lửa của hệ thống vũ khí này có tốc độ nhanh, tầm bắn xa, đã áp dụng công nghệ phóng thẳng đứng, có thể tiến hành đổi hướng tùy ý trong phạm vi 360 độ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiêm ngưỡng tên lửa phòng không Patriot "made in Iran"


Truyền thông Iran mới đây đã công bố những bức ảnh về hệ thống tên lửa phòng không có nhiều điểm giống với tên lửa nổi danh Patriot PAC-2 của Mỹ.


>Iran sản xuất loạt tên lửa Sayyad-2 / Iran phát triển một hệ thống phòng không tự chế mới / Nga "ngưỡng mộ" tài cải tiến tên lửa S-200 của Iran

  • Bức ảnh chụp buổi lễ tổ chức ở cơ sở sản xuất tên lửa bí mật, Iran đã công bố hình ảnh bệ phóng tên lửa rất giống với bệ phóng được sử dụng hệ thống Patriot PAC-2 Mỹ. Theo một số nguồn tin, hệ thống này được định danh là Talash trang bị đạn tên lửa đối không tầm trung Sayyad 2 (tiếng Anh là Hunter-2).
  • Press TV dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehqan nói rằng, nước này đã đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa đối không tầm trung, độ cao lớn Sayyad-2.
  • Theo ông Dehqan, Sayyad-2 có khả năng tiêu diệt trực thăng, máy bay không người lái, mục tiêu cao tốc với diện tích phản xạ sóng radar nhỏ. Đặc biệt, nó có thể đánh chặn mục tiêu một cách độc lập và tự động.
  • Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa Sayyad-2 có kiểu dáng rất giống với đạn tên lửa đối không Standard Missile-1 (SM-1) từng được Mỹ cung cấp cho Iran trong quá khứ. Nhiều khả năng Iran đã sao chép loại tên lửa SM-1 và đặt cho nó một cái tên mới.
  • Dựa theo tính năng SM-1 thì Sayyad-2 có thể đạt tầm bắn khoảng 70-80km, độ cao diệt mục tiêu trên 20km.
  • Đáng chú ý bệ phóng của hệ thống Talash lắp đạn Sayyad-2 kết cấu rất giống với bệ phóng tên lửa của hệ thống Patriot PAC-2, nhất là kiểu dáng ống phóng, bệ phóng. Mặc dù xe mang bệ phóng là kiểu xe dùng bên dân sự hơn là quân sự.
  • Trong ảnh là nguyên mẫu bệ phóng hệ thống Talash trong cuộc bắn thử nghiệm năm 2011.
  • Không rõ thành phần radar điều khiển hỏa lực của hệ thống Talash này ra sao hay là phương thức dẫn đường tên lửa Sayyad-2 như thế nào?
  • Hệ thống Talash bắn thử tên lửa Sayyad-2.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung-Mỹ-NATO lại tiếp tục cuộc đấu khốc liệt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ sáu 15/11/2013 07:39
ANTĐ - Công ty Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ đang xem xét đưa ra điều kiện thuận lợi hơn, để cạnh tranh hợp đồng tên lửa phòng không Thổ Nhĩ Kỳ với các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc và châu Âu.

Công ty Raytheon và Lockheed Martin đã thảo luận sơ bộ với chính phủ Mỹ về việc vấn đề sửa đổi điều kiện dự thầu, từ đó tăng cường sức cạnh tranh của Mỹ trước đối thủ. 2 công ty này đang xem xét phương án toàn diện hơn, có thể nâng cao khả năng phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả khả năng hai bên cùng hợp tác sản xuất.
Trước đây, hệ thống tên lửa “Patriot” của Raytheon và Lockheed Martin đã thất bại trong gói thầu hợp đồng tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ với công ty của Trung Quốc, châu Âu và Nga. Hệ thống tên lửa FD-2000, phiên bản xuất khẩu của hệ thống Hồng Kỳ-9 (HQ-9) của Trung Quốc được Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn. Tuy nhiên, Ankara đã gặp phải sức ép ghê gớm từ Mỹ và NATO về vấn đề HQ-9 không thể tương thích với các hệ thống phòng không của NATO.

Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc


Cuối tháng 10 vừa qua, Cục công nghiệp bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quyết định lùi việc đấu thầu mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa đến 31-01-2014. Việc này có nghĩa là Ankara đã phủ quyết quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc và bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lại. Tuy nhiên, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đã quyết định bỏ, không tham gia đấu thầu lại.
Cục công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chính thức gửi thông báo mời 3 công ty tham gia dự thầu và tuyên bố sẽ kéo dài thời gian đấu thầu để các bên có thể đưa ra phương án đấu thầu mới. Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hệ thống tên lửa phòng không “Patriot” của Mỹ và "Aster-30" của châu Âu với nhiều điều khoản sửa đổi hấp dẫn hơn.
Chính phủ Mỹ đã từng nhiều lần gây áp lực để Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên của khối NATO thay đổi quyết định. Hãng tin Anh Reuters bình luận, Washington coi Ankara là đối tác quan trọng ở khu vực Trung Đông, hai nước có lợi ích chung trong lĩnh vực an ninh năng lượng và chống khủng bố. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có vai trò độc lập hơn trong công việc toàn cầu, chứ không muốn chỉ nghe và làm theo lời của Mỹ.
 

myst93

Xe đạp
Biển số
OF-206906
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
47
Động cơ
318,440 Mã lực
thái lại đổi sang khựa rồi, k biết mỹ nghĩ sao nhỉ
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em nghĩ thái lăn không có nhiều mối hiểm họa như nhà mềnh thi việc mua của tàu ròi lấy công nghệ để tự sản xuất củng là điều hợp lý đấy, ngành công nghiệp phụ trợ của thái thì phát triển hơn mình nhiều
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thái nhọ nhiều hhiểm họa khu 3 giác vàng, khu miền nam đòi tự trị, khu bắc tàn quân khmer đỏ và biên giới với cam
Tuy nhiên đụng độ chưa đến mức phải dùng đến cấp chiến dịch. Đa số vũ khí thái hiện vẫn là đồ 6x mỹ và trung quốc. Công nghiệp của thái phát triển nhưng công nghiệp vũ khí hầuvnhuw khg có gì. Quả đạn pháo vẫn nhập của tầu. Bác nào lang thang biên giới cam thái sẽ biêt.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
không nhẽ vũ khí thái nhọ kém thế sao cụ man
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thái Lan trang bị tên lửa cho tàu sân bay

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Thái Lan sẽ mua và lắp đặt hệ thống phòng không tầm thấp SADRAL cho tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet.



Theo nguồn tin từ Hải quân Hoàng gia Thái Lan, nước này đã mua các hệ thống tên lửa SADRAL từ hãng Matra Defense, Pháp. Ba hệ thống tên lửa này sẽ lắp đặt trên tàu sân bay HMTS Chakri Naruebet.
Việc thiết kế và lắp đặt hệ thống sẽ được thực hiện bởi Văn Phòng Hải quân ở căn cứ Sattaship và Cục Hậu cần Hải quân.
Tất cả các hệ thống tên lửa SADRAL làm việc một cách độc lập, mỗi hệ thống có nhiệm vụ sử dụng tên lửa đối không bắn hạ các kẻ thù (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình) đe dọa tàu sân bay.
Hệ thống tên lửa phòng không SADRAL.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp SADRAL dùng đạn tên lửa đối không MBDA Mistral dài 1,86m, đường kính thân 90mm, lắp đầu đạn nổ phá mảnh nặng 2,95kg, đạt tầm bắn 6km, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại.
Dự định ban đầu của Thái Lan khi mua tàu Chakri Naruebet là trang bị cho nó hệ thống phòng thẳng đứng Mk-41 lắp tên lửa đối không tầm trung Sea Sparrow và 4 hệ thống vũ khí phòng không cao tốc Phalanx. Tuy nhiên, việc này đã không bao giờ được thực hiện và con tàu sau cùng chỉ có 2 đại liên 12,7mm để phòng vệ.
HTMS Chakri Naruebet là tàu sân bay duy nhất ở Đông Nam Á thuộc sở hữu Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Con tàu được hãng Bazan (Tây Ban Nha) đóng năm 1992 dựa trên thiết kế lớp tàu Principe de Asturias, đơn giá 336 triệu USD.
Tàu sân bay "độc nhất Đông Nam Á" HTMS Chakri Naruebet.


Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 11.486 tấn, dài 182,65m, rộng 22,5m, mớn nước 6,12m, trang bị 2 động cơ tuốc bin khí và 2 động cơ diesel cùng 2 chân vịt cho tốc độ tối đa 25,5 hải lý/, thủy thủ đoàn 675 người.
Tàu sân bay có khả năng chở 9 tiêm kích AV-8S Matador (nhưng đã nghỉ hưu năm 2006), 6 trực thăng S-70B Seahawk và 2 chiếc MH-60S Knighthawk hoặc chở tổng cộng 14 trực thăng với boong phòng dùng kiểu nhảy cầu.
Đi vào hoạt động chính thức từ năm 1997, tuy tới năm nay con tàu vẫn đang là soái hạm Hải quân Hoàng gia Thái Lan nhưng rất ít khi ra biển, một phần chính vì kinh phí chạy tàu tương đối lớn trong bối cảnh kinh tế nước này đang gặp không ít khó khăn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga bắn thử tên lửa phòng không mới Tor-M2KM

(Kienthuc.net.vn) - Doanh nghiệp quốc phòng Nga đã lần đầu thực hiện thành công cuộc bắn thử nghiệm tên lửa phòng không thế hệ mới Tor-M2KM.



Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, biến thể mới của hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor (NATO gọi là SA-15 Gaunltet) được định danh là Tor-M2KM đã thực hiện cuộc bắn thử tại trường bắn Ashuluk vào tháng 10.
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor-M2KM được phát triển bởi Tập đoàn vũ khí nổi tiếng Almaz-Antey chuyên phát triển các hệ thống phòng không cho Quân đội Nga.
Nạp đạn tên lửa 9M331 vào module chiến đấu 9A331MK-1 đặt trên khung thân cơ sở xe vận tải TATA Ấn Độ.

Tor-M2KM được thiết kế với module chiến đấu tự động 9A331MK-1 đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp 4 trục TATA 3138C 8x8 do Ấn Độ sản xuất. Cấu hình này lần đầu được giới thiệu tại triển lãm hàng không MAKS 2013 tổ chức ở sân bay Zhukovski, gần Moscow. Thành phần phụ của hệ thống gồm xe vận chuyển và nạp đạn 9T244K và xe kiểm soát và chỉ huy 9S737MK Ranzhir-M1 được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải TATA 2036C 6x6.
Việc sử dụng xe vận tải Ấn Độ cho hệ thống Tor-M2KM chứng tỏ đây là sản phẩm tiếp thị cho Quân đội Ấn Độ. Thực vậy, Ấn Độ đang đưa ra gói thầu mua hệ thống phòng không tầm thấp mới để trang bị cho quân đội. Nước này dự định mua 52 xe chiến đấu, cùng với đó là xe hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt trang bị đủ cho 2 trung đoàn tên lửa phòng không tầm thấp.
Tên lửa 9M331 của hệ thống Tor-M2KM đạt tầm bắn 12km, diệt mục tiêu độ cao 6km.

Chương trình phát triển module chiến đấu tự hành 9A331MK-1 được bắt đầu từ giữa năm 2012. Từ tháng 6-8 năm nay, nhà phát triển đã tiến hành thử nghiệm cơ khí và hệ thống lái (xe TATA) để chuẩn bị cho các cuộc bắn thử nghiệm.
Mỗi module chiến đấu 9K331MKM Tor-M2kM trang bị 2 module 9M334 Zenitniy Raketniy Modul chứa tên lửa phòng không. Mỗi module lắp 4 tên lửa phòng không tầm thấp 9M331 phóng theo phương thẳng đứng (dùng kiểu phóng lạnh, tên lửa được đưa ra khỏi bệ phóng cách 20m trước khi động cơ chính kích hoạt).
Đạn tên lửa 9M331 nặng 167kg, dài 2,9m, đường kính thân 235mm, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 15kg, dùng động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 12km, độ cao diệt mục tiêu 6km, phương thức dẫn đường vô tuyến.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top