Kho tên lửa phòng không của Iran
(Vũ khí) - Ngày 9/11, Iran đã chính thức khánh thành nhà máy sản xuất tên lửa phòng không Sayyad-2.
Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan tiết lộ trên hãng thông tấn Fars. Theo đó, cơ sở sản xuất tên lửa Sayyad-2 sẽ giúp cho nước Cộng hòa Hồi giáo này có khả năng đối phó với trực thăng, máy bay không người lái và các mục tiêu trên không khác ở tầm trung. Hiện nay trong kho tên lửa khổng lồ của Iran, ngoài các tên lửa tấn công, Tehran còn sở hữu nhiều loại tên lửa phòng không cực mạnh.
Sức mạnh hàng đầu trong kho tên lửa phòng không Iran tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa nội địa Bavar-373 có tính năng tương đương với tên lửa S-300 của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự sản xuất khá giống với hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga về ngoại hình.
Tên lửa Bavar-373 do Iran tự sản xuất Hệ thống radar của Bavar-373 có thể phát hiện cùng lúc 100 mục tiêu và có khả năng đánh chặn 12 mục tiêu trong số đó cùng thời điểm. Tên lửa Bavar-373 dài 7 m, nặng 2 tấn và có tầm bắn từ 90 km đến 150 km, bay nhanh gấp sáu lần tốc độ âm thanh.
Sức mạnh tiếp theo của hệ thống phòng không của Iran là tên lửa S-200. Tên lửa S-200 (NATO gọi là SA-5 Gammon) của Iran là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, được thiết kế để phòng thủ những khu vực rộng lớn chống lại các cuộc tấn công của máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược khác.
Mỗi tiểu đoàn S-200 được biên chế 6 bệ phóng tên lửa cố định (mỗi bệ 1 đạn) và đài điều khiển hỏa lực. Hệ thống có thể liên kế với các đài radar cảnh giới khác.
Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).
Tên lửa phòng không RIM-66 Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Đạn tên lửa có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa từ 250-300km, độ cao 20.000m.
Hệ thống tên lửa S-200 được phát triển vào đầu những năm 1960 và bắt đầu được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1966. Quân đội Iran đã nhận được một số hệ thống tên lửa loại này vào cuối những năm 1980.
Ngoài những tên lửa kể trên, hiện nay Iran còn sở hữu loại tên lửa phòng không cực mạnh RIM-66. Đây là một hệ thống tên lửa dùng trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo và bán cho nhiều nước trên thế giới.
Được đưa vào sử dụng năm 1967 và do tập đoàn quốc phòng Raytheon (Mỹ) thiết kế, tên lửa RIM-66 có thể bay nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn đến 90 hải lý, tức gần 170 km.
RIM-66 có chiều dài 4,6 m và được Iran trang bị trên hầu hết tàu chiến của nước này.