[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga “bật mí” hệ thống phòng không siêu chính xác mới

Thứ sáu 15/11/2013 13:01
ANTĐ - Ngày 14-11, tập đoàn quốc phòng Almaz-Antey của Nga cho biết, họ đã phát triển một phiên bản hiện đại của hệ thống phòng không Tor-M2, với tầm bắn xa hơn, độ chính xác hơn và khả năng chở đạn dược lớn hơn.

"Bây giờ, chúng tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đã chế tạo được một hệ thống phòng không duy nhất thuộc lớp này có độ chính xác và tầm bắn đáng kinh ngạc. Hiệu xuất của nó vượt qua tất cả các thông số thiết kế ban đầu", ông Sergei Druzin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển tại tập đoàn Almaz-Antey, cho biết.
Hệ thống Tor là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn, tầm cao từ thấp đến trung bình, được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu là máy bay, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo.
Các biến thể Tor-M1 và Tor-M2U, được trang bị tên lửa 9M331, hiện đã được biên chế trong lục quân Nga.
Hệ thống Tor-M2 có tốc độ bắn 1.000m/s với khả năng ngắm bắn những mục tiêu có khoảng cách từ 12 tới 16 km ở độ cao từ 6 đến 10 km. Phiên bản mới này có khả năng theo dõi 48 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 4 mục tiêu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống phòng không mới này, được trang bị tên lửa 9M338 mới, đã được thử nghiệm thành công vào cuối tháng 10 vừa qua.

Hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga

"Chúng tôi đã tiến hành 5 vụ phóng thử nhằm vào các máy bay không người lái có khả năng cơ động cao. Trong đó, 3 mục tiêu đã bị bắn trúng trực diện, trong khi 2 mục tiêu còn lại bị tiêu diệt bởi những mảnh đạn từ đầu đạn khi nổ. Đây là một kết quả tuyệt vời, độ chính xác đáng kinh ngạc", ông Druzin cho biết thêm.
Ngoài ra, kích thước tên lửa 9M338 nhỏ gọn hơn so với loại tên lửa trước đó đã cho phép xe phóng có thể chở được gấp đôi số lượng tên lửa, từ 8 lên 16 tên lửa. Theo vị quan chức này, hệ thống phòng không Tor-M2 nâng cấp và tên lửa 9M338 đã được một ủy ban nhà nước phê chuẩn cho phép sản xuất hàng loạt.
"Bây giờ chúng tôi có thể bắt đầu sản xuất số lượng lớn loại tên lửa phòng không mới này để có thể đáp ứng nhu cầu của lục quân Nga", Druzin nói.
Theo ông Druzin, bước tiếp theo trong việc cải tiến hệ thống này sẽ là nâng cấp để tên lửa có thể tấn công mục tiêu trong khi đang di chuyển.
"Bệ phóng cơ động hiện tại phải dừng lại 2 hoặc 3 giây để phóng một tên lửa, nhưng nó sẽ có thể phóng khi đang di chuyển, mà không phải dừng lại", ông Druzin khẳng định.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nga bắn thử tên lửa phòng không mới Tor-M2KM

(Kienthuc.net.vn) - Doanh nghiệp quốc phòng Nga đã lần đầu thực hiện thành công cuộc bắn thử nghiệm tên lửa phòng không thế hệ mới Tor-M2KM.



Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, biến thể mới của hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor (NATO gọi là SA-15 Gaunltet) được định danh là Tor-M2KM đã thực hiện cuộc bắn thử tại trường bắn Ashuluk vào tháng 10.
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor-M2KM được phát triển bởi Tập đoàn vũ khí nổi tiếng Almaz-Antey chuyên phát triển các hệ thống phòng không cho Quân đội Nga.
Nạp đạn tên lửa 9M331 vào module chiến đấu 9A331MK-1 đặt trên khung thân cơ sở xe vận tải TATA Ấn Độ.

Tor-M2KM được thiết kế với module chiến đấu tự động 9A331MK-1 đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp 4 trục TATA 3138C 8x8 do Ấn Độ sản xuất. Cấu hình này lần đầu được giới thiệu tại triển lãm hàng không MAKS 2013 tổ chức ở sân bay Zhukovski, gần Moscow. Thành phần phụ của hệ thống gồm xe vận chuyển và nạp đạn 9T244K và xe kiểm soát và chỉ huy 9S737MK Ranzhir-M1 được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải TATA 2036C 6x6.
Việc sử dụng xe vận tải Ấn Độ cho hệ thống Tor-M2KM chứng tỏ đây là sản phẩm tiếp thị cho Quân đội Ấn Độ. Thực vậy, Ấn Độ đang đưa ra gói thầu mua hệ thống phòng không tầm thấp mới để trang bị cho quân đội. Nước này dự định mua 52 xe chiến đấu, cùng với đó là xe hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt trang bị đủ cho 2 trung đoàn tên lửa phòng không tầm thấp.
Tên lửa 9M331 của hệ thống Tor-M2KM đạt tầm bắn 12km, diệt mục tiêu độ cao 6km.

Chương trình phát triển module chiến đấu tự hành 9A331MK-1 được bắt đầu từ giữa năm 2012. Từ tháng 6-8 năm nay, nhà phát triển đã tiến hành thử nghiệm cơ khí và hệ thống lái (xe TATA) để chuẩn bị cho các cuộc bắn thử nghiệm.
Mỗi module chiến đấu 9K331MKM Tor-M2kM trang bị 2 module 9M334 Zenitniy Raketniy Modul chứa tên lửa phòng không. Mỗi module lắp 4 tên lửa phòng không tầm thấp 9M331 phóng theo phương thẳng đứng (dùng kiểu phóng lạnh, tên lửa được đưa ra khỏi bệ phóng cách 20m trước khi động cơ chính kích hoạt).
Đạn tên lửa 9M331 nặng 167kg, dài 2,9m, đường kính thân 235mm, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 15kg, dùng động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 12km, độ cao diệt mục tiêu 6km, phương thức dẫn đường vô tuyến.
Hệ thống này cao lênh khênh thì di chuyển vào chỗ khó thế nào nhỉ?
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hệ thống này cao lênh khênh thì di chuyển vào chỗ khó thế nào nhỉ?
Em thấy nếu đem con này vào việt nam thì cũng khó mà di chuyển, do vướng dây điện quá nhiều
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em thấy nếu đem con này vào việt nam thì cũng khó mà di chuyển, do vướng dây điện quá nhiều
Khi gập rada xuống thì nó cao 5.1m vậy là mấy chú Nga không tham khảo chiều cao các cầu vượt ở VN rồi.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Khi gập rada xuống thì nó cao 5.1m vậy là mấy chú Nga không tham khảo chiều cao các cầu vượt ở VN rồi.
Nếu VN có ý định mua loại này chắc sẽ bảo gấu nga hạ thấp độ cao thoai mờ:)):))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp Pantsir-S1: Thay đổi hệ thống phòng không hiện đại

(Vũ khí) - Trước nguy cơ trừng phạt quân sự của Mỹ và các nước đồng minh vào Syria, khi các tổ hợp vũ khí S- 300 của Nga vẫn chưa được chuyển giao, để bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự, căn cứ quân sự và vũ khí, khí tài, quân đội ông Bashar al-Assad đặt mọi hy vọng vào lá chắn cuối cùng là tổ hợp Tên lửa – pháo phòng không “Pantsir – S1”, vũ khí phòng không tầm thấp có khả năng phòng thủ những đòn tấn công của vũ khí chính xác như tên lửa hành trình, bom điều khiển.

Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không bảo vệ hệ thống tên lửa tầm xa S-300

Vào những năm 1980-x, một bước đột phá mới đã thay đổi hệ thống phòng không Nga. Tổ hợp vũ khí phòng không tầm xa S-300, thay thế các tổ hợp S-75 và S-200 đã lỗi thời, được đưa vào biên chế cho quân đội. Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia phòng không Liên xô, các tổ hợp S-300 sẽ là mục tiêu chủ yếu của các tên lửa hành trình và các máy bay chiến đấu bay ở độ cao thấp. Theo sơ đồ chiến thuật, các trung đoàn và các lữ đoàn S-300 được bảo vệ bởi lực lượng phòng không tầm thấp.

Kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam và các cuộc chiến tranh khác là các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina được bảo vệ bởi xe súng tự động phòng không ZSU-23-4 "Shilka" các trận địa pháo tự động phòng không 57mm S-60, các phân đội tên lửa vác vai Strela và các trận địa súng máy phòng không 12,7mm, 14,5 mm, 23mm, nhưng sơ đồ chiến thuật này thực sự không phù hợp trong chiến tranh hiện đại do thiếu tính cơ động và dễ dàng bị đối phương tập trung hỏa lực có độ chính xác cao tiêu diệt.

Đến năm 1994, tổ hợp kiểu module pháo – tên lửa phòng không "Pantsir-S" ra đời. Lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ là khách hàng đầu tiên của tổ hợp "Pantsir-S". Theo yêu cầu đặt hàng, tổ hợp "Pantsir-S" sẽ có nhiệm vụ tạo lá chắn phòng không bảo vệ các tổ hợp tên lửa tầm xa cơ động (S-300, S-400 và các tổ hợp khác phát triển sau này).

Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir – S1

Các tổ hợp Pantsir-S1 tham gia chiến đấu trong đội hình các đơn vị phòng không có biên chế S- 300, trở thành là chắn thép bảo vệ chắc chắn các tổ hợp tên lửa tầm xa ngăn chặn các đòn tấn công của các phương tiện bay tầm thấp như các tên lửa hành trình, các loại vũ khí chính xác và máy bay tàng hình tầm thấp.

Sự xuất hiện của Pantsir-S1 đã làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu biên chế tổ chức các đơn vị phòng không quân đội Nga. Vào năm 2009, lực lượng không quân Nga tổ chức 30 đơn vị phòng không mới, bao gồm các trung đoàn tên lửa phòng không và tác chiến điện tử, được mang tên là “Lữ đoàn phòng không và phòng thủ vũ trụ” (VKO).

Trong biên chế vũ khí trang bị của Lữ đoàn VKO được tăng cường Pantsir-S1. Theo đánh giá của bộ tư lệnh lực lượng Không quân và Bộ tổng tham mưu Liên bang, mỗi lữ đoàn VKO cần có khoảng 100 tổ hợp. Quá trình kiện toàn vũ khí trang bị sẽ kết thúc vào năm 2020. Tính từ những năm 1980-x, khi Bộ quốc phòng Liên xô đặt hàng Pantsir-S, những quan điểm tác chiến và các loại vũ khí tấn công đường không đã có những thay đổi căn bản.

Chuyên gia quân sự Anton Lavrov nhận xét: Tầm xa tiêu diệt mục tiêu của các loại bom dẫn đường và định vị vệ tinh GPS như JDAM có thể đạt đến 70–100 km, các loại vũ khí chính xác khác, trang bị các đầu đạn tự dẫn laser và radars, có thể tấn công trên khoảng cách thấp nhất là 20 km. Để tiêu diệt các máy bay tiêm kích mang tên lửa là nhiệm vụ của các tổ hợp tên lửa như S-300, S-400, có tầm bắn xa trên 100 km, các tổ hợp tên lửa này sẽ được bảo vệ bằng các khẩu đội Pantsir-S1, có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa hành trình, bom và tên lửa có điều khiển phóng từ máy bay và các máy bay không người lái.

Tổ hợp Pantsir-S1 trên khung gần BAZ-6909-019 dòng xe "Voschina-1"

Hiện nay, máy bay không người lái Mỹ MQ-9 Predator mang theo tên lửa có điều khiển Hellfire và bom tự dẫn trong chiến tranh hiện đại nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với các máy bay tiêm kích mang tên lửa và máy bay cường kích mang bom. Các tên lửa hành trình phóng từ trên biển, được dẫn đường bằng hệ thống NAVSTAR và GPS có trần bay thấp và độ chính xác rất cao. Được biên chế Pantsir-S1, các lữ đoàn VKO sẽ bảo vệ vững chắc các khu vực mục tiêu quan trọng.

Pantsir-S liên kết phối hợp cùng với các tổ hợp tên lửa tầm xa tạo thành một lá chắn phòng không đa tầm mà trong đó, S- 300 và S- 400 sẽ tiêu diệt các máy bay tiêm kích, cường kích hoạt động ở tầm xa, Pantsir-S bảo vệ các tổ hợp tên lửa phòng không, tiêu diệt các vũ khí tấn công tầm thấp trong khu vực mục tiêu bao gồm cả tên lửa hành trình và bom điều khiển.

Tổ hợp Tên lửa – pháo phòng không chiến trường.

Các lực lượng bộ binh khác cũng thực sự quan tâm đến hệ thống phòng không chiến trường được trang bị Pantsir-S1. Lục quân đã quá quen thuộc với các tổ hợp phòng không "Tunguska" với hiệu quả phòng không của nó qua các cuộc diễn tập bắn đạn thật, trong khi đó chưa có các tổ hợp Pantsir-S trên thân xe bánh xích.

Điều đó khiến các sĩ quan phòng không cao cấp của lục quân chưa hài lòng. Khác với các tổ hợp phòng không của Không quân, do điều kiện chiến đấu thực tế của các đơn vị tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới hoạt động trên các địa hình phức tạp, các phương tiện đòi hỏi có khả năng hoạt động trên mọi địa hình, do đó tất cả các phương tiện phòng không của lục quân như "Strela-10", "Buk-M1”,” S-300V”. đều được lắp đặt trên các thân xe bánh xích, chỉ duy nhất có tổ hợp tên lửa "Osa-AKM" lắp đặt trên xe bánh hơi.

Giai đoạn hiện nay, tại quân khu Trung tâm Nga, đang thử nghiệm một lữ đoàn bộ binh cơ động phản ứng nhanh, trang bị chủ yếu là xe thiết giáp bánh hơi và xe vận tải. Ưu thế đặc trưng của phương tiện là có thể hành quân với tốc độ rất cao, hơn hẳn các đơn vị bộ binh cơ giới hạng nặng được biên chế xe tăng, xe bộ binh cơ giới bánh xích và các pháo tự hành.

Phiên bản Pantsir-S1 trên xe bánh xích

Bộ tư lệnh quân khu Trung tâm cho rằng, lực lượng phòng không chiến trường cần được trang bị các tổ hợp Pantsir-S1, các tổ hợp pháo – tên lửa phòng không này đang được chuyển từ xe KamAZ bốn cầu sang xe "Voschina" do nhà máy Bryansk sản xuất. Các xe "Voschina" có tính năng cơ động trên địa hình phức tạp không thua kém gì xe cơ giới bánh xích. Trước những nhu cầu của Lục quân, khoảng 2 -3 năm sau, sẽ có các tổ hợp Pantsir-S1 cơ động trên mọi địa hình.

Không chỉ có lục quân, lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không cũng mong muốn được trang bị Pantsir-S, yêu cầu của lực lượng đổ bộ đường không là Pantsir-S1 phải được lắp đặt trên xe bánh xích và quan trọng hơn cả là có khả năng đổ bộ bằng dù. Trên thân xe KamAZ Pantsir-S không đưa được vào khoang chở hàng của máy bay IL – 76 và máy bay vận tải tương lai IL – 476.

Kinh nghiệm các cuộc diễn tập ở vùng Viễn Đông cho thấy, các xe Pantsir-S1 đã gấp xếp các thiết bị ngắm bắn và các tổ hợp phóng tên lửa hoàn toàn có thể chui lọt vào khoang của IL -76. Nhưng để đổ bộ tổ hợp bằng dù cần có một kiểu thân xe khác đặc biệt hơn. Giải pháp tối ưu nhất là lắp các tổ hợp đó lên các thân xe bánh xích kiểu như các xe BMD.

Theo đánh gia của Bộ tư lệnh lực lượng đổ bộ, Pantsir – S1 có khả năng tiêu diệt không những các máy bay trực thăng, máy bay không người lái, mà còn có thể bảo vệ lực lượng trước những đòn tấn công của vũ khí chính xác. Do đó cần trang bị cho lực lượng các phiên bản đổ bộ của tổ hợp “Pantsir – S1”

Cận cảnh vũ khí của Pantsir-S1

Thiết kế của Pantsir – S1 không phức tạp trong việc chuyển đổi phương tiện mang, các nhà thiết kế Tula đang nỗ lực triển khai mẫu thử nghiệm theo yêu cầu của Lục quân và bộ đội đặc nhiệm đổ bộ đường không. Theo tuyên bố của các nhà sản xuất, sau năm 2015, những chiếc Pantsir – S1 dành cho bộ binh trên chiến trường sẽ sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.

Lá chắn hải quân

Phương án lắp đặt Pantsir – S1 trên các chiến hạm bắt đầu được đề xuất từ năm 2010, khi các tổ hợp được chuyển giao cho Lực lượng phòng không của Không quân. Từ những năm 1970-x, đã có những ý kiến khẳng định, khả năng phòng thủ tầm gần tốt nhất cho các chiến hạm có lượng giãn nước khác nhau là các tổ hợp “Tên lửa – súng phòng không”.

Theo thông báo của giám đốc tập đoàn sản xuất vũ khí chính xác Tula Dmitry Konoplyev, tổ hợp Tên lửa – pháo phòng không phiên bản dành cho Hải quân mang tên là “Pantsir – M” đang được thiết kế và chế tạo mẫu thử nghiệm. Các tổ hợp "Pantsir-M" sẽ được lắp đặt trên các khu trục hạm được hiện đại hóa và trên các tàu chống ngầm của Hải quân đồng thời dành cho xuất khẩu.

Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không “Pantsir-S1” với các phiên bản khác nhau

Mặc dù “Pantsir – S1” đã có được những tính năng kỹ chiến thuật có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại vũ khí và phương tiện bay tầm thấp, nhưng những nhà sản xuất Tula vẫn không dừng lại, trong triển lãm hàng không Moscow năm ngoái có trưng bày xe chỉ huy và đài radar cơ động dành cho khẩu đội “Pantsir – S1” đã được trang bị cho lực lượng phòng không Nga.

Hơn nữa, tổ hợp Tên lửa – pháo phòng không Pantsir – S1 đã có thêm được một phương tiện yểm trợ hỏa lực là tổ hợp xe tên lửa chống tăng "Kornet-EM". Bằng giải pháp tích hợp điều khiển và chia xẻ thông tin, "Kornet-EM" có thế nhận được tọa độ mục tiêu từ “Pantsir –S1” và tiêu diệt các máy bay trực thăng chiến đấu, các máy bay trinh sát không người lái của đối phương ở tầm gần.

Theo các chuyên gia quân sự - địa chính trị, khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần, do tình hình diễn biến phức tạp, có thể là thị trường nhập khẩu các tổ hợp Pantsir – S1 đầy hứa hẹn. Các tổ hợp Tên lửa – pháo phòng không tầm gần với năng lực đánh chặn các loại vũ khí tiến công tầm xa chính xác, sẽ có mặt trong tất cả các quân binh chủng của lực lượng vũ trang nhiều nước trên thế giới.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Loại này hôm trước báo chi la ùm beng lên là có lổi rồi mờ, sao giờ lại thấy khen mạnh thế nhờ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ thay hệ thống Patriot gần biên giới Syria (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Mỹ sẽ điều hệ thống tên lửa Patriot mới tới khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria thay cho hệ thống cũ. Mỹ điều “ngày tận thế” E-4B tới Thổ chuẩn bị đánh Syria? Trung Quốc "vỡ mộng" bán S-300 nhái cho Thổ Nhĩ Kỳ Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ Bộ tổng tham mưu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Mỹ sẽ thay đổi hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Patriot tại khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Theo tuyên bố này, ngày 10/11 một tàu vận tải của Mỹ chở hệ thống Patriot mới đã cập cảng İskenderun, phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, hệ thống mới được vận chuyển đến tỉnh Gaziantep, là nơi triển khai hệ thống Patriot. Nguồn tin cho biết thêm rằng, hệ thống Patriot được thay thế sẽ được trả về Mỹ vào ngày 8/12. Hiện vẫn chưa rõ biến thể Patriot nào được triển khai mới ở biên giới Thổ - Syria và lý do tại sao lại diễn ra việc này. Ảnh minh họa. Tháng 12/2012, Hội nghị Ngoại trưởng NATO chính thức phê chuẩn yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định triển khai hệ thống Patriot tại khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, để ngăn chặn cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra từ Syria. Các nước Đức, Hà Lan và Mỹ đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 2 hệ thống Patriot và được triển khai tại các tỉnh Adana và Kahramanmaraş ở phía Nam, và tỉnh Gaziantep phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 16/2/2013 toàn bộ những hệ thống chống tên lửa này hoàn thành việc triển khai và bước vào giai đoạn sẵn sàng chiến đấu. Mới đây, một quan chức NATO cho biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi công hàm cho NATO yêu cầu gia hạn thời gian triển khai hệ thống chống tên lửa Patriot thêm một năm tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông này cho rằng, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương - cơ quan quyết sách của NATO sẽ đánh giá định kỳ tình hình triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa và tình trạng thực hiện nhiệm vụ. Ông nói thêm rằng, những mối nguy hiểm và đe dọa mà Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt vẫn rất nghiêm trọng.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thay tên lửa đánh chặn?, hình thức quảng cáo và điều kiện để Thổ mua vũ khí của mẽo thay vì mua của trung quốc và nga thôi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa Sling David

(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Israel đã tiến hành thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng thủ mới Sling David, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tầm trung.



Theo AP, việc thử nghiệm tổ hợp tên lửa, đây là lần thứ thứ hai liên tiếp trong chương trình của dự án, cuộc thử nghiệm được cho là thành công.

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Israel hy vọng tổ hợp tên lửa mới Sling David, được quân đội nước này ví như “cây đũa thần” sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang trong năm 2014 sau khi nó bắt đầu được sản xuất loạt.
Đồ họa tên lửa Sling David Bộ Quốc phòng Israel không đưa ra bất cứ tham số kỹ thuật nào của tổ hợp tên lửa mới. Thế nhưng theo các phương tiện truyền thông, hệ thống tên lửa mới có khả năng đánh chặn các tên lửa của đối phương từ khoảng cách từ 70-300 km (theo thông tin khác, trong khoảng 40-200 km).

Như vậy, Sling David có khả năng đánh chặn các tên lửa có thể được phóng đi từ Syria và Lebanon, hai nước đang sở hữu những tên lủa tầm trung.

Các nhà phát triển Rafael, Elta, Ebit của Israel và Raytheon của Mỹ hy vọng Sling David sẽ bù đắp vào khoảng trống còn lại trong hệ thống phòng thủ của Israel, giữa hệ thống tên lửa phòng thủ Iron Dome có khả năng đánh chặn các phương tiện bay đến 70 km và tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 400-2000 km.

“Cuộc thử nghiệm thành công, đây là mốc quan trọng trong sự phát triển tên lửa Slinh David, nó làm cho Israel tự tin hơn trong khả năng phòng thủ chống lại các mối đe doạ đang nổi lên bởi các tên lửa đạn đạo”, trích thông báo của Bộ Quốc phòng Israel.

Được biết, vụ thử đầu tiên của tổ hợp tên lửa Slinh David được diễn ra vào tháng 11/2012, chỉ vài ngày sau khi lệnh ngừng bắn được áp đặt nhằm chấm dứt 8 ngày giao tranh giữa Israel và palestine ở Dải Gaza.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tác chiến điện tử Việt Nam trong chiến tranh công nghệ cao

(Vũ khí) - Tác chiến điện tử (TACT) — tập hợp các hoạt động tác chiến theo mục tiêu, nhiệm vụ, vị trí và thời gian hoạt động của các đơn vị, phân đội thuộc lực lượng TCĐT nhằm mục đích phát hiện, làm rõ hệ thống điều hành tác chiến và các trang thiết bị điều hành tác chiến, tính năng kỹ chiến thuật hoạt động của các phương tiện hỏa lực đối phương (tên lửa, bom điều khiển), chiếm đoạt thông tin và quyền điều khiển, chế áp điện tử. Đồng thời bảo vệ môi trường điện từ cho hệ thống và các phương tiện, khí tài điều khiển binh lực, vũ khí trang bị quân ta, chống chế áp điện tử và trinh sát điện tử của địch.



Các hình thức và phương pháp tiến hành trinh sát và gây nhiễu Trong kế hoạch đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xâm hại chủ quyền, lợi ích của quốc gia, ngăn chặn xung đột và chiến tranh, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị quân sự và khoa học công nghệ, các cơ quan lãnh đạo quốc phòng các nước có sự quan tâm rất lớn đến các hoạt động trinh sát điện tử. Các nguyên tắc tiến hành trinh sát điện tử trong giai đoạn ngày nay bao gồm có:
- trinh sát toàn cầu, có trọng tâm – trọng điểm;
- liên tục tiến hành các hoạt động trinh sát;
- sử dụng tổng hợp tất cả các loại hình và các phương tiện khí tái trình sát;
- luôn luôn liên kết phối hợp với các cơ quan trinh sát của các nước bạn.
Các loại hình trinh sát điện tử:
1- Theo các phân loại các tổ hợp khí tài trinh sát: Trinh sát điện tử; trinh sát quang điện tử; trinh sát thủy âm; trinh sát siêu âm; trinh sát địa chấn; trinh sát phóng xạ; trinh sát hóa học; trinh sát từ trường.
2- Theo tính chất và mục đích sử dụng của các thông tin thu thập: chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ; khí tượng; thủy văn môi trường, tài nguyên khoáng sản. Trong khuôn khổ bài viết chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng.
3- Trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, trinh sát điện tử có thể theo nhiệm vụ: Chiến lược quân sự; trinh sát điện tử cấp chiến dịch và trinh sát điện tử cấp chiến thuật.
4- Theo những kênh thu thập thông tin: Tình báo trinh sát; Sử dụng kỹ thuật công nghệ; Lực lượng trinh sát quân sự; Các nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5- Theo các phương tiện mang trang thiết bị, khí tài trinh sát điện tử: Vũ trụ; hàng không; Mặt đất; trên biển và dưới biển.
Mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống thông tin quân đội là hệ thống thông tin và điều khiển học sóng radio trên mọi dải tần số và hệ thống thông tin kỹ thuật số truyền tín hiệu vô tuyến. Tất cả các hệ thống thông tin và hệ thống kỹ thuật số vô tuyến cấu thành lên mạng lưới điều hành quân đội và điều hành tác chiến trong chiến tranh hiện đại.
Các phương tiện và khí tài trinh sát cũng tập trung khai thác chủ yếu các nguồn thông tin đã nêu. Các nguồn thông tin và mạng lưới thông tin hữu tuyến thông thường cần có biện pháp thâm nhập và các trang thiết bị đặc biệt.
Gây nhiễu điện tử chủ động – sóng điện từ gây nhiễu
Sóng nhiễu điện từ trường là các loại sóng điện từ trường trên các tần số tín hiệu không mang các thông tin hữu ích. Các sóng nhiễu điện từ trường bóp méo và che chặn các thông tin hữu ích, gây khó khăn cho việc xử lý thông tin, làm gia tăng các lỗi và sai lệch các thông tin được truyền đi theo các kênh truyền thông radio.
Nguồn phát sóng nhiễu điện từ trường có thể là tự nhiên “ từ bầu khí quyển trái đất, bão tuyết, bức xạ nhiệt trái đất và bức xạ nhiệt mặt trời). sóng nhiễu điện từ cũng có thế phát xuất từ các nguồn gốc nhân tạo như (công nghiệp, các trạm điện năng hoặc các trạm có chức năng khác nhau..).
Sóng nhiễu nhân tạo có thể được tạo ra có chủ ý và không có chủ ý, theo hình thức tạo thành có thể là: chủ động, xuất phát từ các đài trạm nguồn đặc biệt phát sóng nhiễu điện từ hoặc thụ động, xuất hiện những xung phản xạ từ các nguồn phát sóng radio định hướng đập vào vật gây nhiễu (các băng dây kim loại) hoặc các vật thể, vật chất trong môi trường.
Đài gây nhiễu chủ động SPN – 30M Các sóng gây nhiễu có mục đích có thể phân loại thành: định hướng, ngăn chặn, quét và lướt. Các sóng gây nhiễu định hướng thường chiếm các dải tần số hẹp, không vượt quá 2 – 3 lần dải tần số mà đầu thu tín hiệu nhận hiệu quả nhất, sóng nhiễu ngăn chặn là sóng nhiễu được phát bao trùm toàn bộ phổ băng tần rộng, tần số được phát cao phổ tần số đầu thu của đối phương từ hàng chục cho đến hàng trăm lần.
Phát sóng gây nhiễu dạng quét được tiến hành trong một dải tần số rất rộng, trên cả khu vực cần phải gây nhiễu và không cần phải gây nhiếu. Phát sóng gây nhiễu dạng lướt được hình thành trong quá quá trình chỉnh tần số phát trong một khoảng tần số hẹp trên một dải tần số rất rộng.
Theo tính chất thời gian, nhiễu có thể được phát liên tục hoặc phát theo các chùm xung có công suất rất lớn, theo tính chất điều tiết phát xung có thể phát sóng gây nhiễu không điều tiết hoặc phát sóng gây nhiễu có điều tiết về biên độ, tần số và pha có thể theo quy luật hoặc sóng gây nhiễu được điều tiết một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Gây nhiễu điện từ thụ động – phản xạ xung radio
Gây nhiễu thụ động bằng các xung phản xạ điện từ trường – âm thanh là kết quả của các sóng điện từ radar – siêu âm (sonar) khi gặp các vật chất phản xạ lại (môi trường, khói, các tấm phản xạ hoặc các hạt các băng dây kim loại có tính chất phản xạ hoặc tán xạ ngược) các sóng tán xạ hoặc phản xạ radars – siêu âm sẽ tạo lên môi trường nhiễu loạn tín hiệu. Nhiễu phản xạ thụ động chỉ có hiệu quả với các đầu thu tin hiệu sóng radar – sonar ở chế độ phát chủ động.
Gây nhiễu thụ động chống tên lửa trên biển Các vật liệu phản xạ có thể là bất cứ vật liệu nào có tính phản xạ điện từ trường, có thông số kỹ thuật điện từ trường khác với môi trường xung quanh, ở Việt Nam, Mỹ đã sử dụng các băng dây kim loại lưỡng cực có tính phản xạ rất cao để tạo thành các đám mây nhiễu thụ động.
Đối với các phương tiện có đầu dẫn radar – siêu âm, các cường quốc nước ngoài đã sử dụng các đầu đạn mang các chất cháy có thể tạo ra các đám khói mù bức xạ nhiệt trên diện rộng, hoặc sử dụng các đầu đạn gây nhiễu thụ động bằng các sợi băng lưỡng cực nhằm che phủ mục tiêu.
Sử dụng các vật liệu phản xạ có thể tạo ra các vật thể phản xạ radar xung quanh các mục tiêu bảo vệ, các khối phản xạ thường có hình lập phương hoặc có cạnh góc vuông, có tác dụng phản xạ ngược sóng radio. Một hệ thống các khối phản xạ thụ động có thể hoàn toàn che kín mục tiêu trước các đầu đạn tự dẫn bằng radar chủ động.
Với các khối phản xạ này, có thể che chắn hoặc mô phỏng trên màn hình radar các mục tiêu như cầu, khu công nghiệp hoặc các mục tiêu cố định khác nhau. Để chống lại các đầu tự dẫn radar – hồng ngoại, công nghệ quân sự còn sử dụng một thiết bị nữa là kính phản xạ Lyneberga có chức năng phản xạ ngược các sóng điện từ trường phát xung chủ động.
Sơ đồ nguyên lý quả cầu kính phản xạ sóng điện từ Lyneberga Một trong những giải pháp được hình thành từ thời chiến tranh Việt Nam đến nay vẫn được duy trì và phát triển mạnh là các anten radar phản xạ ngược lại các nguồn phát sóng radars chủ động.
Song hành cùng với các trang thiết bị, khí tài chế áp điện tử, kinh nghiệm cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Hà Nội đã làm xuất hiện hàng loạt những khí tài mồi bẫy các đầu đạn tự dẫn radars – hồng ngoại và các trang thiết bị nghi binh.
Những bộ khí tài này có thể phát ra các nguồn tín hiệu hồng ngoại, sóng radio hoặc sóng radio – điện từ trường của radar. Một số các loại khí tài nghi binh có khả năng phát xung radar chủ động tương tự như radars chiến đấu hoặc có thể cơ động hành tiến trong đội hình.
Các phương tiện chiến đấu hiện đại như chiến hạm, xe tăng, xe bộ binh cơ giới, các phương tiện bay đều được lắp đặt các thiết bị tạo mồi bẫy hồng ngoại, các vũ khí tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không được trang bị các thiết bị giả lập mục tiêu quang điện tử - radar. Các bộ khí tài giả lập cũng được lắp đặt trên các chiến hạm quân sự và các mục tiêu kinh tế dân sự quan trọng.
Tổ hợp nghi binh S-300 Nhằm vô hiệu hóa hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường quán tính, các nhà khoa học quân sự Belarusia đã chế tạo các thiết bị ứng dụng nhằm mục đích gây nhiễu các tín hiệu từ vệ tinh. Các bộ khí tài này có tên là Optima – 3 và Tuman – 2.
Hai bộ khí tài này có thiết kế rất đơn giản, gọn nhẹ và tiện dụng, có thể lắp đặt trên mọi phương tiện khác nhau và có tầm gây nhiễu xa đến 130 km. Bộ thiết bị này đã được Iran sử dụng để gây nhiễu hệ thống GPS của máy bay trinh sát UAV RQ -170 hiện đại nhất của Mỹ và bắt sống chiếc máy bay này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử - truyền thông và thông tin, số lượng các phương tiện, khí tài, trang bị hiện đại phát triển rất mạnh với những tính năng kỹ chiến thuật của các đài, trạm thu phát thay đổi rất ngẫu nhiên.
Hầu như mỗi nước khi phát triển hệ thống điều hành tác chiến, điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc đều đưa ra những thông số kỹ chiến thuật phù hợp với riêng mình, có khả năng lọc được nhiễu trong điều kiện tác chiến phức tạp của điện từ trường.
Chính vì vậy các bộ khí tài tác chiến điện tử, gây nhiễu thông thường phải có công suất lớn, có dải tần số hoạt động rất rộng, các tính năng kỹ chiến thuật của các đài phát gây nhiễu cũng chứa nội hàm biến đổi ngẫu nhiên các tính năng kỹ thuật của sóng gây nhiễu, hình thức và phương pháp cũng hoàn toàn tính theo biến số và quy luật ngẫu nhiên.
Ngoài ra, cần phải tính đến đối với các siêu cường có khả năng phát triển các trang thiết bị điện tử mạnh như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Nga, số lượng các thiết bị điện tử và khí tài TCĐT tăng gấp đôi trong vòng từ 3 – 5 năm.
Thông thường, xu hướng phát triển và hoàn thiện trang thiết bị điện tử thông tin liên lạc có độ nhạy độ ổn định cao trong một số nhóm tần số ổn định, phát triển các thiết bị điều biến thông tin liên lạc hiện đại có khả năng tự động hóa cao hoặc các thiết bị phi điều biến một cách ngẫu nhiên, cho phép co hẹp lại phổ tín hiệu truyền phát và tăng cường khả năng chống nhiễu, hoàn thiện và số hóa (digital) chế độ điều khiển tần số phát. Phát triển các hệ thống radars với không gian thu phát mở rộng và lực chọn phân cực đầu thu.
Những phát triển về công nghệ buộc các loại trang thiết bị TCĐT phải hoàn thiện cả về công nghệ, tăng cường về công suất và hoàn thiện phương pháp gây nhiễu đối phương, số hóa hệ thống các đài phát gây nhiễu và tăng cường các hình thức, các phương thức gây nhiễu chủ động hoặc thụ động.
Hệ thống phòng thủ TCĐT và đồng bộ hóa hệ thống tác chiến điện tử - yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh hiện đại trong giai đoạn gần đây cho thấy, để thực hiện các cuộc chiến tranh chớp nhoáng, các cuộc xung đột khu vực. Đối phương thường sử dụng các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh có độ chính xác cao như tên lửa hành trình – có tính năng tương tự hoặc mạnh hơn tên lửa Tomahawk, bom có điều khiển (các loại bom như GBU-31 JDAM), các loại tên lửa có điều khiển tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất như AGM-84E SLAM, hoặc các loại tên lửa phòng từ tàu ngầm UGM Tomahawk với số lượng rất lớn, từ vài trăm cho đến hàng nghìn đầu đạn trong mỗi đợt tập kích.
Các đòn tiến công có thể diễn ra từ nhiều hướng, nhiều chiều khác nhau từ đất liên, trên không, trên biển và dưới biển. Hầu hết các loại vũ khí đều được trang bị các thiết bị điều khiển học, bao gồm các hệ thống: dẫn đường quán tính, hệ thống nhận biết địa hình đường bay, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống theo dõi và nhận dạng mục tiêu quang điện tử.
Các mục tiêu cần tấn công đã được xác định tọa độ, hình ảnh nhận diện, các mục tiêu quan trọng như các phương tiện hỏa lực trên biển, trên đất liền (chiến hạm, các trạm đài radars, hệ thống tên lửa phòng không, chống tàu, đạn đạo, các đơn vị chiến đấu và các sở chỉ huy, đồng thời với các mục tiêu kinh tế chính trị quan trọng, các mục tiêu về truyền thông, thông tin, thậm chí các các mục tiêu dân sự như các khu chung cư, tòa nhà cao tầng …) cũng được xác định rõ ràng.
Các đòn tấn công hỏa lực ban đầu với số lượng rất lớn – hàng nghìn đầu đạn có độ chính xác cao các loại thường được tiến hành với mục đích đánh quỵ tiềm năng quốc phòng của đối phương ngay từ giai đoạn đầu tiên, tiêu diệt và vô hiệu hóa lực lượng phòng không – không quân, phá hủy các phương tiện truyền thông đại chúng và phong tỏa bầu trời, mặt biển của đối tượng tác chiến.
Trước, trong quá trình giáng đòn tấn công quy mô lớn, có độ chính xác và sức hủy diệt cao, đối phương thường tiến hành các hoạt động tình báo, trinh sát mục tiêu rất kỹ lưỡng, đồng bộ hóa các kết quả trinh sát – tình báo từ trên vũ trụ, trên không, trên biển, và dưới biển. Song hành cùng với các hoạt động chỉ thị dẫn đường mục tiêu là hoạt động TCĐT trên quy mô lớn với số lượng và công nghệ áp đảo nhằm hoàn toàn chế áp khả năng phản ứng của đối phương.
Trinh sát điện tử
Những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ từ năm 1964 đến 1973 cho thấy. Trinh sát điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng thủ đất nước.
Trong suốt giai đoạn quân đội Mỹ phong tỏa Vịnh Bắc Bộ, các đài radars trinh sát đường không của Việt Nam với sự chi viện thông tin của lực lượng trinh sát và cảnh báo sớm hạm đội Thái Bình dương liên bang Xô viết đã theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của lực lượng không quân – hải quân Mỹ trên Vịnh Bắc bộ, căn cứ không quân Guam và căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan, những hoạt động tác chiến hiệu quả đã đem lại thắng lợi rất lớn trên bầu trời và vùng biển Miền Bắc.
Ngày nay, đất nước đã phát triển, đã có nhiều phương tiện, trang thiết bị khí tài trinh sát được trang bị cho lực lượng trinh sát – tình báo điện tử.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và không để bị bất ngờ. Công tác trinh sát điện tử cần được phát triển lên một tầm cao mới để có thể theo dõi, quản lý bầu trời và không gian biển. Cần kết hợp các hệ thống quản lý điện tử bầu trời vào mặt nước trong hệ thống đồng bộ, thống nhất theo nguyên tắc “quản lý tập trung, tổ chức phân tán, cơ động linh hoạt”.
Các phương tiện trinh sát điện tử thường xuyên bao gồm các đài radar thụ động lớp Kolchuga, Vega, Tamara của Cộng hòa Séc, đài radar trinh sát điện tử Radar phòng không RV-01/Vostock-E; Valeria và các loại đài radar, các trạm sonar quân sự hoặc lưỡng dụng thông thường khác. Đây là những hệ thống radars trinh sát điện từ đã được thử thách qua nhiều thời kỳ phát triển, đáp ứng được yêu cầu tác chiến của chiến tranh hiện đại.
Do vị trí vô cùng quan trọng của biển trong điều kiện hiện nay, khi tình hình trên biển luôn có những biến động bất ngờ, có sự hiển diện quân sự của nhiều lực lượng hải quân của các cường quốc, nhu cầu cấp thiết là xây dựng hệ thống trinh sát trên biển và hải đảo cấp quốc gia.
Truyền thống bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam luôn lấy sức mạnh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân làm nòng cốt.
Do đó, nhiệm vụ trinh sát tình báo trên biển sẽ là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó, lực lượng hải quân cần có những phương tiện trinh sát hiện đại. Đó là các tàu trinh sát điện tử đa nhiệm, được trang bị các loại phương tiện và khí tài hiện đại có khả năng trinh sát điện tử trên không, trên biển và dưới biển.
Song song cùng với việc xây dựng đội tàu trinh sát điện tử đa nhiệm, việc phát triển các máy bay không người lái các kích thước với các nhiệm vụ trinh sát điện tử cũng là một xu hướng phát triển mạnh mẽ và phù hợp với khả năng khoa học công nghệ trong nước, kết hợp tốt với các máy bay trinh sát và tuần biển của lực lượng cảnh sát biển hình thành nòng cốt của lực lượng TCĐT trên biển lớn.
Radar phòng không RV-01/Vostock-E Hệ thống các trạm radar trên hải đảo, trên bờ biển kết hợp với các tàu trinh sát điện tử trên biển lớn, các hạm độ tàu chiến đấu, lực lượng cảnh sát biển, lực lượng máy bay trinh sát tuần biển và máy bay không người lái được kết nối với một trung tâm chỉ huy điều hành các hoạt động tác chiến điện tử kỹ thuật số hoạt động ngày đêm hình thành một hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, đáp ứng yêu cầu tình báo – trinh sát tình huống, thống kê số liệu, đánh giá và nhận định tình hình và đặc điểm của không gian phòng thủ biển và bờ biển, từ đó đưa ra những đề xuất định hướng nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột và chiến tranh, đồng thời đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nghe nói Bulava của Nga lại dừng cho đến 2014, sao không ai nói về vụ này nhẩy ?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Lỗi về lập trình phần cứng dẫn đến bị rối loạn 1 cơ cấu thủy lực. Hình như giống challenger
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nghe nói Bulava của Nga lại dừng cho đến 2014, sao không ai nói về vụ này nhẩy ?
Nga công bố nguyên nhân vụ thử tên lửa Bulava thất bại

(Vũ khí) - Sau khi vụ phóng thử tên lửa Bulava của Hải quân Nga hôm 6/9 thất bại, ngày 9/9, quân đội Nga đã công bố nguyên nhân của thất bại trên.



Thông tin trên được tờ hãng tin Interfax dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, theo đó nguyên nhân thất bại của vụ phóng thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) R-30 Bulava-30 là trục trặc của hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy trong động cơ tầng 2 trên tên lửa. Theo nguồn tin trên, nguyên nhân này đã được phát hiện rất sớm ngay sau khi vụ phóng thử thất bại.
Cuộc thử nghiệm ngày 6/9 của Hải quân nga nằm trong giai đoạn thử nghiệm quốc gia thứ 2, và tàu ngầm nguyên tử lớp Borey Alexander Nevsky đã tham gia phóng thử SLBM Bulava.
Tuy nhiên đáng tiếc là đạn tên lửa được phóng thuộc lô chế tạo đầu tiên không được lắp các cảm biến cung cấp thông tin về tình trạng đạn và Hải quân Nga muốn kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống phóng tên lửa tự động trên tàu ngầm lớp Borey.
Tên lửa Bulava được phóng từ tàu ngầm trong một lần thử nghiệm Trong vụ phóng thử trên, tàu ngầm Alexander Nevsky nhận lệnh trực tiếp từ Trung tâm chỉ huy chiến lược Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga. Vụ phóng được thực hiện ở Bạch Hải với mục tiêu nhắm tới bãi thử Kura ở Kamchatka. Sau khi nhận lệnh phóng, SLBM Bulava khởi động bình thường, nhưng chỉ 2 phút sau khi phóng, động cơ tầng 2 của tên lửa không hoạt động và nó đã rơi xuống Bắc Băng Dương.
Theo nguồn tin trên, Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập Ủy ban đặc biệt điều tra chi tiết dẫn đến thất bại của vụ phóng tên lửa Bulava do Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov lãnh đạo.
Dự kiến, ủy ban trên sẽ kiểm tra lại toàn bộ thiết kế, quy trình kiểm tra chất lượng, nghiệm thu tên lửa ở nhà máy Votkinsk và các thông tin do trạm radar Daryal ở Pechora thu được về vụ phóng thử. Thời gian điều tra dự kiến sẽ mất khoảng 1 tháng.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, do vụ phóng thử trên thất bại, thời điểm tiếp nhận 2 tàu ngầm lớp Borey là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đã bị hoãn lại. Tuy nhiên nếu vấn đề này được giải quyết sớm, thời điểm tiếp nhận 2 tàu ngầm lớp Borey trên sẽ vẫn như kế hoạch vào cuối năm 2013, đầu 2014.
Uy lực tên lửa ICBM Peacekeeper của Mỹ Với thất bại này, ngoài việc hoãn chạy thử nghiệm hai tàu ngầm trên, Bộ trưởng Shoigu còn phê duyệt quyết định tiến hành 5 vụ phóng thực nghiệm bổ sung đối với tên lửa Bulava nhằm xác định các thông số kỹ chiến thuật.
Alexandr Nevsky và Vlamimir Monomax là hai chiếc đầu tiên được sản xuất hàng loạt thuộc dự án 955 Borey. Theo kế hoạch ban đầu, hai chiếc này sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào cuối năm 2013. Hồi tháng 1/2013, chiếc tàu ngầm Borey đầu tiên là Yury Dolgoruky đã được bàn giao cho Hạm đội Biển Bắc của Nga.
Cả 3 chiếc tàu ngầm lớp Borey nói trên đầu có khả năng mang tối đa 16 tên lửa Bulava-30 có tầm bắn trên 10.000 km. Các tàu này có lượng choán nước khi lặn hoàn toàn là 24.000 tấn. Nga hiện đang đóng tiếp các tàu khác thuộc lớp Borey với khả năng mang tối đa 20 quả tên lửa Bulava.
Tàu ngầm lớp Borey là xương sống của lực lượng tàu ngầm răn đe chiến lược của Hải quân Nga trong tương lai và sẽ thay thế các tàu ngầm Dự án 941 đã lỗi thời (NATO định danh là tàu ngầm Typhoon) và Dự án 667 (NATO định danh là Delta3 và Delta-4).
Tên lửa Bulava là loại tên lửa chiến lược do Viện công nghệ Moscow dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Yury Solomonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Bulava sử dụng nhiên liệu rắn cùng với 2 loại tên lửa liên lục địa phóng từ đất liền RS-12M và RS-24 sẽ là nòng cốt lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.
Tên lửa Bulava có 3 phiên bản là Bulava-M, Bulava-30 và Bulava-47. Mỗi tên lửa dài trên 12m (gồm cả đầu đạn), đường kính 2m và có tổng khối lượng lên tới 36,8 tấn. Tên lửa có thể mang được tối đa 10 khối đầu đạn hạt nhân.
Tới nay, Nga đã tiến hành phóng thử nghiệm Bulava tổng cộng 19 lần, trong đó có 7 lần thất bại hoàn toàn và lần gần đây vào ngày 6/9
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vũ khí bịt mắt thù

8:16 PM, 24/11/2013, Views: 3600 | By Nam Xương

VietnamDefence - Các hệ thống tác chiến điện tử Krasukha có khả năng bảo vệ che giấu các mục tiêu trên một khu vực rộng mấy trăm kilômét vuông trước hoạt động trinh sát vô tuyến điện tử của đối phương.



(gorodbryansk.ru)

Bộ đội Tác chiến điện tử của quân đội Nga đã nhận được một số trạm chế áp điện tử tối tân Krasukha-4. Cùng với các trạm đã cung cấp cho quân đội trước đó là Krasukha-2, chúng có khả năng chế áp các phương tiện tác chiến điện tử bố trí trên vũ trụ, mặt đất và trên máy bay, cũng như các khí tài thông tin liên lạc và chỉ huy/điều khiển của đối phương.

Quân đội Nga đã nhận được 4 trạm Krasukha-4 và đến cuối năm 2013, dự định sẽ nhận thêm một số trạm loại này. Krasukha-4 sẽ được sử dụng để xây dựng các hệ thống chế áp điện tử toàn cầu tinh vi hơn.

Năm 2012, Bộ đội Tác chiến điện tử Nga đã nhận được các trạm Krasukha-2 đầu tiên dùng để chế áp radar trinh sát hàng không lắp trên các máy bay Е-3А, Е-2А, Е-8 Joint Star và các máy bay không người lái như Global Hawk, Predator của Mỹ.

Krasukha-4 (1RL257) là trạm chế áp điện tử dải rộng cấp chiến dịch-chiến thuật, dùng để chế áp bằng nhiễu ồn mạnh các phương tiện trinh sát radar, liên lạc và chỉ huy/điều khiển của đối phương ở toàn dải tần công tác của chúng. Trạm được sử dụng trong thành phần các tổ hợp/hệ thống tác chiến điện tử cùng với các phương tiện trinh sát và chỉ huy/điều khiển. Trạm được lắp trên khung gầm ô tô bánh lốp BAZ-6910 8х8.
Với tầm hoạt động 150-300 km, trạm chế áp điện tử Krasukha có khả năng bảo vệ bộ đội và các mục tiêu khỏi hoạt động trinh sát và tấn công bằng vũ khí chính xác cao trên một diện tích từ 22,5-90 ngàn km2.

Việc phát triển các trạm Krasukha được bắt đầu vào năm 2009 (Nhà thiết kế là Viện thiết kế VNII Gradient, nhà sản xuất là NPO Kvant). Được sản xuất loạt tại Nhà máy BEMZ, thành phố Bryansk từ năm 2011, được nhận vào trang bị quân đội Nga năm 2012.

Trạm chế áp điện tử Krasukha-2 (1L269) được lắp trên khung gầm ô tô bánh lốp 8x8 BAZ-6910-022. Cabin được bảo vệ chống bức xạ siêu cao tần, được trang bị máy điều hòa nhiệt độ và máy sưởi không khí độc lập. Kíp xe đến 7 người. Với trọng lượng toàn bộ 40 tấn, trạm có khả năng chạy trên đường nhựa với tốc độ tối đa 80 km/h, dự trữ hành trình theo nhiên liệu trên xe 1.000 km. Trạm có khả năng vượt hào rộng 1,5 m, dốc đứng đến 30 độ và dốc nghiêng đến 40 độ, hào sâu đến 1,4 m.


Nguồn: Rosinform, 18.11.2013.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Đến khi nào VN mình mới có lợi này nhể các cụ?
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Có con đời đầu rồi cụ ợ. Nga đang chào bán đời mới nhất cho VN rồi. Kg biết kết quả thế nào!

Hàng nhà mềnh đây :))
Nhà mềnh mang ngụy trang kín mít thía này người khác nhìn vào chẳng biết rõ đó là cái gì:-?:-?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top