[CCCĐ] Hành trình về đất Phật - Ấn Độ - Nơi em muốn quay lại nhiều nhiều lần.

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Bồ Tát cũng lao động để có thể hành bố thì mà. Đó là Bồ tát Đạo mợ ạ.
Khi tâm trí sáng suốt cũng tốt cho kinh doanh đấy.
Mợ giúp em vụ kinh doanh đê
 

linhgiadung

Xe buýt
Biển số
OF-84270
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
670
Động cơ
418,114 Mã lực
Website
dxanh.vn
Ấn độ - sông hằng


by Nguyen Hong Linh on Wednesday, February 23, 2011 at 6:27am

Tôi đi trên sông Hằng
Nhìn thấy cảnh hỏa táng
Ôi một kiếp con nguời
Rồi cũng thành hư vô


Cả xác ngừoi nằm đó
Xung quanh là lá hoa
Bông chốc được vứt vào
Một giàn lửa hung tàn


Mùi thịt cháy xèo xèo
Ôi nhà cửa, tiền xe
Có xuống cùng ta không
Hay lúc này ta chỉ


Có lửa và có đất
Có cả bó củi khô
Cần thêm xăng không nhỉ?
Thôi ta cố cháy nhanh
Để vợ con làng xóm
Để người gần người xa
Khỏi xót thương ta nhiều
Về nhanh còn ăn tối.


Sống trên đời nhọc nhằn
Lúc nào cũng bon chen
Cần thứ này, thứ nọ
Có ô tô, nhà đất
Lại muốn cả tài khoản
Ơ ngân hàng xa xôi ( ngân hàng thụy sỹ ý các cụ )



Bao nhiêu năm lam lũ
Cay đắng và tảo tần
Vất vả thêm nhục nhã
Để rốt cuộc rồi cũng
Về với lại hư vô.


Mong cho nguời giác ngộ
Thấy bánh xe luân hồi
Thấy được luật nhân quả
Để tu nhân tích đức
Để sống sao cho phúc
Hưởng lộc cùng cháu con.
 

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Tìm yêu thương
Em về đất Phật xưa.
Tìm thanh thản cuộc đời.
Nếu em đi tìm Phật.
Mong được người giác ngộ
Tìm lấy sự bình yên
Em sẽ tìm chẳng thấy đâu
Dù em đọc vạn kinh pháp.
Đi khắp chốn cùng nơi
Bởi một điều giản dị
Chẳng có Phật ở ngoài.
Phật nằm trong chính em thôi.
Chỉ có em mới biết.
Hạnh phúc và an lành.
Hãy trở về với chính em.
Ngập tràn nguồn an lạc
Em về là Phật của chinh em.

PS: kính gửi các Cụ em chưa upload được file đọc, em sẽ cố gắng sơm nhất Upload để các cụ nghe ợ
 
Chỉnh sửa cuối:

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
BÀI CA TỈNH THỨC CUỘC ĐỜI
Thiền sư Chí Công​
Thích Nhật Từ dịch
Ngược xuôi Nam Bắc, khắp Tây Đông​
Thấy rõ cuộc đời vốn rỗng không​
Trời cũng không và đất cũng không​
Đời người mù mịt ở trong vòng.​
Nhật nguyệt chiếu soi rồi cũng không​
Đến đi qua lại có gì công​
Ruộng vườn đầy ắp còn đâu nữa​
Đổi chủ thay người biết bao lần.​
Vàng cũng không và bạc cũng không​
Chết rồi tay trắng, chẳng theo thân​
Vợ chồng, con cái rồi chia cắt​
Chín suối xa nhau biệt hồng trần.​
Trong Kinh Phật dạy “không là sắc”​
Bát-nhã kinh cho “sắc tức không”​
Sáng ở chỗ này, chiều chỗ khác​
Đời người như thể kiếp “con ong.”​
Hút mật từ hoa luôn bận rộn​
Mệt đừ ruốt cuộc được gì đâu!​
Canh ba chuông đổ, lòng đau thắt​
Trở người, bất giác đã canh năm.​
Tâm tưởng mọi điều bao tính toán​
Hiểu ra mới biết mộng Nam Kha

 

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Em xin lạm bàn thêm về vấn đè Chúng ta đi Chùa để cầu xin hay tu học theo Phật. Lời bài viết theo lời dạy của Hòa thường Thích Thanh Từ giảng tại Giảng tại chùa Sắc Tứ Quan Âm - Cà Mau - 2000. Trong bài em đã cắt đẻ cho gọn và dễ đọc vì bào giảng hơi dài, Mong các Cụ đại xá
Nam mô Bán sư Thích Ca Mâu ni Phật
[FONT=&quot]Bạn đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?[/FONT]
[FONT=&quot]Bạn đi chùa cầu xin Phật cho điều này, cho điều kia, cho đủ thứ hết. Nhưng rốt cuộc rồi tất cả những gì chúng ta xin có được như ý hết không? [/FONT]
[FONT=&quot]"Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?" Khi xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật? Ða số đều cầu xin Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, mợi người quì xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn v.v... như thế là xin hay tu? Thí dụ, khi con cái thi cử, cha mẹ là Phật tử thế nào cũng tới chùa xin Phật gia hộ cho con mình thi đậu. Như vậy các Phật tử được cha mẹ cầu xin đều đậu hết hay vẫn có người rớt? Tại sao cùng xin với nhau, Phật lại cho người đậu, kẻ rớt? Vậy là Phật không công bình rồi. Ðức Phật đối với chúng sanh chỉ một lòng từ bi bình đẳng, thương như con một, không bỏ người nào, tại sao có người xin Phật cho, có người xin Phật không cho? Như vậy vấn đề này chưa thể khẳng định đúng hay sai. Chúng ta tự nghiệm xét những gì chúng ta xin đó, nếu được hết thì chắc rằng Phật tử đều giàu, đều vui vẻ, không ai khổ phải không? Nhưng kiểm lại trong giới Phật tử có giàu hết chưa, có hết khổ hoàn toàn chưa? Nếu Phật cho thì phải cho đều, người này cho thì người kia cũng phải cho. Sao có người xin được, có người xin không được? Chúng ta nghĩ sao về điều này? Cũng như những người gặp tai nạn, cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ, tất cả đều cầu được hay có người được, có người không được? Như vậy Phật và Bồ-tát hình như thương người này, không thương người kia. Nhưng thật ra Phật, Bồ-tát có như vậy không?Tất cả chúng ta do yếu lòng, nhẹ dạ nên gặp tai nạn, gặp khó khăn thì lúc nào cũng ỷ lại. Ỷ lại Phật, ỷ lại Bồ-tát. Cầu xin Phật, Bồ-tát an ủi cứu giúp mình bớt khổ. Nhưng sự thật việc cầu xin đó đâu có gì bảo đảm được trăm phần trăm. Vậy mà tất cả Phật tử chúng ta đi chùa tới đâu cũng xin, cũng cầu. Nếu xin cầu thì không phải là tu, còn tu thì không có cầu xin.[/FONT]
[FONT=&quot]Cũng nói them rang nếu chúng ta có bệnh đi tới phòng khám của bác sĩ. Khi tới phòng khám, lẽ ra phải để cho bác sĩ khám, cho toa, mua thuốc uống. Nhưng có người tới phòng khám chỉ chấp tay nói rằng: "Thưa bác sĩ, bác sĩ cứu giùm tôi cho hết bệnh." Ðó, cứ nằng nằng đòi như vậy. Bác sĩ biết nói làm sao đây? Chắc cũng đầu hàng luôn, không biết sao cứu được. Nếu là người bệnh thì yêu cầu bác sĩ xem bệnh, rồi cho toa chúng ta mua thuốc uống, bệnh mới lành. Chúng ta không chịu cho xem bệnh, không chịu xin toa, mà cứ đòi bác sĩ cho hết bệnh, như vậy bác sĩ biết nói sao đây? Ðó là điều hết sức lầm lẫn.Kế nữa, có người được bác sĩ khám bệnh, cho toa, bảo phải về mua thuốc uống. Nhưng người không chịu mua thuốc, cứ cầm toa đọc hoài, đọc thuộc lòng. Thuộc lòng cái toa hết bệnh không? Chắc rằng không hết. Chỉ khi nào mua thuốc uống thì mới lành bệnh.Chúng ta ngày nay đến với Phật giống hệt như những người bệnh đến với bác sĩ. Không cần bác sĩ khám, không cần bác sĩ cho toa mà cứ chắp tay cầu bác sĩ cứu cho tôi hết bệnh thôi. Ðiều này bác sĩ cũng bó tay. Quí vị đến chùa, cứ xin Phật cho con cái này, cho con cái nọ v.v... thì Phật sẽ ban phước xuống họa thì Ngài cho được không? Nên có người xuyên tạc, như vậy thì Phật bất lực quá, Phật không có khả năng, xin Phật không có kết quả.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong đạo Phật luôn luôn dạy rằng "Phật là một bậc Ðạo sư", là vị thầy chỉ đường cho chúng ta ra khỏi nẻo luân hồi đau khổ, giúp cho chúng ta tránh những hiểm nguy trong cuộc đời này. Phật là người chỉ đường nhưng nếu chúng ta không chịu đi thì lỗi tại chúng ta, chớ không phải lỗi tại Ngài. Ngài không thể cho chúng ta hết khổ đâu. Vì thế có người cho Phật bất lực, nhưng với người biết nghĩ suy, biết nhận định thì chính lời nói đó là lời nói chân thật.[/FONT]
[FONT=&quot]Như các cao tăng đắc đạo, Họ hiểu Phật pháp, chỉ tu để tâm được yên tịnh và chỉ dẫn lại cho mọi người cùng tu. Chứ chính Họ cũng đâu có quyền cho Phật tử được hết bệnh, đâu có quyền cho Phật tử gặp cảnh khổ được hết khổ. Họ chỉ giảng dạy lời Phật cho quí Phật tử hiểu, ứng dụng, dẹp hết các phiền não, đó là Phật tử tu. Nếu tu được thì phiền não sạch, chứ chính Họ cũng không giups gì cho mọi người[/FONT]
[FONT=&quot]Phật đã từng nói “ Phật ở trong mỗi con người”, vậy nếu có cơ duyên biết đến Phật giáo, hành trì theo giáo lý Nhà Phật, chúng ta đã là con của Phật,Phật là bậc giác ngộ mà con của Phật có giác ngộ chưa? Nếu không giác ngộ trăm phần trăm như Phật, thì ít ra chúng ta cũng giác ngộ được một phần trăm, tí xíu vậy đó. Phật trăm phần, chúng ta được một phần cũng tạm gọi là con của Phật. Chớ Phật thì trọn vẹn còn mình thì không có chút nào, làm sao gọi là con Phật. Cái giác ngộ nhỏ nhất, gần nhất là giác ngộ được lý nhân quả.[/FONT]
[FONT=&quot]Ðức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ. Như vậy cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không làm thế được. Phật dạy rất thực tế.[/FONT]
[FONT=&quot]Ví dụ như một anh nông phu muốn làm ruộng trúng thì phải lựa giống, mua giống tốt. Giống tốt đó là nhân khiến sẽ được quả tốt là những bông lúa chín vàng, no đầy. Những bông lúa chín vàng, no đầy có được là nhờ những hạt giống tốt. Nhân đã có thì quả sẽ có. Có anh nông phu nào ngây ngô đến nỗi không chịu gieo giống lúa mà cứ ra ngoài đồng chấp tay cầu Phật cho con lúa đầy đồng không? Có ông Phật nào trên trời, trên mây rải giống xuống cho lúa mọc được không? Hay là chính tay mình gieo giống, rồi mình mới gặt được kết quả do công phu của mình làm ra.[/FONT]
[FONT=&quot]Rõ ràng lẽ thật của cuộc sống này là chúng ta tự tạo nhân tốt hay tạo nhân xấu, từ nhân đó đưa tới quả tốt hay xấu, chớ không ai có quyền chen vào hết. Ðó là một chân lý, một lẽ thật mà chúng ta không chịu tin, cứ đòi Phật cho không thôi, đòi thế này, đòi thế kia.[/FONT]
[FONT=&quot]Như khi lên Châu Ðốc thấy một số người Phật tử có, người thường có, tu tại gia có, nhất là từ tháng giêng tới tháng ba, nhằm thời gian vía Bà, người ta đi đông là đông. Từ các tỉnh, thành phố lên, để làm gì? Ðể vay tiền Bà về làm ăn cho phát đạt. Họ cứ quan niệm rằng mượn của Bà chừng năm ba chục ngàn, về làm ăn sẽ giàu. Quí vị thấy nghĩ vậy đúng hay sai? Tôi chỉ cần nói đơn giản rằng nếu Bà thương người tới vay tiền, Bà cho làm ăn phát đạt giàu có, thì từ Châu Ðốc tới Long Xuyên, ai cũng giàu hết. Tại sao vậy? Vì ở gần Bà, tốn ít chục bạc tiền xe là đã tới rồi, tiếc gì mấy chục mà không đi vay? Còn những người ở xa như thành phố Hồ Chí Minh hay dưới Cà Mau lên vay xa quá. Vậy thì người ở gần vay nhiều nên phải giàu nhiều, nhưng nhìn lại dân ở gần đó vẫn nghèo, vẫn có những người rất khổ sở, rách trước rách sau. Sao họ không tới vay cho được giàu? Hay họ vay hoài không giàu nên phải chịu nghèo. Như vậy có đúng là Bà cho vay thì được giàu không?[/FONT]
[FONT=&quot]Có những điều rất thực tế mà không ai dám nói. Thí dụ khoảng trăm người lên vay tiền của Bà, về có chừng năm mười người làm ăn phát tài, họ liền khoe: "Tôi nhờ năm nay vay tiền của Bà về làm ăn phát tài." Còn tám chín chục người vay, nhưng làm ăn lỗ lã, thua thiệt lại làm thinh, không dám nói. Vì họ không dám nói nên đâu có ai biết. Thiên hạ chỉ biết người phát tài mà không biết những người không có gì. Ðó, lẽ thật ở chỗ nào?[/FONT]
[FONT=&quot]Trong một trăm người, có người phúcnhiều, có người phúc ít. Người có phúc làm ăn phát tài, lấy cớ vay tiền Bà được phát tài. Còn người vô phúc làm ăn thất bại, sao lại làm thinh không đổ thừa tiền Bà không có giá trị? Tại không dám nói. Nên người ta cứ nghe đồn đằng kia, đằng nọ có người vay tiền Bà về làm ăn khá. Thế là ùa nhau kéo đi vay. Chúng ta không chịu nghiệm, không chịu xét nên rồi bị rơi vào mê tín. Mê tín là lòng tin mù quáng, không có lẽ thật, không đúng chân lý.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta người hiểu Phật pháp thì phải thực hành theo lời Phật. Chúng ta muốn làm ăn khá thì chúng ta phải biết ăn ở tốt với mọi người, xử sự công bằng với mọi người. Trong cuộc sống chúng ta đừng giành phần hơn về mình mà luôn luôn biết nhường nhịn nhau. Nhờ có phúcchúng ta làm ăn mới tốt. Người không chịu thực hành như vậy, cứ đi vay chỗ này, xin chỗ kia, rốt cuộc không được gì hết mà chỉ chuốc khổ. Hiện tại không được mà vị lai cũng không có chút phúcđức nào. Nên chúng ta phải tin tưởng đức Phật là một vị đã giác ngộ, chỉ cho chúng ta những lẽ thật trong cuộc đời để chúng ta ứng dụng tu, ứng dụng thực hành thì chúng ta sẽ đạt kết quả tốt.[/FONT]
[FONT=&quot]Một số người cho rang khi qui y vào cửa Phật là tránh mọi tai họa. Như nói rằng, qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Trong nhà Phật nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu qui y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi rơi vào ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi rơi vào súc sanh. Nếu qui y là chỉ hứa suông thôi mà thành công liền thì dễ quá! [/FONT]
[FONT=&quot]Như chúng ta đã biết Phật là bậc giác ngộ sáng suốt. Qui y Phật tức là trở về con đường sáng suốt. Trở về con đường sáng suốt thì chúng ta không rơi vào chỗ u minh, tối tăm. Ðịa ngục là chốn u minh cho nên Bồ-tát Ðịa Tạng phát nguyện xuống địa ngục để độ chúng sanh. Vì vậy, Ngài làm Giáo chủ ở cõi địa ngục, gọi là U Minh giáo chủ. Chúng ta đi con đường sáng thì không rơi vào chỗ tối, nhưng phải đi chớ không chỉ hứa. Nếu Phật tử hứa rằng tôi qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, ngang đó không tu tập thì có khỏi địa ngục không? Chắc chưa khỏi.[/FONT]
[FONT=&quot]Một anh nông phu, anh được hạt giống tốt và gieo xuống. Biết rằng nhân tốt thì quả sẽ tốt, đó là lẽ thật. Nhưng từ ngày gieo giống cho tới ngày cây lúa đơm bông kết quả, phải làm sao? Gieo giống rồi chúng ta phải chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân, chúng ta còn phải theo dõi sâu rầy. Cuối cùng đủ điều kiện thì bông lúa mới được tốt, được no đủ, được chín vàng.[/FONT]
[FONT=&quot]Cũng như vậy, khi chúng ta nguyện qui y tu theo Phật, đó là nhân để đi tới quả giác ngộ. Nhưng từ nhân tới quả đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, phải cố gắng tu hành mới được kết quả như vậy. Chớ không phải qui y rồi nói: "Ngang đây tôi khỏi đọa địa ngục", đó là sai lầm.[/FONT]
[FONT=&quot]Qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là loài quỉ đói. Bởi vì Phật dạy chúng ta tu phải có lòng từ bi thương yêu mọi người. Có lòng từ bi thì ai khổ chúng ta giúp. Chúng ta không nỡ gian lận, hiểm độc, bòn rút người khác mà phải mở lòng từ bi thương xót, cứu độ người ta. Vì có lòng từ bi nên không có tâm bỏn sẻn, tâm keo kiệt, tâm hiểm độc. Vì vậy không đọa làm loài quỉ đói. Không bao giờ chúng ta tạo nhân tốt mà lại có kết quả xấu được.[/FONT]
[FONT=&quot]Cho nên qui y Pháp rồi thì tránh khỏi làm loài quỉ đói. Vì vậy khi đã qui y rồi, chúng ta phải tập tâm từ bi. Mỗi ngày mỗi mở rộng, mỗi ngày mỗi thực hành đúng như vậy, thấy ai khổ ai đói chúng ta dùng phương tiện giúp. Thực hành đúng pháp Phật dạy tránh khỏi loài ngạ quỉ, nhất định không sai chạy.[/FONT]
[FONT=&quot]Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm súc sanh. Tại sao? Vì súc sanh là si mê. Bây giờ mình theo chư Tăng, chư Tăng dạy cho mình biết đây là thiện, đây là ác, đây là tội, đây là phước, đây là chánh, đây là tà. Giản trạch cho mình biết rõ, nhờ biết rõ nên mình tránh tội làm phước, tránh ác làm lành, tránh tà làm chánh. Kết quả mình không đọa làm súc sanh. Như vậy từ nhân đến quả không sai chạy nếu chúng ta làm đúng. Nhưng có nhân mà không săn sóc, không chăm bón thì kết quả không bao giờ đúng hết.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta đến với đạo Phật là đến với tâm hồn chân thật, phải dụng công tu hành, không phải đến với đạo Phật bằng cách cầu xin. Nếu mọi người gẫm kỹ, nhớ cho rõ ràng, từ hồi biết đi chùa cho tới bây giờ, mình tu theo Phật hay là cầu xin Phật? Chắc tu ít, cầu xin thì nhiều. Ðó là điều đáng buồn mà cũng rất đáng thương. Nếu Phật tử cứ đi cầu xin hoài thì đạo Phật đã mất rồi. Dầu còn chùa, còn Phật tử cũng không còn đạo Phật, vì Phật dạy tu mà mình có tu gì đâu? Nên nhiều người đi chùa mười năm, hai mươi năm nhưng phiền não ngày càng tăng chớ không giảm. Ði chùa nhiều mà sân cũng lắm, giận cũng nhiều thì có hiệu quả gì đâu.[/FONT]
[FONT=&quot]Ðến với Phật là để tu, để chừa bỏ những thói xấu. Nhưng đến với Phật lâu mà những thói xấu không giảm, ngược lại càng tăng, đó là tu theo Phật hay là gì? Lỗi tại đâu? Tại vì chúng ta không chịu tu mà chỉ có xin. Xin không được rồi đâm ra chán, mà chán rồi thì nghe ai đồn đại đằng kia miếu Bà, miếu Ông gì đó xin chi cũng được, linh lắm. Thế là Phật tử liền mang bó hương, dĩa quả tới xin. Vì xin cho nên dễ lạc đường tà. Còn nếu chúng ta biết tu, hiểu lời Phật dạy, ứng dụng tu thì chúng ta hết khổ. Hết khổ bằng lẽ thật chớ không phải hết khổ bằng tưởng tượng.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, mà tu thì phải làm sao? Phật dạy lấy nhân quả làm căn bản. Chúng ta gieo nhân tốt rồi còn phải cố gắng duy trì, bảo vệ thì sẽ được quả tốt. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải rơi vào cảnh khổ, không nghi ngờ. Như vậy người Phật tử là người biết chọn nhân để gieo, tránh nhân dữ không cho nó sanh khởi, đó là chúng ta tu.[/FONT]
[FONT=&quot] Biết như vậy, hiểu như vậy, thấy như vậy, đó là chúng ta có tỉnh có giác. Còn không hiểu như vậy là không có tỉnh, không có giác. Biết được, nhận chân được lý nhân quả của Phật đó là chúng ta đã giác một phần rồi. Nếu biết nhân quả do mình gây, mình chịu thì chúng ta có kêu trời kêu Phật gì nữa không? Gặp khổ có kêu trời, gặp vui có tạ ơn trời không? Tất cả những điều đó là do nhân mình gây, quả mình hưởng. Biết rõ như vậy thì chúng ta là người tỉnh.[/FONT]
[FONT=&quot]Hơn nữa người tin nhân quả là người gan dạ, can đảm, còn người không tin thì không gan dạ, không can đảm, tại sao vậy? Bởi vì tin nhân quả nên việc gì tốt là do mình tạo thì mình thành công. Mình thành công là do nhân mình làm nên quả mình hưởng, không có gì ngạo mạn cho mình là hơn. Nếu mình gặp điều xấu là do nhân mình không khéo tạo cho nên quả xấu đến với mình. Như vậy là cũng tại mình chớ không trách ai hết.[/FONT]
[FONT=&quot]Ở đời thiên hạ hay đổ thừa tại cái này, tại cái kia, ít khi nào mình làm một điều dở, một điều xấu mà nói lỗi đó tại tôi. Tại cái này, tại cái kia tôi mới làm vậy đó, đổ bên này, đổ bên nọ, đổ bên kia, đó là trốn tránh trách nhiệm. Nếu chúng ta hiểu được lý nhân quả, việc tốt hay xấu đến với chúng ta đều do chúng ta tạo. Cho nên bây giờ nó đến mình can đảm nhận, dám làm thì dám chịu, có trách ai đâu. Như vậy là mình can đảm, không trốn tránh trách nhiệm.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta bây giờ yếu đuối quen rồi nên không dám nhận trách nhiệm. Không can đảm nhận trách nhiệm thì trên đường tu làm sao tu chân chánh được? Muốn tu chân chánh tất cả chúng ta phải gan dạ, phải can đảm thì sẽ có kết quả trăm phần trăm, không nghi ngờ. Ngược lại, chúng ta chưa phải là những người tu theo lời Phật dạy mà chỉ bắt chước thôi.[/FONT]
[FONT=&quot]Bước đầu tu theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba cái nhân. Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để khỏi xuống địa ngục, nhân thứ hai là nhân từ bi để khỏi làm ngạ quỉ, nhân thứ ba là nhân trí tuệ để khỏi làm súc sanh. Ba nhân này tạo rồi, chúng ta nuôi dưỡng cho nó tăng trưởng thì nhất định tránh được ba đường ác, không nghi ngờ. Ðó là chúng ta tu.[/FONT]
[FONT=&quot]Phật không chỉ dừng ngang đó mà còn dạy chúng ta phải giữ năm giới. Phật không cho chúng ta làm năm điều. Năm điều đó là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không hút á phiện, xì ke, ma túy.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta giữ năm điều này là tu nhân gì? Nếu không giết người, không hại người thì chúng ta tránh khỏi người thù oán, tránh khỏi người giết hại, tránh khỏi tù tội. Giữ được nhân đó, tu được nhân đó thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì phạm pháp. Phật dạy nếu đời này giữ giới không sát sanh, không giết người thì đời sau sanh ra được tuổi thọ dài. Cái nhân mình không làm cho mạng người ta ngắn thì cái quả mình sẽ được tuổi thọ dài. Ðó là nhân và quả theo nhau.[/FONT]
[FONT=&quot]Tu nhân không trộm cướp thì sau này mình không bị tù tội, không bị người oán ghét. Của người mình không lấy, không cắp, không trộm thì tự nhiên mình là người lương thiện, người tốt, không bị tù tội, không có nguy hiểm xảy đến. Ðời sau chính nhờ nhân tốt đó mà được quả sanh ra có của cải nhiều, dư dả.[/FONT]
[FONT=&quot]Không phạm tội tà dâm tức là sống một cách trinh bạch. Trinh bạch là trong sáng, mà trong sáng thì đời sau sanh ra trở thành người đẹp đẽ, trang nghiêm. Như vậy quả với nhân đều theo nhau, chớ không tách rời.[/FONT]
[FONT=&quot]Không nói dối, không nói lừa gạt, ác độc v.v... thì đời sau sanh ra nói năng lưu loát, người nghe kính tin. Ngày nay sanh ra mình nói ngọng, nói cà lăm là biết đời trước mình nói không hiền. Nói không hiền cho nên quả bây giờ phải chịu như vậy. Biết rồi ráng tu, nói hiền lại thì đời sau sẽ được tốt đẹp hơn.[/FONT]
[FONT=&quot]Nếu đời này chúng ta ngu tối, học hành không thuộc v.v... thì biết đời trước mình đã phạm lỗi uống rượu mạnh, hút á phiện, xì ke ma túy cho nên bây giờ phải khổ, gầy ốm, tật nguyền, ngu dại.[/FONT]
[FONT=&quot]Cho nên biết tu thì nhân nào quả nấy, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt thì phải làm những gì Phật chỉ dạy. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban cho hết. Phật không rảnh để ban cho mình. Nếu ban cho mình thì chắc Phật không dạy nhân quả.[/FONT]
[FONT=&quot]Hiểu như vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, mình phải là người biết tìm hiểu chánh pháp, biết tu hành chớ không phải tới với đạo để cầu xin. Quí Phật tử làm lành, làm phải thì được mọi người thương, mọi người quí. Còn làm dữ, làm ác thì bị người ghét bỏ. Rõ ràng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác thương mình; cũng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác ghét mình. Thương, ghét đều do mình tạo mình gây, thì mình phải chịu.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta nghĩ cho kỹ xem đức Phật dạy có đúng với lẽ thật hay không, có hợp với chân lý hay không? Nó là lẽ thật nhưng tại vì mọi người ít chịu tu hay nói cách khác là lười biếng tu, muốn xin cho khỏe. Lạy Phật xin một cái cho rồi còn tu lâu quá! Chúng ta tu phải biết cái gì thật, cái gì không thật. Cái thật thì chúng ta phải hành, còn cái không thật thì chúng ta phải bỏ, mới gọi là tu.[/FONT]
[FONT=&quot]Tóm lại, chúng ta đến chùa là để cầu xin Phật hay là để tu theo Phật? Xác định mình từ trước đến giờ cầu xin hay là tu. Nếu lỡ đã cầu xin thì bây giờ phải làm sao? Bây giờ phải tu, đừng cầu xin nữa. Ðức Phật đã không hứa, không nhận thì Phật đâu có cho.[/FONT]
[FONT=&quot]Mong rằng tất cả mọi người nghe, hiểu và nỗ lực tu tập đúng như pháp đức Phật đã dạy, thì chắc chắn sẽ được an vui hạnh phúc.[/FONT]
 

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng: chỉ có chính mình mới giải thoát được cho mình ra khỏi nỗi thống khổ, không một thần linh nào có thể thay đổi được vận mạng của con người do chính mình tạo ra. Đạo lý về Nghiệp (nghiệp báo) đã thấy rõ, làm ác thì phải gặp quả báo. Sự hạnh phúc hay khổ đau là do chính mình tạo ra, đừng bao giờ nghĩ đến việc đi cầu xin, van vái các đấng tối cao hoặc thần thánh nào đó để hy vọng được sự cứu rỗi hay phù hộ cho mình được thoát khỏi cảnh lầm than, đau khổ mà do chính mình đã tạo nên. Con ngưởi phải làm chủ lấy vận mạng của mình. Vì mê lầm chúng ta tự tạo ra một thần linh để rồi trở lại nô lệ cho một thần quyền ảo tưởng đó./.
 

chigentra

Xe tải
Biển số
OF-84367
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
329
Động cơ
913,700 Mã lực
chào bac AND, bác có thể cho số điện thoại để liên lạc nhé;l số của tôi là 0989466868. tôi sẽ gọi lại cho bác, và hẹn gặp bác nhẹ cám ơn bác trược
 

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Kính Cu chigentra
Thưa Cụ, cháu định gọi cho Cụ nhưng không biết Cụ đinh trao đổi vấn đè gi. Có gì Cụ Pm chau nhé. Thanks
 

linhgiadung

Xe buýt
Biển số
OF-84270
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
670
Động cơ
418,114 Mã lực
Website
dxanh.vn
Đi ngủ hết đi. Cụ And này làm gì muộn giống cháu thế.
 

Amie13

Xe đạp
Biển số
OF-90680
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
13
Động cơ
405,240 Mã lực
Cho cháu bon chen nhé, mặc dù mới toe và còn trẻ người non dạ, nhưng mà dạo gần cháu cũng ngộ vài điều, cũng tâm niệm cuộc sống thanh thản, bình yên.

Chỉ muốn góp với cụ and: Sorry cụ bài cụ post dài cháu đọc không hết, nhưng cháu cũng tâm niệm giống cái bài viết, là đi chùa để xin thì không phải là tu. Cháu cũng hay lên chùa nhưng cháu lên chùa chỉ vãn cảnh thôi, tìm sự nhẹ nhàng yên tĩnh, chứ không xin xỏ. Cháu quan niệm mình làm ra cái gì mình hưởng cái ấy, xin mà được thì cần ai cố gắng. Nên đi chùa cháu ít khi cúng lễ, mà cháu nghĩ Phật cũng chả trách cháu điều này, cụ nhỉ
 
Chỉnh sửa cuối:

linhgiadung

Xe buýt
Biển số
OF-84270
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
670
Động cơ
418,114 Mã lực
Website
dxanh.vn
Cho cháu bon chen nhé, mặc dù mới toe và còn trẻ người non dạ, nhưng mà dạo gần cháu cũng ngộ vài điều, cũng tâm niệm cuộc sống thanh thản, bình yên.

Chỉ muốn góp với cụ and: Sorry cụ bài cụ post dài cháu đọc không hết, nhưng cháu cũng tâm niệm giống cái bài viết, là đi chùa để xin thì không phải là tu. Cháu cũng hay lên chùa nhưng cháu lên chùa chỉ vãn cảnh thôi, tìm sự nhẹ nhàng yên tĩnh, chứ không xin xỏ. Cháu quan niệm mình làm ra cái gì mình hưởng cái ấy, xin mà được thì cần ai cố gắng. Nên đi chùa cháu ít khi cúng lễ, mà cháu nghĩ Phật cũng chả trách cháu điều này, cụ nhỉ
Khii nào mợ xâu lưỡi hay lông mày thì hãy chụp pic nhé.
Mà trẻ con biết gì, xê xê ra tí nào....
 

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Cho cháu bon chen nhé, mặc dù mới toe và còn trẻ người non dạ, nhưng mà dạo gần cháu cũng ngộ vài điều, cũng tâm niệm cuộc sống thanh thản, bình yên.

Chỉ muốn góp với cụ and: Sorry cụ bài cụ post dài cháu đọc không hết, nhưng cháu cũng tâm niệm giống cái bài viết, là đi chùa để xin thì không phải là tu. Cháu cũng hay lên chùa nhưng cháu lên chùa chỉ vãn cảnh thôi, tìm sự nhẹ nhàng yên tĩnh, chứ không xin xỏ. Cháu quan niệm mình làm ra cái gì mình hưởng cái ấy, xin mà được thì cần ai cố gắng. Nên đi chùa cháu ít khi cúng lễ, mà cháu nghĩ Phật cũng chả trách cháu điều này, cụ nhỉ
Cháu chưa hiểu mợ sory cháu vì gì. Vì theo cháu tất cả đều tương đối mà. Lúc đúng lúc sai Mợ ạ. vả lại ở đây không phải là Tu mợ ợ. Chúng ta chỉ muốn làm sao để hết phiền não và khổ đau thôi. Chứ Tu thì cháu cũng chả có căn.
@Mợ Linh: hôm qua cà phê cháu ứ ngủ được. Người ta thường nói người thông minh ít ngủ, mợ làm việc vất vả, bài viết toàn hót, thức khuya dây sơm, Mợ đúng là thông minh thạt sự. lại được các Cụ trên này bảo Mợ là doanh nhân 8x. Híc cháu thật sự là ngưỡng mộ Mợ. Cháu đúng là thằng Ngốc mợ nhỉ
 
Chỉnh sửa cuối:

chigentra

Xe tải
Biển số
OF-84367
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
329
Động cơ
913,700 Mã lực
Em muôn tặng mợ hoặc những ai đọc tppic này một đĩa Thiền Môn Nhât Tụn (nghe trên máy tính hoặc đĩa) Do thầy Đàm Linh Thất sưu tập với giọng đọc Diệu Nhung và Hải Trí. Em làm được 10 đĩa Nếu Mợ hứng thú và ai quan tâm PM em ạ nếu nhiều người quan tâm có lễ mình tổ chức hội OFF nho nhỏ đi Mợ ạ. Đẻe mọi người hiểu thêm về đạo Phật cũng hay

chào bác AND, tôi rất muốn nghe đĩa thiền môn của bác, không biết làm thế nào nhỉ, có off thì bác thông tin nhé, tiếc là tôi ở hơi xa, tận Hòa Binh, hy vong co dịp được nghe đĩa của bạc toi muon nghe dia cua bac ma
 

linhgiadung

Xe buýt
Biển số
OF-84270
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
670
Động cơ
418,114 Mã lực
Website
dxanh.vn
Bạn bè chém gió nhiều vô kể
Quân tử thương mình dễ mấy ai?
 

linhgiadung

Xe buýt
Biển số
OF-84270
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
670
Động cơ
418,114 Mã lực
Website
dxanh.vn
Một ngày nào đó
Như bao hôm nào
Thức dậy thật sớm
Mà ngủ cũng khuya
Bao điều vớ vẩn
Đến cùng một hôm
Nhìn lên không có
Nhìn xuống chả ai
Bên cạnh cũng không
Sự cô đơn này
Ngọt ngào không tả
Em muốn một mình.

Một mình, 5star hotel, đọc sách, nghe nhạc, chám gió, thiền, yoga, fitness, bơi. Cụ nào sướng như em, nhưng:

Éo gì, ước có ai đưa tay hứng nước mắt em.
Hết tuần này thôi nhé.
Thứ 2 em lại là em.
Mua mẹ con Brea cho máu, giá đắt hơn Pháp tí thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

and

Xe buýt
Biển số
OF-23200
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
639
Động cơ
498,266 Mã lực
Em muôn tặng mợ hoặc những ai đọc tppic này một đĩa Thiền Môn Nhât Tụn (nghe trên máy tính hoặc đĩa) Do thầy Đàm Linh Thất sưu tập với giọng đọc Diệu Nhung và Hải Trí. Em làm được 10 đĩa Nếu Mợ hứng thú và ai quan tâm PM em ạ nếu nhiều người quan tâm có lễ mình tổ chức hội OFF nho nhỏ đi Mợ ạ. Đẻe mọi người hiểu thêm về đạo Phật cũng hay

chào bác AND, tôi rất muốn nghe đĩa thiền môn của bác, không biết làm thế nào nhỉ, có off thì bác thông tin nhé, tiếc là tôi ở hơi xa, tận Hòa Binh, hy vong co dịp được nghe đĩa của bạc toi muon nghe dia cua bac ma
Cụ kiểm tra hòm thư nhé
 

Quách Tỉnh

Xe buýt
Biển số
OF-30569
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
726
Động cơ
488,150 Mã lực
Hôm nay em mới vào đọc bài này của mợ.
Cám ơn mợ đã cho biết thêm về một đất nước và một tâm hồn mới lạ :)
 

Amie13

Xe đạp
Biển số
OF-90680
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
13
Động cơ
405,240 Mã lực
Một ngày nào đó
Như bao hôm nào
Thức dậy thật sớm
Mà ngủ cũng khuya
Bao điều vớ vẩn
Đến cùng một hôm
Nhìn lên không có
Nhìn xuống chả ai
Bên cạnh cũng không
Sự cô đơn này
Ngọt ngào không tả
Em muốn một mình.

Một mình, 5star hotel, đọc sách, nghe nhạc, chám gió, thiền, yoga, fitness, bơi. Cụ nàu sướng như em, nhưng:

Éo gì, ước có ai đưa tay hứng nước mắt em.
Hết tuần này thôi nhé.
Thứ 2 em lại là em.
Mua mẹ con Brea cho máu, giá đắt hơn Pháp tí thôi.
Mình dặn bạn gọi điện lại cho mình mà bạn ứ gọi. Bi giờ đang là 3 rưỡi sáng ở nhà rồi, chả biết bạn ngủ chưa? Mai dậy update tình hình cho mình đi.
Không cố chờ đến tháng 6, mình mang Brea về cho, lấy ít phí vận chuyển mình đi trek :D

Quên cái ava bao nhiêu nét bạn nhìn mỗi mấy cái khuyên dở hơi đấy làm gì, chả qua mình thích để ảnh mình mà không thích để mặt thôi, hahaha (với cả ảnh này chụp cái khuyên mình không còn, nhiều kỉ niệm với nó lắm - mấy hôm nay cũng buồn :|)
 
Chỉnh sửa cuối:

Amie13

Xe đạp
Biển số
OF-90680
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
13
Động cơ
405,240 Mã lực
Cháu chưa hiểu mợ sory cháu vì gì. Vì theo cháu tất cả đều tương đối mà. Lúc đúng lúc sai Mợ ạ. vả lại ở đây không phải là Tu mợ ợ. Chúng ta chỉ muốn làm sao để hết phiền não và khổ đau thôi. Chứ Tu thì cháu cũng chả có căn.
@Mợ Linh: hôm qua cà phê cháu ứ ngủ được. Người ta thường nói người thông minh ít ngủ, mợ làm việc vất vả, bài viết toàn hót, thức khuya dây sơm, Mợ đúng là thông minh thạt sự. lại được các Cụ trên này bảo Mợ là doanh nhân 8x. Híc cháu thật sự là ngưỡng mộ Mợ. Cháu đúng là thằng Ngốc mợ nhỉ
Dạ em sozy là em chưa đọc hết bài cụ post cơ mà em lại cứ thích comment, bi giờ em free rồi đang ngồi cặm cụi đọc ạ
 

linhgiadung

Xe buýt
Biển số
OF-84270
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
670
Động cơ
418,114 Mã lực
Website
dxanh.vn
So far so good. Vui rồi. Ko thích đợi, mà 20 ở hongkong rồi, mua ipad2 và brea luôn. Tiền có là gì chứ, hehe, điên cuồng tí.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top