[CCCĐ] Hành hương miền Trung

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đường đi vắt vẻo qua hết cánh rừng nọ đến cánh rừng kia, đa phần là rừng nguyên sinh. Nhìn rừng núi mãi cũng chán. Em lại kể hầu các bác về câu chuyện của đồng bào dân tộc Bahnar, do đây là vùng đất mà đa phần đồng bào Bahnar ở.

Khác với hai tộc người Jrai và Sedang, ở nhà sàn có sàn khá cao. Thì người Bahnar ở nhà có sàn thấp hơn, chỉ bước vài bậc tam tấp là lên tới nền nhà. Nên đi đường cứ nhìn cái nhà các bác có thể đoán được là nhà người Bahnar.

Người Bahnar cũng dễ nhận biết, họ thường mặc trang phục mầu đen/xám, ở viền tay, gấu áo, váy có trang trí. Phụ nữ thường quấn tấm khăn choàng sặc sỡ nhiều mầu sắc. Đàn ông thì thường ngậm tẩu thuốc trên môi.

Hoạt động thường diễn ra nhất của họ là giã gạo. Mà việc này hoàn toàn phụ nữ làm. Những người phụ nữ đội trên đầu những giỏ đựng gạo to, sau đó họ trút xuống một chiếc cối đá lớn, nhiều phụ nữ dùng chày dài đi quanh cối vòng vòng và giã vào đó, vừa giã vừa hát rất vui tai.


20220803_101723.jpg



20220803_102046.jpg



20220803_102047.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Lễ hội lớn nhất của người Bahna là lễ hội Rolang (lễ hội đâm trâu). Thường khi mùa màng bội thu, người Bahnar tổ chức lễ hội đâm trâu để cúng tế thần linh là phụ mà để mấy anh trai làng lấy le với các cô gái là chính, và cũng từ chính những lễ hội như thế này mà biết bao đôi lên vợ, lên chồng.

Người Bahnar trồng một cây tre to giữa làng, trang trí cây tre bằng những lá cờ đuôi nheo. Sau đó họ dùng một sợi dây thừng to, một đầu siết chặt vào cột tre. Một đầu siết chặt vào chân con trâu.

Chiêng trống nổi lên, khởi đầu là màn múa lắc ngực của những cô gái Bahnar. Các cô vừa đi vòng quanh con trâu vừa múa, vừa hát vừa lắc bộ ngực trần. Khổ thân con trâu, nhìn thấy cảnh như thế lồng lên, định xông vào múa cùng... nhưng đã bị cột chặt chân vào cây tre nên mắt cứ long sòng sọc chảy hết rớt rãi.

Sau đó là đến màn múa của các trai tráng, các chàng trai Bahnar cởi trần khoe bộ ngực vạm vỡ cùng body sáu múi đen như tượng. Từ trên xuống dưới họ đóng mỗi cái khố, chân đi đất, tay cầm giáo múa may lung tung và bắt đầu xua con trâu đi quanh cột tre. Con trâu đi chậm là bị những chàng trai này đâm vào người. Nó điên tiết định húc lại, nhưng càng húc lại càng bị đâm nhiều hơn. Con trâu trở lên giận dữ nó nhẩy xồ bên nọ, nhẩy sang bên kia vừa tránh mũi giáo vừa tìm cách húc cho đối thủ một đòn chí mạng.

Trên khán đài các già làng hút thuốc cười khà khà, các cô gái reo hò, nhẩy múa cổ vũ cho các chàng trai. làm cho sức nóng ở dưới cao hơn bao giờ hết. Khi mà có gái cổ vũ, hoocmon nam tính nó nổi lên, các chàng trai hăng máu chó. Nhẩy vào chém đứt khuỷu chân con trâu. Con trâu đứng gượng dậy nhưng lại bị chém tiếp cho đến khi nó gục ngã hoàn toàn và giương đôi mắt đẫm lệ lên nhìn trời muốn xin kiếp sau không làm trâu nữa.

Nhưng các chàng trai chưa buông tha, họ nhẩy vào đâm, chém, giết và tàn sát nó bằng nhiều hành vi man rợ khác.


20220803_102050.jpg



20220803_102058.jpg



20220803_102052.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Sau khi tàn sát con trâu xong, phần thịt được chia cho mỗi nhà một chút ăn để lấy may. Còn lại tối đến họ tập trung ở nhà Rông. Già làng ngồi giữa, xung quanh là các chàng trai lúc chiều ngồi xung quanh, bên cạnh họ là cung tên, giáo mác, thuốc lá đốt như cháy nhà.

Giữa nhà rông là bếp lửa, ở đó họ nướng thịt trâu trên than củi thơm phức, góc bên kia các cô gái bắt đầu trình diễn các điệu múa, các khúc hát trầm bổng. Các chàng trai lấy cồng, chiêng, đàn... vừa đánh vừa hát và múa quanh các cô gái.

Rượu cần được đem ra, rượu này là gạo để lên men trong 6 ngày, họ uống bằng các ống sậy, nước đầu tiên là để dành cho các bô lão trong làng và những người chiến thắng trong lễ hội đâm trâu lúc chiều. Những nước sau phụ nữ cũng có thể uống, và trong men rượu bốc lên, cùng với tiếng hát ca, từng cặp trai gái Bahnar dìu nhau đi vào rừng và họ làm những chuyện gì thì chỉ có Giàng mới biết


20220803_102058.jpg



20220803_102101.jpg




20220803_102103.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tộc người Bahnar là tộc người khá hiền lành, nhưng họ cũng lười. Cuộc sống của họ chủ yếu là vui múa hát ca là chính chứ không đau đáu về việc "trồng cây gì? nuôi con gì?" để thoát nghèo. Các phong tục của họ thường khá thuần khiết. Đám cưới thường diễn ra sau lễ hứa hôn rất lâu, nghi lễ cưới xin cũng rất long trọng. Trong đời sống xã hội và gia đình của người Bahnar việc ngoại tình là tội tày trời và bị trừng phạt rất nặng nề, nhưng cũng may là không mấy khi xảy ra.

Phong tục của người Bahnar không cấm đa thê, một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng bà vợ đầu thường là người cầm trịch mọi chuyện trong nhà, các bà vợ sau chỉ là kẻ ăn, người ở trong nhà mà thôi. Thế nên bà vợ đầu cũng khoái ông chồng đi lấy vợ bé lắm vì có thêm người làm không công cho mình.



20220803_102107.jpg



20220803_102306.jpg



20220803_102307.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ít nhất cho đến khi các giáo sĩ người Pháp ghi chép thì người Bahnar không biết nói dối và ăn cắp, đó cũng là niềm tự hào của họ. Trong lãnh địa của họ không có cảnh sát, tòa án hay nhà tù. Họa hoằn lắm mới có kẻ nghe theo các thế lực thù địch mà ăn cắp. Khi đó chính nạn nhân và cùng với những người lân cận vạch mặt kẻ cắp.
Tên trộm bị đưa ra trước một hội đồng già làng, đây là quyền lực duy nhất của sắc tộc. Mức độ nghiêm khắc của bản án không căn cứ vào giá trị của món đồ lấy cắp mà căn cứ vào mức độ sử dụng của nó. Thế nên lấy cắp một nắm gạo bị trừng phạt nặng hơn lấy cắp một chiếc chiêng hay chiếc bình quý.



20220803_102528.jpg



20220803_103734.jpg



\
20220803_103756.jpg
 

hecvn

Xe tăng
Biển số
OF-10026
Ngày cấp bằng
22/9/07
Số km
1,328
Động cơ
542,871 Mã lực
Viếng mộ cụ Phạm Quỳnh xong, anh em ở Đà Nẵng, Saigon cũng lục tục kéo đến. Bọn em rủ nhau đi ăn trưa. Ở Huế có quán cơm khá nổi tiếng đó là "Cơm Âm Phủ". Giải thích cho cái tên và quán này, ông anh người Huế có nói: Khi Pháp sang, bờ bắc sông Hương này là các trại lính Pháp, chủ nhà hàng này lúc bấy giờ cuối ngày đi thua mua thức ăn của người Pháp còn thừa lại, nấu cho dân phu VN ăn. Hồi đó khu này còn tối tăm, đèn đóm lập lòe.... nên nhìn như Âm phủ và quán cơm Âm phủ này ra đời từ đó. Như vậy nó cũng có lịch ssử cả trăm năm nay rồi..


20220801_152651.jpg


Bố khỉ đang định vào ăn thì ông anh lại kể câu chuyện đó làm mấy anh em thấy kinh kinh. lại chạy ra quán cơm Xuân Nhạn ăn trưa.
Quán này nếu đi từ bờ nam sang bờ bắc sông Hương, các bác thấy có bãi xe rộng ngay đầu cầu Phú Xuân. Đi thẳng vào bãi xe đó sẽ nhìn thấy quán

20220801_122149.jpg


Vào quán không cần gọi gì hết chỉ cần nói số người ăn là họ sẽ tự đưa món ra. Khá rẻ chỉ cỡ >50K/ người. Thực đơn cũng đủ món: Sường rán, cá chím sốt, mực hấp... và đặc biệt có món thịt heo ba chỉ luộc chấm mắm tôm chua của Huế.


20220801_123453.jpg


Ngoài ra ăn ở đây các cụ có thể có thêm một lựa chọn khá thú vị nữa là đến quán gà Ông Mễ. Nó chẳng phải đặc sắc vì món ăn gì đâu. Mà là ông chủ quán là nguyên chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế về hưu mở quán gà


IMG_20220809_125432.jpg
Nhìn cơm âm phủ lại nhớ mấy năm chinh chiến ở huế
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,950
Động cơ
652,928 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Có lẽ mình cũng khùng khùng cmnr, đi mất bao nhiêu đường đất. Lên được tới đây chụp mỗi mấy cái ảnh xong.... về :))



20220802_153715.jpg



20220802_153729.jpg



IMG_20220803_092829.jpg



IMG_20220803_092831.jpg
Cuộc sống đôi lúc thế là ổn cụ ạ
Nom ảnh thì cụ cũng tầm tuổi như em :D
 

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
591
Động cơ
448,637 Mã lực
Những Thread của cụ đọc hay hơn là xem. Phục trí nhớ của cụ.
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,060
Động cơ
574,041 Mã lực
Em nhớ bài học từ ngày bé tí "Kinh và Bana là hai anh em". :)
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cám ơn các cụ! Em xin tiếp

Trong xã hội người Bahnar không bao giờ có án tử hình. Hình thức trừng phạt hay áp dụng nhất là đánh bằng gậy và đuổi ra khỏi buôn. Thế nên người ta cũng có thể đặt ra câu hỏi: "Hàng thế kỷ người Bahnar sống theo phong tục tập quán của riêng họ, làm ít chơi nhiều, suốt ngày ca hát, nhảy múa, hút thuốc.... Vậy khi tiếp xúc với văn minh thế giới họ có hạnh phúc hơn, sung sướng hơn hay không???"

Trả lời câu hỏi này cũng thật khó, nó cũng giống như việc Harari cho rằng cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây 12.000 năm bản chất làm cho con người khổ hơn và phải theo những quy định, lề luật khắt khe hơn....



20220803_103809.jpg



20220803_104000.jpg



20220803_104013.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ngoài lễ hội đâm trâu, người Bahnar cũng có lễ hội rất vui đó là lễ sửa lò rèn.

Ở Tây Nguyên có sắt, nhưng người Bahnar không biết luyện quặng rồi làm thành dao, rìu, cuốc, hái liềm... như người Sedang mà họ chỉ biết rèn lại những vật dụng đó.

Lò rèn bao giờ cũng nằm ngay cạnh nguồn nước của làng, bác phó rèn được cả làng kính trọng lắm, nhưng thay vì khi rèn lại sửa chữa lấy tiền rồi thì lò rèn của bác kệ conme bác, thì người Bahnar lại có tục sửa lò rèn giúp bác. Hàng năm cứ vào tháng 1 là diễn ra lễ hội đó.
Già làng đem theo con gà đen, ghè rượu đến lò rèn. Ông ta cắt tiết con gà đựng tiết ở trong ống tre, sau khi xì sụp khấn vái....thì ông sẽ lấy tiết gà vẩy lên búa, đe, lò.....

Sau khi làm lễ xong, mấy ông già trong làng sẽ đến nhà rông uống rượu chém gió. Còn lại trai tráng trong làng sẽ lợp lại mái lò rèn, đắp lại bếp..... cho đến tối công việc mới xong và tất cả lại hòa vào những cuộc rượu, nhảy múa... triền miên không dứt



20220803_105939.jpg



20220803_111216.jpg



20220803_111218.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Là dân tộc du canh, nên người Bahnar hầu như năm nào cũng đốt rẫy mới. Đàn ông khoảng 3,5 hộ trong họ một gia đình sẽ đi vào rừng tìm rẫy mới. Họ khá mê tín, khi đi tìm rẫy cứ cắm đầu đi thẳng, gặp người quen cũng không chào. Khi đi đến khu rừng nào thấy mảnh đất vừa ý họ móc trong túi ra một của gọi là củ Pơ Gang Pơi - loại củ này chuyên dùng để bói. Họ chẻ củ này ra làm 3 và khấn "Lạy Giàng ngày đồng ý cấp cho con sổ đỏ mảnh đất này để trồng cấy thì hãy cho 3 miếng này 2 sấp và một ngửa" dứt lời họ tung 3 miếng đó lên trời. Nếu 2 sấp và 1 ngửa họ sẽ vui vẻ chặt cành cây làm thành hình chữ T và cắm xuống mảnh đất đó, coi như là đất đã có chủ. Còn không họ lại đi tiếp đến khi nào Giàng đồng ý "2 sấp 1 ngửa mới thôi"



20220803_111218.jpg



20220803_112124.jpg




20220803_112129.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chọn đất xong rồi thì phải phát rẫy, đây là công việc vất vả nhất của cả làng, nó kéo dài từ tháng 2 cho tới hết tháng 3.

Ngày đầu tiên khi cả làng lên phát rẫy là ngày quan trọng nhất. Họ rào làng không cho ai vào, cũng cấm không cho người làng mình sang làng khác.... Khi cả đoàn đi lễ rẫy nếu có ông nào hắt hơi => quay về, chim hót trước mặt => quay về, rắn bò ngang đường cũng quay về vì họ cho đó là điềm xấu.
Đến vùng đất chọn làm rẫy, chủ đất đào một cái lỗ bỏ vào đó 3 hòn sỏi và 1 cục sắt. Rồi cắt tiết gà rưới lên đó. Cầu khấn cho mọi việc hanh thông.

Sau đó họ bắt tay vào chặt cây, người khỏe, đàn ông chặt cây lớn, phụ nữ chặt cây nhỏ hơn.... hết ngày đầu tiên họ trở về nhà Rông và làm lễ cúng.

Miếng gan gà được để trên miệng ghè rượu, xung quanh có mấy cái trống. Già làng sau hồi cúng bái gì đó ông nhúng miếng gan gà vào trong rượu và vứt xuống đất. Rồi lấy cái roi ra vừa múa vừa hát, vừa quật lên cái trống. Ông múa đủ 3 vòng rồi sau đó mọi người được phép ăn uống nhậu nhẹt

Cứ như thế, khi nào phát hết rẫy cả làng xong mới thôi, đây là công việc nặng nhọc nhất của người Bahnar



20220803_112250.jpg



20220803_113139.jpg



20220803_113154.jpg



20220803_113206.jpg
 

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
591
Động cơ
448,637 Mã lực
Cám ơn các cụ! Em xin tiếp

Trong xã hội người Bahnar không bao giờ có án tử hình. Hình thức trừng phạt hay áp dụng nhất là đánh bằng gậy và đuổi ra khỏi buôn. Thế nên người ta cũng có thể đặt ra câu hỏi: "Hàng thế kỷ người Bahnar sống theo phong tục tập quán của riêng họ, làm ít chơi nhiều, suốt ngày ca hát, nhảy múa, hút thuốc.... Vậy khi tiếp xúc với văn minh thế giới họ có hạnh phúc hơn, sung sướng hơn hay không???"

Trả lời câu hỏi này cũng thật khó, nó cũng giống như việc Harari cho rằng cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây 12.000 năm bản chất làm cho con người khổ hơn và phải theo những quy định, lề luật khắt khe hơn....



20220803_103809.jpg



20220803_104000.jpg



20220803_104013.jpg
Hôm qua, Thiên Chúa Giáo kêu gọi xóa an tử hình.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cái nắng tháng 3 ở Tây nguyên làm cho những cành cây người Bahnar chặt khô quắt lại. Sau khoảng 1 tháng họ bắt đầu đi đốt rẫy. Nói chung cũng rất nhiều phong tục mê tín như: người ở nhà không được sờ vào khung cửi vì quan niệm lửa sẽ cháy lan đến cả nhà, ngày đầu tiên đem cơm lên rừng phải ăn hết rồi bổ ống bương đựng cơm đem ra đốt ý là do người Bahnar hết đồ ăn nhờ thần phù hộ cho có đồ ăn.... Sau đó người ta mới bắt đầu đốt rẫy.

Việc này nói thì dễ nhưng làm khá khó. Đốt làm sao để không được "đốt chưa chín đất" hay "đốt quá chín đất" đều không được. Hay làm sao khỏi cháy sang rẫy nhà khác....

Sau khi đốt rẫy xong, họ lại về nhà Rông lại cúng, lại lễ hội rồi lại say sưa trong men rượu cùng những cô gái Bahnar với cặp chân dài miên man và bộ đùi trắng nõn....



20220803_114053.jpg



20220803_114058.jpg



20220803_114103.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bọn em chạy tới gần trưa thì tới nhà ông tổ của mấy anh CSGT. Nhưng đen cái là giữa trưa nên nhà tưởng niệm khóa chặt cửa, gọi số đt quảng cáo cũng không nghe, đến cái canteen ở cổng cũng khóa trái chẳng có ai. Thôi thế là không có duyên với cụ này



20220803_114351.jpg



20220803_114607.jpg



20220803_114705.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chạy mất cả mấy trăm cây số đến thăm anh Núp, nhưung ảnh Núp trong nhà không ra tiếp, cả bọn đành chụp ảnh và ngắm nghía ở bên ngoài.


Họ xây một cái nhà khá to và kiên cố bằng bê tông làm nhà tưởng niệm cụ Núp này. Nhưng em thấy nó mất cả ý nghĩa, nếu anh Núp còn sống liệu ổng có thích ở ngôi nhà bê tông này không? chắc là không. Vậy tại sao không để nguyên nhà của ổng, sửa sang và làm bằng tranh tre cho nó đúng truyền thống dân tộc Bahnar của họ?



20220803_114438.jpg



20220803_114455.jpg



20220803_115530.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đối diện Nhà Lưu niệm anh Núp là một cái nhà Rông, nhưng lợp mái tôn. Cửa cũng đóng im ỉm.
Đằng trước cũng có một bãi cỏ rộng và một cái cây cổ thụ mất ngọn



20220803_115149.jpg



20220803_115200.jpg



20220803_115238.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Không có duyên với anh Núp, bọn em lại chạy về hướng An Khê. Cũng như các con đường khác, đường khá vắng, thi thoảng lại có cơn mưa bất chợt của Tây Nguyên



20220803_115740.jpg



20220803_121900.jpg



20220803_112535.jpg
 

nvmb1

Xe tăng
Biển số
OF-506496
Ngày cấp bằng
24/4/17
Số km
1,172
Động cơ
196,471 Mã lực
Tuổi
39
Chạy mất cả mấy trăm cây số đến thăm anh Núp, nhưung ảnh Núp trong nhà không ra tiếp, cả bọn đành chụp ảnh và ngắm nghía ở bên ngoài.


Họ xây một cái nhà khá to và kiên cố bằng bê tông làm nhà tưởng niệm cụ Núp này. Nhưng em thấy nó mất cả ý nghĩa, nếu anh Núp còn sống liệu ổng có thích ở ngôi nhà bê tông này không? chắc là không. Vậy tại sao không để nguyên nhà của ổng, sửa sang và làm bằng tranh tre cho nó đúng truyền thống dân tộc Bahnar của họ?



20220803_114438.jpg



20220803_114455.jpg



20220803_115530.jpg
Đọc đến đây em mới biết ông tổ của CSGT là ai, đọc tức cười quá Cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top