À, hoá ra là bẩu vác súng bình thơ, hềnh tượng của em mà
À, hoá ra là bẩu vác súng bình thơ, hềnh tượng của em mà
Oái, em đoán vầy mà chuẩn ạ?iem mượn lời cụ Pink987 giả nhời lão dư trên ợ
dưng thế néo lào mới đưa F1 đi học chửa được đầy tháng mà đã tương tư cô giáo F1 đc nhể
Cá nhân em cho là bài thơ này hay "bình thường", nó nổi tiếng được là bởi giai thoại về tác giả được giới văn bút tiền khởi nghĩa đồn thổi theo một lối PR cổ điển.Vừa có thớt khá hay về thân phận của T.T.Kh, tác giả của Hai sắc hoa Tigon vừa bị xóa. Em làm thớt này hóng các giai thoại về tác giả.
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng “một người”.
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Lượn lờ Gúc thì chỉ biết T.T. Kh là thi sĩ bí ẩn của phong trào Thơ mới (1930–1945), tác giả bài Hai sắc hoa ti-gôn nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh. nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng.
Sau khi truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu đăng năm 1937 trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội), toà soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thuỳ mị, nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh., xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh. im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước (Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính, Màu máu ti-gôn của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh. càng có thêm nhiều dị bản.
T.T.Kh. chỉ đăng 4 tác phẩm rồi bặt danh:
- Hai sắc hoa ti-gôn (1937)
- Bài thơ thứ nhất (1937)
- Đan áo cho chồng (1937)
- Bài thơ cuối cùng (1938)
iem lại khác lão - iem thấy rất hay ợCá nhân em cho là bài thơ này hay "bình thường", nó nổi tiếng được là bởi giai thoại về tác giả được giới văn bút tiền khởi nghĩa đồn thổi theo một lối PR cổ điển.
Bài thơ chỉ như một lời tự sự giản dị và phổ biến của một tình nhân vào thời điểm ấy, bây giờ chúng mình đọc lại thấy bình thường hoàn toàn, rất khó để đồng cảm với lời tự tình của tác giả. Toàn bài thơ cũng không thấy có chỗ nào cao trào chỗ nào thấp trào, các khổ bảy chữ đều đều và thiếu sinh khí.
Bài thơ này có thể là cảm hứng đôi chút cho các nhà thơ cùng thời, đều cũng đương hít thở cái không khí ủy mị và bế tắc của cuộc sống thời đó chứ tuyệt không thể xếp vào cùng hạng với các tác phẩm đương thời củc Thâm Tâm hay Nguyễn Bính,Bích Khê hay Hàn Mạc Tử, Thế Lữ hay Xuân Diệu...
Nhất là các cô gái thời nay, cô nào chả có một vài mối tình liu luyến cũ, bây giờ cắp tráp đi tìm chồng như đi chợ mua gà, làm sao mà còn cảm xúc được với cái mô típ thuyền theo lái gái theo chồng ngày xưa nứa.
Bây giờ người trẻ cũng không còn khoái thơ vì lối sống nó hiện đại, thích phát nhích luôn chát phát hiểu ngay chứ không còn rụt rè e lệ bẽn lẽn kín kín mở mở như xưa. Một phần nữa là do các bài thơ được viết trong khuôn khổ đời sống thời đó không còn dễ dàng để hiểu được đối với người thời nay. Tuy nhiên, em cũng thích Nguyễn Bính giống lão, cái gì mà:iem lại khác lão - iem thấy rất hay ợ
thời đó liền bà con gái cha mẹ đặt đâu là ngồi đó, mà xuất rá sớm chớ không như h, cho lên để lói được lên lỗi nòng thì tác giả phải là con nhà khá trở lên và có chút tự do trong yêu đương kiểu tân thời ạ
còn trong 6 nhà thơ lão nêu iem thích mỗi thơ Nguyễn Bính
khi gấu thu mất ví trước khi đi họp hoặc nặng hơn là cho lão ngủ ngoài hè thì lão sẽ thấy bài thơ này hay, phải không lão pain
Quý hóa quá! Bản của cụ quá độc!Góp thêm vài trang hợp tuyển TTKH cụ pain nhé.
Em thích thú khi đọc comment này.Hồi còn trẻ em đọc thơ của TTKH em thấy hình ảnh của một người con gái với tình yêu dang dở và đớn đau. Sau này khi trải qua dăm bảy mối tình, rồi có vợ... thì khi đọc thơ của TTHK em lại thấy hình ảnh một người đàn bà ngoại tình tư tưởng Em ngưỡng mộ thơ của TTKH và thành thật chia buồn với chồng của người thi sỹ tài năng này, hẳn là cụ ấy cũng vô cùng đau khổ
Em thích nhất bài "Hai sắc hoa Ti gôn" đặc biệt là khổ cuối, nó lột tả được hình ảnh của một người con gái với nỗi đau thầm kín, rất phụ nữ. Cảm xúc này em tin chắc chỉ có các mợ mới có nên em cũng khẳng định TTHK là phụ nữ. Tuy nhiên, danh tính TTKH là một bí mật mà khi bật mí thì luôn luôn có sự hoài nghi, vì lý do này, em cho rằng hãy để bí mật nó ngủ yên. Có thể nói bí ẩn của cái bút dánh TTHK cũng góp phần không nhỏ cho sức sống của bài "Hai sắc hoa Ti gôn".Em thích thú khi đọc comment này.
Em hiểu nhưng xin cụ tách rời cảm xúc bài thơ và cảm giác đàn ông.
Hãy để tâm hồn ở khoảng lặng zero đi mà!