[Funland] Hai sắc hoa Tigon

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Kỳ 2:

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem liệu có thể tin rằng T.T.Kh là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính như một số tác giả đã khẳng định hay không.
Về TT thì em không biết lắm, nhưng khi nghe Bài thơ đan áo thì một số tác giả hoàn toàn có thể nghĩ đến NB vì theo em có hai điểm sau:

1. Những người chị trong thơ NB thì có nhiều bài viết, em xin không nêu lại.

2. Một số câu thơ trong Bài thơ đan áo cũng đem đến cho người đọc một cách nghĩ khác về con người thật trong bóng hình người phụ nữ.

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.
...

Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.

Nguyên văn Bài thơ đan áo:

Chị ơi, nếu chị đã yêu,
Đã buồn lỡ hái ít nhiều đau thương.
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

Biết chăng chị mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.

Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa rụng xuống bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi gió đã sang bờ ly tan!

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.

Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết tim vào lồng “nghiêm”.
Ai đem lễ giáo giam em,
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời…

Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình).
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Kỳ 5: Ai là người yêu của T.T.Kh?


chúng tôi đã có dịp nói chuyện với nhà văn Thanh Châu và chỉ ra với ông việc T.T.Kh đã trách ông. Nhà văn cũng đồng ý với chúng tôi rằng quả thật câu thơ của T.T.Kh có hàm ý như thế.

Đến đây, chúng tôi muốn tạm gác câu chuyện hoa ti gôn lại trong chốc lát để chuyển qua chuyện Bài thơ đan áo. Bài thơ này nhiều người không chịu thừa nhận là của T.T.Kh. Quả thật sự xuất hiện của nó cũng tương đối bất thường. Thứ nhất là nó không đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy mà lại đăng ở báo khác. Thứ hai là về hình thức, nó cũng khác ba bài thơ kia. So sánh với ba bài kia, Bài thơ đan áo có vẻ thô vụng hơn nhiều. Đặc biệt trong khi ba bài thơ của T.T.Kh đều là thơ bảy chữ thì Bài thơ đan áo lại theo thể thơ lục bát. Thật là vô lý khi T.T.Kh đang rất điêu luyện trong thể thơ bảy chữ lại nhảy qua thơ lục bát để rồi lúng túng trong lối thơ này đến nỗi đôi chỗ vần không được nhuyễn. Chính những vướng mắc trên đã khiến người ta nghi ngờ bài thơ này là của người khác giả mạo T.T.Kh.

Thế nhưng T.T.Kh lại không hề lên tiếng cải chính mà ngược lại trong Bài thơ cuối cùng nàng lại nhắc đến nó: "Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem". Hiểu thế nào cho đúng về vấn đề này? Ai là người đã viết Bài thơ đan áo? Chúng ta nhớ một điều, Bài thơ đan áo ngoài những bất thường như nói trên còn có điểm khác biệt rất lớn với ba bài thơ kia. Đó là tác giả không viết cho người ấy mà viết cho một người chị nào đó: "Chị ơi, nếu chị đã yêu/Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương".

Chi tiết này lại khá khớp với Bài thơ cuối cùng. Trong bài thơ đó, T.T.Kh đã nhắc đến một người nào đó ngoài người ấy: "Chỉ có ba người đã đọc riêng/Bài thơ đan áo của chồng em". Ba người ấy là ai? Phải chăng là có mặt cả người chị trong Bài thơ đan áo?

Ở trên, chúng ta có nói đến mối quan hệ giữa tác giả truyện ngắn và tác giả thơ. Qua phân tích cuộc "đối thoại", chúng ta đã thấy được phần nào mối quan hệ "không phải người dưng" giữa họ. Tác giả truyện ngắn, tức nhà văn Thanh Châu chính là nhân vật ai mà nàng đã trách "Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy/Mà viết tình em được ích gì". Chúng ta tiếp tục phân tích thêm. Trước hết khẳng định Thanh Châu chính là nhân vật ai trong các câu thơ. Nhưng trong thơ T.T.Kh, ngoài ai ra còn có thêm nhân vật anh: "Giận anh em viết dòng dư lệ/Là chút dư hương điệu cuối cùng". Vậy nhân vật ai này và nhân vật anh trong câu thơ trên là hai người hay một người?

Có thể có hai trường hợp: Ai là một người bạn của nàng, hoặc ai chính là người yêu của nàng, tức ai chính là anh. Nếu xảy ra trường hợp đầu thì Thanh Châu chỉ là người bạn của T.T.Kh, được biết đến chuyện tình duyên ngang trái của nàng nên cảm hứng viết nên truyện Hoa ti gôn. Nếu xảy ra trường hợp sau thì Thanh Châu chính là người yêu của T.T.Kh.

Chúng ta chú ý, trong ba bài thơ, chỉ có Bài thơ cuối cùng là nàng đối thoại trực tiếp với người yêu mình: "Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?". Tại sao như vậy? Là vì lúc này nàng đang giận chàng. Nàng muốn nói chuyện "đâu ra đấy" với chàng một lần cho xong. Chúng ta đọc thêm khổ thơ thứ năm: "Từ đây anh hãy bán thơ anh/Còn để yên tôi với một mình". Ta thấy lúc này nàng cự cãi với chàng một cách khá căng thẳng. Có lẽ chàng vừa gây ra một lỗi lầm gì đó làm cho nàng giận. Liên hệ đến khổ thơ thứ ba có câu "Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem" thì ta sẽ hiểu ngay chuyện gì. Đó là chuyện Bài thơ đan áo, chàng đã lấy nó đem "rao bán" làm cho nàng bực tức. "Rao bán" là từ mà nàng ví von cho hả tức chứ thực sự là chàng đã để lọt bài thơ đó ra ngoài. Bài thơ này vì một lẽ gì đó mà nàng không muốn cho ai đọc. Việc đăng báo bài thơ này có lẽ gây nên điều gì hệ trọng lắm nên nàng đã hết sức tức giận: "Là giết đời nhau đấy biết không".

Hãy để ý thêm chút nữa. Sau khi nói xong chuyện Bài thơ đan áo, nàng liền quay sang chuyện những cánh hoa ti gôn: "Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét/Thì đem mà đổi lấy hư vinh". Chúng ta thấy rất rõ: người gây ra chuyện Bài thơ đan áo cũng chính là người nhắc đến những cánh hoa ti gôn. Trước thì nàng cố giấu nhưng bây giờ vì đang tức giận nên nhân nói chuyện này nàng nói qua chuyện kia một thể luôn.

Như vậy thì nhân vật ai, người liên quan đến những cánh hoa ti gôn (Trách ai mang cánh ti gôn ấy) và nhân vật anh, người yêu của nàng (Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ) chính là một.

Như vậy mối quan hệ là đã rõ. Thanh Châu chính là người yêu của T.T.Kh. Điều này cũng phù hợp với lời kể của nàng ở khổ thơ đầu trong Bài thơ thứ nhất rằng người yêu nàng là một chàng văn nghệ sĩ: "Thuở trước hồn tôi phơi phới quá/Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương/Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại/ Êm ái trao tôi một vết thương".

Thật sự ta đã giải mã được vấn đề quan trọng là tìm ra người ấy của T.T.Kh. Đến đây, chúng tôi muốn trở lại vấn đề ai đã viết Bài thơ đan áo. Như trên đã phân tích, bài thơ này có một số điểm khác biệt so với ba bài thơ kia về thể loại, về giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, có một đặc điểm quan trọng nhất thì nó lại không khác, đó là phong cách sáng tác. Bài thơ đan áo cũng được viết bởi một ngôn ngữ dung dị rất "T.T.Kh": "Chị ơi nếu chị đã yêu/Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương". Chúng tôi cho rằng, bài thơ này cũng là của T.T.Kh nhưng được viết trước ba bài thơ kia rất lâu. Bạn đọc có thể thắc mắc: vì sao Bài thơ đan áo không hay như mấy bài thơ kia. Đó là do hoàn cảnh sáng tác. Trước đây, T.T.Kh chỉ sáng tác để gửi cho người chị nào đó của mình đọc nên có thể cảm xúc không trào dâng bằng viết cho người mình yêu.

Nguồn: http://www3.tha...0/28/127041.tno
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Về TT thì em không biết lắm, nhưng khi nghe Bài thơ đan áo thì một số tác giả hoàn toàn có thể nghĩ đến NB vì theo em có hai điểm sau:

1. Những người chị trong thơ NB thì có nhiều bài viết, em xin không nêu lại.

2. Một số câu thơ trong Bài thơ đan áo cũng đem đến cho người đọc một cách nghĩ khác về con người thật trong bóng hình người phụ nữ.

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.
...

Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.

Nguyên văn Bài thơ đan áo:

Chị ơi, nếu chị đã yêu,
Đã buồn lỡ hái ít nhiều đau thương.
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

Biết chăng chị mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.

Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa rụng xuống bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi gió đã sang bờ ly tan!

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.

Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết tim vào lồng “nghiêm”.
Ai đem lễ giáo giam em,
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời…

Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình).
Quá tuyệt! Cám ơn cụ lắm lắm.

Đêm thu muộn, có người tinh tế như cụ để em hầu chuyện và được cụ ưu ái châm chước đọc thứ cóp bết này, há chẳng nhã và thú lắm ru!
 

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực

thỉnh thoảng nghe mợ Như Quỳnh hát mà cứ thấy nẫu hết cả lòng :T
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Quá tuyệt! Cám ơn cụ lắm lắm.

Đêm thu muộn, có người tinh tế như cụ để em hầu chuyện và được cụ ưu ái châm chước đọc thứ cóp bết này, há chẳng nhã và thú lắm ru!
Cảm ơn cụ, cụ quá khen ạ.

Em cũng có chút quan tâm đến thơ ạ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Kỳ 6: Vậy ai có thể là T.T.Kh?


uá trình lần theo dấu vết con người bí ẩn này, chúng ta đã đưa ra được một số tiêu chí để xác định ai có thể là T.T.Kh. Thứ nhất, T.T.Kh phải là một người phụ nữ. Thứ hai, T.T.Kh phải là người thân thiết với nhà văn Thanh Châu. Cụ thể hơn, người đó phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Như vậy, ta phải loại bỏ tất cả các "ứng viên" là nam giới như Thâm Tâm, Nguyễn Bính, J.Leiba... cùng một số "ứng viên" nữ như Trần Thị Khánh...

Vậy còn lại ai sẽ là người phù hợp với T.T.Kh? Đến đây, có lẽ ta cần cho nhân vật thật xuất hiện để đối chiếu. Trong số những người phụ nữ được giả định trước đây, chỉ có một "ứng viên" duy nhất phù hợp với vị trí của T.T.Kh theo tiêu chí nói trên. Đó chính là bà Trần Thị Vân Chung, người được tác giả Thế Nhật phát hiện ra và tiết lộ trong cuốn sách T.T.Kh, nàng là ai? Đây là nhân vật đã gây ra nhiều tranh cãi trên công luận vào năm 1994.

Xin nhắc lại một số thông tin về bà Trần Thị Vân Chung. Bà sinh năm 1919 tại Thanh Hóa. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, lớn lên lập gia đình với một người đỗ cử nhân luật, có lúc làm quan tri huyện, về sau làm đến chức Tổng trưởng Quốc phòng trong chế độ Sài Gòn.

Về văn chương, bà Vân Chung là người thường hay làm thơ, viết văn với bút danh Vân Nương, Tam Nương... Bà tham gia nhóm thơ Quỳnh Dao - nhóm thơ của những người phụ nữ đài các trưởng giả lúc trước ở miền Nam, thường làm thơ xướng họa với nhau như một sinh hoạt tinh thần. Nữ sĩ Mộng Tuyết cũng là một trong những chủ soái của nhóm thơ này. Bà đã có một số thơ đăng trên các báo ở Sài Gòn trước năm 1975. Năm 1986, bà cùng các con xuất cảnh sang Pháp. Bà vẫn tiếp tục làm thơ đăng trên các tạp chí tiếng Việt ở nước ngoài.

Năm 1994, khi cuốn sách T.T.Kh, nàng là ai? ra đời, nêu đích danh tên tuổi bà Vân Chung, thì chính bà Vân Chung đã công khai lên tiếng phủ nhận mình là T.T.Kh. Thư của bà từ Pháp gửi về được đăng tải trên Thanh Niên và một số tờ báo khác. Ngoài ra có một số độc giả cũng viết bài gửi đến báo, không tin bà Vân Chung chính là T.T.Kh. Điều này đã làm nhiều người ngờ vực tính chân thực của cuốn sách nói trên. Bởi vì cuốn sách được viết ra dựa trên sự tiết lộ vô tình của một người khác là bà Thư Linh, người quen biết với bà Vân Chung sau năm 1975 chứ tác giả không có thông tin trực tiếp.

Nhưng bên cạnh đó, một số tác giả lại ủng hộ việc cho rằng T.T.Kh chính là Trần Thị Vân Chung. Chẳng hạn tác giả T.N trên Báo Tuổi Trẻ chủ nhật ngày 2/10/1994 viết: "Đưa ra tên tuổi thật của T.T.Kh, với đầy đủ cuộc đời, nguồn gốc. Một nghi án văn học đã quá lâu, nay lỡ biết rồi thì không thể không công bố". Tác giả Ngọc Tình trên Báo Sài Gòn Giải Phóng vào ngày 9.10.1994 cũng viết: "Cuối cùng bí mật đã được phát giác, tác giả cuốn sách giải trình đầy đủ tư liệu hơn nửa thế kỷ qua". Báo Lao Động số ra ngày 13/10/1994 viết: "Một nghi án văn học đã gần 60 năm quanh một chùm thơ nổi tiếng của tác giả T.T.Kh. Đến nay, Thế Nhật với những tư liệu và chứng cứ rõ ràng mới bật mí được câu chuyện tình lãng mạn bậc nhất trong văn học Việt Nam này".

Các ý kiến của người quan tâm rất không thống nhất với nhau như vậy. Riêng chúng tôi, khi xem xét lại tất cả các vấn đề, thật đáng ngạc nhiên là chúng tôi thấy bà Vân Chung có một nhân thân phù hợp với T.T.Kh đến kỳ lạ.

Trước hết, bà Vân Chung chính là người yêu của nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn. Đây là thông tin được chính nhà văn Thanh Châu xác nhận - một điều trước nay chưa từng được tiết lộ bởi người trong cuộc. Đây là một điều tối quan trọng, đáp ứng tiêu chí cần phải có của T.T.Kh (xin nhấn mạnh lại một lần nữa, bất cứ nhân vật nào, muốn là "ứng viên" để vào vị trí T.T.Kh thì theo quan điểm của chúng tôi, người đó phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu).

Nhà văn Thanh Châu cùng sinh trưởng ở thị xã Thanh Hóa như bà Vân Chung, gia đình thuộc dòng dõi quan lại nhưng đến thời của ông thì gia cảnh sa sút. Ngược lại, gia đình bà Vân Chung lúc đó làm kinh doanh buôn bán, kinh tế khá giả hơn rất nhiều.

Thanh Châu là bạn của người anh ruột bà Vân Chung. Ông có dịp trò chuyện với cô em của người bạn mình là bà Vân Chung khi đi trên chuyến tàu từ Hà Nội về Thanh Hóa. Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã khởi đầu cho một cuộc tình đầy nước mắt về sau.

Trở về Thanh Hóa, hai người tiếp tục qua lại với nhau và tình cảm ngày càng thắm thiết. Gia đình hai bên cũng đều biết việc này nhưng cuộc tình duyên không đi đến đoạn kết vì vấn đề môn đăng hộ đối. Sau cú sốc này, Thanh Châu ra Hà Nội sống, Vân Chung ở lại quê nhà, một thời gian sau thì đi lấy chồng. Chi tiết này phù hợp với câu thơ trong Bài thơ thứ nhất: "Ở lại vườn Thanh có một mình/Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh/Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo/Yêu bóng chim xa nắng lướt mành".

Ra Hà Nội một thời gian, Thanh Châu nhận được tin tức từ gia đình nhắn ra cho biết bà Vân Chung chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng. Câu thơ tiếp theo của T.T.Kh viết đúng như hoàn cảnh của bà Vân Chung: "Và một ngày kia tôi phải yêu/Cả chồng tôi nữa lúc đi theo/Những cô áo đỏ sang nhà khác/Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều".

Mối tình giữa Thanh Châu và Vân Chung là một mối tình văn chương cao đẹp vì cả hai người đều có tâm hồn văn nghệ sĩ. Truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu thể hiện đầy chất lãng mạn và những bài thơ của Vân Chung viết sau này cũng thật lãng mạn mà chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc trong kỳ tới để tiện so sánh với thơ T.T.Kh.

Sau khi chia tay, hai người không có điều kiện gặp lại nhau nữa vì đến năm 1954, hai miền Nam Bắc chia đôi, Vân Chung đã cùng chồng vào Nam còn Thanh Châu ở lại quê nhà. Mãi cho đến bốn mươi năm sau, khi miền Nam giải phóng, Thanh Châu mới tìm vào Sài Gòn để thăm lại cố nhân.

Nhà văn Thanh Châu đã trực tiếp xác nhận chừng đó thông tin với chúng tôi. Nhưng ông không đồng ý khi chúng tôi đặt vấn đề rằng T.T.Kh chính là bà Trần Thị Vân Chung. Vì vậy, chúng ta hãy tiếp tục so sánh đối chiếu.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Kỳ 7: Sự trùng hợp giữa Trần Thị Vân Chung và T.T.Kh


Chúng ta thấy, trước hết việc giả định Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong nghi án. Chẳng hạn chi tiết "vườn Thanh" làm nhiều người tranh cãi kịch liệt từ bao năm nay sẽ trở nên rất đơn giản khi đưa vào đây. Nếu chúng ta chấp nhận Vân Chung là T.T.Kh thì vườn Thanh sẽ được hiểu đơn giản hơn: đó là một cách nói hoa mỹ để chỉ thị xã Thanh Hóa, nơi mà hai người có nhiều kỷ niệm trong thời gian quen biết nhau.

Chúng ta hãy xét về nhân thân bà Vân Chung để so sánh với T.T.Kh. Trong phần phân tích thơ T.T.Kh, chúng ta đã đưa ra nhận định, tác giả này phải là một người sinh trưởng trong một gia đình khá giả, thuộc tầng lớp tân học. Điều này rất đúng với trường hợp của bà Vân Chung. Và Thanh Châu cũng là một người tân học: trước học cao đẳng tiểu học Vinh, sau ra Hà Nội học trường đạo.

Một điều quan trọng nữa là tuổi của "ứng viên". Theo xác nhận của chính bà Vân Chung, thì bà sinh năm 1919, tính đến năm 1937 là bà đã 18 tuổi tròn. Đó là tính theo tuổi Tây. Còn theo tuổi ta thì đã 19. Như vậy bà hoàn toàn có thể lấy chồng hoặc chồng đi dạm hỏi vào trước năm 1937. Vậy thì đến tháng 9/1937, nếu là T.T.Kh thì bà có thể viết trong Hai sắc hoa ti gôn: "Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/Trời ơi! Người ấy có buồn không".

Cũng cần nhắc lại là khi bà Vân Chung lấy chồng, ông Thanh Châu ở Hà Nội chứ không ở quê nhà. Vì thế cho nên Vân Chung mới nghĩ rằng ông không biết việc bà đi lấy chồng. Chi tiết này phù hợp với câu thơ "Nếu biết rằng...".

Đến đây ta tạm dừng việc so sánh đối chiếu lại một chút để đọc lại những trang viết của ông Thanh Châu. Liên quan đến nghi án này, Thanh Châu đã viết cả thảy hai tác phẩm. Một là truyện ngắn Hoa ti gôn mà từ đó có thơ của T.T.Kh "họa" lại. Hai là bài tùy bút Những cánh hoa tim vào năm 1939 để kết lại câu chuyện. Ta thấy gì trong những trang viết của Thanh Châu?

Khi xa Vân Chung ra Hà Nội, Thanh Châu đã hết sức sầu thương về mối tình ấy. Trong bài tùy bút Những cánh hoa tim đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, ông viết: "Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái. Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu". Đó chính là sự chua xót về mối tình giữa ông và Vân Chung mà ngày nay ông đã xác nhận.

Vào thời gian này, tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh cũng vừa mới ra đời. Đó là cuốn tiểu thuyết luận đề, có ý nghĩa đả phá những tập tục hôn nhân gia đình phong kiến ngự trị ngàn năm trong xã hội Việt Nam. Thế nhưng Nhất Linh cũng không sắp xếp nổi cho nhân vật Loan của mình trốn đi với Dũng mà phải để cho hai người chia tay nhau, Loan lên xe hoa về nhà chồng, Dũng cất bước ra đi chốn hải hồ. Ấy là vì lúc này hoàn cảnh xã hội chưa cho phép nhà văn thực hiện cuộc cải cách quá mạnh mẽ như vậy, dù là trong tiểu thuyết. Bởi quan niệm cổ xưa còn hết sức nặng nề. Như thế để thấy rằng, vào thời kỳ 1935 - 1937, những cô gái dù tân học đến mấy cũng rất khó có thể thoát ra được ngoài vòng cương tỏa của chế độ gia đình phong kiến. Tình cảnh của Thanh Châu và Vân Chung có lẽ cũng tương tự như tình cảnh của Dũng và Loan.

Trong truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu, nhân vật chính là họa sư Lê đã rủ Mai Hạnh trốn đi Nhật để cùng nhau xây cuộc đời mới. Đó là lòng khát khao của những người đang yêu trước cảnh ngang trái tình duyên. Tuy nhiên, nhân vật Mai Hạnh không đủ can đảm thực hiện vì "em không phải là loại đàn bà có thể vượt hết được những khó khăn như anh tưởng", vì "em bỗng sợ, em sợ gia đình tan tác, khổ thân thầy mẹ em". Những chi tiết, hình ảnh tiếp theo trong truyện ngắn mang đầy ẩn ý. Chẳng hạn như chi tiết nhân vật Mai Hạnh chết đi, chi tiết dây hoa ti gôn trong thư báo tang rơi ra, chi tiết họa sư Lê đặt bó hoa lên nấm mộ nàng... Những chi tiết ấy mang đầy sự trách móc, hờn giận, đớn đau. Nửa phần muốn chôn chặt tình yêu xuống đáy mồ sâu, nửa phần nhớ thương quay quắt cuồng dại mãi không thôi. Ta tin rằng những nỗi niềm của nhân vật chính là nỗi niềm của tác giả. Những hoài niệm, u uất của nhân vật về những "cánh hoa tim vỡ" là của Thanh Châu.

Năm 1939, sau khi câu chuyện T.T.Kh đã đi qua, Thanh Châu cho đăng bài tùy bút Những cánh hoa tim trên Tiểu thuyết thứ bảy. Bài tùy bút này, một mặt ông phủ nhận mọi sự dính líu đến T.T.Kh, một mặt ông giãi bày tâm sự của mình.

Chính ra Thanh Châu đã bị ám ảnh bởi những cánh hoa ti gôn khi ông viết trong Những cánh hoa tim: "Một mùa thu cũ, tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay và vò nát chúng nó đi trước một giàn hoa. Đó là thời kỳ tôi ốm dậy, buổi chiều thường đi thơ thẩn trong sân". Ta nhớ rằng, tác phẩm Hoa ti gôn là truyện ngắn nhưng tác phẩm Những cánh hoa tim là tùy bút. Mà tùy bút là nói chuyện thật chứ không nói chuyện hư cấu. Thanh Châu đã vò nát những cánh hoa ti gôn vì lẽ gì? Phải chăng vì nó đã từng là "chứng nhân" một thời của tình yêu giữa ông và Vân Chung? Thanh Châu viết tiếp trong bài: "Bỗng nhiên, nhìn những cánh hoa đỏ trong tay, tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu".

Trong những phần trước, chúng ta đã nhắc đến chuyện những cánh hoa ti gôn. Giờ đây ta lại thấy rõ hơn chút nữa. Như vậy chính ra Thanh Châu là người đầu tiên nhìn thấy bông hoa ti gôn có hình quả tim vỡ chứ không phải nhân vật truyện ngắn họa sư Lê. Giữa Thanh Châu và Vân Chung có thể đã có nhiều kỷ niệm về loài hoa "đỏ như màu máu thắm phai" này. Cho nên Thanh Châu trong một đêm buồn bã nhớ nhung hoài niệm về mối tình xưa, xót xa nghĩ lại những cánh hoa tàn úa thuở nào, đã không kìm nổi lòng mình mà cầm bút viết nên truyện ngắn để giải tỏa cảm xúc, cũng là để gửi về "vườn Thanh" cho người xưa.

Vào thời kỳ 1937, những cô gái có tâm hồn văn chương lãng mạn đều tìm đọc tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy. Vì thế truyện ngắn này đã đến tay Vân Chung ngay lập tức. Đọc xong truyện ngắn, Vân Chung chắc chắn cũng đau lòng không kém. Trong tình cảnh như thế, thì một người như Vân Chung hiển nhiên phải làm thơ để gửi lại cho Thanh Châu. Và những bài thơ ấy, rất có thể là những bài Hai sắc hoa ti gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng lắm chứ? Tại sao không?

Đến đây chúng tôi muốn trở lại với riêng bà Vân Chung. Trước đây có người đưa ra một số "ứng viên" nữ, nhưng không thấy nhắc đến lý lịch văn học của những người đó. Chúng ta nhớ rằng, nếu là T.T.Kh thì dứt khoát phải là một người cầm bút. Ít ra là phải như bà Vân Chung, có thơ in thành tập, có sinh hoạt văn học nơi này nơi kia, có thơ đăng báo...
Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm được một ít thơ của bà Vân Chung để bạn đọc có thể đánh giá chúng. Trước hết xin đọc vài câu thơ của bà Vân Chung viết về mùa thu:
Nhớ những mùa thu trước
Êm cảnh thanh bình
Trăng ngà trải lụa thiên thanh
Khuôn hoa e ấp trên cành thắm tươi
Thế rồi
Bão táp mưa sa
Trăng tàn hoa tạ
Mông mênh sầu ngập biển đời
Trời thu lộng gió để người sầu thương
(Bài thơ cuối thu, 1960)
Hơi may se cả bầu trời
Hàng cây lá đã vàng phơi ít nhiều
Nhà ai một mái tịch liêu
Chìm trong làng vắng tiêu điều chiêm bao
(Vào thu - 1993)

Bạn đọc thấy thế nào về những câu thơ này? Có chút gì là của T.T.Kh không?
Một điều đặc biệt, bà Vân Chung luôn luôn làm thơ về mùa thu. Mười bài thơ thì có đến năm bài bà nhắc đến mùa thu rồi. Dường như bà bị ám ảnh bởi mùa thu. Đây cũng là một điểm chung với T.T.Kh.

Thơ của bà Vân Chung sau năm 1954 cho đến nay không phải là thơ hay. Hầu hết đều bình thường. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng bà Vân Chung không thể là T.T.Kh vì thơ bà không xứng tầm với thơ T.T.Kh. Lập luận như thế là không đúng. Thật ra không có nhà thơ nào có thể làm thơ hay suốt đời. Nhiều nhà thơ nổi tiếng nhưng về sau vẫn làm những câu thơ rất tầm thường.

Một bài thơ hay phải gắn liền với một hoàn cảnh đặc biệt. Không có hoàn cảnh đặc biệt thì khó có thể có thơ hay. Chẳng hạn Hàn Mặc Tử sẽ không thể nào sáng tác được bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ nếu người đẹp Hoàng Hoa không gửi vào cho chàng một tấm hình chụp phong cảnh bến đò Vỹ Dạ lúc chàng đang tuyệt vọng chán chường trên giường bệnh. Nếu Hữu Loan không có nỗi đau về người vợ vắn số thì không thể nào có được bài thơ Màu tím hoa sim để đời. Nếu Vân Chung là T.T.Kh thì cũng thế. Chỉ trong hoàn cảnh tình duyên ngang trái lỡ làng với người yêu một cách đớn đau tột cùng thì mới sáng tác được những câu thơ như viết bằng máu thịt ấy. Đó là những tác phẩm đỉnh cao của một người làm thơ. Đó là tinh hoa tinh huyết. Còn như Vân Chung sau này, sống một cuộc đời bình thường bên cạnh người chồng giàu sang của mình, làm sao sáng tác được thơ hay, dù trước đó có là T.T.Kh đi chăng nữa. Đó là chuyện bình thường và hợp lý.

Đến đây chúng tôi muốn thưa đôi lời với nhà thơ Vân Chung và nhà văn Thanh Châu cùng quý bạn đọc. Loạt bài này cũng như cuốn sách Giải mã nghi án văn học T.T.Kh sắp xuất bản của chúng tôi chỉ là những giả định. Tuy nhiên, dù giả định nhưng nó vẫn gợi lại những vết thương cũ trong lòng hai người. Đó là một điều đáng tiếc. Tuy vậy chúng tôi không thể không viết lại câu chuyện này. Vì nó là khát khao của người yêu thơ, muốn biết T.T.Kh là ai, vì ai mà để lại cho đời những vần thơ xao xuyến cõi lòng ấy. Chính khi xưa, Hoài Thanh cũng đã từng nhắc trong Thi nhân Việt Nam: "Bốn năm đã qua từ ngày tờ báo vô tình hé mở cho ta một cõi lòng. Ai biết "con người vườn Thanh" bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?". Cho đến nay, đã qua bảy mươi năm, có lẽ người đã quyết định "ôm nỗi buồn riêng về nơi chín suối" rồi. Vì thế giả định này nếu đúng chắc người cũng không lên tiếng tự nhận mình là T.T.Kh. Vậy xin hãy xem đây như là một việc làm vì lòng mến yêu con người đã để lại cho đời những vần thơ say đắm ấy để có câu chuyện này.
 

Ma Thổi Đèn

Xe đạp
Biển số
OF-426292
Ngày cấp bằng
31/5/16
Số km
40
Động cơ
216,780 Mã lực
Nơi ở
hư vô
Sao cái ông TTKH ko đứng ra nhận mà để tranh cãi um lên nhỉ, nhận còn nổi tiếng nữa chứ? :-??
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sao cái ông TTKH ko đứng ra nhận mà để tranh cãi um lên nhỉ, nhận còn nổi tiếng nữa chứ? :-??
Cụ đọc lại 5 câu cuối của còm ngay trên còm cụ. Em cho rằng đó là câu trả lời rốt ráo cho " nghi án" T.T.Kh là ai?!
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Em cho rằng đó là câu trả lời rốt ráo cho " nghi án" T.T.Kh là ai?!
Cụ thử sớt thêm mấy từ khóa sau để có thêm một nguồn tư liệu nữa nhé.

Tuấn Trình (có bút hiệu là Thâm Tâm), Nguyễn Vỹ, Vườn Thanh (có thể là một cách gọi trong thơ cho Vườn Thanh Giám).

Kết quả sẽ là TTKh thì chính là Trần Thị Khánh nhưng người viết (thơ) lại là TT.
 

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,166
Động cơ
254,820 Mã lực
T.T.Kh, tức Trần Thị Khánh, nhà ở phố Hàng Hành, sáng hay ra Bảo Khánh...
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ thử sớt thêm mấy từ khóa sau để có thêm một nguồn tư liệu nữa nhé.

Tuấn Trình (có bút hiệu là Thâm Tâm), Nguyễn Vỹ, Vườn Thanh (có thể là một cách gọi trong thơ cho Vườn Thanh Giám).

Kết quả sẽ là TTKh thì chính là Trần Thị Khánh nhưng người viết (thơ) lại là TT.
Em đã làm trước rồi nhưng cá nhân em thấy có gì đó chưa thuyết phục và hơi gờn gợn cụ à.

Và.... cá nhân em vẫn muốn T.T.Kh mãi là một bí ẩn không thể giải mã như bí ẩn của tình yêu. Thứ bí ẩn mà người đời chỉ có thể cảm nhận được chứ không bao giờ cầm vào được, giải thích được bằng lý tính!
 

xinchaodongchi

Xe tăng
Biển số
OF-387752
Ngày cấp bằng
19/10/15
Số km
1,865
Động cơ
249,907 Mã lực
Tuổi
43
Ko thấy cụ gang nam ý kiến, cháu chờ cụ United Kondom
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Và.... cá nhân em vẫn muốn T.T.Kh mãi là một bí ẩn không thể giải mã như bí ẩn của tình yêu. Thứ bí ẩn mà người đời chỉ có thể cảm nhận được chứ không bao giờ cầm vào được, giải thích được bằng lý tính!
Cảm ơn cụ.

Em cũng nghĩ nó sẽ mãi là bí ẩn như nó đã, đang từng như thế bởi có những câu thơ đầy oán hờn trong Bài thơ cuối cùng. Oán hờn không phải vì thân phận, vì lễ giáo mà vì "Nếu không im được thì tôi chết/Đêm hỡi vì sao tối thế này ..."!


Chỉ có ba người được đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em.
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung.
Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng.


Từ nay anh hãy bán thơ anh,
Và để yên tôi với một mình.

Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cảm ơn cụ.

Em cũng nghĩ nó sẽ mãi là bí ẩn như nó đã, đang từng như thế bởi có những câu thơ đầy oán hờn trong Bài thơ cuối cùng. Oán hờn không phải vì thân phận, vì lễ giáo mà vì "Nếu không im được thì tôi chết/Đêm hỡi vì sao tối thế này ..."!


Chỉ có ba người được đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em.
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.


Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung.
Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng.


Từ nay anh hãy bán thơ anh,
Và để yên tôi với một mình.

Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ah,

"Bài thơ cuối cùng"

Hy vọng em không nhớ nhầm.

Đúng, cụ đúng vì
"
.....Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh."
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
283
Động cơ
225,750 Mã lực
Ah,

"Bài thơ cuối cùng"

Hy vọng em không nhớ nhầm.
Vâng, đúng cụ ạ.

Em đã nghe lại mấy lần cả bốn bài thơ của TTKh từ lúc cụ mở thớt.

Gần 100 năm đã qua cho hoàn cảnh ra đời của những bài thơ ấy. Những nhân vật trong những bài thơ ấy, những người thân thuộc của họ vẫn còn đâu đó, có khi ngay chỉ ở ngay Hà nội đây thôi.

Vậy nên, theo em, bốn câu thơ trong Bài thơ cuối cùng dưới đây đã nhắn nhủ và chứa đựng đủ ẩn ý cho những người quan tâm sau gần 80 năm ...

Năm lại năm qua cứ muốn yên,
Mà phương trời gió chẳng làm quên.
Mà người vỡ lở duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vâng, đúng cụ ạ.

Em đã nghe lại mấy lần cả bốn bài thơ của TTKh từ lúc cụ mở thớt.

Gần 100 năm đã qua cho hoàn cảnh ra đời của những bài thơ ấy. Những nhân vật trong những bài thơ ấy, những người thân thuộc của họ vẫn còn đâu đó, có khi ngay chỉ ở ngay Hà nội đây thôi.

Vậy nên, theo em, bốn câu thơ trong Bài thơ cuối cùng dưới đây đã nhắn nhủ và chứa đựng đủ ẩn ý cho những người quan tâm sau gần 80 năm ...

Năm lại năm qua cứ muốn yên,
Mà phương trời gió chẳng làm quên.
Mà người vỡ lở duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.
Nhã quá! Em thấy thật dễ chịu đêm muộn đầu Thu.

Cám ơn cụ đã chỉ giáo và cho em hầu chuyện về áng thơ tình bất hủ này. Thật lòng cảm tạ cụ, lâu lắm rồi em mới có được sự tâm đắc không hề nhẹ như đêm nay!
 
Biển số
OF-443338
Ngày cấp bằng
8/8/16
Số km
89
Động cơ
210,320 Mã lực
Thơ về hoa TIM VỠ đọc xong cứ bủn rủn chân tay, buồn quá =((
Vừa có thớt khá hay về thân phận của T.T.Kh, tác giả của Hai sắc hoa Tigon vừa bị xóa. Em làm thớt này hóng các giai thoại về tác giả.


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng “một người”.

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

Lượn lờ Gúc thì chỉ biết T.T. Kh là thi sĩ bí ẩn của phong trào Thơ mới (1930–1945), tác giả bài Hai sắc hoa ti-gôn nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh. nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng.

Sau khi truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu đăng năm 1937 trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội), toà soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thuỳ mị, nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh., xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh. im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước (Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính, Màu máu ti-gôn của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh. càng có thêm nhiều dị bản.

T.T.Kh. chỉ đăng 4 tác phẩm rồi bặt danh:
- Hai sắc hoa ti-gôn (1937)
- Bài thơ thứ nhất (1937)
- Đan áo cho chồng (1937)
- Bài thơ cuối cùng (1938)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

Catmatpat

Xe điện
Biển số
OF-87115
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
3,846
Động cơ
440,724 Mã lực
Nơi ở
Hầm Rượu
Chị pain hóa da tự diễn biến, đang toàn chuyện toa toa súng ống giờ lại hoa bướm, giời ạ ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top