[Funland] Hải Phòng xưa

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,143
Động cơ
520,143 Mã lực
Cụ Ngao chắc nhầm đâu vụ nước ngọt!năm 95 thì nước ngọt cũng đã sẵn nhiều-máy bơm con lợn e cũng đã biết dùng.Trc đấy là thời của gánh nước ở những khu đông dân cư.E nghĩ mốc năm 2000 nước phần lan là ngoài nước sạch thì khoẻ hơn lên đc tận tầng cao.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,165
Động cơ
571,937 Mã lực
Năm 1925, để phát triển Hải Phòng, thế là người Pháp lại lấp kênh đào Bonnal
Việc lấp kênh đào do "nghị viện" thành phố quyết định ("Nghị viện" tương tự như Hộ đồng Nhân dân thành phố bây giờ)
Đến đây thì sinh chuyện
Hãng sửa chữa tàu thuyền CARON, nằm trên Đại lộ Bonnal, đoàn cuối kênh Bonnal, nối với sông Tam Bạc, vẫn đón tàu thuyền vào sửa chữa. Lấp kênh đào này tức là khai tử hãng CARON. Chủ hãng CARON, người Pháp, có chân trong "nghị viện" thành phố Hải Phòng, nên cương quyết phản đối. Thế là kênh Bonnal chỉ lấp được già nữa. Đoạn không lấp được gọi là Sông Lấp (dù không bị lấp)
Đây là bản đồ sau và trước khi lấp kênh đào Bonnal
_Map 1913 (3).jpg
_Map 1913 (4).jpg

Khúc "sông Lấp" ngày nay trở thành Hồ Tam Bạc, không ai gọi là sông Lấp nữa
Dải đất lấp kênh trở thành dải công viên rất đẹp. Thời kỳ mở cửa 1990 cũng chia lô thuê, bán nền trông quá nhếch chác
Giờ em mới biết chỗ hồ Tam Bạc này là một phần của sông Lấp cụ Ngao ạ:

IMG_2874.png
 

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,319
Động cơ
369,127 Mã lực
Phố Khách nay là phố Phan Bội Châu cụ ah. Đoạn này chắc gần chợ Đổ, chợ Sắt chứ ko phải đầu Tam Hoàn.
Em thấy phố PBC to hơn chứ nhỉ, nhỏ thế này giống phố LTK hơn, ảnh của cụ Ngao rất giống cái ảnh bên dưới này.
LTK_HP.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Giờ em mới biết chỗ hồ Tam Bạc này là một phần của sông Lấp cụ Ngao ạ:

IMG_2874.png
Cái đoạn sông KHÔNG ĐƯỢC LẤP đó gọi là Sông Lấp
Năm 1985, sau khi ngăn sông Lấp bằng một con đập (nay là đường) thì Sông Lấp trở thành Hồ Tam Bạc, chứ không phải Hồ Tam Bạc là một phần của sông Lấp cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Phố Khách nay là phố Phan Bội Châu cụ ah. Đoạn này chắc gần chợ Đổ, chợ Sắt chứ ko phải đầu Tam Hoàn.
Phố Khách sau này ta đổi là phố Trung Quốc, sau 1979 thì sát nhập với Lý Thường Kiệt thành tên Lý Thường Kiệt
Phố Đông Kinh sau này đổi thành Phan Bội Châu
Ba phố song song với nhau theo thứ tự từ Hồ Tam Bạc: Quang Trung, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt
Cụ viết "Phố Khách nay là phố Phan Bội Châu" là không đúng
Năm 1972, Mỹ ném bom khu vực dân cư giữa Phan Bội Chấu và Lý Thường Kiệt. Sau này khi xây dựng lại chợ Sắt, thì chuyển tiểu thương về đây bán hàng, thoạt đầu là tạm bợ, chờ xây xong chợ Sắt thì bà con quay về. Chợ tạm gọi là Chợ Đổ, dù tên chính thức là chợ Tam Bạc. Chợ Đổ có hai mặt: mặt Phan Bội Châu và măt Lý Thường Kiệt.
Nào ngờ, chợ Sắt xây xong hoành tráng hơn, hai tầng... thì không ai quay về nữa vì chợ Đổ tiện hơn nhiều. Chợ Sắt mới xây chỉ bán hàng cơ khí và cũng heo hắt. Vừa rồi chính quyền cho phá đi làm khu chung cư. Tiểu thương Chợ Sắt chuyển sang Đồng Hoà, Cầu Niệm
Chơ Đổ bị cháy hôm sau Tết 13 tháng 2 năm 2023. Chính quyền di chuyển tiểu thương ra chỗ khác. Chỗ đất chợ Đổ sẽ trở thành công viên. Nhưng dân chúng sống quanh đó lại vớ bở vì mua sắm tiện nên càng đông đúc
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,165
Động cơ
571,937 Mã lực
Cái đoạn sông KHÔNG ĐƯỢC LẤP đó gọi là Sông Lấp
Năm 1985, sau khi ngăn sông Lấp bằng một con đập (nay là đường) thì Sông Lấp trở thành Hồ Tam Bạc, chứ không phải Hồ Tam Bạc là một phần của sông Lấp cụ ạ
Vâng cám ơn cụ Ngao nhé!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Việt Nam 1965_8_3 (1)a.jpg

3-8-1965 – Tàu hàng Liên Xô PRIDNEPROVSK chuẩn bị cập cảng Hải Phòng
Việt Nam 1966_8_13 (9_4)a.jpg

13-8-1966 – máy bay từ tàu sân bay USS ORISKANY không kích sà lan chở dầu và tàu tuần tra Bắc Việt Nam tại các đảo phía đông Hải Phòng, Lưu ý máy bay A-1 Skyraider phía trên sà lan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Việt Nam 1966_6_29 (26_2).jpg

Tại Hải Phòng, những chiếc xà lan tập trung xung quanh một tàu chở hàng Trung Quốc (1) đang được bốc dỡ ở giữa cảng. Bất chấp tầm quan trọng của nó với tư cách là trung tâm tiếp nhận vũ khí chiến tranh chính của Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ đã không ném bom bến cảng.
Việt Nam 1966_6_29 (26_3).jpg

Một mục tiêu hấp dẫn gần kho chứa dầu Hải Phòng (2) tại một làng chài nhỏ cách Hải Phòng 5 dặm
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,106
Động cơ
128,900 Mã lực
Phố Khách sau này ta đổi là phố Trung Quốc, sau 1979 thì sát nhập với Lý Thường Kiệt thành tên Lý Thường Kiệt
Phố Đông Kinh sau này đổi thành Phan Bội Châu
Ba phố song song với nhau theo thứ tự từ Hồ Tam Bạc: Quang Trung, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt
Cụ viết "Phố Khách nay là phố Phan Bội Châu" là không đúng
Năm 1972, Mỹ ném bom khu vực dân cư giữa Phan Bội Chấu và Lý Thường Kiệt. Sau này khi xây dựng lại chợ Sắt, thì chuyển tiểu thương về đây bán hàng, thoạt đầu là tạm bợ, chờ xây xong chợ Sắt thì bà con quay về. Chợ tạm gọi là Chợ Đổ, dù tên chính thức là chợ Tam Bạc. Chợ Đổ có hai mặt: mặt Phan Bội Châu và măt Lý Thường Kiệt.
Nào ngờ, chợ Sắt xây xong hoành tráng hơn, hai tầng... thì không ai quay về nữa vì chợ Đổ tiện hơn nhiều. Chợ Sắt mới xây chỉ bán hàng cơ khí và cũng heo hắt. Vừa rồi chính quyền cho phá đi làm khu chung cư. Tiểu thương Chợ Sắt chuyển sang Đồng Hoà, Cầu Niệm
Chơ Đổ bị cháy hôm sau Tết 13 tháng 2 năm 2023. Chính quyền di chuyển tiểu thương ra chỗ khác. Chỗ đất chợ Đổ sẽ trở thành công viên. Nhưng dân chúng sống quanh đó lại vớ bở vì mua sắm tiện nên càng đông đúc
Em cảm ơn cụ Ngao5! Em có tìm hiểu trên mạng thì thấy nói phố Khách là phố PBC, còn phố Trung Quốc là phố LTK bây giờ. Chả hiểu thế nào nữa!

Em xin góp với cụ 1 bức ảnh cách đây 20 năm em mới thấy trên mạng gần đây:

48FA22BA-AD8F-4339-A2EC-4FB095A44A11.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-47563
Ngày cấp bằng
28/9/09
Số km
483
Động cơ
465,323 Mã lực
Em năm nay gần 40, chắc ít tuổi hơn nhiều cụ ở đây, nhưng từ khi sinh ra tới giờ em chưa bao giờ bị thiếu nước uống cả, có lẽ cụ bị nhầm ở đâu đó chăng?
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,143
Động cơ
520,143 Mã lực
Em năm nay gần 40, chắc ít tuổi hơn nhiều cụ ở đây, nhưng từ khi sinh ra tới giờ em chưa bao giờ bị thiếu nước uống cả, có lẽ cụ bị nhầm ở đâu đó chăng?
Có giai đoạn Unicef tài trợ giếng khoan khắp tp.Ko đến nỗi thiếu quá nhưng chuyện máy bơm kama với dây 100m -200 m là bình thường.Chắc cái này cụ về hỏi lại những ng lớn hơn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Việt Nam 1966_6_29 (26_4).jpg


Hoa Kỳ xếp “Nhà hát nhân dân“ vòng quanh đảo Hải Phòng (trái) là "trung tâm văn hóa" và không ném bom nó. Bức ảnh này, được chụp vào tháng 3, cho thấy nó được sử dụng làm nơi ẩn náu cho 50 xe tải do Liên Xô sản xuất (3). quanh đảo và an toàn không bị tấn công – là những chiếc thùng được cho là chứa tên lửa và rocket (4) và các vật tư chiến tranh không xác định khác (5 và 6). Phòng.
Việt Nam 1966_6_29 (26_5).jpg

Ở trên, một đoàn xe tải 100 chiếc (7) hình thành trong sự an toàn của một con phố ở Hải Phòng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Việt Nam 1967_2_20 (3).jpg

20-2-1967 – tàu thuỷ Liên Xô chở hàng cho Việt Nam neo ở ngoài khơi Hải Phòng
Viet Nam 1967_11_7 (5).jpg

Tàu chở hàng Liên Xô Mtsensk trên đường đến Hải Phòng, với hàng hóa cần cẩu, sà lan và các thiết bị hạng nặng khác trên boong, ngày 7 tháng 11 năm 1967. Ảnh chụp từ máy bay của tàu sân bay USS Kearsarge
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Hải Phòng 1967_4_27 (1).jpg

Máy bay của tàu sân bay USS KITTY HAWK không kích nhà máy xi măng Hải Phòng và vùng lân cận, ngày 27 tháng 4 năm 1967.
1 giờ trưa hôm đó em đứng trên tầng 2 thấy những mảnh của nhà máy xi măng bay lên trời. Nhà em cách nhà máy xi măng đường chim bay khoảng 2 km
Hải Phòng 1967_10_9 (1).jpg

10-1967 – cô gái lái tractor ở Cảng Hải Phòng
Trong bài hát "Bến cảng quê hương tôi" của nhạc sĩ Hồ Bắc có ca từ "Ơi cô gái, lái xe trên cảng..." chính là hình ảnh này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Hải Phòng 1967_10_23 (1).jpg

Ga Thượng Lý (Hải Phòng) bị máy bay từ tẳu sân bay Coral Sea (CVA-43) ném bom ngày 23-10-1967. Ảnh: Garth Flint
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Bảo tàng Hải Phòng
Toà nhà Bảo tàng Hải Phòng ngày nayvốn xưa là Trụ sở Ngân hàng Công nghiệp Trung Hoa trên phố Paul Bert, nay là phố Điện Biên Phủ
Bảo tàng Hải Phòng (3).jpg


Bảo tàng Hải Phòng.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Bến xe Vườn hoa
từ Nhà triển lãm Hải Phòng (ranh giới Sông Lấp hất về cổng Cảng Hải Phòng) từ 1925 người Pháp xây dựng thành giải công viên, người Việt gọi là Vườn hoa. tuy nhiên vẫn có chỗ trở thành bãi đá bóng phủi...
Khu vực nhà triển lãm hất đến quầy bán hoa được gọi tắt là Vườn Hoa, dù chẳng thấy hoa đâu cả. Trong Bỉ Vỏ của cụ Nguyên Hồng có nói "Vườn Hoa đưa người" chính là chỗ này.
Thời kỳ 1925-1940, người Pháp mộ phu đi làm cao su ở Nam Kỳ và mộ phu sang Tân Đảo, Tân Thế giới. Những người dân nghèo đói ở các tỉnh, chủ yếu Thái Bình và Nam Định lũ lượt kéo tới đây (vì đây cũng là bến ô tô khách) để ký Công ta (Contract) đi làm phu
Thập niên 1950 chỗ tượng đài Lê Chân ngày nay là một cái chợ, vì người dân ngại ra chợ Sắt vì chỗ đối diện với tượng đài Lê Chân bây giờ là bến xe khách, tiện đường mua bán
Năm 1955, khi tiếp quản thành phố, chính quyền dẹp chợ này, chuyển về chợ Thống Nhất, vốn là đất của Hãng sửa tàu thuyền CARON ngày xưa như nói ở trên
Sau này khoảng 1965, dẹp chợ Thống Nhất, đưa về chỗ chợ An Dương ngày nay
Chỗ đất chợ Thống Nhất cũ xây dựng xí nghiệp Thảm Len Hàng Kênh.
Chỗ đất này đẹp quá, thế là một cuộc thoả hiệp vào cuối thập niên 1990. Thảm Len Hàng Kênh chuyển sang An Lão. Chỗ đất này chia ba phần chính: Trụ sở Viettinbank Hải Phòng (cửa trông ra Hồ Tam Bạc, phô Nguyễn Đức Cảnh), Bệnh viện đa khoa Quốc tế phố Nhà Thương (đối diện Bệnh viện Việt Tiệp) và chung cư cao cấp xuyên từ đường Hai Bà Trưng sang đường Nguyễn Đức Cảnh, những mảnh vụn nhỏ lẻ cũng là lấn chiếm chia chác
Bến xe khách Vườn Hoa bị dẹp ngay từ 1956, đưa về bến xe An Dương, chỗ đường tàu hoả
Chỗ bến xe xây dựng biến thành những quầy bán hàng mậu dịch quốc doanh
Tuy nhiên đến khi chiến tranh phá hoại 1965 xảy ra thì chỗ này là bến xe tạm tuyến Hải Phòng-Dụ Nghĩa và ngoại ô như Rế, Đồ Sơn Kiến Thuỵ. Hết chiến tranh thì chấm dứt bến xe tạm bợ
Tuyến Hải Phòng Dụ Nghĩa dat ra trước cửa Nhà Hát Lớn Hải Phòng
Bến xe khách Vườn Hoa (1).jpg
Bến xe khách Vườn Hoa (2).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Kênh đào Bonnal
Như đã nối trên, Kênh đào Bonnal lúc đầu nhằm hai mục đích
1. lấy đất bồi đắp cho khu nhượng địa
2. ngăn cách khu nhượng địa với phần còn lại của dân bản xứ
Để qua lại, có xây dựng hai cái cầu
1. Cầu chỗ Quán Hoa bây giờ, chỗ hai cột đèn xanh đèn đỏ
2. Cầu sắt cho xe ô tô qua lại là chỗ đường Điện Biên Phủ nối Trần Hưng Đạo với Trần Phú
Đến năm 1925, do cần phát triển thành phố, nên ra lệnh lấp từ cừa cảng Hải Phòng tới Nhà triển lãn, cạnh tượng đài Lê Chân ngày nay
Người Pháp thuê lấp đất, tính tiền bằng xe ba gác chở đất. Mà Phòng thiếu đất, nên dân chúng đào đất ở khu vực chỗ loanh quanh Hồ An Biên bây giờ, đem bán. Thành ra khu này bây giờ các cụ thấy những cái hồ loằng ngoằng như hồ "Ký mắm tôm", "Hồ Ba Keng", hồ Quần Ngựa là do dân đào đất mang bán. Thiếu đất quá, về sau phải sang Kiến An đào đất núi chở về lấp kênh Bonnal, giá lấp kênh đội lên
Hồ Quần Ngưa: vị trí sân bóng đá Lạch Tray ngày nay, trước kia sân Quần Ngựa.
Hồ Quần Ngựa là do đất đào đi lấp kênh. Sau ngày tiếp quản, chính quyền xây dựng Nhà hát nhân dân (ngoài trời) đắp nghiêng để biểu diễn nghệ thuật, với dải hồ bao quanh gọi là Hồ Quần Ngựa.
Số lần biểu diễn ở Nhà hát Nhân Dân rất ít, ngày nay thành cái gì thì em không rõ
Khoảng 1979-1980, chỗ này có lúc trở thành pháp trường xử bắn
1. Một con chiên tên là Tiệp giết Cha đạo Nhà thờ Lớn Hải Phòng. Hung thủ sống ở khuôn viên Nhà Thờ Lớn, biết rõ nhưng do khát tiền nên giết Cha Chánh xứ
2. Một người lái xe tên là Ngân, lấy cắp một bao phân đạm ở Cảng Hải Phòng, lái xe tải bỏ chạy, một chiến sĩ quân đội bám lên cánh cửa bên phải yêu cầu dừng lại, lái xe cố tình cà xe vào cột điện sắt trước cửa Bưu Điện Hải Phòng , khiến chiến sĩ này tử vong
Dân chúng tụ tập bên tường Sân Lạch Tray, quan sát xử bắn qua con mương nhỏ mà ta gọi là Hồ Quần Ngựa, để mang tính răn đe cao. Cậu em trai tôi đi xem về, sau sợ hãi, không dám đến lần thứ hai
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top