Bến xe Vườn hoa
từ Nhà triển lãm Hải Phòng (ranh giới Sông Lấp hất về cổng Cảng Hải Phòng) từ 1925 người Pháp xây dựng thành giải công viên, người Việt gọi là Vườn hoa. tuy nhiên vẫn có chỗ trở thành bãi đá bóng phủi...
Khu vực nhà triển lãm hất đến quầy bán hoa được gọi tắt là Vườn Hoa, dù chẳng thấy hoa đâu cả. Trong Bỉ Vỏ của cụ Nguyên Hồng có nói "Vườn Hoa đưa người" chính là chỗ này.
Thời kỳ 1925-1940, người Pháp mộ phu đi làm cao su ở Nam Kỳ và mộ phu sang Tân Đảo, Tân Thế giới. Những người dân nghèo đói ở các tỉnh, chủ yếu Thái Bình và Nam Định lũ lượt kéo tới đây (vì đây cũng là bến ô tô khách) để ký Công ta (Contract) đi làm phu
Thập niên 1950 chỗ tượng đài Lê Chân ngày nay là một cái chợ, vì người dân ngại ra chợ Sắt vì chỗ đối diện với tượng đài Lê Chân bây giờ là bến xe khách, tiện đường mua bán
Năm 1955, khi tiếp quản thành phố, chính quyền dẹp chợ này, chuyển về chợ Thống Nhất, vốn là đất của Hãng sửa tàu thuyền CARON ngày xưa như nói ở trên
Sau này khoảng 1965, dẹp chợ Thống Nhất, đưa về chỗ chợ An Dương ngày nay
Chỗ đất chợ Thống Nhất cũ xây dựng xí nghiệp Thảm Len Hàng Kênh.
Chỗ đất này đẹp quá, thế là một cuộc thoả hiệp vào cuối thập niên 1990. Thảm Len Hàng Kênh chuyển sang An Lão. Chỗ đất này chia ba phần chính: Trụ sở Viettinbank Hải Phòng (cửa trông ra Hồ Tam Bạc, phô Nguyễn Đức Cảnh), Bệnh viện đa khoa Quốc tế phố Nhà Thương (đối diện Bệnh viện Việt Tiệp) và chung cư cao cấp xuyên từ đường Hai Bà Trưng sang đường Nguyễn Đức Cảnh, những mảnh vụn nhỏ lẻ cũng là lấn chiếm chia chác
Bến xe khách Vườn Hoa bị dẹp ngay từ 1956, đưa về bến xe An Dương, chỗ đường tàu hoả
Chỗ bến xe xây dựng biến thành những quầy bán hàng mậu dịch quốc doanh
Tuy nhiên đến khi chiến tranh phá hoại 1965 xảy ra thì chỗ này là bến xe tạm tuyến Hải Phòng-Dụ Nghĩa và ngoại ô như Rế, Đồ Sơn Kiến Thuỵ. Hết chiến tranh thì chấm dứt bến xe tạm bợ
Tuyến Hải Phòng Dụ Nghĩa dat ra trước cửa Nhà Hát Lớn Hải Phòng