[Funland] Hải Phòng xưa

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Bonnal (1).jpg

Sửa chữa tàu thuyền dọc đại lộ Bonnal, năm 1913
Lúc này đoạn kênh chỗ này chưa bị lấp

Bonnal (4).jpg

Bonnal (2).jpg
Bonnal (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Bonnal (8).jpg

Kênh Bonnal năm 1899, mười năm sau khi được đào. Ảnh: M.Corpi
Bonnal (9).jpg

Hải Phòng trước 1900 - kênh đào và Đại lộ Bonnal Hải Phòng lúc mới hình thành
 

Sơn 78hp

Xe đạp
Biển số
OF-542947
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
31
Động cơ
162,587 Mã lực
Tuổi
46
Phố Khách sau này ta đổi là phố Trung Quốc, sau 1979 thì sát nhập với Lý Thường Kiệt thành tên Lý Thường Kiệt
Phố Đông Kinh sau này đổi thành Phan Bội Châu
Ba phố song song với nhau theo thứ tự từ Hồ Tam Bạc: Quang Trung, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt
Cụ viết "Phố Khách nay là phố Phan Bội Châu" là không đúng
Năm 1972, Mỹ ném bom khu vực dân cư giữa Phan Bội Chấu và Lý Thường Kiệt. Sau này khi xây dựng lại chợ Sắt, thì chuyển tiểu thương về đây bán hàng, thoạt đầu là tạm bợ, chờ xây xong chợ Sắt thì bà con quay về. Chợ tạm gọi là Chợ Đổ, dù tên chính thức là chợ Tam Bạc. Chợ Đổ có hai mặt: mặt Phan Bội Châu và măt Lý Thường Kiệt.
Nào ngờ, chợ Sắt xây xong hoành tráng hơn, hai tầng... thì không ai quay về nữa vì chợ Đổ tiện hơn nhiều. Chợ Sắt mới xây chỉ bán hàng cơ khí và cũng heo hắt. Vừa rồi chính quyền cho phá đi làm khu chung cư. Tiểu thương Chợ Sắt chuyển sang Đồng Hoà, Cầu Niệm
Chơ Đổ bị cháy hôm sau Tết 13 tháng 2 năm 2023. Chính quyền di chuyển tiểu thương ra chỗ khác. Chỗ đất chợ Đổ sẽ trở thành công viên. Nhưng dân chúng sống quanh đó lại vớ bở vì mua sắm tiện nên càng đông đúc
Tôi dân gốc ngày bé vẫn theo mẹ tôi đi chợ Đổ nên cải chính thế này. Chợ Đổ vốn là chợ rau cá họp trên nền ngôi nhà đổ (đổ do bom Mỹ khoảng năm 68 đến 72). Ngôi nhà này thông từ phố Lý Thường Kiệt sang phố bờ sông Tam Bạc, đoạn giữa phố Trạng Trình và Lãn Ông. Đến khoảng năm 1985 thì chính quyền di chuyển chợ Đổ về sân đền nhà bà và gọi là chợ Tam Bạc, nền chợ Đổ cũ thì xây nhà ở. Sau đó mấy năm, bắt đầu phát triển lại kinh tế thị trường, dân lại được họp chợ trên tuyến Lý Thường Kiệt, Hoàng Ngân, Tam Bạc, Trạng Trình .. buôn bán tấp nập và vẫn dùng tên gọi quen thuộc là chợ Đổ. Chợ Sắt nhiều lần được xây lại và tiểu thương được họp chợ tạm trên các tuyến phố gần chợ Sắt trên địa bàn phường Phạm Hồng Thái.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
1950 – Sông Lấp và Đại lộ Bonnal Hải Phòng. Lúc này đã lấp được 25 năm, đoạn "không lấp" gọi là Sông Lấp
Bonnal (5).jpg
Bonnal (6).jpg
Bonnal (7).jpg
 

Sơn 78hp

Xe đạp
Biển số
OF-542947
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
31
Động cơ
162,587 Mã lực
Tuổi
46
Bonnal (8).jpg

Kênh Bonnal năm 1899, mười năm sau khi được đào. Ảnh: M.Corpi
Bonnal (9).jpg

Hải Phòng trước 1900 - kênh đào và Đại lộ Bonnal Hải Phòng lúc mới hình thành
BỨC ẢNH ĐẦU LÀ KÊNH ĐÀO HẠ LÝ. NGƯỜI CHỤP ĐỨNG TỪ PHÍA PHƯỜNG THƯỢNG LÝ HIỆN NAY CHỤP SANG PHÍA NHÀ MÁY XAY.
 

Sơn 78hp

Xe đạp
Biển số
OF-542947
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
31
Động cơ
162,587 Mã lực
Tuổi
46
Em năm nay gần 40, chắc ít tuổi hơn nhiều cụ ở đây, nhưng từ khi sinh ra tới giờ em chưa bao giờ bị thiếu nước uống cả, có lẽ cụ bị nhầm ở đâu đó chăng?
Bác Ngao nói về việc thiếu nước thời Pháp thuộc là đúng đó các bạn. Sau này đến thời những năm đầu 90 thì nhiều nơi Hải Phòng cũng thiếu nước kinh khủng. Việc thức đêm 2h sáng ở các khu cuối nguồn để chờ máy nước chảy là có thật.
 

Sơn 78hp

Xe đạp
Biển số
OF-542947
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
31
Động cơ
162,587 Mã lực
Tuổi
46
Kênh vành đai (tên chính thức trong hồ sơ) được quen gọi là kênh Bonnal, được bắt đầu lấp đi từ khoảng năm 1918. Người xưa lấp dần từ vị trí Nhà hát lớn ra 2 phía. Đến khoảng năm 1925 thì việc lấp kênh kết thúc đợt 1 (từ cổng cảng đến nhà triển lãm). Sau 1955 có lấp thêm đợt 2, lấp thêm một đoạn ngắn sau nhà triển lãm để xây thêm 2 dãy nhà. Lần lấp thứ 3 là năm 1984, người ta đắp đập nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang Chợ Sắt và đồng thời lấp thêm một đoạn phía sau nhà triển lãm để tạo một con đường đi sau nhà triển lãm nối Quang Trung với Nguyễn Đức Cảnh. Đoạn đường trước mặt nhà triển lãm và vườn hoa được quây rào kín lại tạo thành sân trước nhà triển lãm.
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,186
Động cơ
-15,333 Mã lực
Bác Ngao nói về việc thiếu nước thời Pháp thuộc là đúng đó các bạn. Sau này đến thời những năm đầu 90 thì nhiều nơi Hải Phòng cũng thiếu nước kinh khủng. Việc thức đêm 2h sáng ở các khu cuối nguồn để chờ máy nước chảy là có thật.
Chuẩn ạ, đầu 9x e đi học ở khu Lạch Tray, Đổng Quốc Bình, mất nước là thường xuyên. Lúc đó HN nước tràn trề rồi.
 

Sơn 78hp

Xe đạp
Biển số
OF-542947
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
31
Động cơ
162,587 Mã lực
Tuổi
46
Chuẩn ạ, đầu 9x e đi học ở khu Lạch Tray, Đổng Quốc Bình, mất nước là thường xuyên. Lúc đó HN nước tràn trề rồi.
Hải Phòng hồi những năm đó cũng có khu tràn trề nước là khu phường Lam Sơn. Nước chảy chẳng buồn khóa vì là dùng khoán. Có muốn khóa nhiều khi cũng chẳng được vì khóa nước bằng đồng đã bị bẻ trộm.
 

Sơn 78hp

Xe đạp
Biển số
OF-542947
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
31
Động cơ
162,587 Mã lực
Tuổi
46
1.jpg

Gửi các bạn bức ảnh ngã 6 thời Pháp. Thời đó được đặt tên là Rond-Point de France tức Vòng xoay nước Pháp.
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
3,866
Động cơ
335,689 Mã lực
Em cảm ơn cụ Ngao5! Em có tìm hiểu trên mạng thì thấy nói phố Khách là phố PBC, còn phố Trung Quốc là phố LTK bây giờ. Chả hiểu thế nào nữa!

Em xin góp với cụ 1 bức ảnh cách đây 20 năm em mới thấy trên mạng gần đây:

48FA22BA-AD8F-4339-A2EC-4FB095A44A11.jpeg
Em hay ra đây mua can thuốc tẩy{javen).
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,186
Động cơ
-15,333 Mã lực
2. Một người lái xe tên là Ngân, lấy cắp một bao phân đạm ở Cảng Hải Phòng, lái xe tải bỏ chạy, một chiến sĩ quân đội bám lên cánh cửa bên phải yêu cầu dừng lại, lái xe cố tình cà xe vào cột điện sắt trước cửa Bưu Điện Hải Phòng , khiến chiến sĩ này tử vong
Dân chúng tụ tập bên tường Sân Lạch Tray, quan sát xử bắn qua con mương nhỏ mà ta gọi là Hồ Quần Ngựa, để mang tính răn đe cao. Cậu em trai tôi đi xem về, sau sợ hãi, không dám đến lần thứ hai
Vụ này nổi tiếng năm 1980, liệt sỹ là Anh hùng LLVTND Đinh Trọng Lịch, nguyên lính đặc công QK3, sau điều về quân cảnh, tham gia bảo vệ Cảng HP, chủ yếu là phòng chống trộm cắp, tuồn hàng của cánh lái xe và nhân viên cảng. Cảng HP ngập tràn hàng hóa giữa thời bao cấp đói khổ thực sự là thiên đường của tham ô, trộm cắp. Em nhớ hình như có vụ ăn cắp xong đốt kho phi tang luôn (vụ cháy kho 5 thì phải???).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Vụ này nổi tiếng năm 1980, liệt sỹ là Anh hùng LLVTND Đinh Trọng Lịch, nguyên lính đặc công QK3, sau điều về quân cảnh, tham gia bảo vệ Cảng HP, chủ yếu là phòng chống trộm cắp, tuồn hàng của cánh lái xe và nhân viên cảng. Cảng HP ngập tràn hàng hóa giữa thời bao cấp đói khổ thực sự là thiên đường của tham ô, trộm cắp. Em nhớ hình như có vụ ăn cắp xong đốt kho phi tang luôn (vụ cháy kho 5 thì phải???).
Vụ đó, bọn trộm cắp lên kịch bản lấy cắp vải ở Kho, sau đó gây hoả hoạn, và chỉ muốn cháy nhỏ cho đủ số lượng vải ăn cắp. chứ không muốn đốt toàn bộ kho.
Lúc bắt đầu hoả hoạn, thì họ không chữa ngay và đợi một lúc nữa cho đủ "đô". Không may hôm đó bộ phận chữa cháy của họ mải chuyện gì đó nên chậm chạp, trục trặc và gió to quá khiến việc chữa cháy ngoài sự kiểm soát
Sau này, lượng vải cháy dở được bán theo dạng "phân phối cơ quan". Chị ruột em cũng được mua một ít vải cháy dở
"Cả nước đau lòng, Hải Phòng được lợi" chính là nói sự kiện này
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Cảng Hải Phòng
"Bến Sáu Kho rộn rã còi tàu"
Khi xây dựng cảng Hải Phòng, người Pháp xây dựng 6 nhà kho lớn chứa hàng, vì thế dưới thời Pháp gọi là BẾN SÁU KHO
Sau này có xây thêm nhiều kho hàng nữa, nhưng vẫn gọi là Bến Sáu Kho
Cảng Hải Phòng nằm trên sông Cửa Cấm, thuộc hệ thống sông Thái Bình, nên phù sa lắng đọng nhiều, càng ra sát cửa biện thì lượng phù sa bồi đắp càng nhiều
Đầu thế kỷ 20, tàu thuyền chỉ có trọng tải 2-3.000 tấn nhưng cũng phải lợi dụng thuỷ triều cao để ra vào được Cảng Hải Phòng
Do vậy Cảng Hải Phòng phải luôn có Công ty Tàu cuốc để móc bùn đổ đi
Vận chuyển đường thuỷ là rẻ nhất, bằng 1/6 chi phí vận tải đường bộ. Do vậy bến cảng càng nằm sâu trong nội địa thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều
Nhưng chi phí móc bùn đất cũng là gánh nặng với cảng
Hiện nay, tàu bè đã to lớn hơn rất nhiều, có chiếc chở container tới 150.000 tấn sức giãn nước.
Do vậy, Hải Phòng đã đào một con kênh (gọi là "Kênh Suez") qua đảo Cát Hải từ 2003 đến 2010 thì cơ bản hoàn thành
Những tàu to trên 7.000 tấn sẽ cập cảng nước sâu Lạch Huyện (đẻo Cát Hải) và sử dụng đường bộ giải toả hàng vào đất liền, qua cao tốc Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh
Những tàu nhỏ dưới 7.000 tấn sẽ qua "Kênh Suez" cập cảng Tân Cảng, Vạn Mỹ, Cảng Hải Phòng
Tàu dưới 3000 tấn sẽ chui qua gầm cầu Bình, đến cảng Vật Cách, cách Cảng Hải Phòng về phía thượng nguồn 10 km
Một đặc điểm các cụ ngoài Hải Phòng nên biết là: những trận lụt ở thượng nguồn không ảnh hưởng tới mực nước của Hải Phòng. Mực nước ở Hải Phòng ăn theo thuỷ triều. chứ không do mưa to gió lớn ở thượng nguồn hay tại địa phương
Vì thế vào những hôm trời nắng chang chang, mà nước vẫn dâng ngập một số đường phố Hải Phòng, đó là hôm triều cường, hiện không có cách nào chống đỡ vì Hải Phòng nằm ở vùng đất rất thấ, đành phải sống chung với lũ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Cảng Hải Phòng (5_1).jpg

Cảng Hải Phòng thập niên 1930
Cảng Hải Phòng (5_3).jpg

Cảng Hải Phòng – năm 1936
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Cảng Hải Phòng (5_5).jpg

Chiến hạm Dunkerque cùa Pháp cập cảng Hải Phòng thập niên 1930
Cảng Hải Phòng (5_6).jpg

1904 - cảng Hải Phòng. Ảnh: André Salles (1860-1929)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Cảng Hải Phòng (5_5).jpg

8-1908 – Antony Wladislas Klobukowski, Toàn quyền Đông Dương, tới Hải Phòng
Trong bài Vĩnh Yên xưa về Tam Đảo có nói ông này là người quyết định xây dựng Tam Đảo thành khu nghỉ mát
Antony Wladislas Klobukowski (sinh 25 tháng 9 năm 1855 tại Auxerre – mất 24 tháng 4 năm 1934 tại Paris) là một nhà ngoại giao người Pháp, người đã giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ tháng 8 năm 1908 đến tháng 1 năm 1910.
Antony Klobukowski sinh ra trong một gia đình gốc Ba Lan. Cha của ông là Romain Klobukowski, người xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Wielgomłyny, gần Łódź. Antony Klobukowski sinh tại Auxerre và học ở một trường Ba Lan ở Bagneux rồi đến Batignolles. Sau khi tốt nghiệp trung học, Klobukowski lên Paris theo học ngành luật tại Đại học Paris. Sau một thời gian làm việc tại Yonne, Deux Sèvres, Niort, Parthenay... Klobukowski sang Đông Pháp vào Sài Gòn làm việc với Thống đốc Nam Kỳ là Thomson.
Ngày 26 tháng 8 năm 1908, Antony Klobukowski được bổ làm Toàn quyền Đông Dương và giữ chức vụ này tới đầu năm 1910. Sau khi rời Đông Dương, Klobukowski trở thành Đại sứ Pháp tại Bỉ. Ông mất ngày 24 tháng 4 năm 1934 tại tư gia ở Paris.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Cảng Hải Phòng (5_6).jpg

Cầu Paul Bert và doanh trại ở Hải Phòng đầu thế kỷ 20
Cầu này nằm ở vị trước đây là Đại lộ Paul Bert (nay là Điện Biên Phủ), đã bị tháo và lấp năm 1925 khi lấp Kênh đào Bonnal
Cảng Hải Phòng (5_7).jpg

Cầu Paul Bert và doanh trại ở Hải Phòng đầu thế kỷ 20
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top