- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,512
- Động cơ
- 1,140,076 Mã lực
1939 – Cầu Joffre (tức cầu Hạ Lý), nay là cầu Lạc Long
1939 – Cầu Joffre (tức cầu Hạ Lý), nay là cầu Lạc Long
Ở hình trên hồi xưa đã có món tào phớ rồi cụ nhỉ, hehe... Còn hình dưới em nhớ đoạn này hồi em đi qua cầu Hạ Lý nhìn ra phía Lý Thường Kiệt thấy nhiều cây gỗ to ngâm dưới nước.
1954 – cắt tóc trên vỉa hè Hải Phòng
1954 – Bến Tam Bạc, Hải Phòng
Đây là phố Lý Thường Kiệt nhìn từ khu chợ Đổ đúng không các cụ HP gốc nhỉ?
1890 – Phố Khách (Rue chinois) Hải Phòng
Không gọi là phố Tàu hay Trung Hoá/ Trung Quốc
Phố Khách nay là phố Phan Bội Châu cụ ah. Đoạn này chắc gần chợ Đổ, chợ Sắt chứ ko phải đầu Tam Hoàn.Đây là phố Lý Thường Kiệt nhìn từ khu chợ Đổ đúng không các cụ HP gốc nhỉ?
Cụ có nhầm vụ nước sạch không? Từ năm 99 thì e ko còn ở HP nữa, nhưng trước đấy ở 3 quận thành phố đâu có thiếu nước sạch đâu, nc lợ lợ là nước ở Đồ Sơn.
Hải Phòng 1925
Hải Phòng 1927 – một thành phố không có nước uống ở Bắc Kỳ.
Các thùng chứa đủ mọi kiểu cách trên bến tàu nơi mỗi thùng sẽ được phân phối một lượng nước uống theo tiêu chuẩn
Tình trạng này kéo dài hơn 70 năm. Đến đầu thế kỷ 21, khoảng năm 2000. Phần Lan đã viện trợ giúp đỡ Hải Phòng cải tạo hệ thống cấp nước, thì đa số dân Hải Phòng mới có nước sạch (tuy có vị lợ vì nguồn nước nhiễm mặn gần biển), cuộc sống thay đổi một trời một vực
Em cũng thấy chỗ này ko hợp lý vì cái tháp nước sau nhà hát lớn có từ rất lâu rồi. Dân còn cho thùng lên xe vòng bi kéo ra lấy nước mà.Cụ có nhầm vụ nước sạch không? Từ năm 99 thì e ko còn ở HP nữa, nhưng trước đấy ở 3 quận thành phố đâu có thiếu nước sạch đâu, nc lợ lợ là nước ở Đồ Sơn.
Cảm ơn cụ Ngao với những hình ảnh tư liệu quý giá về thành phố nơi em lớn lên.Năm 1885, ông Bonnal, vốn là Trú sứ Sơn Tây, được chuyển về làm Trú sứ Hải Phòng.
Để ngăn cách khu nhượng địa và dân bản xứ, ông cho đào một con kênh từ sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng sau này) nối với sông Tam Bạc
Vì Hải Phòng là vùng đất thập, khi thuỷ triều cường là bị ngập, cho nên đất đào con kênh này được bồi đắt cho khu nhượng địa. Dù có bồi đắt thì nước thuỷ triều cường vẫn bị ngập.
Con kênh đào này rộng 72 mét mang tên Kênh An Biên, nhưng người ta thường biết đến với tên Bonnal, và con đường chạy dọc kênh đào này dài 3,5 km mang tên Đại lộ Bonnal. Sau hoà bình năm 1954, con đường này mang tên Trần Phú, số nhà 175 Trần Phú là nhà tù, dân gọi là nhà tù Trần Phú. Ông Nguyễn Đức Cảnh, bị xử tử trước nhà tù này thập niên 1930, nhưng tên tuổi ông bị lãng quên vì những lý do nhạy cảm, nên thập niên 1990, con phố Trần Phú chia làm đôi. Đoạn gần cảng vẫn mang tên cũ: Trần Phú, đoạn sau từ Cầu Đất xuống thì mang tên Nguyễn Đức Cảnh
Kênh Bonnal màu xanh, bản đồ 1913
Các cụ lưu ý có hai cây cầu qua con kênh Bonnal
Em sẽ nói chi tiết hai cây cầu này ở phần tới