- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,512
- Động cơ
- 1,140,076 Mã lực
Cầu Maréchal Joffre trong ngày bộ đội ta tiếp quản thành phố Hải Phòng (13/5/1955). Ảnh Howard Sochurek
Thời bao cấp, những năm 80 và đầu 90 thì nhiều nhà không có nước máy, cả xóm may ra có vài nhà khá giả họ tự bỏ tiền ra kéo xin kéo nước vào tận nhà, còn đa phần là đi gánh nước ở các bể tập thể về dùng, hoặc xin hàng xóm chỗ họ hàng thân quen. Thời đó trong khu nhà em có 2 nhà có nước máy vào tận nhà, trong đó có nhà em, vì thời đó dùng nước tính tiền khoán theo tháng, không phải dùng đồng hồ đếm khối tính tiền như ngày này nên 4-5 nhà hàng xóm xung quanh đều vắt vòi, kéo máy bơm, dây điện sang nhà em xin nước,Em năm nay gần 40, chắc ít tuổi hơn nhiều cụ ở đây, nhưng từ khi sinh ra tới giờ em chưa bao giờ bị thiếu nước uống cả, có lẽ cụ bị nhầm ở đâu đó chăng?
Thực ra cái thông tin này là do Hội lịch sử Hải Phòng phát hành ra, không đúng đâu các bác ạ. Cầu Caron được xây từ năm 1914, là cầu xây kinh doanh kiểu BOT. Có thời gian tôi sẽ úp đầy đủ thông tin về cây cầu này cho các bác xem.Cầu CARON
Cầu Carong (cầu sông Lấp)
Khi Hội đồng thành phố chủ trương lấp toàn bộ kênh đào Bonnal, chủ hãng Caron khiếu nại nếu lấp toàn bộ thì cơ xưởng sửa chữa thuỷ của hãng không thể hoạt động. Một số hội viên và công luận cũng ủng hộ nên cuối cùng người ta quyết định chỗ lấp kênh chỉ từ cổng Cảng đến vị trí nhà Triển lãm ngày nay, để lại một vụng nhỏ gọi là vụng Bonnal nay là hồ Tam Bac. Và với điều kiện hãng Caron phải làm cầu qua vụng Bonnan để đảm bảo giao thông thuận tiên. Chủ hãng chấp nhận và họ đã bắc cây cầu sắt, có thể cất lên cho thuyền bè qua lại vào giờ quy đinh. Tên cầu trong danh mục cầu đường thành phố thường ghi là cầu Chợ (Port du Marché) vì cầu này gần chợ Sắt, nhưng phổ biến vẫn gọi là cầu Carông.
Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là cầu Nguyễn Khắc Nhu, năm 1953 đổi tên là cầu sông Lấp. Trong chiến tranh cầu bị hư hại khá nhiều, nên khi ta tiếp quản thành phố cầu chỉ được sử dụng tạm, sau này bị dỡ bỏ vào cuối năm 1967
Cầu này được xây xong khoảng năm 1895 và trong hồ sơ chi tiền xây cầu được gọi là Cầu Chợ (lúc xây cầu thì vẫn còn chợ làng An Biên tại vị trí Nhà hát lớn hiện nay). Sau đó cầu được đặt tên là Paul Doumer (toàn quyền Đông Dương). Trong ảnh chú thích là cầu đi Đồ Sơn chứ không phải tên cầu là cầu Đồ Sơn.
Cầu Đồ Sơn đầu thế kỷ 20 (bây giờ là vị trí trước Quán Hoa, nối Hoàng Văn Thụ với Cầu Đất
Cầu Đồ Sơn đầu thế kỷ 20 (bây giờ là vị trí trước Quán Hoa, nối Hoàng Văn Thụ với Cầu Đất
Khi lấp kênh đào Bonnal vào năm 1925, cây cầu này bị dỡ bỏ, chỗ lấp bằng đất nên người dân gọi đó là Cầu Đất, đó cũng là nơi bắt đầu con phố dài 340 mét có tên Cầu Đất
Đây là cầu Paul Doumer nhé bác, vị trí nối từ Hoàng Văn Thụ sang Cầu Đất. Ảnh thứ nhất bên tay phải là phố Quang Trung. Ảnh thứ 2 phía bên tay trái là phòng khám Da liễu hiện nay.
Cầu Paul Bert
Bức ảnh thứ nhất chụp khoảng 1900 khi mà cầu đã xong nhưng toàn tuyến đường sắt chưa đưa vào khai thác (năm 1902 bắt đầu khai thác). Nói vậy để các bác chú ý tới chi tiết trong ảnh có cây cầu tạm bằng gỗ. Do tuyến tàu hỏa chưa vận hành lên nhịp quay được mở thường xuyên để đỡ mất công đóng mở khi tàu thuyền đi qua (Nhịp quay hơi nghiêng để đầu nhịp gần bờ hơn). Họ làm cây cầu gỗ tạm để lên xuống cho tiện.
Cầu đường sắt (cầu quay) ở Hải Phòng thập niên 1920
Cầu này được khánh thành vào ngày 16-12-1937, cùng ngày với khai trương Hội chợ thương mại Hải Phòng lần 2. Có các bài báo xưa còn lưu trữ tại thư viện Quốc gia đưa tin về buổi lễ này. Chú thích trong ảnh ghi 16-2-1937 là do sai xót của bác Mạnh Hải, tôi đã góp ý và bác Mạnh Hải đã sửa lại trên trang Flick của bác ấy. Bác Ngao5 vào filck của bác Hải down lại bức ảnh đã sửa ngày nhé.Cầu Xi Măng (Cầu Thượng Lý)
Cầu Xi măng tức cầu Thượng Lý. Nhịp giữa được nâng lên cho tàu thuyền qua lại vào ban đêm
Trước năm 1967, từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng, cầu Quay và cầu Thượng Lý được mở ra cho tàu thuyền lưu thông. Sau khi hai cầu này bị bom Mỹ đánh sập, thì cả hai cầu được sửa lại, không quay được, và cũng không nâng được. Tàu bè, xà lan lúc này chạy động cơ diesel, không dùng cột buồm nữa nên không cần nâng và xoay cầu
Ngày 16 tháng 2 năm 1937, khánh thành cầu Hạ Lý, sau gọi là cầu Xi Măng/cầu Thượng Lý với sự có mặt của Toàn quyền Đông Dương Joseph Jules Brévié
Cầu này xây dựng trên đất làng Hạ Lý nên ban đầu cầu mang tên cầu Hạ Lý
Sau này dân tình gọi cầu Thống chế Joffre là cầu Hạ Lý, thì cầu Hạ Lý (tên gốc) chuyển thành cầu Thượng Lý/cầu xI Măng (vì cạnh nhà máy xi măng Hải Phòng)
Trong ảnh là cầu Joffre, không phải cầu Quay. Các bác nhìn kỹ ảnh sẽ thấy ngay. Cầu Quay thì dàn khung sắt có dạng hình chữ nhật còn cầu Joffre có dạng vành cong. Cầu Quay thì trụ cao hơn cầu Joffre rất nhiều. Tiếp nữa là so sánh chi tiết lan can 2 bên cầu.
13/5/1955 – kiểm tra Cầu Quay (cầu xe lửa) sau khi bộ đội tiếp quản Hải Phòng