thành phố Hải Phòng trong kháng chiến đã mang tên thành phố Tô Hiệu (gọi tắt là Thành Tô), Trường Đảng Tô Hiệu, phố Tô Hiệu. Có phố Lương Khánh Thiện. Nhưng ở Hà Nội thì không? Phải 40 năm sau khi tiếp quản Hà Nội, mới có phố Nguyễn Đức Cảnh, Lương Khánh Thiện (nhỏ xíu) ở quận Hoàng Mái, và Tô Hiệu ở Nghĩa Đô
Trong khi đó Hải Phòng tuyệt đối không có phố Nguyễn Đức Cảnh dù ông bị chém ở đề lao trên phố ... Trần Phú. Phải 40 năm sau, con phố Trần Phú được ngắt đôi để dành cho Nguyễn Đức Cảnh một nửa
Em gơi ý cụ đọc kỹ lịch sử Đảng thời kỳ 1928-1930, gọi là "sự phân liệt của Đảng" thời em đi học cách đây 50-60 năm thì vẫn nói, nhưng nay không rõ có bị xoá đi không
Đại để là theo đề nghị của Đảng Cộng-sản Pháp, thì "khi nào có đủ điều kiện sẽ thành lập một chính Đảng ở Việt Nam". Quốc tế cộng-sản đồng ý
Hội nghị trù bị tổ chức tại Hong Kong. Ba nhóm cộng-sản Bắc, Trung, Nam Kỳ đến Hong Kong theo hẹn, họp bàn để ra đời "một chính đảng"
Đăc điểm ba kỳ ở Việt Nam khác nhau, phương thức đấu tranh, khác nhau, chưa kể có mối hiềm khích cá nhân vùng miền... nên tranh cãi nảy lửa và tất nhiên không có tiếng nói chung. Cuộc hiệp thương tan vớ, nhưng diễn biến sau đó còn tệ hơn mong đợi. Ba nhóm nàu trở về nước thành lập 3 "Đảng Cộng-sản" riêng rẽ, và thoá mạ mạt sát nhau ... mà ta gọi là "sự phân liệt' của Đảng
Nhóm Bắc Kỳ có Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu.... chính là thủ lĩnh nhóm cộng-sản đầu tiên "Chi bộ 5D Hàm Long"
Sau này, Nguyễn Đức Cảnh bị Pháp tử hình. Còn Trần Văn Cung (anh ruột Thượng tướng Trần Văn Quang)... về sau là "Hiệu trưởng" trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Kinh tế Quốc Dân) một chức vụ khá khiêm tốn. Còn ông Trịnh Đình Cửu thì cụ đến Hồ Tây tìm hiểu thêm về ông ấy hộ em nhé (ông ấy chết lâu rồi).
Phố Trần Cung ở chỗ Bệnh Viện E Cổ Nhuế mang tên ông Trần Cung, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đầu tiên. Ông Trần Văn Cung không có tên phố cụ nhé