[Funland] Hại bệnh nhân bằng kháng sinh mạnh (thừa mức cần thiết)

soc bo

Xe buýt
Biển số
OF-314484
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
734
Động cơ
307,640 Mã lực
cái này thì thực sự nhức nhối. theo các cụ có quy định nào về xử phạt nếu kê quá liều quy định của nhà sản xuất không nhỉ?
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,026
Động cơ
334,150 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
cái này thì thực sự nhức nhối. theo các cụ có quy định nào về xử phạt nếu kê quá liều quy định của nhà sản xuất không nhỉ?
Lgi có ai kê quá liều của nhà sản xuất????
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,444
Động cơ
87,464 Mã lực
Kháng sinh rất hại.
Dùng kháng sinh liều cao cực hại thận.
Chưa kể dùng kháng sinh liều cao nguy cơ dẫn đến kháng thuốc....sau này mắc lại bệnh cũ không còn thuốc kháng sinh nào chữa được nữa.
:D
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,931
Động cơ
152,918 Mã lực
Gần 20 năm về làm dâu duy nhất 1 vấn đề vk e dám bật bà già e. Đó là chuyện bà kê ks liều cao cho cháu uống :D . Bà bẩu : thế tao là bs hay mày là bs mà dám cãi:))
 

HPTA

Xe tải
Biển số
OF-477099
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
472
Động cơ
200,363 Mã lực
Tuổi
53
Kê ks liều cao là phổ biến hiện nay. Bác sỹ muốn bệnh nhân nhanh khỏi, không cần biết đến các hệ lụy (em xin lỗi các bác sỹ có tâm). Bệnh nhân thì ko hiểu biết nhiều, cứ thấy nhanh khỏi là thích.
Có bệnh đi đến bệnh viện mới thấy tìm được 1 bác sỹ có tâm không sẵn đâu.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Lại không phải đi, cứ sốt, viêm họng là phang chống viêm với kháng sinh, không phải là bệnh nhân tự ý không đâu mà cả bác sĩ cũng làm. Làm thì đc mang tiếng thơm là bsi giỏi chữa nhanh khỏi bệnh.
Con em bsi mà rình rình kê kháng sinh mà không nói rõ căn cứ em lườm cho cháy máy.
 

minhab

Xe điện
Biển số
OF-1747
Ngày cấp bằng
29/9/06
Số km
2,549
Động cơ
16,925 Mã lực
Cái này thì cá nhân em thấy Vin kê thuốc tương đối ổn. Đưa con đến khám được BS tư vấn cẩn thận về kháng sinh, xét nghiệm đúng mới cho còn không bảo tự khỏi hoặc kê thuốc hỗ trợ, nói luôn mốc thời gian khỏi. Mà đa phần người vào đấy hầu như có kiến thức nên nói cũng nhiều người nghe ra, còn mấy bác xóm toàn bảo ra nhà thuốc đầu ngõ cho nhanh, mấy bệnh vớ vẩn đi BS mà lại còn ở Vin phí tiền.
 

Thainguyen6996

Xe tải
Biển số
OF-773436
Ngày cấp bằng
5/4/21
Số km
207
Động cơ
41,426 Mã lực
Tuổi
55
Nơi ở
Thái Nguyên
Giờ bác sỹ nhi em thấy cũng thích kê kháng sinh. Trẻ ho, sốt tý là dùng kháng sinh ngay nên dễ dẫn đến nhờn kháng sinh và càng ngày càng phải dùng loại mạnh hơn, liều cao hơn.
Kể cụ nghe, mặc dù e có cô e dâu là bs nhi nhưng e chưa bao giờ dám mua của cô ấy 1 viên thuốc nào cho f1. Lúc nhỏ 2 f1 nhà e cũng ốm đau thường xuyên nhưng e cứ kiên trì thực hiện đúng phác đồ điều trị thì thuốc bảo hiểm vẫn ok hết. E để ý thấy cô ấy toàn dùng ks liều cao cũng như các nhóm ks rất lạ thành ra tụi nhỏ đã chữa cô ấy đồng nghĩa lần sau muốn khỏi nhanh chỉ đến cô ấy thôi. Nghĩ mà hãi cụ ợ..
 

buikhacthinh

Xe tăng
Biển số
OF-599079
Ngày cấp bằng
14/11/18
Số km
1,527
Động cơ
246,725 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp-TP HCM
Tác dụng phụ của ks nhiều khi để lại các di chứng kg thể chữa khỏi nhất là với các cháu bé.
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ôi vụ kháng sinh bừa bãi, ở quê mới khiếp. Em nhớ hồi ở trọ, hàng xóm em có con 1t, bị sốt. Mẹ chồng bảo con dâu phi xe máy về quê bà ở ngoại thành HN, có ông bsi làng nổi tiếng, mua 1 đơn thuốc. Mua lên, toàn thuốc đã tháo hết vỏ, đựng trong túi nilon. Em biết ngay loại ksinh liều cao. Dân quê ko có thói quen đọc Chỉ định, liều lượng...gì gì, cứ thấy phang vào dứt sốt dứt ốm là đồn nhau bsi giỏi. Thực sự nuôi con ở mình cũng cần đọc tí. Vẫn khám vẫn tin bsi nhưng mình biết các kiến thức y học phổ thông. Ít nhất mua thuốc phải loại hợp tuổi, cân nặng, chỉ định gì chống chỉ định gì. Tác dụng phụ của những thuốc cơ bản...Vẫn có bsi kê quá liều, kê sai thuốc đó ạ. Tuyệt đối ko bao giờ uống mấy cái loại thuốc bóc sạch bao bì, bán mấy viên trần trụi. Ở tỉnh nhiều bsi nổi tiếng theo kiểu này. Nghĩ tội cha mẹ và các con.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,608
Động cơ
904,872 Mã lực
Trong bài báo còn có ví dụ kê amoxicicilin
so với augmentin? Augmentin chính là biệt dược của amox thôi. Amoxicilin có cả hàng trăm nghìn biệt dược,...
Đúng là thuốc nào cũng có rất nhiều tên thương mại (chắc là họ gọi là biệt dược). Mỗi hãng đặt ra cái tên riêng theo cách phối chế độc quyền với tá dược.
Nhưng nói Aumentin là biệt dược của Amoxicilin thì chưa đúng, mà Aumentin là tên của hỗn hợp 2 kháng sinh Amoxicilin và a xit clavulanic.
Ở đây nhiều người nó đến việc kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh, thì Aumentin là 1 cách khắc phục hiện tượng kháng kháng sinh: họ phối hợp với a xit clavulanic (thường tỷ lệ 5/1) để tăng khả năng của Amoxicilin, vượt qua việc mấy con vi khuẩn này phá hủy Amoxicilin bằng cách tiết ra beta lactamase!
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,026
Động cơ
334,150 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Đúng là thuốc nào cũng có rất nhiều tên thương mại (chắc là họ gọi là biệt dược). Mỗi hãng đặt ra cái tên riêng theo cách phối chế độc quyền với tá dược.
Nhưng nói Aumentin là biệt dược của Amoxicilin thì chưa đúng, mà Aumentin là tên của hỗn hợp 2 kháng sinh Amoxicilin và a xit clavulanic.
Ở đây nhiều người nó đến việc kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh, thì Aumentin là 1 cách khắc phục hiện tượng kháng kháng sinh: họ phối hợp với a xit clavulanic (thường tỷ lệ 5/1) để tăng khả năng của Amoxicilin, vượt qua việc mấy con vi khuẩn này phá hủy Amoxicilin bằng cách tiết ra beta lactamase!
Bản thân thì acid clavulanic ko dc xếp là 1 kháng sinh đâu cụ ah, nó có tác dụng ức chế men beta lactamase, là enzym vi khuẩn tiết ra để phá hủy vòng betalactam trong cấu trúc phân tử của nhóm kháng sinh này, vde này e biết, e cũng viết chưa thực sự đủ, nhưng bài báo viết augmentin so với amox là kháng sinh mới với mạnh thì cũng ko fai đúng ạ, aug thì chỉ là kháng sinh thông thường thôi
 

Jake CNK

Xe buýt
Biển số
OF-801913
Ngày cấp bằng
2/1/22
Số km
523
Động cơ
24,166 Mã lực
  • Có 9 nhóm kháng sinh tất cả, mọi người có thể google thêm
  • Phân biệt rõ virus và vi khuẩn. Với vi khuẩn thì kháng sinh có tác dụng, virus thì không.
  • Có bệnh viêm họng/ cúm do virus (chưa bội nhiễm) nhưng nếu chẩn đoán nhầm là do vi khuẩn thì sẽ kê kháng sinh (hoặc kê thừa còn hơn thiếu)
  • Bác sĩ cũng như học sinh, có giỏi, có dốt. Nên câu: Phải tin lời bác sĩ thì không phải luôn đúng.
Con chị Thùy thường xuyên bị viêm phế quản. Mỗi lần như thế, chị thường đưa con đi khám ở một phòng mạch tư nhân. Nơi này sử dụng các loại kháng sinh mạnh để bệnh nhân mau khỏi. Kết quả là con chị không còn đáp ứng với những kháng sinh thông thường.

Cuối tháng 8, cậu bé lại nhập viện điều trị gần một tháng vì chứng viêm phế quản. Bệnh không nặng, nhưng điều trị dây dưa vì bác sĩ cho biết vi khuẩn kháng thuốc, phải dùng đến một kháng sinh cực mạnh, bệnh mới hết. Chị phải trả viện phí gần 10 triệu đồng.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho mau hết bệnh đang diễn ra phổ biến, khiến con người mất đi vũ khí phòng thủ sau cùng trong điều trị. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh nhiều nhất khu vực.

Trong cộng đồng hiện vẫn tồn tại quan niệm cho rằng một loại kháng sinh có thể chữa được tất cả các bệnh nhiễm trùng, thậm chí có thể dùng cho cảm cúm thông thường. Vì thế mỗi khi có bệnh, họ thường tự điều trị bằng cách mua một loại kháng sinh nào đó để uống, khi uống thì được chăng hay chớ (nhớ thì dùng, không thì thôi, thấy bớt bệnh liền ngưng thuốc). Uống không hết bệnh, họ nghe lời người quen mách bảo chuyển sang kháng sinh khác.

Dù được quy định là thuốc phải kê toa, nhưng hiện nay kháng sinh được bán rộng rãi, ai mua cũng được với bất kỳ số lượng nào. Ngay cả trong các bệnh viện, phòng khám, tình trạng sử dụng kháng sinh cũng khó quản lý.

Tại các cơ sở y tế ngoài công lập hiện nay, các bác sĩ thường có khuynh hướng chọn kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền để điều trị vì chúng còn nhạy với nhiều vi khuẩn. Làm vậy, bệnh sẽ mau khỏi, bác sĩ lấy niềm tin của bệnh nhân nhiều hơn. Một lý do khác: Khi sử dụng những kháng sinh này, họ được các hãng dược chi hoa hồng rất rộng tay (có thể đến 30% đến 40%).

Ở một bệnh viện nhi có tiếng ở TP HCM, tại phòng khám ngoại trú, nếu thuộc diện bảo hiểm y tế, trẻ chỉ được bác sĩ kê những thuốc kháng sinh thông thường như Ampicilin, Amoxilin. Nhưng nếu thuộc diện khám dịch vụ, bệnh nhi sẽ được kê những kháng sinh mạnh và đắt tiền như Zinnat, Augmentin, Cephaclor!

Bệnh viện của các nước tiên tiến có dược sĩ lâm sàng kiểm soát việc kê toa của bác sĩ (về liều dùng, tương tác thuốc, tính hợp lý của thuốc). Tại Việt Nam, bệnh viện cũng có dược sĩ nhưng vai trò rất mờ nhạt. Do không phải là dược sĩ lâm sàng nên họ không kiểm soát được việc kê toa.

Đắt tiền chưa chắc đã hay

Một nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2005 cho thấy, các thuốc kháng sinh mới, đắt tiền chưa hẳn cần thiết và tốt hơn kháng sinh cũ, và sự khác nhau về giá cả không cho ra kết quả điều trị khác nhau. Thậm chí kháng sinh cũ còn tốt hơn loại mới có giá gần gấp 4 lần.

Trong điều trị viêm xoang, những nghiên cứu lâm sàng từ năm 1970 đến 1998 cho thấy, 69% bệnh nhân tự khỏi; và việc điều trị bằng các thuốc kháng sinh mới như azithromycin, clarithromycin hay cefixin vẫn mang lại kết quả tương tự thuốc cũ amoxicillin. Với bệnh viêm phổi cấp tính, tính ưu việt của các kháng sinh mới cũng không hơn gì thế hệ cũ. Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc mới tái phát, phải vào viện điều trị còn cao hơn so với dùng kháng sinh cũ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất hợp lý của việc dùng kháng sinh đắt tiền vancomycin trong hơn 10 năm qua: Việc dùng nó như thuốc tiên phong trong bệnh nhiễm khuẩn không mang lại kết quả cao mà còn làm phát sinh các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Tiến sĩ Phạm Hùng Vân, giảng viên bộ môn vi sinh Đại học Y dược TP HCM, cho biết kháng sinh mạnh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm trùng khẩn cấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Theo một báo cáo của Bộ Y tế, hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đã bị kháng từ 30 đến 80%. Một khảo sát mới của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho thấy, vi khuẩn gây viêm phổi đã đề kháng hoàn toàn với những kháng sinh thông thường và đang đề kháng các thuốc thế hệ sau.

View attachment 7848639
Ông già em mất cũng vì bs tư kê ks liều cao, sau kháng thuốc ko chữa đc mà mất :(
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,831
Động cơ
563,443 Mã lực
Tình trạng này thường xẩy ra ở tuyến dưới nhiều.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Các cụ đổ thừa BS ghê quá

Vấn nạn kháng KS thì nguyên nhân hàng đầu là sử dụng bừa bãi thuốc KS cho người trên vật nuôi kia kìa

Số lượng KS sử dụng cho người ăn thua gì so với lượng KS sử sụng cho gà vịt heo bò

Vài năm một đợt thuốc thì ăn thua gì với lượng heo gà bò vịt tống vào mồm hằng ngày

Vấn nạn kháng KS, thid hàng đầu là do sử dụng thuốc KS bừa bãi trên động vật, cùng với dư lượng KS trên thức ăn mà chúng ta nạp vào từ những con động vật đó
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Em là BS, thì em nói cho các cụ hay

Sử dụng KS mạnh ko là vấn đề, sử dụng KS liều cao, cũng ko là vấn đề

Vấn đề quan trọng là uống KS phải đủ liều, và phải đủ ngày, bởi chỉ có uống đủ liều đủ ngày mới diệt hết các dòng VK ko cho nó có cơ hội chọn lọc dòng kháng thuốc di truyền cho đời sau

Chỉ sợ nhất là uống KS ko đủ liều, ko đủ nồng độ, hoặc ko đủ thời gian

Giống như dư lượng KS từ thịt động vật, cứ tuần mà các cụ nạp vài ngày, nồng độ thấp mà liên tục như thế thì đó mới chính là điều kiện lý tưởng cho chọn lọc dòng kháng thuốc chứ đâu ra nữa
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em khi bị viêm nhiễm vẫn dungf amoxiclin 4-5 ngày là khỏi, cả 2 f1 nhà em có lẽ 2- 3 đợt dùng augmentin khi viêm họng. Xưa em chịu khó xin nghỉ trông f1 ốm, hạn chế tối đa dùng thuốc :D
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,161
Động cơ
1,510,343 Mã lực
E đang bị viêm amidan mà uống augmentin 1g không thấy xi nhê gì. Chỉ lo thuốc giả. Cắn viên thuốc ra o thấy vị đắng mấy. Haizzz
Phải 3-4 ngày uống thì nước tè mới vàng ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top