Em nghĩ bác sĩ cũng nên đối diện một sự thật là có những bác sĩ lạm dụng kháng sinh để ăn phần trăm hoặc vì nhiều lý do. Chuyện đó không hiếm. Nhưng em cũng đồng ý luôn là bệnh nhân còn lắm vấn đề hơn và tình trạng bệnh học ở Việt Nam thì độc đáo. Còn tất cả các điều bác sĩ đưa ra em hoàn toàn đồng ý.Em nói rồi, các cụ có khái niệm về kháng KS là tốt, nhưng anti KS một cách quá đà là không cần thiết.
Các cụ thường trích sách tây tàu nói về việc sử dụng KS rồi chê BS VN kém, nhưng lại quên mất cái điều căn bản là, việc sử dụng KS phải tùy thuộc vào đặc điểm dịch tễ tại địa phương (có nghĩa là việc sử dụng KS như thế nào thì phải xem cái dịch tễ lưu hành ở cái vùng địa phương ấy. Chứ ko phải mượn sách Mỹ để nói về VN).
Thí dụ, amoxicillin vẫn được coi là thuốc điều trị viêm xoang thông thường đầu tay của hội BS gia đình tại Mỹ, nhưng cũng amoxicillin này lại có phổ kháng thuốc lên tới 80%, hay có bệnh viện thậm chí 90% tại VN.
Như vậy nếu mang cái Guidelines hướng dẫn sử dụng KS này của Mỹ ôm về VN thì BS lẫn BN chỉ có nước khóc ra tiếng mán.
Một điều khác mà các cụ hay nói là viêm hô hấp trên virus thì ko sử dụng KS, điều này là đúng về mặt lý thuyết, nhưng các cụ lại ko biết một khái niệm nữa gọi là Bội Nhiễm.
Nếu các cụ ko biết cách quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn virus tốt, bệnh sử của các cụ bội nhiễm tái đi tái lại nhiều lần, hay là tỷ lệ BN phải quay lại BV vì bội nhiễm ở vùng đó là quá cao, thì việc chỉ định KS dự phòng chẳng có gì là quá tay cả.
Vấn đề Bội Nhiễm ở một nước đang phát triển, nhiệt đới ẩm như VN thì nổi trội và phải được cân nhắc hơn rất nhiều so với một quốc gia như Mỹ.
Một ví dụ khác, các cụ nói về bệnh nhi, hay gặp là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em. Các cụ nói viêm hô hấp thôi mà có gì mà phải xài tới KS, hay là thấy trong toa có KS là đem vứt.
Nhưng hỡi ôi nếu lỡ cái chẩn đoán của BS ghi trong đó là viêm thanh quản cấp. Thì từ khi phát bệnh đến khi đặt nội khí quản giúp thở có khi chỉ 12-24h. Các cụ bỏ KS trong toa thuốc của con liệu có biết đến kiến thức đó hay không? Liệu rằng các cụ có được bao nhiêu kiến thức để mà có thể modify lại cái toa thuốc của BS mà không gây hại tới người nhà, bản thân?
Em cho là, các cụ khi đi khám bệnh được quyền thảo luận về vấn đề KS với BS của mình, về việc cân nhắc ưu-khuyết điểm của mỗi phương pháp điều trị, thì hay hơn là đi khám thì ngại hỏi, về nhà ngoạc mồm chửi BS ngu rồi tự cho mình cái quyền sửa toa thuốc, vứt KS là khôn hơn BS.
Đứng ở tư cách bệnh nhân (hoặc người chịu trách nhiệm đối với con cái) thì em chỉ có thể.
- Hiểu kháng sinh là một loại thuốc dùng bắt buộc phải có kê đơn, và đã kê đơn nếu uống thì phải uống cho hết liều.
- Vì có tình trạng bác sĩ lạm dụng kháng sinh nên thận trọng và tìm đến những bác sĩ tin cậy.
- Một cơ thể khỏe mạnh là bố mẹ của tất cả các loại thuốc nên em và gia đình cố gắng ý thức trong ăn uống và thể thao để trở thành khách hàng của bác sĩ in ít thôi.
- Thăm khám định kỳ, tuân thủ các nguyên tắc sức khỏe phổ biến.
....
Nó là vấn đề từ 2 (thậm chí n bên) mà bác sĩ.