[Funland] Hại bệnh nhân bằng kháng sinh mạnh (thừa mức cần thiết)

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,424
Động cơ
517,982 Mã lực
kinh nhất là bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Em nói rồi, các cụ có khái niệm về kháng KS là tốt, nhưng anti KS một cách quá đà là không cần thiết.

Các cụ thường trích sách tây tàu nói về việc sử dụng KS rồi chê BS VN kém, nhưng lại quên mất cái điều căn bản là, việc sử dụng KS phải tùy thuộc vào đặc điểm dịch tễ tại địa phương (có nghĩa là việc sử dụng KS như thế nào thì phải xem cái dịch tễ lưu hành ở cái vùng địa phương ấy. Chứ ko phải mượn sách Mỹ để nói về VN).

Thí dụ, amoxicillin vẫn được coi là thuốc điều trị viêm xoang thông thường đầu tay của hội BS gia đình tại Mỹ, nhưng cũng amoxicillin này lại có phổ kháng thuốc lên tới 80%, hay có bệnh viện thậm chí 90% tại VN.

Như vậy nếu mang cái Guidelines hướng dẫn sử dụng KS này của Mỹ ôm về VN thì BS lẫn BN chỉ có nước khóc ra tiếng mán.

Một điều khác mà các cụ hay nói là viêm hô hấp trên virus thì ko sử dụng KS, điều này là đúng về mặt lý thuyết, nhưng các cụ lại ko biết một khái niệm nữa gọi là Bội Nhiễm.

Nếu các cụ ko biết cách quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn virus tốt, bệnh sử của các cụ bội nhiễm tái đi tái lại nhiều lần, hay là tỷ lệ BN phải quay lại BV vì bội nhiễm ở vùng đó là quá cao, thì việc chỉ định KS dự phòng chẳng có gì là quá tay cả.

Vấn đề Bội Nhiễm ở một nước đang phát triển, nhiệt đới ẩm như VN thì nổi trội và phải được cân nhắc hơn rất nhiều so với một quốc gia như Mỹ.


Một ví dụ khác, các cụ nói về bệnh nhi, hay gặp là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em. Các cụ nói viêm hô hấp thôi mà có gì mà phải xài tới KS, hay là thấy trong toa có KS là đem vứt.

Nhưng hỡi ôi nếu lỡ cái chẩn đoán của BS ghi trong đó là viêm thanh quản cấp. Thì từ khi phát bệnh đến khi đặt nội khí quản giúp thở có khi chỉ 12-24h. Các cụ bỏ KS trong toa thuốc của con liệu có biết đến kiến thức đó hay không? Liệu rằng các cụ có được bao nhiêu kiến thức để mà có thể modify lại cái toa thuốc của BS mà không gây hại tới người nhà, bản thân?


Em cho là, các cụ khi đi khám bệnh được quyền thảo luận về vấn đề KS với BS của mình, về việc cân nhắc ưu-khuyết điểm của mỗi phương pháp điều trị, thì hay hơn là đi khám thì ngại hỏi, về nhà ngoạc mồm chửi BS ngu rồi tự cho mình cái quyền sửa toa thuốc, vứt KS là khôn hơn BS.
 

Ca_uop_muoi

Xe buýt
Biển số
OF-807936
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
658
Động cơ
46,183 Mã lực
Ồ nhà bác ... thật là lạ (thế thì đừng mua kháng sinh) ;))
Hihi, em ko rành về thuốc (vì ít bệnh) lâu lâu bị cảm cúm mới ra hiệu thuốc mua 1-2 liều rồi về nhà tra tên thuốc mới lọc ra vì 1 liều thường có 5-6 viên, trong đó có thuốc bổ hợp lý. (Sợ y sĩ bảo "anh là y sĩ hay tôi là y sĩ").
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,508
Động cơ
492,937 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Cụ chơi ác thế :)) hết nghiện lại bắt nghiện lại.
Các taid liệu, nc ngoài và bsi cũng công nhận là khi sốt vr hay cảm lanh (thực ra cũng vẫn là virus) thì không nên uống ks rồi. Viêm họng, sổ mũi cũng không cần uống ks kháng viêm gì sất. Cần thì uống mật ong pha với nc ấm hoặc mật ong chanh đào là đủ. Nhiều bác sĩ, dược sĩ cứ thấy viêm là tống kháng sinh, như thế là sai bản chất của hiện tượng viêm còn gì.
Em ko bảo cứ ốm là fai kháng sinh, cứ viêm là fai kháng viêm nhé, cân nhắc lợi ích nguy cơ. Vd h viêm họng, đau rát sưng đỏ ko chịu được, nuốt nc miếng quả nào biết quả ý, thì thôi, mai trời có sụp hay ntn em ko biết, em là e cứ phang cả mật ong chanh đào như cụ nào thêm cả kháng viêm đấy, nếu có sốt, rồi đờm xanh vàng nữa thì em phang thêm cả kháng sinh.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,117
Động cơ
1,492,311 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Năm ngoái sau khi mắc Covid thì nhà cháu bị di chứng hành hạ. Viêm mũi và viêm họng kiểu như mãn tính. Đi khám Tây y cỡ 4 bs giáo sư tiến sĩ, toàn bs giỏi đầu ngành của TMH Trung Ương. Giai đoạn đó phải kéo dài 3-4 tháng, uống khoảng 5-6 loại kháng sinh, trong đó có loại đặc trị vi khuẩn đã nhờn các loại kháng sinh khác. Nhưng mãi vẫn không khỏi, nhà cháu mất thêm 3 tháng nữa điều trị Nam dược rồi dần dần đỡ đi, tuy nhiên nhà cháu cũng không tin bệnh thuyên giảm là nhờ Nam dược, có lẽ do cơ thể mình tự đề kháng phục hồi dần. Bây giờ nhà cháu cực sợ phải uống kháng sinh. Do tiền sử mũi họng mình kém nên thỉnh thoảng thay đổi thời tiết là nhà cháu lại bị ở mức độ nhẹ. Nếu bị về mũi( tắc nghẹt, chảy dịch) thì nhat cháu dùng muối Cát Linh xúc rửa. Còn về họng, như 2 hôm nay do nóng quá, uống nước đá lạnh là họng bị ngay, nhà cháu chỉ mua loại thuốc ngậm họng đông nam dược với xúc miệng nước sát trùng thấy đỡ luôn.
 

Ca_uop_muoi

Xe buýt
Biển số
OF-807936
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
658
Động cơ
46,183 Mã lực
Em nói rồi, các cụ có khái niệm về kháng KS là tốt, nhưng anti KS một cách quá đà là không cần thiết.

Các cụ thường trích sách tây tàu nói về việc sử dụng KS rồi chê BS VN kém, nhưng lại quên mất cái điều căn bản là, việc sử dụng KS phải tùy thuộc vào đặc điểm dịch tễ tại địa phương (có nghĩa là việc sử dụng KS như thế nào thì phải xem cái dịch tễ lưu hành ở cái vùng địa phương ấy. Chứ ko phải mượn sách Mỹ để nói về VN).

Thí dụ, amoxicillin vẫn được coi là thuốc điều trị viêm xoang thông thường đầu tay của hội BS gia đình tại Mỹ, nhưng cũng amoxicillin này lại có phổ kháng thuốc lên tới 80%, hay có bệnh viện thậm chí 90% tại VN.

Như vậy nếu mang cái Guidelines hướng dẫn sử dụng KS này của Mỹ ôm về VN thì BS lẫn BN chỉ có nước khóc ra tiếng mán.

Một điều khác mà các cụ hay nói là viêm hô hấp trên virus thì ko sử dụng KS, điều này là đúng về mặt lý thuyết, nhưng các cụ lại ko biết một khái niệm nữa gọi là Bội Nhiễm.

Nếu các cụ ko biết cách quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn virus tốt, bệnh sử của các cụ bội nhiễm tái đi tái lại nhiều lần, hay là tỷ lệ BN phải quay lại BV vì bội nhiễm ở vùng đó là quá cao, thì việc chỉ định KS dự phòng chẳng có gì là quá tay cả.

Vấn đề Bội Nhiễm ở một nước đang phát triển, nhiệt đới ẩm như VN thì nổi trội và phải được cân nhắc hơn rất nhiều so với một quốc gia như Mỹ.


Một ví dụ khác, các cụ nói về bệnh nhi, hay gặp là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em. Các cụ nói viêm hô hấp thôi mà có gì mà phải xài tới KS, hay là thấy trong toa có KS là đem vứt.

Nhưng hỡi ôi nếu lỡ cái chẩn đoán của BS ghi trong đó là viêm thanh quản cấp. Thì từ khi phát bệnh đến khi đặt nội khí quản giúp thở có khi chỉ 12-24h. Các cụ bỏ KS trong toa thuốc của con liệu có biết đến kiến thức đó hay không? Liệu rằng các cụ có được bao nhiêu kiến thức để mà có thể modify lại cái toa thuốc của BS mà không gây hại tới người nhà, bản thân?


Em cho là, các cụ khi đi khám bệnh được quyền thảo luận về vấn đề KS với BS của mình, về việc cân nhắc ưu-khuyết điểm của mỗi phương pháp điều trị, thì hay hơn là đi khám thì ngại hỏi, về nhà ngoạc mồm chửi BS ngu rồi tự cho mình cái quyền sửa toa thuốc, vứt KS là khôn hơn BS.
Bác nói đúng rồi, nhưng thực tế việc sử dụng KS hiện nay đa phần là bảo hiểm cho bác sĩ. Không phải viêm thanh quản cấp là phải dùng kháng sinh nhưng dùng ks bảo hiểm cho bác sĩ.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,508
Động cơ
492,937 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Em nói rồi, các cụ có khái niệm về kháng KS là tốt, nhưng anti KS một cách quá đà là không cần thiết.

Các cụ thường trích sách tây tàu nói về việc sử dụng KS rồi chê BS VN kém, nhưng lại quên mất cái điều căn bản là, việc sử dụng KS phải tùy thuộc vào đặc điểm dịch tễ tại địa phương (có nghĩa là việc sử dụng KS như thế nào thì phải xem cái dịch tễ lưu hành ở cái vùng địa phương ấy. Chứ ko phải mượn sách Mỹ để nói về VN).

Thí dụ, amoxicillin vẫn được coi là thuốc điều trị viêm xoang thông thường đầu tay của hội BS gia đình tại Mỹ, nhưng cũng amoxicillin này lại có phổ kháng thuốc lên tới 80%, hay có bệnh viện thậm chí 90% tại VN.

Như vậy nếu mang cái Guidelines hướng dẫn sử dụng KS này của Mỹ ôm về VN thì BS lẫn BN chỉ có nước khóc ra tiếng mán.

Một điều khác mà các cụ hay nói là viêm hô hấp trên virus thì ko sử dụng KS, điều này là đúng về mặt lý thuyết, nhưng các cụ lại ko biết một khái niệm nữa gọi là Bội Nhiễm.

Nếu các cụ ko biết cách quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn virus tốt, bệnh sử của các cụ bội nhiễm tái đi tái lại nhiều lần, hay là tỷ lệ BN phải quay lại BV vì bội nhiễm ở vùng đó là quá cao, thì việc chỉ định KS dự phòng chẳng có gì là quá tay cả.

Vấn đề Bội Nhiễm ở một nước đang phát triển, nhiệt đới ẩm như VN thì nổi trội và phải được cân nhắc hơn rất nhiều so với một quốc gia như Mỹ.


Một ví dụ khác, các cụ nói về bệnh nhi, hay gặp là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em. Các cụ nói viêm hô hấp thôi mà có gì mà phải xài tới KS, hay là thấy trong toa có KS là đem vứt.

Nhưng hỡi ôi nếu lỡ cái chẩn đoán của BS ghi trong đó là viêm thanh quản cấp. Thì từ khi phát bệnh đến khi đặt nội khí quản giúp thở có khi chỉ 12-24h. Các cụ bỏ KS trong toa thuốc của con liệu có biết đến kiến thức đó hay không? Liệu rằng các cụ có được bao nhiêu kiến thức để mà có thể modify lại cái toa thuốc của BS mà không gây hại tới người nhà, bản thân?
Em cho là, các cụ khi đi khám bệnh được quyền thảo luận về vấn đề KS với BS của mình, về việc cân nhắc ưu-khuyết điểm của mỗi phương pháp điều trị, thì hay hơn là đi khám thì ngại hỏi, về nhà ngoạc mồm chửi BS ngu rồi tự cho mình cái quyền sửa toa thuốc, vứt KS là khôn hơn BS.
Mà cũng chính vì uống kháng sinh ko tốt, hại thận hại gan nên cũng nhiều gia đình nghĩ ko cần thiết fai uống đủ ngày, đỡ là vứt nữa cơ ạ. Thật tai hại, hại gan hại thận đầy thuốc độc hơn kháng sinh, đám vitamin, thuốc bổ các thứ còn lợi bất cập hại nữa là
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,508
Động cơ
492,937 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Bác nói đúng rồi, nhưng thực tế việc sử dụng KS hiện nay chỉ là phần bảo hiểm cho bác sĩ. Không phải viêm thanh quản cấp là phải dùng kháng sinh nhưng dùng ks bảo hiểm cho bác sĩ.
Viêm thanh quản ko kê thêm kháng sinh thật sự rất khó khỏi đấy ạ, ko sốt, nhưng cứ khàn giọng mãi và chuyển sang mãn tính ấy
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,299
Động cơ
1,764,799 Mã lực
Vâng. E đang nằm muốn khóc quá. Nuốt nước bọt cũng đau o chịu nổi. Sốt toàn 39-40 độ. Nát người
Em biết là khổ lắm..lúc chân mủ bắt đầu vỡ ra..ăn vào là kích thích nôn..sốt nóng lạnh theo chu kỳ.
Rồi lúc đỡ thì cảm giác các dây thần kinh đau. Muốn ngủ thì phải làm viên pamin cho hết đau mới chìm trong giấc ngủ.
Bác có hút thuốc lá thì phải bỏ đi sẽ đỡ 90%.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Bác nói đúng rồi, nhưng thực tế việc sử dụng KS hiện nay đa phần là bảo hiểm cho bác sĩ. Không phải viêm thanh quản cấp là phải dùng kháng sinh nhưng dùng ks bảo hiểm cho bác sĩ.
Cụ nghĩ là bảo hiểm cho BS, sao lại không nghĩ việc sử dụng KS đó chính là để bảo hiểm cho đứa bé?

Rõ ràng, việc BS là người trực tiếp thăm khám và đưa ra y lệnh sử dụng KS cho một đứa bé bị viêm thanh quản cấp, thì phải được hiểu là BS nhận định trường hợp đó đứa trẻ đó phải được sử dụng KS, và y lệnh đó là phù hợp, chứ không phải là người đứng ngoài được quyền phỉ báng BS chỉ biết dùng KS để bảo vệ BS.

Mà chắc cụ cũng không biết khi nói đến đặt nội khí quản= suy hô hấp = cấp cứu hồi sức thông khí.
 

Ca_uop_muoi

Xe buýt
Biển số
OF-807936
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
658
Động cơ
46,183 Mã lực
Cụ nghĩ là bảo hiểm cho BS, sao lại không nghĩ việc sử dụng KS đó chính là để bảo hiểm cho đứa bé?

Rõ ràng, việc BS là người trực tiếp thăm khám và đưa ra y lệnh sử dụng KS cho một đứa bé bị viêm thanh quản cấp, thì phải được hiểu là BS nhận định trường hợp đó đứa trẻ đó phải được sử dụng KS, và y lệnh đó là phù hợp, chứ không phải là người đứng ngoài được quyền phỉ báng BS chỉ biết dùng KS để bảo vệ BS.
Nhiều trường hợp trong đó thể hiện sự tắc trách, qua loa, thiếu kinh nghiệm nên mới "bảo hiểm" quá đáng như vậy. Giống như đi bộ nhưng vẫn mặc quần áo bảo hộ, đội mũ bảo hiểm.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,508
Động cơ
492,937 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Năm ngoái sau khi mắc Covid thì nhà cháu bị di chứng hành hạ. Viêm mũi và viêm họng kiểu như mãn tính. Đi khám Tây y cỡ 4 bs giáo sư tiến sĩ, toàn bs giỏi đầu ngành của TMH Trung Ương. Giai đoạn đó phải kéo dài 3-4 tháng, uống khoảng 5-6 loại kháng sinh, trong đó có loại đặc trị vi khuẩn đã nhờn các loại kháng sinh khác. Nhưng mãi vẫn không khỏi, nhà cháu mất thêm 3 tháng nữa điều trị Nam dược rồi dần dần đỡ đi, tuy nhiên nhà cháu cũng không tin bệnh thuyên giảm là nhờ Nam dược, có lẽ do cơ thể mình tự đề kháng phục hồi dần. Bây giờ nhà cháu cực sợ phải uống kháng sinh. Do tiền sử mũi họng mình kém nên thỉnh thoảng thay đổi thời tiết là nhà cháu lại bị ở mức độ nhẹ. Nếu bị về mũi( tắc nghẹt, chảy dịch) thì nhat cháu dùng muối Cát Linh xúc rửa. Còn về họng, như 2 hôm nay do nóng quá, uống nước đá lạnh là họng bị ngay, nhà cháu chỉ mua loại thuốc ngậm họng đông nam dược với xúc miệng nước sát trùng thấy đỡ luôn.
Sau covid đúng là có ho dai dẳng, và cũng dễ bị ốm hơn. Cũng kém đáp ứng hơn với kháng sinh, em nghĩ là do hệ miễn dịch cơ thể bị yếu đi đấy ạ.
e cũng có giai đoạn bị ho nhiều quá ảnh hưởng tới cv, làm gì có ai muốn tiếp xúc với 1 ng cứ ho liên tục như mình, hoảng uống cả thuốc Tây, thuốc nam, chán uống thuốc Bắc theo thang, đến lúc chán đời kệ cừ nó thì dần dần tự nó hết lúc nào ko hay. Ở đây, cta ko ai ủng hộ việc lạm dụng kháng sinh cả, nhưng cũng ko nên anti kháng sinh ạ, với em lúc cần dùng là vẫn fai dùng
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Nhiều trường hợp trong đó thể hiện sự tắc trách, qua loa, thiếu kinh nghiệm nên mới "bảo hiểm" quá đáng như vậy. Giống như đi bộ nhưng vẫn mặc quần áo bảo hộ, đội mũ bảo hiểm.
À theo như cụ thì bệnh cấp tính diễn tiến đến Suy Hô Hấp trong 12-24h thì chỉ nhẹ nhàng ngang đi bộ đội mũ bảo hiểm

Em cho đó là điều may mắn khi BS ko có cùng nhận định như cụ.

Cơ bản, khi ra y lệnh sử dụng KS thì BS đã phải cân nhắc lợi ích / thiệt hại chứ không phải chỉ là nhận định đoán mò chư người ngoài chửi rủa.
 

nắnglangthang

Xe tải
Biển số
OF-487850
Ngày cấp bằng
10/2/17
Số km
416
Động cơ
930,690 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Sau covid đúng là có ho dai dẳng, và cũng dễ bị ốm hơn. Cũng kém đáp ứng hơn với kháng sinh, em nghĩ là do hệ miễn dịch cơ thể bị yếu đi đấy ạ.
e cũng có giai đoạn bị ho nhiều quá ảnh hưởng tới cv, làm gì có ai muốn tiếp xúc với 1 ng cứ ho liên tục như mình, hoảng uống cả thuốc Tây, thuốc nam, chán uống thuốc Bắc theo thang, đến lúc chán đời kệ cừ nó thì dần dần tự nó hết lúc nào ko hay. Ở đây, cta ko ai ủng hộ việc lạm dụng kháng sinh cả, nhưng cũng ko nên anti kháng sinh ạ, với em lúc cần dùng là vẫn fai dùng
đúng òi khi nào phải dùng ... em sẽ dùng ah :)
 

Ca_uop_muoi

Xe buýt
Biển số
OF-807936
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
658
Động cơ
46,183 Mã lực
À theo như cụ thì bệnh cấp tính diễn tiến đến Suy Hô Hấp trong 12-24h thì chỉ nhẹ nhàng ngang đi bộ đội mũ bảo hiểm

Em cho đó là điều may mắn khi BS ko có cùng nhận định như cụ.

Cơ bản, khi ra y lệnh sử dụng KS thì BS đã phải cân nhắc lợi ích / thiệt hại chứ không phải chỉ là nhận định đoán mò chư người ngoài chửi rủa.
Theo bác tỷ lệ diễn tiến đến suy hô hấp trong 12h là bao nhiêu?
 

Ca_uop_muoi

Xe buýt
Biển số
OF-807936
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
658
Động cơ
46,183 Mã lực
Thế cụ có phải là BS thăm khám không mà biết đứa bé đó chưa bị phù dây thanh để mà đem KS đi vứt?
Nếu bs khám mà không biết trẻ bị nhiễm khuẩn nào thì không phải khám qua loa là gì? Vì không thăm khám đầy đủ nên chụp trùm KS tất là được?
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Nếu bs khám mà không biết trẻ bị nhiễm khuẩn nào thì không phải khám qua loa là gì?
Muốn biết trẻ bị nhiễm khuẩn hay không thì phải cấy mẫu làm kháng sinh đồ, chờ 3-7 ngày rồi mới cho thuốc uống

Trước khi có KQ kháng sinh đồ thì mọi chẩn đoán là dựa trên kinh nghiệm

Chả giống cụ nói ngồi khám là phán được luôn vi khuẩn hay virus.

Cho nên quyết định sử dụng KS lúc này của BS là dựa trên triệu chứng, và đánh giá nguy cơ diễn tiến suy hô hấp chứ ko phải dựa trên bằng chứng nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn con nào như cụ nói thưa cụ.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,508
Động cơ
492,937 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Nếu bs khám mà không biết trẻ bị nhiễm khuẩn nào thì không phải khám qua loa là gì? Vì không thăm khám đầy đủ nên chụp trùm KS tất làl được?
Đa số các bệnh đều có phác đồ, có hướng dẫn điều trị của bộ y tế hoặc các hiệp hội y tế chuyên khoa trong nước và quốc tế. Viêm thanh quản cũng vậy, em ko fai bs nhưng e cho rằng lúc này công việc của bs là chẩn đoán xem ng bệnh bị bệnh gì, và cứ thế theo phác đồ dùng. Nếu bệnh nhân có vde gì ko rõ hoặc cần kiện cáo hoặc ko thích tuân thủ đơn của bs đó là việc của bệnh nhân. Còn bs thấy bệnh cần fai kê là vẫn fai kê.
Có nhiều trường hợp có khi ko dùng kháng sinh cũng có thể tự khỏi mặc dù lâu hơn chút, nhưng nếu chỉ cần 1 2 trường hợp mà bác sĩ sơ suất để bv nặng lên thậm chí đến mức nguy hiểm tính mạng thì uy tín, danh dự, thậm chí tính mạng, tài sản của bác sĩ cũng bị ảnh hưởng đó ạ. Lúc đó ng nhà bệnh nhân mới lồng lên cơ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top