[Funland] Hạ tầng cơ sở của đất nước từ nay đến 2025

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Nói chuyện đường 5 cũ và mới, mình quay lại nói chuyện Hải Dương Hưng Yên có đường 5 xuyên qua 25 năm rồi. Trong đầu tàu kinh tế ĐBBB, Hải Phòng Quảng Ninh Bắc Ninh Vĩnh Phú rất khá, mà ko hiểu tại sao Hải Dương Hưng Yên vẫn lẹt đẹt. Ngày xưa Phố Hiến là trung tâm kinh tế Bắc Bộ, con người nhân lực cũng rất tốt, mà tại sao thế? Mình chỉ làm 1 việc nhỏ ở Hưng Yên cách đây lâu lắm rồi nên chưa bao giờ thực sự mày mò tìm hiểu 2 tỉnh này, cụ nào am hiểu góp ý thêm?
Hải Dương bị gắn cho An ninh lương thực, ngày xưa làm nhà máy Ford phải cam kết các kiểu mới được. Khi đó Vĩnh Phúc nó lách luật đăng ký cho Hon và Toy trên đồi sau cấp đất ruộng. Hải Dương bị lỡ vụ Cocacola và Bia Heineken về Hà Tây.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Rất mong được như thế nhưng tầm chúng ta chưa được như TQ cụ ạ. Nói thật là về quy hoạch đô thị chúng ta ko cần đi đâu xa để học hỏi mà chỉ cần sang TQ là ok lắm rồi. Hồi xưa a Chung đã cử người sang Côn Minh để học về việc trồng cây đấy cụ ạ.
Xong học cả nhập lậu cây để đàn em vào lò một thể.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,929 Mã lực
Nói về đường cao tốc giai đoạn 1 - tạm gọi là tiền cao tốc -, em thấy chưa có điều kiện thì làm làn xe hạn chế như giờ cũng ok, cho tư nhân đấu thầu mở rộng kèm quyền khai thác sau. Nhưng hơi băn khoăn về đường 17mét không làn khẩn cấp ( như đoạn Mỹ Thuận), có cảm giác rất thiếu an toàn, đặc biệt về ban đêm. Chẳng thà làm đường 12 mét, mỗi bên 1 làn + 1 làn khẩn cấp, cho phép ngược chiều để vượt ở 1 số đoạn như đường Yên Bái _ lào cai bây giờ. Các cụ thấy option nào tốt hơn?
Em cũng thấy thế. Mình thích đao to búa lớn quá, nhiều lúc không thực chất. Không nhất thiết khu vực nào cũng phải làm đường cao tốc, đơn giản vì đắt. Nếu nhà nước làm đường cao tốc mà không thu phí thì OK, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay là không thể vì ngân sách hạn hẹp. Vậy là để có đường cao tốc thì phải chấp nhận phí đường cao, làm kinh doanh vận tải nếu tuyến cao tốc không phải đường độc đạo thì họ sẽ tìm tuyến có phí đường thấp hoặc không thu phí. Ví dụ cụ thể là đường 5 và đường 5b, QL 1 và cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Chủ quan em thấy cứ làm đường cấp 3 hoặc cấp 2, tốc độ max 80 -100 km/h, 4-6 làn xe ô tô, có làn đường riêng cho xe máy song hành hiệu quả hơn.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,852
Động cơ
314,233 Mã lực
Em ngồi cả với 2 anh Cường, một anh là Giám đốc ban công trình giao thông HN, một anh quyền Tổng cục trưởng tổng cục đường bộ mà thấy không quyết liệt bằng một phần của cụ :))
=))
Đơn giản những ông cụ ngồi toàn chết rét cả. :))
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,406
Động cơ
444,005 Mã lực
Chỉ cần quyết tâm là đủ, theo thông tin em nhận được là nhà thầu đã thi công lại, cụ thủ đề nghị còn 20% nếu vay nhà tài trợ khó quá thì vay trong nước hoặc dùng vốn ngân sách...
Khó như cái nhà máy điện Thái bình còn làm được thì mấy dự án hạ tầng này là muỗi cụ ạ, vì Việt nam làm chủ 100% công nghệ. Tin rất vui là nhà thầu metro Nhổn cũng bắt đầu đào đường trở lại khi có nhiều ý kiến bên ngoài nếu ko làm thì sẵn sàng ký hợp đồng với nhà thầu mới..
A Thanh nếu đủ năng lực thì nên đẩy nhanh vành đai 3,5 và cầu ngọc hồi, vành đai 4 và vành đai 2 ko giảm ách tắc cho vành đai 3 đoạn từ thanh trì lên mai dịch vào giờ cao điểm được, nó chỉ gánh đc phần tăng thêm đã là may rồi
Được vậy thì tốt quá cụ ạ. Gì chứ đường cao tốc mình làm chủ công nghệ hết rồi.
Giai đoạn đầu còn dính tới nhà thầu nước ngoài (như cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi dính vụ lùm xùm nhà thầu TQ, em thấy thật không đáng). Rất mừng là giai đoạn này toàn nhà thầy Việt Nam. Hôm nay đọc báo thấy anh em công nhân, kỹ sư củ chúng ta làm cầu Mỹ Thuận 2 hoành tráng, vượt cả tiến độ thấy rất mừng:
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Được vậy thì tốt quá cụ ạ. Gì chứ đường cao tốc mình làm chủ công nghệ hết rồi.
Giai đoạn đầu còn dính tới nhà thầu nước ngoài (như cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi dính vụ lùm xùm nhà thầu TQ, em thấy thật không đáng). Rất mừng là giai đoạn này toàn nhà thầy Việt Nam. Hôm nay đọc báo thấy anh em công nhân, kỹ sư củ chúng ta làm cầu Mỹ Thuận 2 hoành tráng, vượt cả tiến độ thấy rất mừng:
Tốt nhất là tự lực hoàn toàn về đường bộ, từ thiết kế. Nhà thầu Nhật như Sumitomo các dự án gần đây cũng quá tệ. Ko biết nhà thầu Hàn thì thế nào? Ngày xưa các nhà thầu như Dealim làm hạ tầng cho Mỹ ở miền Nam chất lượng rất tốt, bây giờ thì ko biết thế nào?
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Các cụ quá mộng mơ chẳng có tí thực tế nào, HN là cái gì mà đòi theo Thượng Hải, Thành Đô, bản chất HN nó đặt các cơ quan TW, các tổng công ty nhà nước, các trường ĐH, các bệnh viện lớn nên dân nó đổ tiền về, lấy cái gì làm nền tảng để xây thành phố vệ tinh hàng triệu dân?

Đuổi bọn kia ra nó không ra, mà nó ra hết thì dân HN làm gì? khu Hòa lạc 2 chục năm không làm gì ra hồn, khu tây HN từ An Khánh đến Vân Canh vô vàn khu đô thị bỏ hoang giờ vành đai 4 nếu HN xây đô thị thì để cỏ mọc nuôi bò dân đầu cơ mua chứ ai ở. Chỉ cần đi dọc vành đai 3 thôi còn khối đất dự án bỏ hoang hay chậm tiến độ bao nhiêu năm cần gì phải đi xa, đất bị đầu cơ thổi giá giờ xây bán đắt không bán được nên cứ chờ chứ bán được nó không để vậy.

Nếu gọi Bắc Ninh là vệ tinh HN cũng được mà ai cũng thấy do công nghiệp nó phát triển nên kéo theo mọi thứ chứ ông HN lấy gì xây vệ tinh, khu Hòa Lạc thì mãi nó cũng đông lên dần nhưng cũng chẳng có vẹo gì.

Tôi đã nói trong thớt đường sắt cao tốc rồi, nếu xây ĐSCT là dân HN tăng rất ít thậm chí không tăng vì nó sẽ hình thành các thành phố lớn ở miền trung, rất nhiều thành phố có cảng biển sân bay lại là nơi nghỉ mát, nó sẽ thu hút công nghiệp và du lịch kéo theo dân đổ về.
Hà nội có người nên nó là trung tâm logictic phân phối nội địa ạ, mạnh như Tq thì cấm xây các toà văn phòng trong khu phố cũ, yếu như Việt nam thì có thể hạn chế chiều cao...Nhưng bệnh thành tích vẫn thích Hoàn kiếm với quận 1 nộp ngân sách cao nhất nước..
Dồn đc các toà nhà văn phòng (xây mới) ra ngoài thì chung cư sẽ phi ra theo thôi, có thể hơi sốt ruột tý là miễn tiền thuê đất 10-15 năm cho các dự án các toà nhà văn phòng cho thuê.
Khi dân ra ngoài thì nhà nước có thể đầu tư bệnh viện, trường học hoặc có chính sách để thu hút bệnh viện trường học kéo ra ngoài.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,338
Động cơ
899,703 Mã lực
...
Dồn đc các toà nhà văn phòng (xây mới) ra ngoài thì chung cư sẽ phi ra theo thôi, có thể hơi sốt ruột tý là miễn tiền thuê đất 10-15 năm cho các dự án các toà nhà văn phòng cho thuê.
Khi dân ra ngoài thì nhà nước có thể đầu tư bệnh viện, trường học hoặc có chính sách để thu hút bệnh viện trường học kéo ra ngoài.
Ngược lại bác ạh!
Tất nhiên khu phố cổ cần được bảo tồn không nói, nhưng cứ từ vành đai II trở ra, dọc các đường phố lớn chỉ nên cho phép các tòa nhà văn phòng. Nhà văn phòng (cả cao tầng) sẽ thành những nét điểm tô cho vẻ đẹp và hiện đại của thành phố, khác hẳn với chung cư (kể cả cao cấp).
Chung cư thì cứ vành đai III, IV,.. trở ra, tránh cho phép chung cư cao tầng ở ngay mặt tiền của các đường lớn. Vẻ cao cấp của chung cư chỉ giữ được 1 hay vài năm đầu, về sau sẽ trông nhếch nhác, để ở phía trong hợp lý hơn!
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,852
Động cơ
314,233 Mã lực
Cơ sở hạ tầng là các công trình văn hóa hàng nghìn tỷ thì các bố nhà ta hay để ý (bảo tàng, nhà hát,..) nhưng ít người vào. Còn các công trình công cộng là công viên thì lại bỏ mặc, dù người dân rất cần.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Ngược lại bác ạh!
Tất nhiên khu phố cổ cần được bảo tồn không nói, nhưng cứ từ vành đai II trở ra, dọc các đường phố lớn chỉ nên cho phép các tòa nhà văn phòng. Nhà văn phòng (cả cao tầng) sẽ thành những nét điểm tô cho vẻ đẹp và hiện đại của thành phố, khác hẳn với chung cư (kể cả cao cấp).
Chung cư thì cứ vành đai III, IV,.. trở ra, tránh cho phép chung cư cao tầng ở ngay mặt tiền của các đường lớn. Vẻ cao cấp của chung cư chỉ giữ được 1 hay vài năm đầu, về sau sẽ trông nhếch nhác, để ở phía trong hợp lý hơn!
Ko giải phóng được mặt bằng đâu, vẫn nhếch nhắc thôi, vành đai 3 vẫn quây tôn là chính, TQ ưu tiên các nhà đầu tư full kính ra trục chính, làm từng khu một hoàn thiện làm khu khác.
Hà nội nên thu hồi lại các đất quây tôn để đấu thầu cho nhà đầu tư mới vào thì vành đai 3 cũng đẹp ko kém
F3712105-45D4-4BC9-85A3-A7F00ED4DAC5.jpeg
9EAE89F4-783C-4449-8E2A-FB95F81E81AB.jpeg
EE22252E-6209-48C2-AA36-1658940A1AD0.jpeg
7590FDC7-FDE7-4A30-A10E-BE2D480E989A.jpeg

Đôi lúc chỉ là nét chấm phá trên cái cầu vượt thôi cũng đủ để đẹp. Rất tiếc nút giao cổ linh anh Vin mang tiếng công ty BĐS hàng đầu Việt nam lại làm xấu hơn công trình nhà nước
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,406
Động cơ
444,005 Mã lực
Cơ sở hạ tầng là các công trình văn hóa hàng nghìn tỷ thì các bố nhà ta hay để ý (bảo tàng, nhà hát,..) nhưng ít người vào. Còn các công trình công cộng là công viên thì lại bỏ mặc, dù người dân rất cần.
Phải công nhận với cụ điều này, HN không cái công viên nào đủ to để tạo thành bản sắc, thành khu vui chơi chung của cả thành phố
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,062
Động cơ
113,585 Mã lực
Tuổi
48
Nói chuyện đường 5 cũ và mới, mình quay lại nói chuyện Hải Dương Hưng Yên có đường 5 xuyên qua 25 năm rồi. Trong đầu tàu kinh tế ĐBBB, Hải Phòng Quảng Ninh Bắc Ninh Vĩnh Phú rất khá, mà ko hiểu tại sao Hải Dương Hưng Yên vẫn lẹt đẹt. Ngày xưa Phố Hiến là trung tâm kinh tế Bắc Bộ, con người nhân lực cũng rất tốt, mà tại sao thế? Mình chỉ làm 1 việc nhỏ ở Hưng Yên cách đây lâu lắm rồi nên chưa bao giờ thực sự mày mò tìm hiểu 2 tỉnh này, cụ nào am hiểu góp ý thêm?
Lúc nào mà con đường quan lộ của quan chức nhà ta gắn với sự tăng trưởng từ địa phương họ cai quản từ xã, phường, huyện, tỉnh thì may ra mới có sự chuyển biến. Còn không cứ ngồi yên một chỗ , sau đó lại tìm cửa đi tiếp thì còn lâu các địa phương mới thay đổi được.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,852
Động cơ
314,233 Mã lực
Phải công nhận với cụ điều này, HN không cái công viên nào đủ to để tạo thành bản sắc, thành khu vui chơi chung của cả thành phố
HN có quy hoạch một vài công viên 100ha, nhưng toàn dự án treo, bị lấn chiếm sd.
Những cv hiện có thì bị chiếm dụng bán hàng quán.
Dân đi vào cv mà cứ như đang đi nhờ bọn chiếm dụng làm hàng quán.
 

DragonKnight92

Xe hơi
Biển số
OF-815327
Ngày cấp bằng
5/7/22
Số km
158
Động cơ
3,147 Mã lực
Tuổi
32
Ngày xưa Phố Hiến là trung tâm kinh tế Bắc Bộ, con người nhân lực cũng rất tốt, mà tại sao thế? Mình chỉ làm 1 việc nhỏ ở Hưng Yên cách đây lâu lắm rồi nên chưa bao giờ thực sự mày mò tìm hiểu 2 tỉnh này, cụ nào am hiểu góp ý thêm?
Cái "ngày xưa" mà cụ nói đó là từ thời phong kiến, thời đó cảng Phố Hiến tấp nập do đường sông phát triển. Giờ là thời đường bộ rồi, sau khi tách tỉnh năm 1997, HY ko rời tỉnh lỵ, để nguyên. Vị trí tp HY bây giờ được gọi là "thành phố cụt": 2 mặt giáp sông, nằm ở đít tỉnh, ko thể mở rộng, ko thể phát triển, vị trí ko có 1 chút ý nghĩa nào của 2 từ "tỉnh lỵ": Ko thể kết nối kinh tế, ko có ý nghĩa quốc phòng. Đặt ở đó nên giờ Nam Hưng Yên chơi với nhau và chơi với Hà Nam, Thái Bình (Dân HN, TB ở tp HY nhiều hơn dân Bắc HY. Dân Bắc HY hầu như ko có một ai sống dưới tp HY), Bắc Hưng Yên chơi với nhau và chơi với Hà Nội, HD, HP, BN :)) Bắc và Nam HY cứ như 2 miền khác biệt =))
Đó là nguyên nhân HY mãi lẹt đẹt đấy cụ :)) Bắc với Nam ko kết nối đc, Bắc HY nó gánh hết: Yên Mỹ với Văn Lâm gánh kinh tế: 2 huyện có grdp cao nhất tỉnh, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại, Văn Giang với Mỹ Hào gánh khoản đô thị: Sắp thành đô thị loại II
 
Chỉnh sửa cuối:

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,475
Động cơ
-177,850 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Hà nội nên bắt chước Thành đô bên Hàng xóm, nội đô để nó tự phát triển (chỉ sửa chữa) xây dựng những siêu đô thị hiện đại 1-2 tr dân hoàn toàn mới, tự khắc khu phố cũ phố cổ trở nên thoáng đãng đáng để thăm quan du lịch, chứ ko phải thi thoảng lại nhồi vào một đống bê tông như kiểu Hồ tây hay khu giảng võ, quá muộn nhưng vẫn còn kịp đê sửa sai
Ai sửa ? Giờ xây thành phố mới bên Đông Anh cụ sang ở không ? :))
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,475
Động cơ
-177,850 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Nói chuyện đường 5 cũ và mới, mình quay lại nói chuyện Hải Dương Hưng Yên có đường 5 xuyên qua 25 năm rồi. Trong đầu tàu kinh tế ĐBBB, Hải Phòng Quảng Ninh Bắc Ninh Vĩnh Phú rất khá, mà ko hiểu tại sao Hải Dương Hưng Yên vẫn lẹt đẹt. Ngày xưa Phố Hiến là trung tâm kinh tế Bắc Bộ, con người nhân lực cũng rất tốt, mà tại sao thế?
Ngày xưa thời Lê phố Hiến là cảng sông sát cửa biển nên mới là trung tâm kinh tế. Giờ không có cảng biển nên phải nhường Hải Phòng, Quảng Ninh thôi :))
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,852
Động cơ
314,233 Mã lực
Cái "ngày xưa" mà cụ nói đó là từ thời phong kiến, thời đó cảng Phố Hiến tấp nập do đường sông phát triển. Giờ là thời đường bộ rồi, sau khi tách tỉnh năm 1997, HY ko rời tỉnh lỵ, để nguyên. Vị trí tp HY bây giờ được gọi là "thành phố cụt": 2 mặt giáp sông, nằm ở đít tỉnh, ko thể mở rộng, ko thể phát triển, vị trí ko có 1 chút ý nghĩa nào của 2 từ "tỉnh lỵ": Ko thể kết nối kinh tế, ko có ý nghĩa quốc phòng. Đặt ở đó nên giờ Nam Hưng Yên chơi với nhau và chơi với Hà Nam, Thái Bình (Dân HN, TB ở tp HY nhiều hơn dân Bắc HY. Dân Bắc HY hầu như ko có một ai sống dưới tp HY), Bắc Hưng Yên chơi với nhau và chơi với Hà Nội, HD, HP, BN :)) Bắc và Nam HY cứ như 2 miền khác biệt =))
Đó là nguyên nhân HY mãi lẹt đẹt đấy cụ :)) Bắc với Nam ko kết nối đc, Bắc HY nó gánh hết: Yên Mỹ với Văn Lâm gánh kinh tế: 2 huyện có grdp cao nhất tỉnh, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại, Văn Giang với Mỹ Hào gánh khoản đô thị: Sắp thành đô thị loại II
Ngày xưa Phố Hiến là cảng biển chứ ko phải cảng sông, sau này biển mới dịch dần ra.
Lúc mới tách tỉnh, điều kiện còn khó khăn, ngoài Tp. Hưng Yên cũng chẳng chọn được nơi nào tốt hơn.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cái "ngày xưa" mà cụ nói đó là từ thời phong kiến, thời đó cảng Phố Hiến tấp nập do đường sông phát triển. Giờ là thời đường bộ rồi, sau khi tách tỉnh năm 1997, HY ko rời tỉnh lỵ, để nguyên. Vị trí tp HY bây giờ được gọi là "thành phố cụt": 2 mặt giáp sông, nằm ở đít tỉnh, ko thể mở rộng, ko thể phát triển, vị trí ko có 1 chút ý nghĩa nào của 2 từ "tỉnh lỵ": Ko thể kết nối kinh tế, ko có ý nghĩa quốc phòng. Đặt ở đó nên giờ Nam Hưng Yên chơi với nhau và chơi với Hà Nam, Thái Bình (Dân HN, TB ở tp HY nhiều hơn dân Bắc HY. Dân Bắc HY hầu như ko có một ai sống dưới tp HY), Bắc Hưng Yên chơi với nhau và chơi với Hà Nội, HD, HP, BN :)) Bắc và Nam HY cứ như 2 miền khác biệt =))
Đó là nguyên nhân HY mãi lẹt đẹt đấy cụ :)) Bắc với Nam ko kết nối đc, Bắc HY nó gánh hết: Yên Mỹ với Văn Lâm gánh kinh tế: 2 huyện có grdp cao nhất tỉnh, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại, Văn Giang với Mỹ Hào gánh khoản đô thị: Sắp thành đô thị loại II
Có thể cụ nói đúng, đi tỉnh lỵ HY xa tít trái đường, có lẽ đặt tỉnh lỵ ở Phố Nối thì hay hơn, gần đường sắt đường bộ cự ly. Chỗ tỉnh lỵ bây giờ có thể làm công nghiệp vận chuyển bằng xà lan, nhưng sông Hồng bây giờ cạn quá hình như tải trọng chỉ 1000 tấn chỉ làm được thủ công và du lịch ko làm được công nghiệp lớn, các các tỉnh nên liên minh nạo vét lại luồng sông Bắc Bộ?
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Ngày xưa Phố Hiến là cảng biển chứ ko phải cảng sông, sau này biển mới dịch dần ra.
Lúc mới tách tỉnh, điều kiện còn khó khăn, ngoài Tp. Hưng Yên cũng chẳng chọn được nơi nào tốt hơn.
Đúng rồi cụ đầu tiên 2000 năm trước là cảng biển Luy Lâu chỗ Thuận Thành Bắc Ninh, sau đó đến cảng biển Phố Hiến Hưng Yên, nay là cảng Hải Phòng do ĐBBB lấn ra biển. Nhìn chung xu thế phát triển kinh tế (cũng như an ninh quốc phòng) là "tiến ra biển, dám đón nhận thách thức của biển", tất cả các nơi cảng biển của vùng lớn đều là đầu tàu cả vùng. 2000 năm nay đã thế và bây giờ vẫn thế (Luy Lâu, Ốc Eo, Phố Hiến, Hội An, Thị Nại, Sài Gòn, Hải Phòng, BRVT, Đà Nẵng. Tương lai có thể thêm Thanh Hóa, Vũng Áng, Vân Phong, Trần Đề).

Cả nước hiện nay duy nhất chỉ có cụm cảng HCM là cảng sâu trong sông mà vẫn trọng điểm (thậm chí Cát Lái vẫn đang dẫn đầu cả nước) do đặc thù lòng sông sâu do hệ thống sông Đồng Nai SG lưu vực lớn và dốc.

Nhưng hệ thống sông ĐN SG cũng nên nghiên cứu kỹ ko cẩn thận là như Sông Hồng, thủy điện (và nhiều yếu tố khác) góp phần làm dòng chảy kém nên sẽ bị cạn, mất hoàn toàn lợi thế vận tải đường sông.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top