Đầu tư công cho kịp tiến độ, sau đó bán lại cho tư nhân khai thác và mở rộng cũng là giải pháp chấp nhận được trong bối cảnh này, nếu làm rõ ràng minh bạch
Nói thêm về giải pháp này của cụ: về tính toán kinh tế là có thể làm được, nhưng ko thể bán ngay lúc mới xong được vì lúc đó giá còn cao áp lực trả nợ lớn, sau 5-10 năm hẵng bán lúc đó đã khấu hao trả nợ tương đối rồi thì giá mới đủ rẻ áp lực trả nợ giảm để tư nhân mua (giá trị còn lại theo sổ ko lạm phát, trong khi giá công trình mới lạm phát).
Chỉ hy vọng khi đó (5-10 năm) chất lượng công trình vẫn còn rất tốt
20-25 năm ko cần cải tạo, nâng cấp; cụ biết đấy vốn và định mức bảo trì đường bộ nhà nước rất thấp. Tư nhân đồng tiền đi liền khúc ruột, ko mua 1 sản phẩm tồi dù giá có rẻ đến cỡ nào.
Cái khác bọt là nhà nước vay vốn rất rẻ (dù đầu tư rất đắt), như trái phiếu chính phủ vay của dân có 3-4% thôi à, trong khi tư nhân vay tới 9-10%, chênh nhau đến 6-7%. Chính vì 6-7% chênh này (chưa kể lãi suất thả nổi rủi ro cao) mà tư nhân thiêu thân cũng ko dám đầu tư Biên Hòa Vũng Tàu nếu ko thêm thịt thêm hành, tiền vẫn thế.
Có 1 giải pháp nữa là Nhà nước vay (trái phiếu chính phủ giá rẻ) rồi cho tư nhân vay lại, ví dụ trong gói chọn nhà đầu tư có thêm mục: nhà nước cho Nhà đầu tư hạ tầng vay 70% vốn giá rẻ 5% (nn đi vay 3-4% cho vay lại 5% là ăn ra 1-2% rồi). Hoàn toàn nội địa bằng vốn trong nước ko dính 1 chút gì phụ thuộc nước ngoài. Hồ sơ mời thầu mà ko có mục hỗ trợ vốn rẻ mọi khó khăn rủi ro đều ủn cho tư nhân thì e ị vào làm
nghỉ hiu cua gái sướng hơn.
Quan trọng là Hiểu bản chất và thực tiễn cuộc sống, đừng duy ý chí. Chính sách hợp lý thì mọi thứ vận hành tự nhiên như nước chảy mây trôi thôi.