[Funland] [Hà Nội phố] Tìm các cụ sinh ra và lớn lên ở Hà nội cổ xưa!

TRANG-TRANG

Xe buýt
Biển số
OF-92172
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
631
Động cơ
405,867 Mã lực
Sân Võ Sĩ Đoàn toàn đá bóng ăn tiền ở sân bóng rổ, những năm 8x thì xây thêm dãy trong kê mấy bàn bóng bàn, vài cái xà kép đổi tên thành câu lạc bộ vn-lào-campuchia. Tầm 92 thì phá đi xây Hà Nội vàng
Năm 77-78 mình đã chơi xà và xem đánh bóng bàn (bàn đá granito) rồi mà.
Sân bóng rổ thì toàn đội nữ tập ( ông HLV già , cao lêu nghêu, đi cái xe đạp cuốc )
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
299,374 Mã lực
Ấn tượng đời sống Hà Nội những năm 6x (cuối) và 7x:
- Các dịch vụ (nhưng hồi đó chưa có thuật ngữ này): tổ "cơm nồi nước sôi" của khu phố: chuyên bán nước sôi theo phích và bán cơm; cửa hàng ăn uống, HTX cắt tóc...
- "Ở đây xay bột trẻ em"!
- "Nhận làm bánh quy gai" (thường đông vui vào dịp Tết ta";
- Trên các phố cổ, trong đó có cả Hàng Bột nhà em, cứ tầm 5-6h chiều lại xuất hiện con IFA chuyên dụng của công ty vệ sinh HN ( hồi đó bọn em hay gọi với tục danh là công ty đổ thùng!), nhân viên gõ kẻng keng keng, thế là các nhà xách 1 cái thùng (tro+phân thải ngày) mang ra để lên xe và đổi lấy 1 cái thùng sạch về dùng cho ngày tới. Hồi đó HN chưa có / vô cùng ít WC tự hoại!
- Xe bò là phương tiện chuyên chở phổ biến ở HN thời này!
Em nghĩ cái nhà vệ sinh công cộng hay đúng từ ngày xưa phải là "chuồng xí tập thể" - là nỗi ám ảnh với rất rất nhiều cụ mợ lớn lên ở Hà Nội này.

Nhà em ở khu tập thể trong ngõ Thổ Quan, ngay cửa đình Thổ Quan ấy. Trước Đình ngày xưa có cái hồ/ao rộng, đúng chuẩn "cửa đình hồ bán nguyệt" của làng Việt truyền thống.
Khu tập thể có khoảng gần 50 hộ chia làm 2 khu nhưng chỉ có một dãy nhà vệ sinh nằm ngoài khu, sát bờ mương, vị trí ở đúng giữa đường của cái ngõ 360 Xã Đàn bây giờ. Không chỉ người trong khu tt mà cả dân sống quanh đấy dùng chung nhau.
Lúc đầu mười mấy căn hố xí đều có cửa bằng sắt to đàng hoàng nhưng về sau dân họ lấy hết. Có một bức tường như bình phong che phía trước cho cả dãy, nhưng đang ngồi mà có người cũng đi vào thì họ nhìn thấy hết còn người ngồi thấy rất thốn. Đi vệ sinh nhẹ nặng đều rình trời tối mới ra. Còn ban ngày nếu có nhu cầu thì già trẻ gái trai phải đem theo cái nón, ngồi xong e lệ để cái nón che phía trước. Hồi đó có thuê người quét dọn nhưng mà cũng bẩn kinh khi nhiều ông thiếu ý thức xả hàng bừa bãi lắm. Vệ sinh công cộng thì không có nước nên cứ phải xé vở cũ vò nát mang theo chứ báo chí cũng hiếm, không dùng lãng phí thế được. 🤣
Mà so với chuồng xí khu em thì nhà vệ sinh ở trường học còn bẩn thỉu hơn rất nhiều nên toàn phải nhịn để về nhà.😭
Hồi ấy có đội xe thồ dân làng Cổ Nhuế hay vào lấy sản phẩm, họ có cái sào gắn cái gầu hình nón chóp nhọn, ngồi trên mà thấy ở dưới có cái gầu khua khoắng lạo xạo ở dưới, vãi! Đội này hay đi sớm nên cũng hay bị chửi vì nhà người ta đang ăn sáng thì xe thồ đi qua. Bọn trẻ con vì thế cũng nhiều đứa bị đặt thêm hỗn danh có chữ "thồ" như Cường thồ, Hằng thồ,...
Giờ thì tụi trẻ không hiểu chứ đám 7x hầu như ai cũng thuộc và hiểu gốc tích câu:
"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương!"
😊
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,966
Động cơ
-1,781 Mã lực
Năm 77-78 mình đã chơi xà và xem đánh bóng bàn (bàn đá granito) rồi mà.
Sân bóng rổ thì toàn đội nữ tập ( ông HLV già , cao lêu nghêu, đi cái xe đạp cuốc )
Sau đấy họ mới xây dãy nhà phía trong và đặt bàn bóng bàn bằng gỗ
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,966
Động cơ
-1,781 Mã lực
Boney còn nghe trước ABBA. Chuyện nhạc nhẽo thời đó không còn phụ thuộc vào chính trị nữa rồi. Sau này thì mới là Bee gees và Smokie.
Cụ nói nhạc nhẽo em mới nhớ, ngã ba Lương Văn Can - Hàng Quạt có quán cafe Nuôi, cafe đánh bọt kiểu miền Nam, trong quán treo mấy cái poster của mấy ban nhạc thập niên 7x 8x thời đấy như ABBA, Bee gees, Smokie, Boney M
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Boney còn nghe trước ABBA. Chuyện nhạc nhẽo thời đó không còn phụ thuộc vào chính trị nữa rồi. Sau này thì mới là Bee gees và Smokie.
Thập niên 70-80 cụ nhà em có đài VEF bản kỷ niệm 50 năm CM tháng 10, có quay đĩa. Đài đem từ Liên Xô về nên đĩa nhựa cũng của Melodya Liên Xô, đa phần nhạc là LX, có 1 ít đĩa nhạc Việt Nam, nhạc Tây đa phần giao hưởng. Có cụ nào hỏi mùa đông xưa các cụ làm gì? 1 thú vui của em là nếu có điện ổn, đài không hỏng (đồ điện tử XHCN rất hay ốm đau bệnh tật khi gặp khí hậu nhiệt đới ở VN) thì đắp chăn nghe đài và nghe nhạc (ghét nhất là phải nghe đĩa học tiếng Nga). Thực sự thì không gian ngày đó thích hơn các thể loại phòng cách âm kín bây giờ. Mùa hè mà xuống khu văn công Cầu Giấy, ra cái ao sau chùa Hà thì ôi thôi rồi, kèn cla, trompet, violin, sáo nhị đàn ca cứ gọi là hòa âm khá vui tai. Cuối 198x đầu 199x thì nhạc tư bản vào đa dạng, tiếng Anh thay dần tiếng Nga.
Ông chú đi Đức mới có nhạc tư bản. So với LX, VN thì sách báo, văn hóa phẩm thì Đức quá quá thoáng, có thể nói tiếp xúc gần với tư bản, nguồn đĩa nhạc Tây có từ đây. Liên Xô gánh team Đông Đức giáp tư bản phương Tây nên phải giàu nhất, càng sang phía Đông càng nghèo dần. Không có gì lạ khi VN, Mông Cổ, Triều Tiên nếu không tự lực được thì nghèo rớt nghèo thảm.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
2,978
Động cơ
611,312 Mã lực
E học Kim Liên cấp 2, còn cấp 3 học Lê Quý Đôn, hồi trc các trg họ phân theo khu vực. Hồi đấy trg LQĐ hs nghịch lắm, toàn oánh nhau nên học 1 năm thì ông giá xin chuyển sang trg Lý Thường Kiệt
xưa c2 em học thêm bên trường c2 Kim Liên, học toán của thày gì mà nhà ở trong trường luôn ấy!
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Em nghĩ cái nhà vệ sinh công cộng hay đúng từ ngày xưa phải là "chuồng xí tập thể" - là nỗi ám ảnh với rất rất nhiều cụ mợ lớn lên ở Hà Nội này.

Nhà em ở khu tập thể trong ngõ Thổ Quan, ngay cửa đình Thổ Quan ấy. Trước Đình ngày xưa có cái hồ/ao rộng, đúng chuẩn "cửa đình hồ bán nguyệt" của làng Việt truyền thống.
Khu tập thể có khoảng gần 50 hộ chia làm 2 khu nhưng chỉ có một dãy nhà vệ sinh nằm ngoài khu, sát bờ mương, vị trí ở đúng giữa đường của cái ngõ 360 Xã Đàn bây giờ. Không chỉ người trong khu tt mà cả dân sống quanh đấy dùng chung nhau.
Lúc đầu mười mấy căn hố xí đều có cửa bằng sắt to đàng hoàng nhưng về sau dân họ lấy hết. Có một bức tường như bình phong che phía trước cho cả dãy, nhưng đang ngồi mà có người cũng đi vào thì họ nhìn thấy hết còn người ngồi thấy rất thốn. Đi vệ sinh nhẹ nặng đều rình trời tối mới ra. Còn ban ngày nếu có nhu cầu thì già trẻ gái trai phải đem theo cái nón, ngồi xong e lệ để cái nón che phía trước. Hồi đó có thuê người quét dọn nhưng mà cũng bẩn kinh khi nhiều ông thiếu ý thức xả hàng bừa bãi lắm. Vệ sinh công cộng thì không có nước nên cứ phải xé vở cũ vò nát mang theo chứ báo chí cũng hiếm, không dùng lãng phí thế được. 🤣
Mà so với chuồng xí khu em thì nhà vệ sinh ở trường học còn bẩn thỉu hơn rất nhiều nên toàn phải nhịn để về nhà.😭
Hồi ấy có đội xe thồ dân làng Cổ Nhuế hay vào lấy sản phẩm, họ có cái sào gắn cái gầu hình nón chóp nhọn, ngồi trên mà thấy ở dưới có cái gầu khua khoắng lạo xạo ở dưới, vãi! Đội này hay đi sớm nên cũng hay bị chửi vì nhà người ta đang ăn sáng thì xe thồ đi qua. Bọn trẻ con vì thế cũng nhiều đứa bị đặt thêm hỗn danh có chữ "thồ" như Cường thồ, Hằng thồ,...
Giờ thì tụi trẻ không hiểu chứ đám 7x hầu như ai cũng thuộc và hiểu gốc tích câu:
"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương!"
😊
Đố ai định nghĩa được chữ Yêu
Có chó gì đâu 1 buổi chiều
Chàng nàng gặp nhau nơi nhà xí
Nhường nhau đi trước, thế là Yêu!

Đi vào chỗ khuất, sợ nhất "Mìn mo Việt cộng" :P
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
299,374 Mã lực
E tưởng huy văn chỉ có cấp 2 thôi chứ, trc e có bạn cạnh trường hay vào đấy chơi bắn bi, đá cầu chỗ bãi đất. Trong trường đận đấy có cả xưởng nhựa hay đúc j đấy.
Bọn em học cấp 1 ở trường La Thành trong ngõ Thổ Quan. Đến năm 84 vào học Huy Văn thì chỉ còn là trường cấp 2 (lúc ấy gọi là trường phổ thông cơ sở). Có nghe cô giáo kể là lúc trước Huy Văn là trường cấp 1, 2.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Thập niên 70-80 cụ nhà em có đài VEF bản kỷ niệm 50 năm CM tháng 10, có quay đĩa. Đài đem từ Liên Xô về nên đĩa nhựa cũng của Melodya Liên Xô, đa phần nhạc là LX, có 1 ít đĩa nhạc Việt Nam, nhạc Tây đa phần giao hưởng. Có cụ nào hỏi mùa đông xưa các cụ làm gì? 1 thú vui của em là nếu có điện ổn, đài không hỏng (đồ điện tử XHCN rất hay ốm đau bệnh tật khi gặp khí hậu nhiệt đới ở VN) thì đắp chăn nghe đài và nghe nhạc (ghét nhất là phải nghe đĩa học tiếng Nga). Thực sự thì không gian ngày đó thích hơn các thể loại phòng cách âm kín bây giờ. Mùa hè mà xuống khu văn công Cầu Giấy, ra cái ao sau chùa Hà thì ôi thôi rồi, kèn cla, trompet, violin, sáo nhị đàn ca cứ gọi là hòa âm khá vui tai. Cuối 198x đầu 199x thì nhạc tư bản vào đa dạng, tiếng Anh thay dần tiếng Nga.
Ông chú đi Đức mới có nhạc tư bản. So với LX, VN thì sách báo, văn hóa phẩm thì Đức quá quá thoáng, có thể nói tiếp xúc gần với tư bản, nguồn đĩa nhạc Tây có từ đây. Liên Xô gánh team Đông Đức giáp tư bản phương Tây nên phải giàu nhất, càng sang phía Đông càng nghèo dần. Không có gì lạ khi VN, Mông Cổ, Triều Tiên nếu không tự lực được thì nghèo rớt nghèo thảm.
Thời đó có thằng bạn ở phố Huế nhà có cái đài quay đĩa Melodia có mấy cái đĩa rất hay. Có một cái đĩa gọi là đĩa Xương Rồng có lẽ vì cái vỏ ngoài của của nó vẽ hoa văn như lá xương rồng trong đĩa đó có bài hay nhất là " Woman in love" hồi đó là năm 1975 - 1976. Mỗi chủ nhật mấy thằng cùng lớp lại lên nhà nó nghe hết cái đĩa Xương rồng rồi lại về.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
299,374 Mã lực
Boney còn nghe trước ABBA. Chuyện nhạc nhẽo thời đó không còn phụ thuộc vào chính trị nữa rồi. Sau này thì mới là Bee gees và Smokie.
Boney M thì em nhớ là năm 81, 82 đã nghe suốt rồi. Đám cưới trong khu em, nhà chú rể bật băng cối Akai cho các anh quẫy như bọ gậy.
Trẻ con bọn em một chữ tiếng Anh không biết nhưng cứ hát ông ổng với nhau:
"Chà lài, chà lài cu
Ông Cư đi đêm mất cu"
🤣😁
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,460
Động cơ
4,414,086 Mã lực
Có em đây cụ Hồng viwaco ơi cấp 1 học trường hoàn kiếm cùng hội nhà thờ,lý quốc sư,thọ xương,ấu triệu, em biết cụ 102 rồi nhé

vào xem có cụ nào ở bang bảo Khánh, hàng hành không


tôi đây 6x đời đầu sinh ra và lớn lên ở sân võ sĩ đoàn ,tối toàn đá bóng nhựa chân đất ở Hồng Vân,Lòng Vân đây


cụ mời em đi si rô chổng Mông máy nước công cộng
A chào thanh niên 25 tủi :))
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Boney M thì em nhớ là năm 81, 82 đã nghe suốt rồi. Đám cưới trong khu em, nhà chú rể bật băng cối Akai cho các anh quẫy như bọ gậy.
Trẻ con bọn em một chữ tiếng Anh không biết nhưng cứ hát ông ổng với nhau:
"Chà lài, chà lài cu
Ông Cư đi đêm mất cu"
🤣😁
Boney M vào VN từ cuối 80 Tết 80-81 em về phép đã thấy mở ầm đường lên rồi. Còn ABBA thì phải 82-83. Sau đợt phép đó em quay sang Campuchia toàn lùng băng BN mua hộ bà con ở nhà. Sau này mới là AB. Nên có cụ nói AB vào VN đầu tiên do VN và Thụy Điển có mối quan hệ từ 1949 là nhầm. Nâng quan điểm ghê quá.😂
 

tuongminhtsc

Xe tăng
Biển số
OF-180039
Ngày cấp bằng
5/2/13
Số km
1,148
Động cơ
545,516 Mã lực
Thời đó có thằng bạn ở phố Huế nhà có cái đài quay đĩa Melodia có mấy cái đĩa rất hay. Có một cái đĩa gọi là đĩa Xương Rồng có lẽ vì cái vỏ ngoài của của nó vẽ hoa văn như lá xương rồng trong đĩa đó có bài hay nhất là " Woman in love" hồi đó là năm 1975 - 1976. Mỗi chủ nhật mấy thằng cùng lớp lại lên nhà nó nghe hết cái đĩa Xương rồng rồi lại về.
Cái đĩa nhựa màu đỏ, em nhớ 1 mặt khoảng 45 phút, toàn nhạc ngoại nghe cực hay, hồi đó em còn đĩa cải lương" Hắc sa thôn huyết hận" và chuyện tình cô gái bán sầu riêng, em nghe nhiều đến nỗi thuộc lòng từ đầu đến cuối.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cái đĩa nhựa màu đỏ, em nhớ 1 mặt khoảng 45 phút, toàn nhạc ngoại nghe cực hay, hồi đó em còn đĩa cải lương" Hắc sa thôn huyết hận" và chuyện tình cô gái bán sầu riêng, em nghe nhiều đến nỗi thuộc lòng từ đầu đến cuối.
Sau 1975 thì các loại đĩa và băng nhựa từ SG ra nhiều nên thị trường âm nhạc cũng phong phú hơn.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Em nghĩ cái nhà vệ sinh công cộng hay đúng từ ngày xưa phải là "chuồng xí tập thể" - là nỗi ám ảnh với rất rất nhiều cụ mợ lớn lên ở Hà Nội này.

Nhà em ở khu tập thể trong ngõ Thổ Quan, ngay cửa đình Thổ Quan ấy. Trước Đình ngày xưa có cái hồ/ao rộng, đúng chuẩn "cửa đình hồ bán nguyệt" của làng Việt truyền thống.
Khu tập thể có khoảng gần 50 hộ chia làm 2 khu nhưng chỉ có một dãy nhà vệ sinh nằm ngoài khu, sát bờ mương, vị trí ở đúng giữa đường của cái ngõ 360 Xã Đàn bây giờ. Không chỉ người trong khu tt mà cả dân sống quanh đấy dùng chung nhau.
Lúc đầu mười mấy căn hố xí đều có cửa bằng sắt to đàng hoàng nhưng về sau dân họ lấy hết. Có một bức tường như bình phong che phía trước cho cả dãy, nhưng đang ngồi mà có người cũng đi vào thì họ nhìn thấy hết còn người ngồi thấy rất thốn. Đi vệ sinh nhẹ nặng đều rình trời tối mới ra. Còn ban ngày nếu có nhu cầu thì già trẻ gái trai phải đem theo cái nón, ngồi xong e lệ để cái nón che phía trước. Hồi đó có thuê người quét dọn nhưng mà cũng bẩn kinh khi nhiều ông thiếu ý thức xả hàng bừa bãi lắm. Vệ sinh công cộng thì không có nước nên cứ phải xé vở cũ vò nát mang theo chứ báo chí cũng hiếm, không dùng lãng phí thế được. 🤣
Mà so với chuồng xí khu em thì nhà vệ sinh ở trường học còn bẩn thỉu hơn rất nhiều nên toàn phải nhịn để về nhà.😭
Hồi ấy có đội xe thồ dân làng Cổ Nhuế hay vào lấy sản phẩm, họ có cái sào gắn cái gầu hình nón chóp nhọn, ngồi trên mà thấy ở dưới có cái gầu khua khoắng lạo xạo ở dưới, vãi! Đội này hay đi sớm nên cũng hay bị chửi vì nhà người ta đang ăn sáng thì xe thồ đi qua. Bọn trẻ con vì thế cũng nhiều đứa bị đặt thêm hỗn danh có chữ "thồ" như Cường thồ, Hằng thồ,...
Giờ thì tụi trẻ không hiểu chứ đám 7x hầu như ai cũng thuộc và hiểu gốc tích câu:
"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương!"
😊
Các cụ cổ nhuế còn dùng cái gáo như cụ tả choảng nhau để tranh sit cơ,năm bế giảng tốt nghiệp lớp 12 đúng lúc mở cổng trường có 2 a xe thồ đang cong mông đạp xe qua, mà 2 cái sọt lại ko che đậy j, lứa đấy hãi quá cứ sợ thị trượt tốt nghiệp với đại học chỉ có nc đi lấy mứt
 

NoWD

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-488
Ngày cấp bằng
26/6/06
Số km
576
Động cơ
10,547,449 Mã lực
bubibubi YarisVerso Cái 33 Hàng Bài tên nghe lạ lắm như Dihavina hay Vinadiha gì đó.
Cảm ơn các bác em mới nhớ thời mang băng lên 49 QTrung thu bài, sv kè kè quyển bài hát tiếng Anh như đúng rồi.
Quả Fansland này toàn xem phim mới ra lò, nhiều lắm. Nhưng em nhớ nhất là quảTruy tìm phù thủy Bờ le, xem rồi đến gần 30 năm sau con mẹ chủ nhà em còn hú hú lên (giống 1 bà già hú lên trong rạp hôm đó) để chọc quê em.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
xưa c2 em học thêm bên trường c2 Kim Liên, học toán của thày gì mà nhà ở trong trường luôn ấy!
Hồi e học C2 KL toàn trèo lên cái tháp nc KL, nguy hiểm thật, ngã trên đấy xuống thì đi luôn, còn lấy cái bông thuỷ tinh cách nhiệt để bôi vào cổ các bạn nữa, ngứa cực. Trường đấy gv ở trong trg nữa à? Về sau e ko biết, chứ hồi e học thì ko ah
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,939
Động cơ
868,083 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Nhớ nhầm nhớ đúng…, thực ra em không có ý gì là hoạnh hoẹ bác về số liệu lẻ tẻ. Em muốn nêu mấy ý là:

- Thời kỳ này nước ta vừa bắt đầu cải cách, mở cửa được vài năm. Nhạc Tây trước đó cấm đoán. Nói về nhạc Tây thì miền Bắc chỉ cho nghe ABBA thôi nhé. Nếu bác nào không biết thì em nêu là Thụy Điển công nhận chính quyền cụ Hồ từ năm 1949. Cho nên ta được nghe nhạc ABBA của Thụy Điển từ rất sớm. Em vừa kể em mua được băng thu lậu đêm nhạc hoành tráng của Bee Gees với giá 2 đô, băng thu rất tốt, không ai cấm đoán gì. Bee Gees là Úc/Anh, chưa được coi là thân thiện vào thời đó đâu.

- Thời đó ở Hà Nội kiếm tiền rất dễ các bác ah. Các bác ở tỉnh lẻ chắc chưa hấp thu được luồng gió mới thổi vào nền kinh tế, chứ ở HN cảm nhận rất rõ.

- Nhân xã hội đang hót với chủ đề thi vào cấp 3, em xin nêu là thời đấy cũng đã sàng lọc đến mức không phải ai học xong cấp 2 cũng được vào cấp 3. Cụ thể, cô bạn nữ học cùng trường Trưng Vương (26 Hàng Bài) không vào được cấp 3 nên ở nhà bán băng ở 29 Hàng Bài, ăn theo Hồ Gươm Audio 33 Hàng Bài.
Cụ chuẩn ạ

Hà Nội giai đoạn 1987 (sau Đại hội Đả.ng VI mở cửa kinh tế) đến 1997, mà đặc biệt là 1987-1992, phải nói là thay da đổi thịt từng ngày

Em cứ lấy xe máy làm hình ảnh rõ nhất: 1986,1987 thì DD đỏ như các cụ đã nhắc đến, là 1 siêu xe cả phường cả phố may ra có 1 hay 2 cái
1988,1989 đã có Dream, Win, Suzuki 100
Lúc này Dream II như 1 siêu xe làm mọi người ngưỡng mộ
Vậy mà chỉ đến 1992, Dream II đã khá nhiều, 1993-1995 thì đã là các dòng xe RGV, các dòng motor xuất hiện nhiều, Dream II phổ biến và ô tô riêng cũng không quá hiếm

1996 em học ĐH, đã có Thầy giáo đi Mercedes riêng đi dạy
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
2,978
Động cơ
611,312 Mã lực
Hồi e học C2 KL toàn trèo lên cái tháp nc KL, nguy hiểm thật, ngã trên đấy xuống thì đi luôn, còn lấy cái bông thuỷ tinh cách nhiệt để bôi vào cổ các bạn nữa, ngứa cực. Trường đấy gv ở trong trg nữa à? Về sau e ko biết, chứ hồi e học thì ko ah
em cũng có lần trẻo lên tháp nước KL rồi, thang dựng đứng trèo mệt phết nhưng lên cao nhìn rất phê 😆
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top