- Biển số
- OF-7171
- Ngày cấp bằng
- 17/7/07
- Số km
- 27,489
- Động cơ
- 5,129,907 Mã lực
Nói về độ nghịch và chơi dại của trẻ con thập kỷ 80 thì ở quê mới nhiều trò. Em ở HN đã nghịch rồi mà về quê so với tụi nó mình vào dạng ngoan như bụt ấy
Đây bác. Ủy ban hành chính Khu Hoàn Kiếm, nay là Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm:Em làm giấy tờ cho khách, những case tài sản, nhà cửa từ 196x thì còn có tên gọi là Khu Hoàn Kiếm
Ngược về thời Pháp thuộc, thì còn nguyên cả mấy tên Tây, giấy tờ có Bằng khoán điền thổ, chứng thư đoạn mãi ...
Gặp các case này là toát mồ hôi hột luôn
Hi, chợt nhớ trên máy có của khu Ba Đình, 1968:Đây bác. Ủy ban hành chính Khu Hoàn Kiếm, nay là Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm:
Năm sinh à bác?Hi, chợt nhớ trên máy có của khu Ba Đình, 1968:
View attachment 8580706
Bọn em ngày xưa cũng toàn chơi đánh bài tiến lên hoặc tú lơ khơ. Không chơi ăn tiền như các đàn anh mà ăn...vé xổ số cũ. Rồi có đợt dùng giấy kẹo làm vật trao đổi thay tiền. Giấy kẹo hoa hồng, Hải Hà,... thì giá trị thấp, giấy kẹo tây thì đổi được gấp đôi gấp 3. Thế là cả đám rủ nhau ra chỗ khách sạn Kim Liên, lúc đó hay có chuyên gia Liên Xô, CHDC Đức,... ở. Bới rác ở đó rất hay tìm được giấy kẹo, về tha hồ sướng vì giàu to.Khổ, hồi chúng ta bé có gì chơi đâu. Mấy thằng nhóc 6-7 tuổi. Quần đùi áo may ô cháo lòng, thò lò mũi xanh sụt sịt suốt. Trưa nắng chang chang lang thang ở bãi rác tìm đồ chơi
Xưa bọn em Hà lội nhưng ngoại ô, giao thông hào hố bom ao chuôm bụi rậm các kiểu. Thế nên các trò mà cụ liệt kê chả thiếu trò gì. So với trẻ trâu ở quê thì chúng em thiếu mỗi cưỡi trâu thôi. Giờ vẫn ngồi gõ phím là được các cụ gánh oằn hết lưngTrẻ con Hà Lội chỉ loanh quanh mấy trò chọi cá, chọi gà, bắt ve, chơi dế, đánh đáo, bổ quay, thổi nịt, bắn ống phốp, nhảy tầu, ... Tụi quê món chơi khăng, đánh đáo, bổ quay, bắn chim nó siêu hơn nhiều. Ngoài ra mấy món trốn tìm toàn chui cống rãnh, chuồng lợn, bụi rậm nhiều rắn rết kinh vãi chưởng. Rồi nào là nhảy cầu, đắp đất sét cài mảnh sành cho rách đuýt khi tắm sông, đào hố - đào đường phủ rơm bẫy người em đều đã thử. Riêng cái món bốc mứt trâu bóp zú các chị khi đi học về hay khi tháo khoán, hết phim ùa vào bóp zú thì Hà Lội tuổi gì
Không cụ, năm làm bản sao chứ.Năm sinh à bác?
Em chơi quay cũng ác không có đối thủ trong khu mà hè về quê gặp bọn nó tay to như quả chuối mắn nó bổ cho chỉ thiếu nước vỡ đôi. Còn khăng nhìn bọn nó cầm cái toàn tre đực tươi chơi vãi chưởng chứ không phải bằng gỗ nhẹ tênh như trên hà nội đâuXưa bọn em Hà lội nhưng ngoại ô, giao thông hào hố bom ao chuôm bụi rậm các kiểu. Thế nên các trò mà cụ liệt kê chả thiếu trò gì. So với trẻ trâu ở quê thì chúng em thiếu mỗi cưỡi trâu thôi. Giờ vẫn ngồi gõ phím là được các cụ gánh oằn hết lưng
So thế nó vô cùng, chả khác gì bảo trẻ ở dưới xuôi mùa đông mặc áo ấm, lên Sapa trẻ con nó chân đất cõng em tùy hoàn cảnh và điều kiện mà chơi thôi cụEm chơi quay cũng ác không có đối thủ trong khu mà hè về quê gặp bọn nó tay to như quả chuối mắn nó bổ cho chỉ thiếu nước vỡ đôi. Còn khăng nhìn bọn nó cầm cái toàn tre đực tươi chơi vãi chưởng chứ không phải bằng gỗ nhẹ tênh như trên hà nội đâu
Thì em nói quê trẻ nó nhiều trò và mức độ chơi kinh hơn mà. Trẻ hà nội cỡ nghịch đến đâu về quê chơi đa phần bẽn lẽn như gái mới về nhà chồng ấySo thế nó vô cùng, chả khác gì bảo trẻ ở dưới xuôi mùa đông mặc áo ấm, lên Sapa trẻ con nó chân đất cõng em tùy hoàn cảnh và điều kiện mà chơi thôi cụ
Còn tiểu khu Hai Bà Trưng. Ông anh xã hội em dịch nôm là cái đuýt nhỏ Hai Bà TưngĐây bác. Ủy ban hành chính Khu Hoàn Kiếm, nay là Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm:
Đúng là tiền trao đổi trong các trò chơi có thắng thua của trẻ con, tức là phần thưởng cho người thắng có thể là vé xổ số cũ.Bọn em ngày xưa cũng toàn chơi đánh bài tiến lên hoặc tú lơ khơ. Không chơi ăn tiền như các đàn anh mà ăn...vé xổ số cũ. Rồi có đợt dùng giấy kẹo làm vật trao đổi thay tiền. Giấy kẹo hoa hồng, Hải Hà,... thì giá trị thấp, giấy kẹo tây thì đổi được gấp đôi gấp 3. Thế là cả đám rủ nhau ra chỗ khách sạn Kim Liên, lúc đó hay có chuyên gia Liên Xô, CHDC Đức,... ở. Bới rác ở đó rất hay tìm được giấy kẹo, về tha hồ sướng vì giàu to.
Có lần mấy ông tây thấy bới rác nên mang kẹo ra cho, chắc nghĩ mấy thằng này đói ăn chứ không biết là các cháu đang...đi làm kinh tế.
Game 4 nút e chơi bên Đường Thành, số nhà k nhớ nhưng giờ cho ra e vẫn tìm dc hàng đấy, tầm đối diện chả cả Thăng Long bây giờ. Hồi e chơi hình như 200d/30p thì phải, 4 nút Nitendo, tv nội địa Nhật vỏ đỏ, thi thoảng k lên hình bà chủ ra vỗ bồm bộp vào cạnh lại lên, lúc đó bảo tí nhớ trừ giờ sửa máy đi nhé bạn mợ xui mợ đốt nhà thế chắc chúng nó âm mưu gì đấy, nhưng chắc hồi đó chưa thực hiện dc
Tre đực vụt khăng thì kinh dồi. Bọn em thửa đến song cửa cũng đã là quá đáng lắmEm chơi quay cũng ác không có đối thủ trong khu mà hè về quê gặp bọn nó tay to như quả chuối mắn nó bổ cho chỉ thiếu nước vỡ đôi. Còn khăng nhìn bọn nó cầm cái toàn tre đực tươi chơi vãi chưởng chứ không phải bằng gỗ nhẹ tênh như trên hà nội đâu
Bắn tank chơi 1 mình thì có mà phá đảo bằng mắt. Hai thằng đấy nó bảo cậu "đốt nhà" thế là chuẩn dồi, dành thời gian chơi trò khác
cái trò như cụ nói là xe gòn hay goong, những năm 8x bọn e vẫn chơi đua nhau xem đứa nào đi đc xa nhấtVâng, cũng có thể là cây gậy chơi vòng sắt. Chiếc vòng sắt này đường kính tầm 30 cm, nó được móc vào đầu chiếc gậy, phía đầu cũng là 1 đường tròn nhưng nhỏ, đường kính chỉ tầm 2-3 cm được làm bằng sắt phi 6. Món đồ chơi này tụi trẻ con hay rong ruổi khắp nơi. Có điều lạ là món đồ chơi này tụi trẻ con phố nhà cháu ít chơi nên ko thành trào lưu. Chủ yếu chơi đánh đáo, khăng, ống phốc, súng chun đạn tre nứa, súng cao su, quay, thả thuyền chạy xà phòng, dầu tây...vv. Ngoài các mộ chơi truyền thống dân gian ra thì hoạt động thể chất luôn phát triển như đá bóng, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, xà tạ..... Trong tất cả các môn thể chất thì đá bóng vẫn là đam mê với không những chỉ nhà cháu mà phần lớn tụi trẻ ở phố. Trước cửa nhà là sân vườn hoa nên sân bãi thoải mái, lúc nào đông quá thì sang Bờ Hồ, thời đó BH trồng cây chưa nhiều nên tha hồ có sân. Từ nhà ra Võ sĩ đoàn, 1 khu tập thể thao phong trào đối diện với nhà Thuỷ Tạ chỉ độ vài trăm m nên bọn cháu cũng hay sang đấy chơi mấy môn như bóng bàn, xà đơn xà kép. Còn bơi lội thì Hồ HK được tụi nhà cháu coi như ao làng. Tầm nghỉ hè như bây giờ là buổi trưa rủ nhau sang bơi với nhảy cầu .....Thê Húc.
Hồi đấy đói ăn các chị làm quái có gì mà bóp. Nhưng giờ cũng phải kết luận không cái dại nào bằng cái dại nào.Trẻ con Hà Lội chỉ loanh quanh mấy trò chọi cá, chọi gà, bắt ve, chơi dế, đánh đáo, bổ quay, thổi nịt, bắn ống phốp, nhảy tầu, ... Tụi quê món chơi khăng, đánh đáo, bổ quay, bắn chim nó siêu hơn nhiều. Ngoài ra mấy món trốn tìm toàn chui cống rãnh, chuồng lợn, bụi rậm nhiều rắn rết kinh vãi chưởng. Rồi nào là nhảy cầu, đắp đất sét cài mảnh sành cho rách đuýt khi tắm sông, đào hố - đào đường phủ rơm bẫy người em đều đã thử. Riêng cái món bốc mứt trâu bóp zú các chị khi đi học về hay khi tháo khoán, hết phim ùa vào bóp zú thì Hà Lội tuổi gì
Nhà em ngay gần nhà cụ. Em ở Hàng Cân, chỗ cửa hàng lương thực cũ.Thưa các cụ, nhân đọc thớt "Phố nào chất nhất Hà Nội", em xin mạo muội lập thớt tìm và giao lưu với các cụ sinh ra và lớn lên tại các con phố thuộc 4 quận nội thành cũ của Hà Nội. Thế hệ nào cũng ok, tuy nhiên em nghĩ thế hệ em 7x đời đầu là khá nhiều kỷ niệm của Hà Nội cũ: mất điện, mất nước, xếp hàng đong gạo, mua dầu, ..., nhảy tàu, trèo sấu, bắn chim, đẽo khăng, đẽo quay gỗ, đá bóng ống cống trời mưa ... ôi nhiều lắm ...
Các cụ thế hệ 6x chắc giờ già quá rồi, về hưu, ông nội ông ngoại, không chắc đã nhớ Hà Nội xưa nó thế nào, hoặc không chơi OF. Các cụ 8x thì tuổi thơ cũng vẫn còn khổ như tụi em nhưng lớn chút đi học là đất nước khác lên rồi. Em nhớ 1985 đổi tiền xong thì 1986 Hà nội lúc đó thê thảm luôn. Các cụ 8x thì chắc còn chút ký ức. 9x thì như con zai em chắc chả biết gì nữa rồi. Do đó em đoán nếu thớt này thành công thì là đa phần sẽ là thế hệ 7x tụi em.
Mỗi cụ mà có câu chuyện ôn lại thời thơ ấu phố cổ thì thích quá. Em xin bắt đầu trước ạ:
Em sinh ra ở phố Thuốc Bắc, thuộc phường Hàng Bồ. Phố em một đầu giao với Hàng Bồ, Hàng Thiếc và Bát đàn, giữa phố có giao Hàng phèn, Hàng Bút; đầu kia cắt Lãn Ông, Hàng Vải, chạy tiếp qua Lò rèn, và cuối cùng là giao với Hàng Mã. 1 con phố mà nối với biết bao con phố!!!!!!!!!!!
Ngày em bé phố này rõ ràng là phố lớn. Giờ nó như cái ngõ ý Hồi đó có phở bò Bắc Hải - người gốc Hoa, ngon nổi tiếng. Con cháu nhà Bắc Hải này sau mở quán bê thui đầu Hàng phèn. Các bác dân nhậu chắc chắn biết. Ngày nay, chỗ Chợ Hàng da, gần đến chỗ Nhà thờ tin lành Hàn quốc đầu phố Ngõ Trạm có 1 hàng phở bò bán ban ngày. Nước phở khá ngon và khá giống phở Bắc Hải xưa. Cô lớn lớn tuổi đó, cỡ 6x, chính là cô rửa bát phở Bắc Hải ngày xưa đó. Xin phép mở ngoặc thêm là thời đó mấy cái gọi là Phở bát đàn truyền thống gì đó chưa có đâu. Sau những năm 90, khi phở Bắc hải bị dẹp tiệm thì chưa thấy mấy hàng phở này bao giờ.
Phố Thuốc bắc ngày đó hầu như không còn bán thuốc bắc mấy, mà đa số là bán đồ sắt gia đình như: khóa cửa, ốc vít, bản lề ... Cuối phố đầu ra Bát Đàn có mấy hàng bán đồ chơi trẻ em từ làm, nhưng nổi tiếng nhất là hàng bán đồ chơi Trung thu. Em thích nhất là cái tàu sắt, cho tý dầu hỏa vào trong, đốt lên nó kêu phạch phạch, rồi chạy vòng quanh cái chậu nước rất thú vị!
Rất tiếc thời đó chưa có iPhone để mà lưu lại các khoảnh khắc phố phường rất vắng vẻ nhưng cũng rất "sôi động" thời Hà nội cách đây 5-60 năm! Em mượn tạm 1 tấm ảnh ngày xưa thời Pháp thuộc của phố Thuốc Bắc em. Đây chính là nền mà họa sỹ nổi tiếng Bùi Xuân Phái đã sáng tác hàng trăm bức học nổi tiếng Việt nam cho đến tận ngày nay. Em nhớ nhà cụ Phái lắm, không phải vì cụ là họa sỹ nổi tiếng (mà hồi đó cụ chưa nổi tiếng), mà là do em hay phải vào tiêm của và Sính là vợ cụ (có thể là bà Xính - em không nhớ chính xác). Bà là y sỹ gì đó, ở phố người lớn trẻ em bị sao là sang bà Sính tiêm hết
Em với cụ có khi học cùng lớp. Em cũng học trường Lê Văn Tám. Lúc đấy không gọi là lớp 1 mà là lớp Vỡ lòng. Lớp ở ngay ở đền phố Hàng Bồ, bỏ qua lớp 1 lên lớp 2 học ở Lãn Ông nhưng không phải bên trường Hồng Hà mà ở đối diện. Sau chuyển về Hàng Bút học đến hết lớp 4, lớp 5 lại chuyển sang trường Hồng Hà.Em cũng phường Hàng Bồ, lớp 1 học Lê Văn Tám ở Hàng Bút nhưng không có lớp nên học ở đền 8x Hàng Bồ, lên lớp 2 chả hiểu sao chuyển về Hồng Hà, Lãn Ông.
Cụ học cùng trường với em rồi. Cụ còn giữ được những giấy tờ này phải nói là quá giỏi.Em “khoe” ít giấy tờ cổ vì có bác chụp học bạ bên trên. Học bạ của e lớp 1,2 quyển màu ghi, 3,4,5 là màu xanh, e cũng k hiểu tại sao c1 lại có 02 quyển học bạ như này nữa
Trước bọn em cũng hay ra ao xã đàn xúc cua với bắt ốc nhồi, toàn bị mấy anh câu cá đuổi cho chạy cong mítTre đực vụt khăng thì kinh dồi. Bọn em thửa đến song cửa cũng đã là quá đáng lắm
À có món mò cua bắt ốc, be bờ tát cá...thì cũng thua đứt hội ở quê.