Đu bám ở giữa hai toa tàu thời trước, chủ yếu toàn những đứa trẻ tinh nghịch nhưng ít khi bổ tầu đi chơi. Cũng có thể chỗ đứng ở toa cuối hết rồi nên đành nhảy đại vào giữa, nơi có chỗ đứng, thậm chí ngồi được, rộng rãi thoáng mát không phải chen chân vì chả có ai dại gì đu ở đó. Phố nhà cháu, nơi có đường tàu chạy qua, nhà cháu chứng kiến ko biết bao nhiêu tai nạn thương tâm vì tàu điện cán rồi. Nhớ mãi có vụ thèng cu bé chừng 7-8t bị cán. Buổi trưa tầm giờ ăn cơm, thấy bà con phố kêu ầm ĩ tàu chẹt chết người, tàu dừng lại cách đám đông xúm vào chừng chục m. Nhà cháu liền chạy sang xem. Ông cu con xấu số nghịch dại, ngồi ỏ giữa 2 toa, cầm cái gậy rê với chọc vào phía dưới gầm, nơi có đường ray âm xuống mặt đất. Đến đoạn co vết nối thì đầu gậy vấp vào, lực phản tác động mạnh vào bụng nó khiến nó giật mình ngã chúi xuống và..... .Vâng cụ, chỗ toa cuối có cái dây chuyển Pha của tầu điện ở đấy thường có người thu vé điều khiển và cũng có rất nhiều người đứng bám càng .Những năm 80-81 em có hơn chục tuổi không chen được nên "chỗ nào vắng thì em đứng" nên mới có chuyện để kể lại cho CCCM nghe
Thực ra xem người chết vì tàu điện chẹt, đối với nhà cháu không ấn tượng bằng người chết đuối ( nhà cháu gần Hồ HK nên cũng thường xuyên mục sở thị ng đuối nước), vì tàu điện khi cán chẹt, có lẽ dòng điện 1 chiều chạy qua người thế nào í mà ngăn cho máu chảy, nên nhiều vụ tàu chẹt, xác người rất ít máu chảy ra đường không như ô tô chẹt. Tuy nhiên vụ thằng bé đó cũng làm nhà cháu sau khi xem về, nhai cơm thấy không vào như mọi khi nữa.
Rất nhiều ảnh chụp lưu lại đến bây giờ, cho thấy nhiều đứa trẻ nghịch ngợm tập bổ tàu. Chúng đứng ở cửa nhưng ở phía vỉa ba toa chứ không phải hướng ra ngoài đường. Nhà cháu cho rằng những đứa này cũng tập toẹ a dua thôi, chứ bổ tàu ở phía trong cực kỳ nguy hiểm vì rất dễ vướng vào cây, cột điện, cột đèn trồng ở phía đó.