- Biển số
- OF-64624
- Ngày cấp bằng
- 21/5/10
- Số km
- 744
- Động cơ
- 443,900 Mã lực
Ô tô chiếm dụng quá nhiều diện tích lòng đường và như thế trong giờ cao điểm là không nên có. Nếu cấm ô tô thì không bao giờ tắc đường… bạn đọc VnMedia tranh luận về việc nên cấm ô tô hay xe máy vào giờ cao điểm.
Tiếp tục diễn đàn tìm biện pháp hạn chế xe cá nhân ở Thủ đô. Tranh luận về đề xuất của tác giả Vũ Tuyên, anh Hoàng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng, đề xuất “Giờ không xe máy” của tác giả Vũ Tuyên thể hiện tư duy của người Việt Nam ta - Không quản được thì cấm, phản đối quá thì bỏ.
Theo anh Long, nhìn vào cảnh tắc đường có thể thấy một ô tô con chiếm diện tích bằng bao nhiêu so với xe máy và dung lượng chuyến của nó thì là bao nhiêu. Như đề xuất của tác giả thì sẽ rất dễ sinh thêm nghề thuê người ngồi ghế trước.
”Bác bảo phải ưu tiên người đi ô tô, thế bác có nghĩ bao nhiêu người đủ sức mua ô tô và bao người dùng xe máy làm phương tiện mưu sinh?. Đúng là phương án của bác hay và bác có điều kiện vì đã mua ô tô. Cấm xe máy có ô tô quá tiện”, anh Long nhấn mạnh.
Thẳng thắn hơn anh Đặng Trung, Cầu Giấy, Hà Nội, đọc bài báo này tôi thấy tác giả Vũ Tuyên chưa suy nghĩ hết mọi hướng. Thứ nhất, người dân Hà Nội dư sức mua ô tô, tuy nhiên nhiều người không muốn vì 1 số bất lợi hiện nay nhưng nếu hạn chế xe máy họ sẽ mua. Tôi cũng sẽ mua cho dù chỉ là 1 cái matiz 200 triệu. Khi đó đường Hà Nội không đủ xếp ô tô chứ chưa nói gì đến không tắc đường.
Thứ hai, phố phường, ngõ Hà Nội rất nhỏ hẹp, ô tô không thể di chuyển được, có thì cũng rất khó khăn (chưa nói đến xe bus), cấm xe máy thì người dân chỉ còn cách đi bộ.
Hơn nữa, ô tô cá nhân chiếm chỗ, chiếm đường gấp cả chục lần xe máy tại sao lại chỉ cấm xe máy. Nếu cấm phương tiện cá nhân thì người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc đi lại, từ đó dẫn đến cả thành phố mất cả triệu giờ lao động mỗi ngày.
Nói chung nếu cấm xe máy thì bắt buộc phải cấm ô tô cá nhân. Còn ngược lại nếu cấm ô tô thì chắc không bao giờ tắc đường có chăng đó là sự đi ngược lại với cuộc sống hiện đại.
Theo tôi, trước khi làm điều gì thì nên đặt mình vào vai trò người dân. Họ sinh ra và lớn lên ở đây, đến xe máy ra đường cũng bị cấm, vậy họ có cảm thấy bị mất tự do do sự quản lý yếu kém của chúng ta!
Đồng quan điểm trên, bạn Phạm Kiên Quyết, Hà Nội cho rằng, nên cấm ô tô vào giờ cao điểm với những lý do sau: Ô tô chiếm dụng quá nhiều diện tích lòng đường và như thế trong giờ cao điểm là không nên có. Hơn nữa, góc cua ô tô lớn nên nếu từ ngõ đi ra đường rất khó, vì thế hay gây nên tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.
Mặt khác, những người có điều kiện đi ô tô thì điều kiện tài chính của họ khá dư giả và địa vị cũng khá vì thế nếu có đến cơ quan muộn thì với họ cũng không phải suy nghĩ như những người dân đi xe máy đi làm lúc nào cũng sợ đến muộn bị kỷ luật, trừ lương.
Anh Lê Anh Quân, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội: theo tôi việc cấm xe máy vào giờ cao điểm không giải quyết được vấn đề mà còn gây bất lợi cho đa số người dân trong địa bàn.
Vấn đề ách tắc giao thông tại Hà Nội thời gian qua là do đường sá nội thành đã không theo kịp với số lượng xe máy và ô tô tăng qua nhanh .
Một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ làm cho tình hình càng trầm trọng hơn là tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi tràn lan. Tôi đi đường thấy có nhiều tuyến phố xe ô tô đỗ cả 2 bên làm lòng đường bị thu hẹp, khiến các phương tiện đi lại càng khó khăn hơn .
Thêm 1 lý do tôi phản đối kế hoạch trên là nếu cấm xe máy giờ cao điểm mà phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được thì nhiều người sẽ chuyển sang đi xe ô tô, khi đó thì tình trạng đỗ xe bừa bãi càng trầm trọng. Gần đèn xanh đèn đỏ mà vẫn có người đỗ xe thì tôi thấy chỉ có Việt Nam mới có. Đường đã bé mà nhiều người còn đỗ xe vô ý thức thì thử hỏi làm sao mà không tắc.
Tôi xin có ý kiến thế này: thử đặt ngược lại thành phố cấm dừng, đỗ xe dưới lòng đường và vỉa hè tuyệt đối ( không cho mở các điểm đỗ xe dưới lòng đường).
Các phương tiện chỉ được dừng khoảng 15 phút. Xe nào dừng, đỗ không có lái xe ở trong thì phạt thật nặng thậm chí giữ xe 15 ngày, đảm bảo đường sẽ đỡ tắc hẳn một nửa, có khi hết tắc vì có thể nhiều người đi ô tô vì không có chỗ đỗ nên bỏ xe ở nhà và đi bằng xe máy.
Bạn Lê Công Thìn, Hưng Yên thì cho rằng, tắc đường do ô tô gây ra còn lớn hơn do xe máy (đó là bài học ở các nước). Tắc đường ở Việt Nam là do ý thức của người đi xe máy, ô tô và xử lý của cơ quan quản lý điều hành. Vì vậy tôi đề xuất:
Đề ra luật thật nghiêm khắc với người và phương tiện tham gia giao thông như: Thu xe, hủy phương tiện, thu bằng láy xe...nếu vi phạm đến lần thứ 3 trên toàn quốc (lập dữ liệu trên mạng toàn quốc để CSGT tra cứu và thực hiện ngay).
Các công chức (cán bộ làm trong các cơ quan nhà nước) mà vi phạm sẽ bị thông báo về cơ quan và công ty phải xử lý như giảm lương, chậm tăng lương...có thể bị đuổi việc nế tái phạm nhiều lần.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội đặt câu hỏi: Tại sao không phải là cấm xe ô tô cá nhân mà là cấm xe máy? Nếu thực hiện theo đề xuất của ông Vũ Tuyên thì xã hội lại phải hy sinh vì lợi ích của người giàu. Như thế có phải là mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đang hướng tới là giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội?.
Chúng ta hãy thử tính xem 1 chiếc ô tô chiếm diện tích bằng mấy chiếc xe máy khi tham gia giao thông? Theo tôi cái cơ bản, gốc của vấn đề là cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông thay vì cấm đoán.
Quan điểm quản không được thì cấm chỉ thể hiện sự yếu kém của chúng ta. Nếu trước mắt hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được thì phải cấm 1 số loại phương tiện. Tuy nhiên, cần tính đến lợi ích của số đông và tầng lớp dân nghèo.
Theo VnMedia.vn
Em mời các cụ/mợ trên OF cho ý kiến
Tiếp tục diễn đàn tìm biện pháp hạn chế xe cá nhân ở Thủ đô. Tranh luận về đề xuất của tác giả Vũ Tuyên, anh Hoàng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng, đề xuất “Giờ không xe máy” của tác giả Vũ Tuyên thể hiện tư duy của người Việt Nam ta - Không quản được thì cấm, phản đối quá thì bỏ.
Theo anh Long, nhìn vào cảnh tắc đường có thể thấy một ô tô con chiếm diện tích bằng bao nhiêu so với xe máy và dung lượng chuyến của nó thì là bao nhiêu. Như đề xuất của tác giả thì sẽ rất dễ sinh thêm nghề thuê người ngồi ghế trước.
”Bác bảo phải ưu tiên người đi ô tô, thế bác có nghĩ bao nhiêu người đủ sức mua ô tô và bao người dùng xe máy làm phương tiện mưu sinh?. Đúng là phương án của bác hay và bác có điều kiện vì đã mua ô tô. Cấm xe máy có ô tô quá tiện”, anh Long nhấn mạnh.
Thẳng thắn hơn anh Đặng Trung, Cầu Giấy, Hà Nội, đọc bài báo này tôi thấy tác giả Vũ Tuyên chưa suy nghĩ hết mọi hướng. Thứ nhất, người dân Hà Nội dư sức mua ô tô, tuy nhiên nhiều người không muốn vì 1 số bất lợi hiện nay nhưng nếu hạn chế xe máy họ sẽ mua. Tôi cũng sẽ mua cho dù chỉ là 1 cái matiz 200 triệu. Khi đó đường Hà Nội không đủ xếp ô tô chứ chưa nói gì đến không tắc đường.
Thứ hai, phố phường, ngõ Hà Nội rất nhỏ hẹp, ô tô không thể di chuyển được, có thì cũng rất khó khăn (chưa nói đến xe bus), cấm xe máy thì người dân chỉ còn cách đi bộ.
Ô tô đỗ hàng dài trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Tùng Nguyễn
Hơn nữa, ô tô cá nhân chiếm chỗ, chiếm đường gấp cả chục lần xe máy tại sao lại chỉ cấm xe máy. Nếu cấm phương tiện cá nhân thì người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc đi lại, từ đó dẫn đến cả thành phố mất cả triệu giờ lao động mỗi ngày.
Nói chung nếu cấm xe máy thì bắt buộc phải cấm ô tô cá nhân. Còn ngược lại nếu cấm ô tô thì chắc không bao giờ tắc đường có chăng đó là sự đi ngược lại với cuộc sống hiện đại.
Theo tôi, trước khi làm điều gì thì nên đặt mình vào vai trò người dân. Họ sinh ra và lớn lên ở đây, đến xe máy ra đường cũng bị cấm, vậy họ có cảm thấy bị mất tự do do sự quản lý yếu kém của chúng ta!
Đồng quan điểm trên, bạn Phạm Kiên Quyết, Hà Nội cho rằng, nên cấm ô tô vào giờ cao điểm với những lý do sau: Ô tô chiếm dụng quá nhiều diện tích lòng đường và như thế trong giờ cao điểm là không nên có. Hơn nữa, góc cua ô tô lớn nên nếu từ ngõ đi ra đường rất khó, vì thế hay gây nên tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.
Mặt khác, những người có điều kiện đi ô tô thì điều kiện tài chính của họ khá dư giả và địa vị cũng khá vì thế nếu có đến cơ quan muộn thì với họ cũng không phải suy nghĩ như những người dân đi xe máy đi làm lúc nào cũng sợ đến muộn bị kỷ luật, trừ lương.
Anh Lê Anh Quân, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội: theo tôi việc cấm xe máy vào giờ cao điểm không giải quyết được vấn đề mà còn gây bất lợi cho đa số người dân trong địa bàn.
Vấn đề ách tắc giao thông tại Hà Nội thời gian qua là do đường sá nội thành đã không theo kịp với số lượng xe máy và ô tô tăng qua nhanh .
Một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ làm cho tình hình càng trầm trọng hơn là tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi tràn lan. Tôi đi đường thấy có nhiều tuyến phố xe ô tô đỗ cả 2 bên làm lòng đường bị thu hẹp, khiến các phương tiện đi lại càng khó khăn hơn .
Cảnh thường thấy trên một số tuyến đường Hà Nội vào giờ cao điểm. Ảnh: Tùng Nguyễn
Thêm 1 lý do tôi phản đối kế hoạch trên là nếu cấm xe máy giờ cao điểm mà phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được thì nhiều người sẽ chuyển sang đi xe ô tô, khi đó thì tình trạng đỗ xe bừa bãi càng trầm trọng. Gần đèn xanh đèn đỏ mà vẫn có người đỗ xe thì tôi thấy chỉ có Việt Nam mới có. Đường đã bé mà nhiều người còn đỗ xe vô ý thức thì thử hỏi làm sao mà không tắc.
Tôi xin có ý kiến thế này: thử đặt ngược lại thành phố cấm dừng, đỗ xe dưới lòng đường và vỉa hè tuyệt đối ( không cho mở các điểm đỗ xe dưới lòng đường).
Các phương tiện chỉ được dừng khoảng 15 phút. Xe nào dừng, đỗ không có lái xe ở trong thì phạt thật nặng thậm chí giữ xe 15 ngày, đảm bảo đường sẽ đỡ tắc hẳn một nửa, có khi hết tắc vì có thể nhiều người đi ô tô vì không có chỗ đỗ nên bỏ xe ở nhà và đi bằng xe máy.
Bạn Lê Công Thìn, Hưng Yên thì cho rằng, tắc đường do ô tô gây ra còn lớn hơn do xe máy (đó là bài học ở các nước). Tắc đường ở Việt Nam là do ý thức của người đi xe máy, ô tô và xử lý của cơ quan quản lý điều hành. Vì vậy tôi đề xuất:
Đề ra luật thật nghiêm khắc với người và phương tiện tham gia giao thông như: Thu xe, hủy phương tiện, thu bằng láy xe...nếu vi phạm đến lần thứ 3 trên toàn quốc (lập dữ liệu trên mạng toàn quốc để CSGT tra cứu và thực hiện ngay).
Các công chức (cán bộ làm trong các cơ quan nhà nước) mà vi phạm sẽ bị thông báo về cơ quan và công ty phải xử lý như giảm lương, chậm tăng lương...có thể bị đuổi việc nế tái phạm nhiều lần.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội đặt câu hỏi: Tại sao không phải là cấm xe ô tô cá nhân mà là cấm xe máy? Nếu thực hiện theo đề xuất của ông Vũ Tuyên thì xã hội lại phải hy sinh vì lợi ích của người giàu. Như thế có phải là mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đang hướng tới là giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội?.
Chúng ta hãy thử tính xem 1 chiếc ô tô chiếm diện tích bằng mấy chiếc xe máy khi tham gia giao thông? Theo tôi cái cơ bản, gốc của vấn đề là cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông thay vì cấm đoán.
Quan điểm quản không được thì cấm chỉ thể hiện sự yếu kém của chúng ta. Nếu trước mắt hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được thì phải cấm 1 số loại phương tiện. Tuy nhiên, cần tính đến lợi ích của số đông và tầng lớp dân nghèo.
Theo VnMedia.vn
Em mời các cụ/mợ trên OF cho ý kiến