Hà nội người nghèo phải hy sinh lợi ích cho người giầu

Ten Dexterity

Xe buýt
Biển số
OF-64624
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
954
Động cơ
443,900 Mã lực
Ô tô chiếm dụng quá nhiều diện tích lòng đường và như thế trong giờ cao điểm là không nên có. Nếu cấm ô tô thì không bao giờ tắc đường… bạn đọc VnMedia tranh luận về việc nên cấm ô tô hay xe máy vào giờ cao điểm.



Tiếp tục diễn đàn tìm biện pháp hạn chế xe cá nhân ở Thủ đô. Tranh luận về đề xuất của tác giả Vũ Tuyên, anh Hoàng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng, đề xuất “Giờ không xe máy” của tác giả Vũ Tuyên thể hiện tư duy của người Việt Nam ta - Không quản được thì cấm, phản đối quá thì bỏ.
Theo anh Long, nhìn vào cảnh tắc đường có thể thấy một ô tô con chiếm diện tích bằng bao nhiêu so với xe máy và dung lượng chuyến của nó thì là bao nhiêu. Như đề xuất của tác giả thì sẽ rất dễ sinh thêm nghề thuê người ngồi ghế trước.
”Bác bảo phải ưu tiên người đi ô tô, thế bác có nghĩ bao nhiêu người đủ sức mua ô tô và bao người dùng xe máy làm phương tiện mưu sinh?. Đúng là phương án của bác hay và bác có điều kiện vì đã mua ô tô. Cấm xe máy có ô tô quá tiện”, anh Long nhấn mạnh.

Thẳng thắn hơn anh Đặng Trung, Cầu Giấy, Hà Nội, đọc bài báo này tôi thấy tác giả Vũ Tuyên chưa suy nghĩ hết mọi hướng. Thứ nhất, người dân Hà Nội dư sức mua ô tô, tuy nhiên nhiều người không muốn vì 1 số bất lợi hiện nay nhưng nếu hạn chế xe máy họ sẽ mua. Tôi cũng sẽ mua cho dù chỉ là 1 cái matiz 200 triệu. Khi đó đường Hà Nội không đủ xếp ô tô chứ chưa nói gì đến không tắc đường.

Thứ hai, phố phường, ngõ Hà Nội rất nhỏ hẹp, ô tô không thể di chuyển được, có thì cũng rất khó khăn (chưa nói đến xe bus), cấm xe máy thì người dân chỉ còn cách đi bộ.

Ô tô đỗ hàng dài trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Tùng Nguyễn

Hơn nữa, ô tô cá nhân chiếm chỗ, chiếm đường gấp cả chục lần xe máy tại sao lại chỉ cấm xe máy. Nếu cấm phương tiện cá nhân thì người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc đi lại, từ đó dẫn đến cả thành phố mất cả triệu giờ lao động mỗi ngày.

Nói chung nếu cấm xe máy thì bắt buộc phải cấm ô tô cá nhân. Còn ngược lại nếu cấm ô tô thì chắc không bao giờ tắc đường có chăng đó là sự đi ngược lại với cuộc sống hiện đại.
Theo tôi, trước khi làm điều gì thì nên đặt mình vào vai trò người dân. Họ sinh ra và lớn lên ở đây, đến xe máy ra đường cũng bị cấm, vậy họ có cảm thấy bị mất tự do do sự quản lý yếu kém của chúng ta!

Đồng quan điểm trên, bạn Phạm Kiên Quyết, Hà Nội cho rằng, nên cấm ô tô vào giờ cao điểm với những lý do sau: Ô tô chiếm dụng quá nhiều diện tích lòng đường và như thế trong giờ cao điểm là không nên có. Hơn nữa, góc cua ô tô lớn nên nếu từ ngõ đi ra đường rất khó, vì thế hay gây nên tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.

Mặt khác, những người có điều kiện đi ô tô thì điều kiện tài chính của họ khá dư giả và địa vị cũng khá vì thế nếu có đến cơ quan muộn thì với họ cũng không phải suy nghĩ như những người dân đi xe máy đi làm lúc nào cũng sợ đến muộn bị kỷ luật, trừ lương.

Anh Lê Anh Quân, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội: theo tôi việc cấm xe máy vào giờ cao điểm không giải quyết được vấn đề mà còn gây bất lợi cho đa số người dân trong địa bàn.

Vấn đề ách tắc giao thông tại Hà Nội thời gian qua là do đường sá nội thành đã không theo kịp với số lượng xe máy và ô tô tăng qua nhanh .

Một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ làm cho tình hình càng trầm trọng hơn là tình trạng xe ô tô đỗ bừa bãi tràn lan. Tôi đi đường thấy có nhiều tuyến phố xe ô tô đỗ cả 2 bên làm lòng đường bị thu hẹp, khiến các phương tiện đi lại càng khó khăn hơn .



Cảnh thường thấy trên một số tuyến đường Hà Nội vào giờ cao điểm. Ảnh: Tùng Nguyễn

Thêm 1 lý do tôi phản đối kế hoạch trên là nếu cấm xe máy giờ cao điểm mà phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được thì nhiều người sẽ chuyển sang đi xe ô tô, khi đó thì tình trạng đỗ xe bừa bãi càng trầm trọng. Gần đèn xanh đèn đỏ mà vẫn có người đỗ xe thì tôi thấy chỉ có Việt Nam mới có. Đường đã bé mà nhiều người còn đỗ xe vô ý thức thì thử hỏi làm sao mà không tắc.

Tôi xin có ý kiến thế này: thử đặt ngược lại thành phố cấm dừng, đỗ xe dưới lòng đường và vỉa hè tuyệt đối ( không cho mở các điểm đỗ xe dưới lòng đường).

Các phương tiện chỉ được dừng khoảng 15 phút. Xe nào dừng, đỗ không có lái xe ở trong thì phạt thật nặng thậm chí giữ xe 15 ngày, đảm bảo đường sẽ đỡ tắc hẳn một nửa, có khi hết tắc vì có thể nhiều người đi ô tô vì không có chỗ đỗ nên bỏ xe ở nhà và đi bằng xe máy.

Bạn Lê Công Thìn, Hưng Yên thì cho rằng, tắc đường do ô tô gây ra còn lớn hơn do xe máy (đó là bài học ở các nước). Tắc đường ở Việt Nam là do ý thức của người đi xe máy, ô tô và xử lý của cơ quan quản lý điều hành. Vì vậy tôi đề xuất:



Đề ra luật thật nghiêm khắc với người và phương tiện tham gia giao thông như: Thu xe, hủy phương tiện, thu bằng láy xe...nếu vi phạm đến lần thứ 3 trên toàn quốc (lập dữ liệu trên mạng toàn quốc để CSGT tra cứu và thực hiện ngay).
Các công chức (cán bộ làm trong các cơ quan nhà nước) mà vi phạm sẽ bị thông báo về cơ quan và công ty phải xử lý như giảm lương, chậm tăng lương...có thể bị đuổi việc nế tái phạm nhiều lần.

Anh Nguyễn Văn Hùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội đặt câu hỏi: Tại sao không phải là cấm xe ô tô cá nhân mà là cấm xe máy? Nếu thực hiện theo đề xuất của ông Vũ Tuyên thì xã hội lại phải hy sinh vì lợi ích của người giàu. Như thế có phải là mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đang hướng tới là giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội?.

Chúng ta hãy thử tính xem 1 chiếc ô tô chiếm diện tích bằng mấy chiếc xe máy khi tham gia giao thông? Theo tôi cái cơ bản, gốc của vấn đề là cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông thay vì cấm đoán.

Quan điểm quản không được thì cấm chỉ thể hiện sự yếu kém của chúng ta. Nếu trước mắt hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được thì phải cấm 1 số loại phương tiện. Tuy nhiên, cần tính đến lợi ích của số đông và tầng lớp dân nghèo.


Theo VnMedia.vn


Em mời các cụ/mợ trên OF cho ý kiến
 

cuong_ngoc

Xe tải
Biển số
OF-86836
Ngày cấp bằng
27/2/11
Số km
214
Động cơ
410,380 Mã lực
Theo như cá nhân cháu suy nghĩ: đời sống phát triển thì phải có ô tô cá nhân, tiến tới còn cả máy bay, du thuyền... nhưng không có nghĩa vì sự quản lý yếu kém, không theo kịp sự phát triển của cả xã hội mà cấm, cái gì không quản lý được cũng cấm. Một ý kiến nhỏ của cháu như sau: Chỉ cần chuyển hết các trường đại học ra khỏi nội thành tự khắc đường phố Hà Nội sẽ thông thoáng, giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, tất nhiên song song với nó cần thêm các biện pháp khác nữa. Tiền đầu tư những thứ không có hiệu quả thì xây trường Đại học mới, xa Hà nội ra......Hazzzzz, phấn đấu mãi có cái ô tô đi. chịu bao nhiêu loại thuế... rồi bây giờ lo ngay ngáy đắp chiếu...
 
Biển số
OF-59298
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
768
Động cơ
449,278 Mã lực
Nơi ở
Linh đàm
cấm cũng đc, chỉ đừng cấm đến mức dân bỏ đi tỉnh hết thôi. có đc phương tiện thay thế đáp ứng đc yc của dân thì ko cấm cũng chả ai đi xm cho bụi
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,949
Động cơ
534,093 Mã lực
Ý kiến nào cũng có phần đúng riêng, tuy nhiên chưa có ý kiến tổng thể.
Theo em nguyên nhân chính là do quản lý kém, vậy ta...cấm quản lý ợ :(
 

ntkien162

Xe tải
Biển số
OF-5449
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
402
Động cơ
547,694 Mã lực
Nơi ở
Team RS
cái này tranh cãi mãi rồi, đến bgio mới ngã ngũ đây.
Ngày xưa dân số tăng nhanh, cấm và hãm đẻ còn được nữa là. ;))
E té
 

jingyongle

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-34721
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
6,108
Động cơ
528,929 Mã lực
Nơi ở
48 Trần Kim Xuyến
Website
www.shopkorea.com.vn
Túm lại là giầu thì hãy ở HN, còn nghèo thì về quê, các cụ nhẩy, cháu đi về quê đơi :-ss
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,752
Động cơ
555,623 Mã lực
Hay là lại chuyển thủ đô lên Ba Vì, Ba Đảo cho rộng rãi :P
Nói chung tiền ở đâu nhiều thì dân ở đó nhiều thôi |-)
 

be beo

Xe tăng
Biển số
OF-97174
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
1,383
Động cơ
410,470 Mã lực

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Nói tóm lại là phải phát triển giao thông công cộng cho tốt, nghĩ cái cần nghĩ không chịu nghĩ, làm cái cần làm không làm, quanh quẩn chỉ nghĩ dc mỗ cái cấm cái gì, dốt
 

hung.hdvnbox

Xe tải
Biển số
OF-106828
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
237
Động cơ
395,560 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Website
hdvnbox.com
Ý kiến nào cũng có phần đúng riêng, tuy nhiên chưa có ý kiến tổng thể.
Theo em nguyên nhân chính là do quản lý kém, vậy ta...cấm quản lý ợ :(
Chính xác, thật ra cái chính là do quản lý của mình kém nên mới dẫn đến tình trạng thế.
Các kụ cứ nhìn nước ngoài thì biết ngay, nói chung là chán chẳng buồn nói về vấn đề này
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,451
Động cơ
606,690 Mã lực
Đường thì làm ít, đất đai toàn đè ra để xây nhà, giờ thì cứ hết cấm cái nọ đến cấm cái kia, cẩn thận cấm nhiều quá chẳng lấy ai để đi ra đường :).
 

CV2.0

Xe buýt
Biển số
OF-47575
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
501
Động cơ
464,334 Mã lực

cuong_ngoc: Một ý kiến nhỏ của cháu như sau: Chỉ cần chuyển hết các trường đại học ra khỏi nội thành


Chuyển ra khỏi nội thành thì hiệu trưởng với giảng viên có chịu đi xa không mới là vấn đề hê...hê. nước vẫn chảy chỗ trũng thôi cụ ạ. đặc thù XH Có QUYỀN ắt có tiền và ngược lại. dân nghèo thì phải chịu thôi, ai bảo ... nghèo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31747
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
3,977
Động cơ
509,345 Mã lực
Quản lý kém thì là đương nhiên rồi, vấn đề giao thông không chỉ ở VN mà còn nhiều nơi trên TGđang đau đầu,
Vấn đề của ta là chỉ có mỗi 1 hệ thống đường, đúng ra phải có đường sắt đô thị từ cách đây 10 năm rồi, lý do không có tiền là không chính đáng, cái chính là người quản lý chỉ quyết cái gì cho vào túi nhanh, còn cái ĐS đô thị thì khó gặm vì vướng nhiều vấn đề cả kỹ thuật và xã hội.
Nếu không có đường sắt đô thị, đặc biệt là tầu điện ngầm thì HCM và HN không thể giải quyết triệt để bài toán giao thông, không thể tất cả các phương tiện cùng đi trên 1 con đường, cùng đi trên một mặt cost
Quan điểm của tôi là hãy trả lại đúng vị trí : hè để đi bộ, đường để đi xe, các bãi đỗ xe phải dẹp bớt, chỉ những tuyến phố nhỏ được đỗ xe một hàng, và chỉ được đỗ theo ngày chẵn lẻ luân phiên các phố, các tuyến trục tuyệt đối không kẻ làn để xe.
Xe máy trước đây phù hợp nhưng từ chỗ tiện lợi nó đã trở nên lỗi thời và có rất nhiều mặt tiêu cực.
Xe máy làm tư duy chúng ta tủn mủn, làm ý thức tuân thủ giao thông kém đi, thực tế thì ý thức tuân thủ giao thông của người đi xe máy là rất tệ, xe máy làm người dân lười vận động (không chịu đi bộ, thâm chí 100m cũng nhẩy lên xe).
Xe máy cũng chiếm rất nhiều diện tích, nếu không có hoặc ít xe máy thì vỉa hè được giải phóng rất nhiều, diện tích để ở cũng tăng lên, nếu không có xe máy thì hành vi xã hội cũng thay đổi theo, người ta bớt tùy tiện thích đỗ là đỗ, thích tạt là tạt theo kiểu xe máy như hiện nay, cùng với nó là các phương pháp bán hàng cũng thay đổi theo vì người mua sẽ tập chung nhiều tại các đầu mối giao thông công cộng, từ đó mặt tiền phố xá, vỉa hè sẽ khác hẳn,sẽ thông thoáng và bớt nhếch nhác như hiện nay
Hãy hạn chế dần xe máy bắt đầu từ trung tâm để người dân tự động bỏ dần đồng thời phải tằng cường các phương tiện giao thông công cộng khác, có nhiều cách hạn chế : cấm một số tuyến phố, cấm theo ngày tại các khu vực trung tâm, các tụ điểm du lịch, bù vào đó thì tăng cường loại xe chạy điện theo các chặng ngắn vv,
Về việc đỗ xe oto trên phố cũng có nhiều cách, hãy thu phí đỗ xe trên phố thật cao, để làm được 1m2 đường cần bỏ ra rất nhiều tiền vì vậy hãy thu phí tương đương với nó, nếu một cửa hàng 10 m2 1 tháng cho thuê 10 tr thì một chỗ đỗ trên phố cũng phải thu tương đương 10 tr/1 tháng. Nếu trông xe thu được nhiều hơn cho thuê cửa hàng thì người dân sẽ đầu tư làm bãi đỗ trong các ngõ, phố nhỏ, thậm chí nếu có lãi họ sẽ làm bãi đỗ ngầm ngay trên phố, đó cũng là hình thức xã hội hóa, không thể kẻ đường cho thuê với giá rẻ mạt như bây giờ, hãy trả lại đúng vị trí : đường là để đi.
Nhà tôi đang đi 2 xe máy và 1 oto, mỗi tháng hết 300 K tiền gửi xe máy, 1,5 Tr tiền gửi oto
Vấn đề phương tiện giao thông cần cái nhìn khách quan, đừng lôi vấn đề giầu ngèo để làm vì, mỗi người chọn phương tiện phù hợp với công việc và thu nhập của mình.
Vấn đề bài báo nêu thể hiện tư duy cực kỳ kém của người viết bài, đừng dùng phép ngụy biện để lòe người đọc, nếu còn tư duy kiểu đó thì bao giờ xã hội mới phát triển,
 

dontquit

Xe hơi
Biển số
OF-91163
Ngày cấp bằng
7/4/11
Số km
133
Động cơ
405,830 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà ____ Ngã đâu là giường
iem thấy con đường này chẳng biết nó có phân biệt người nghèo hay nhà giầu hay ko ? nhưng em thấy bất công quá các cụ các mợ ợ!
tuyến cầu cạn đi từ cầu Thanh Trì tới đưởng Nguyễn Xiển(hay gì đó) Cấm xe máy. Các nhà quản lý cho rằng đã có làn đường dẫn cho xe máy đi 2 bên nhưng thú thực đường dẫn 2 bên thì xe máy lẫn oto chen chúc nhau, lòng vòng, bụi bặm, tắc đường. trong đó cầu cạn thì thoáng vô cùng.
Các nhà quản lý lại giải thích rằng cầu cạn là làn đường cao tốc cho xe tốc độ cao đi! em thấy vẫn chưa hợp lý Vì đường cao tốc Pháp Vân _ Cầu Rẽ tốc độ 100Km/h cũng có cấm xe máy đâu trong khi đó cầu cạn này chỉ có 80km/h
vậy giải thích cuối cùng cho việc cấm xe máy trên cầu cạn Thanh trì _ Nguyễn Xiển chỉ là phân biệt người nghèo(xe máy) và nhà giầu(oto) mà thôi
 

FANCRV

Xe tăng
Biển số
OF-30412
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
1,486
Động cơ
491,590 Mã lực
Nơi ở
Đại học vodka, 94 Lò Đúc, Hà Nội
Thế này thì quay m.ị.a nó lại cái thời trước, nhà nhà đi bộ, xe đạp hoặc xe thồ có khi không tắc đường. Xã hội phát triển thì các phương tiện giao thông cũng phải phát triển lên theo chứ. Hay là bây giờ lại lấy của người giàu, chia cho dân nghèo, tịch thu ô tô của người giàu để mang về vùng nông thôn phát miễn phí cho bà con nghèo... cũng là một cách...
 

at2011

Xe tải
Biển số
OF-81837
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
402
Động cơ
417,057 Mã lực

cuong_ngoc: Một ý kiến nhỏ của cháu như sau: Chỉ cần chuyển hết các trường đại học ra khỏi nội thành


Chuyển ra khỏi nội thành thì hiệu trưởng với giảng viên có chịu đi xa không mới là vấn đề hê...hê. nước vẫn chảy chỗ trũng thôi cụ ạ. đặc thù XH Có QUYỀN ắt có tiền và ngược lại. dân nghèo thì phải chịu thôi, ai bảo ... nghèo.
Nhiều người ở nội thành vì nơi làm việc tại đấy thôi. Nếu cơ quan chuyển ra ngoại thành thì chuyển nhà ra ngoại thành, đường rộng, ô tô để luôn trong nhà.. có phải sướng hơn ko?
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,949
Động cơ
534,093 Mã lực
Nhiều người ở nội thành vì nơi làm việc tại đấy thôi. Nếu cơ quan chuyển ra ngoại thành thì chuyển nhà ra ngoại thành, đường rộng, ô tô để luôn trong nhà.. có phải sướng hơn ko?
Em trả lời luôn: KHÔNG cụ nhé.
Vì sao, vì chỗ ở phải đi kèm với tất cả các dịch vụ khác (bệnh viện, trường học cho trẻ, chỗ vui chơi, khu mua sắm,...).
Việc chuyển các trường ĐH là cực kỳ tốn kém, khó khả thi và trong trường hợp khả thi thì khả năng xây dựng các khu liên hợp thỏa mãn nhu cầu của người dân là không tưởng (cứ nhìn khu đô thị ĐC, LĐ, THNC,... thì rõ - mà đấy là ngay gần trung tâm TP).

Ngoài ra, đất của các trường ĐH đã chuyển đi sẽ dùng làm gì, đừng bảo với em đó sẽ là khu vui chơi hoặc công viên nhé :( Ít nhất 90% sẽ là các khu đô thị mới, ... như vậy mật độ dân cư có giảm đi chút nào không. Câu trả lời cũng là KHÔNG.
 

Furious

Xe điện
Biển số
OF-31649
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
2,765
Động cơ
503,970 Mã lực
Xe máy cũng 2 chỗ, hay em làm thêm cái Spark Van đi cho đỡ tắc đường nhỉ *-:)
 

HT_CRV

Xe tải
Biển số
OF-75108
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
320
Động cơ
424,930 Mã lực
Về việc đỗ xe oto trên phố cũng có nhiều cách, hãy thu phí đỗ xe trên phố thật cao, để làm được 1m2 đường cần bỏ ra rất nhiều tiền vì vậy hãy thu phí tương đương với nó, nếu một cửa hàng 10 m2 1 tháng cho thuê 10 tr thì một chỗ đỗ trên phố cũng phải thu tương đương 10 tr/1 tháng. Nếu trông xe thu được nhiều hơn cho thuê cửa hàng thì người dân sẽ đầu tư làm bãi đỗ trong các ngõ, phố nhỏ, thậm chí nếu có lãi họ sẽ làm bãi đỗ ngầm ngay trên phố, đó cũng là hình thức xã hội hóa, không thể kẻ đường cho thuê với giá rẻ mạt như bây giờ, hãy trả lại đúng vị trí : đường là để đi.
Kụ vừa khai sáng cho em 1 cách kiếm tiền. Mai em về bán ô tô đi lấy tiền chạy 1 chân trông xe, chả mấy chốc mà thành tỉ phú :))
Kụ nêu ý kiến là hạn chế xe máy ở trung tâm, sau đấy kụ lại bảo trông xe ô tô 1 tháng 10 triệu. Nếu làm theo lời kụ thì HN sẽ trở thành : Thành Phố Đi Bộ =))
 
Biển số
OF-649
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
4,048
Động cơ
615,515 Mã lực
Ý kiến nào cũng có phần đúng riêng, tuy nhiên chưa có ý kiến tổng thể.
Theo em nguyên nhân chính là do quản lý kém, vậy ta...cấm quản lý ợ :(
Vâng ý kiến cụ rất hay ạ. Dưng mờ cụ không sợ các cấp lãnh đạo lại phản bác lại rằng : vì lãnh đạo yếu kém nên phải thay lãnh đạo, giờ dân nói mãi không nghe nên thay hết dân đi là xong à?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top