Hà nội người nghèo phải hy sinh lợi ích cho người giầu

at2011

Xe tải
Biển số
OF-81837
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
381
Động cơ
417,057 Mã lực
Em trả lời luôn: KHÔNG cụ nhé.
Vì sao, vì chỗ ở phải đi kèm với tất cả các dịch vụ khác (bệnh viện, trường học cho trẻ, chỗ vui chơi, khu mua sắm,...).
Việc chuyển các trường ĐH là cực kỳ tốn kém, khó khả thi và trong trường hợp khả thi thì khả năng xây dựng các khu liên hợp thỏa mãn nhu cầu của người dân là không tưởng (cứ nhìn khu đô thị ĐC, LĐ, THNC,... thì rõ - mà đấy là ngay gần trung tâm TP).

Ngoài ra, đất của các trường ĐH đã chuyển đi sẽ dùng làm gì, đừng bảo với em đó sẽ là khu vui chơi hoặc công viên nhé :( Ít nhất 90% sẽ là các khu đô thị mới, ... như vậy mật độ dân cư có giảm đi chút nào không. Câu trả lời cũng là KHÔNG.
Chắc e quen sống ở ngoại thành còn cụ quen sống ở nội thành nên suy nghĩ khác nhau. E thấy như sau:
- Bệnh viện: tất cả các quận, huyện đều có 1 bệnh viện điểm, có khả năng chữa các bệnh thông thường, còn nếu bệnh nặng thì điều trị nội trú luôn chứ có phải đi về hàng ngày đâu.
- Trường học: nếu học chỉ để thi đậu các trường đại học trong nước thì quá đơn giản, nếu muốn thi được học bổng du học thì phải cố gắng một chút nhưng học tại các trường ngoại thành cũng làm được. (e thấy ý của cụ là trường học ngoại thành thì chất lượng sẽ kém)
- Khu mua sắm: ngoại thành cũng có đầy đủ, nếu cần thiết 1 tuần cũng chỉ cần 1 lần vào nội thành mua sắm thêm.
- Vui chơi cuối tuần: chắc cụ sẽ đưa gia đình đi nghỉ tại các vùng ven Hà Nội như Tam Đảo... chứ không phải đi dạo phố phường Hà Nội hay vào công viên chật ních người.
- ....
P/s: ý của e về việc di dời trường đại học là trường đại học thành lập mới hoặc khi mở rộng bằng cách thành lập cơ sở 2 thì di chuyển ra ngoại thành, vừa để kinh tế những vùng đấy phát triển, vừa để giảm quá tải của khu vực nội thành. Còn nếu di dời trường đại học đang có thì gần như 100 % là sẽ lại xây chung cư thôi.
 

camry28

Xe tải
Biển số
OF-34833
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
264
Động cơ
477,200 Mã lực
cụ nói chuẩn đấy, cứ cho ĐH, BV ra ngoài là hết tắc
 

vietpq81

Xe buýt
Biển số
OF-13821
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
630
Động cơ
522,783 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ
riêng gì HN, ở đâu cũng có giai cấp mà cụ, giai cấp thống trị thì fải nghĩ ra những cái có lợi cho mình chứ... Ôi, nhà nước "do dân, vì dân...."
 

tailieu

Xe tăng
Biển số
OF-27938
Ngày cấp bằng
28/1/09
Số km
1,817
Động cơ
463,157 Mã lực
Nơi ở
Công viên Cầy Giấy
Khi diện tích dành cho lưu thông ít thì các 'sáng kiến' này nọ chỉ là cách tham nhũng dựa trên sự bức xúc của XH của mấy thằng quan bất tài và bộ xậu của chúng. Một vùng đất bằng mặt muỗi mà nào các cơ quan công quyền, các chung cư san sát, nhà dân rối ren, dầy đặc mà lại đòi có đường GT rộng, có công viên, trường học (mầm non, THCS, THPT) thì đúng là điên.
Khi dãn các trường ĐH, Học viện, Siêu thị điện máy... ra xa TT (sang các tỉnh lân cận) thì:
- Lực lượng đông đảo của bản thân các trường (cán bộ, SV) đã giải phóng một lượng lớn ngời khỏi trung tâm
- Các dịch vụ đi kèm như cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ dùng cho SV (xe máy, máy tính, quần áo, sửa chữa kèm theo, cầm đồ...) cũng bị tiêu.
- Một só CBCNV lúc đầu phải đi lại (do nhà ở vẫn ở chỗ cũ). Nhưng đến thế hệ sau sẽ tự nhiên được điều chỉnh hoặc chính những người đó sẽ điều chỉnh
- Các dịch vụ làm nhà lố nhố cho thuê tự nhiên sẽ bị đào thải
- Taxi ít đi, xe ôm ít đi
- Một người sống ở HN thì một ngày họ phơi mặt ra phố bao nhiêu lần? - Chợ búa, đi học đi làm ngày 1 đến nhiều lần, đi chơi mua sắm, sinh nhật... - Chỉ kể thế đã thấy là khủng khiếp rồi
Ngoài ra phải cải cách TTHC nữa để bớt các quan bé lên HN báo cáo, cống nạp, xin xỏ quan trên (lực lượng xe từ địa phương lên HN hàng ngày là một con số khủng đấy)
- Các doanh nghiệp phải đuổi triệt để ra khỏi HN
....
Cho nên ở VN bây giờ cần có mộ Bác Hồ thứ hai hoặc một Puitin thứ hai. Một thủ tg sẵn sàng làm tới bến rồi xin từ chức (hy sinh quyền lợi chính trị bản thân để cống hiến cho CM - Giống như ở Nhật ấy)
 
Chỉnh sửa cuối:

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,627
Động cơ
534,093 Mã lực
Chắc e quen sống ở ngoại thành còn cụ quen sống ở nội thành nên suy nghĩ khác nhau. E thấy như sau:
- Bệnh viện: tất cả các quận, huyện đều có 1 bệnh viện điểm, có khả năng chữa các bệnh thông thường, còn nếu bệnh nặng thì điều trị nội trú luôn chứ có phải đi về hàng ngày đâu.
- Trường học: nếu học chỉ để thi đậu các trường đại học trong nước thì quá đơn giản, nếu muốn thi được học bổng du học thì phải cố gắng một chút nhưng học tại các trường ngoại thành cũng làm được. (e thấy ý của cụ là trường học ngoại thành thì chất lượng sẽ kém)
- Khu mua sắm: ngoại thành cũng có đầy đủ, nếu cần thiết 1 tuần cũng chỉ cần 1 lần vào nội thành mua sắm thêm.
- Vui chơi cuối tuần: chắc cụ sẽ đưa gia đình đi nghỉ tại các vùng ven Hà Nội như Tam Đảo... chứ không phải đi dạo phố phường Hà Nội hay vào công viên chật ních người.
- ....
P/s: ý của e về việc di dời trường đại học là trường đại học thành lập mới hoặc khi mở rộng bằng cách thành lập cơ sở 2 thì di chuyển ra ngoại thành, vừa để kinh tế những vùng đấy phát triển, vừa để giảm quá tải của khu vực nội thành. Còn nếu di dời trường đại học đang có thì gần như 100 % là sẽ lại xây chung cư thôi.
Chả phải do quen sống mà suy nghĩ khác nhau đâu cụ ợ. Ý cụ đúng thôi, nhưng vấn đề là khi có một lượng lớn dân cư mới, thì các dịch vụ công kia phải đi kèm, phải đầu tư mới thêm, nhưng ở ta việc đó là không tưởng. Nhìn các khu đô thị mới đó, được đầu tư nhiều, số lượng dân tăng nhanh, nhưng các dịch vụ công thì hầu như bằng không hoặc cả chục năm sau mới có một chút. Ví dụ: ở một huyện nào đó hiện nay đã có một bệnh viện, nhưng nếu chuyển một trường đại học về đó (tăng thêm khoảng vài chục ngàn người) thì cần một bệnh viện mới nữa chứ bệnh viện cũ quá tải rồi, ... Đấy là em chưa kể chuyện tưởng là nhỏ như hợp lý hóa gia đình, bao nhiêu gia đình sẽ phải chia đôi khi chỉ một trong hai người là giảng viên, rồi chuyện giảng viên sẽ chuyển cơ quan,... Tất nhiên ai cũng có thể thay thế, nhưng sự xáo trộn là cực kỳ lớn.
Ngoài ra, không thể phủ nhận có khoảng cách không nhỏ trong chất lượng giáo dục, thông tin, điều kiện phát triển... (chỉ trừ chuyện không khí đỡ ô nhiễm hơn) giữa nội và ngoại thành hiện nay. Để xóa bỏ khoảng cách đó là không dễ dàng chút nào. Bản thân em cũng học ở trường làng thôi, nhưng cái thời trước nó khác cụ nhỉ.
Nói ngoài lề chút: cái cách thực thi ở ta không giống ai, cụ thử xem quy hoạch phát triển một trong những trường đại học lớn nhất nước ra Hòa Lạc mà cắm đất bao nhiêu năm rồi nhưng đã làm gì đâu :( Sẽ cần rất rất nhiều tiền và cần hơn nữa là cái tâm và tầm của cấp quản lý - chúng ta chưa có những điều này.
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
Chả hiểu cụ suy nghĩ dư lào vì cái đo đỏ của cụ chả liên quan đek gì đến cái xanh xanh. Giải pháp duy nhất cho cái đo đỏ của cụ là sang xin Obama mấy quả về thả để biến HN thành Hiroshima.
Mờ tác giả bài viết gốc suy nghĩ cũng thật ấu trĩ - thời buổi này mờ bẩu đi 2B là nghèo, 4B là giàu quả là vơ đũa một cách ngớ ngẩn.
Nghĩa là chuyển từ phương tiện cá nhân sang công cộng (bus, tàu điện) chứ mâu thuẫn ji ạ |-)
Quy định mới thường gây ra phản đối, nhưng nếu NN mạnh tay thì vẫn phải theo hết :-ss
 

AQ.

Xe tăng
Biển số
OF-11621
Ngày cấp bằng
17/11/07
Số km
1,647
Động cơ
543,870 Mã lực
Quản lý kém thì là đương nhiên rồi, vấn đề giao thông không chỉ ở VN mà còn nhiều nơi trên TGđang đau đầu,
Vấn đề của ta là chỉ có mỗi 1 hệ thống đường, đúng ra phải có đường sắt đô thị từ cách đây 10 năm rồi, lý do không có tiền là không chính đáng, cái chính là người quản lý chỉ quyết cái gì cho vào túi nhanh, còn cái ĐS đô thị thì khó gặm vì vướng nhiều vấn đề cả kỹ thuật và xã hội.

Nếu không có đường sắt đô thị, đặc biệt là tầu điện ngầm thì HCM và HN không thể giải quyết triệt để bài toán giao thông, không thể tất cả các phương tiện cùng đi trên 1 con đường, cùng đi trên một mặt cost

Quan điểm của tôi là hãy trả lại đúng vị trí : hè để đi bộ, đường để đi xe, các bãi đỗ xe phải dẹp bớt, chỉ những tuyến phố nhỏ được đỗ xe một hàng, và chỉ được đỗ theo ngày chẵn lẻ luân phiên các phố, các tuyến trục tuyệt đối không kẻ làn để xe.

Xe máy trước đây phù hợp nhưng từ chỗ tiện lợi nó đã trở nên lỗi thời và có rất nhiều mặt tiêu cực.
Xe máy làm tư duy chúng ta tủn mủn, làm ý thức tuân thủ giao thông kém đi, thực tế thì ý thức tuân thủ giao thông của người đi xe máy là rất tệ, xe máy làm người dân lười vận động (không chịu đi bộ, thâm chí 100m cũng nhẩy lên xe).

Xe máy cũng chiếm rất nhiều diện tích, nếu không có hoặc ít xe máy thì vỉa hè được giải phóng rất nhiều, diện tích để ở cũng tăng lên, nếu không có xe máy thì hành vi xã hội cũng thay đổi theo, người ta bớt tùy tiện thích đỗ là đỗ, thích tạt là tạt theo kiểu xe máy như hiện nay, cùng với nó là các phương pháp bán hàng cũng thay đổi theo vì người mua sẽ tập chung nhiều tại các đầu mối giao thông công cộng, từ đó mặt tiền phố xá, vỉa hè sẽ khác hẳn,sẽ thông thoáng và bớt nhếch nhác như hiện nay
Hãy hạn chế dần xe máy bắt đầu từ trung tâm để người dân tự động bỏ dần đồng thời phải tằng cường các phương tiện giao thông công cộng khác, có nhiều cách hạn chế : cấm một số tuyến phố, cấm theo ngày tại các khu vực trung tâm, các tụ điểm du lịch, bù vào đó thì tăng cường loại xe chạy điện theo các chặng ngắn vv,

Về việc đỗ xe oto trên phố cũng có nhiều cách, hãy thu phí đỗ xe trên phố thật cao, để làm được 1m2 đường cần bỏ ra rất nhiều tiền vì vậy hãy thu phí tương đương với nó, nếu một cửa hàng 10 m2 1 tháng cho thuê 10 tr thì một chỗ đỗ trên phố cũng phải thu tương đương 10 tr/1 tháng. Nếu trông xe thu được nhiều hơn cho thuê cửa hàng thì người dân sẽ đầu tư làm bãi đỗ trong các ngõ, phố nhỏ, thậm chí nếu có lãi họ sẽ làm bãi đỗ ngầm ngay trên phố, đó cũng là hình thức xã hội hóa, không thể kẻ đường cho thuê với giá rẻ mạt như bây giờ, hãy trả lại đúng vị trí : đường là để đi.

Nhà tôi đang đi 2 xe máy và 1 oto, mỗi tháng hết 300 K tiền gửi xe máy, 1,5 Tr tiền gửi oto
Vấn đề phương tiện giao thông cần cái nhìn khách quan, đừng lôi vấn đề giầu ngèo để làm vì, mỗi người chọn phương tiện phù hợp với công việc và thu nhập của mình.
Vấn đề bài báo nêu thể hiện tư duy cực kỳ kém của người viết bài, đừng dùng phép ngụy biện để lòe người đọc, nếu còn tư duy kiểu đó thì bao giờ xã hội mới phát triển
,
Bác viết hay tuyệt. Em mạn phép đưa co chữ to lên cho dễ đọc.

Cũng xin bổ xung thêm tí hệ lụy từ cái tội của xe máy:
- Làm cho tiêu chuẩn độ rộng 1 con ngõ là...2 xe máy tránh nhau. Từ đấy làm các đường làng bị lấn chiếm dần, rồi nẩy sinh ra ngõ nhỏ phố nhỏ rối rắm ; vỉa hè chật hẹp như hiện nay (nhìn vỉa hè đường VĐ 3 xem: đường dưới thấp, trên cao hoành tráng thế mà vỉa hè vần "tiêu chuẩn: một hàng xe máy để dọc + lối đi bộ hàng một)
- Xe máy cơ động, tiện "hại" nên mới sinh ra đống chợ cóc, bán hàng rong, kinh doanh vỉa hè.

Còn bàn về giầu nghèo, sao lắm ông mỵ dân thế. Lo cấm xe máy thì người nghèo (cứ cho là nghèo đi xe máy, giầu đi ô tô đê) sống làm sao?. Hỏi hồi xưa không có xe máy, cả làng xài xe đạp có sao đâu. Thành phố Bắc Kinh với các TP Bắc Âu không phổ biến xe máy (một thằng cấm, một thằng không cấm mà để dân tự chọn phương tiện), chỉ có ô tô với xe đạp chắc dân họ hết đường làm ăn cả?

Em ước gì hồi xưa LĐ nhà mềnh không cho phổ biến xe máy có phải HN thanh bình hơn, trật tự hơn, văn minh hơn và chắc chắn phát triển rộng hơn bi giờ (mặc dù hiện nay em vưỡn đi xe máy và thích XM - nhưng chọn XM vì tiện lợi trong hoàn cảnh chung bát nháo - bắt buộc thôi)
 

at2011

Xe tải
Biển số
OF-81837
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
381
Động cơ
417,057 Mã lực
Bác viết hay tuyệt. Em mạn phép đưa co chữ to lên cho dễ đọc.

Cũng xin bổ xung thêm tí hệ lụy từ cái tội của xe máy:
- Làm cho tiêu chuẩn độ rộng 1 con ngõ là...2 xe máy tránh nhau. Từ đấy làm các đường làng bị lấn chiếm dần, rồi nẩy sinh ra ngõ nhỏ phố nhỏ rối rắm ; vỉa hè chật hẹp như hiện nay (nhìn vỉa hè đường VĐ 3 xem: đường dưới thấp, trên cao hoành tráng thế mà vỉa hè vần "tiêu chuẩn: một hàng xe máy để dọc + lối đi bộ hàng một)
- Xe máy cơ động, tiện "hại" nên mới sinh ra đống chợ cóc, bán hàng rong, kinh doanh vỉa hè.

Còn bàn về giầu nghèo, sao lắm ông mỵ dân thế. Lo cấm xe máy thì người nghèo (cứ cho là nghèo đi xe máy, giầu đi ô tô đê) sống làm sao?. Hỏi hồi xưa không có xe máy, cả làng xài xe đạp có sao đâu. Thành phố Bắc Kinh với các TP Bắc Âu không phổ biến xe máy (một thằng cấm, một thằng không cấm mà để dân tự chọn phương tiện), chỉ có ô tô với xe đạp chắc dân họ hết đường làm ăn cả?

Em ước gì hồi xưa LĐ nhà mềnh không cho phổ biến xe máy có phải HN thanh bình hơn, trật tự hơn, văn minh hơn và chắc chắn phát triển rộng hơn bi giờ (mặc dù hiện nay em vưỡn đi xe máy và thích XM - nhưng chọn XM vì tiện lợi trong hoàn cảnh chung bát nháo - bắt buộc thôi)
Hồi xưa sống trong hang, ăn thịt sống có sao đâu, sao bây giờ cụ phải ăn chín uống sôi, phải xây nhà ở nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Monster's sleep

Xe tải
Biển số
OF-59856
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
335
Động cơ
445,405 Mã lực
Em ủng hộ phương án cấm xe máy và thu phí ô tô thật cao khi hoạt động từ vành đai 3 trở vào.
Như thế thì các anh Vượng Vincom, Long HP, Đức HAGL đỡ phải kiện vì các anh ấy chịu được mức chi phí đó. Còn em và các cụ để xe đắp chiếu ở nhà.
Thế là công bằng, vì người giầu họ đóng nhiều thuế hơn, chi tiêu nhiều hơn nên cũng phải ưu tiên
 

KIA Q7

Xe tăng
Biển số
OF-75034
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
1,439
Động cơ
436,340 Mã lực
Tuổi
55
Đây là văn của Ông Cụ đấy, đừng có mà chê.
Xe hơi rồi đến lúc phổ biến như xe máy hồi trước thôi.

Khiếp đọc chữ ký của kụ KIA Q7 mùi quá, kụ làm việc liên quan đến vệ sinh môi trường à ?
 

hoangru

Xe tải
Biển số
OF-80675
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
328
Động cơ
418,570 Mã lực
Cái ông Tuyên này mà viết tuyên ngôn thì ace có phải sướng không nhể?
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Xe máy trước đây phù hợp nhưng từ chỗ tiện lợi nó đã trở nên lỗi thời và có rất nhiều mặt tiêu cực.
Xe máy làm tư duy chúng ta tủn mủn, làm ý thức tuân thủ giao thông kém đi, thực tế thì ý thức tuân thủ giao thông của người đi xe máy là rất tệ, xe máy làm người dân lười vận động (không chịu đi bộ, thâm chí 100m cũng nhẩy lên xe).
Xe máy cũng chiếm rất nhiều diện tích, nếu không có hoặc ít xe máy thì vỉa hè được giải phóng rất nhiều, diện tích để ở cũng tăng lên, nếu không có xe máy thì hành vi xã hội cũng thay đổi theo, người ta bớt tùy tiện thích đỗ là đỗ, thích tạt là tạt theo kiểu xe máy như hiện nay, cùng với nó là các phương pháp bán hàng cũng thay đổi theo vì người mua sẽ tập chung nhiều tại các đầu mối giao thông công cộng, từ đó mặt tiền phố xá, vỉa hè sẽ khác hẳn,sẽ thông thoáng và bớt nhếch nhác như hiện nay
Vấn đề phương tiện giao thông cần cái nhìn khách quan, đừng lôi vấn đề giầu ngèo để làm vì, mỗi người chọn phương tiện phù hợp với công việc và thu nhập của mình.
Vấn đề bài báo nêu thể hiện tư duy cực kỳ kém của người viết bài, đừng dùng phép ngụy biện để lòe người đọc, nếu còn tư duy kiểu đó thì bao giờ xã hội mới phát triển,
Em thấy bác nói như này quá đứng và hợp lý
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Cấm xe máy thì cấm (em đang đi xe máy) em OK vì thành phố sạch hơn nhưng bảo cấm xe máy, đi ô tô để đỡ tắc đường thì stupid hạng nặng.
Dòng chảy mà gồm có các phần tử kích thước càng nhỏ thì nó càng dễ thoát, càng đỡ tắc, bỏ xe máy đi xe bus còn tắc nhiều hơn (mặc dù xe bus chở được nhiều người) nữa là bỏ xe máy để dùng xe 4 bánh!
Chẳng có cái nào gây tắc đường ít bằng xe máy, kể cả xe đạp vì xe đạp nhỏ gọn hơn nhưng lại di chuyển chậm hơn.
Còn tư duy tủn mủn hay không đâu phải do đi xe gì, mấy ông gì lẩm cẩm quá, phố nhỏ ngõ nhỏ nhà tôi ở đó thì càng nên tủn mủn cho nó linh hoạt.
Cứ bị mấy cái to đẹp hoành tráng của tây nó ám làm gì cho mệt mỏi, sống tủn mủn thoải mái có phải sướng hơn không?
Ủng hộ đi xe đạp điện từ vành đai 3 HN trở vào.
Mà em vẫn chủ trương người HN càng đỡ lăng xăng đi lại thì càng đỡ nhập siêu, làm gì để miền Nam làm, mình là người HN chỉ cần ngồi một chỗ ký thôi, không nên đi lại nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ten Dexterity

Xe buýt
Biển số
OF-64624
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
745
Động cơ
443,900 Mã lực
E cũng có tham khảo ý kiến của một số cụ đã post bài trên này. Nói tóm lại là cứ lòng vòng đổ lỗi cho nhau cả thôi. Chẳng Ô nào dám đứng ra nhận trách nhiệm cả. 2B thì đổ tại 4B, 4B thì dự tại 2B. Nhà cháu dám dự rằng tình trạng GT và hay tắc đường của HN như hiện nay có đến > 80% là ý thức của những người đi 2B và 4B.
Chính vì vậy việc giải quyết bài toán GT của HN theo ý kiến chủ quan của cháu là phải làm từng bước, và bước đầu tiên phải làm là giáo dục ý thức khi tham gia GT.
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,186
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
1 cái xe 4 bánh có diện tích khoảng 6-8m2 thường chở 1-2 người
1 cái xe 2 bánh có diện tích 1.0-1.5m2, cũng thường chở 1-2 người
Vậy cái nào chiếm nhiều diện tích lòng đường hơn và dễ gây tắc hơn?
E đố cụ ra đường thấy cái 2B nào đi đúng phần đường và chịu đi theo hàng lối. Bỏ qua mấy chuyện lấn chiếm vỉa hè, hay đào đường. nhiều khi đường rộng mà cứ ngang nhiên phi vào làn đường oto thế là tắc .
 

longlaotiensinh

Xe điện
Biển số
OF-65784
Ngày cấp bằng
8/6/10
Số km
2,514
Động cơ
459,920 Mã lực
một chiếc ô tô chiếm diện tích gấp khoảng 5 lần một chiếc xe máy nên thu phí oto 10 củ một tháng, xe máy 2 củ một tháng.
Thử khoảng 2 tháng xem ông nào lưu hành nhiều hơn thì ưu tiên cho lưu thông.
E...té
:D:D:D:D:D
 

Hill

Xe máy
Biển số
OF-90941
Ngày cấp bằng
5/4/11
Số km
88
Động cơ
405,470 Mã lực
Nói chung là chán lắm, càng bàn vấn đề này càng chán, kém mọi mặt .... từ con người đến tư tưởng....từ nền giáo dục trở đi, ... yếu kém tất ,... được mỗi cái chém gió là ko yếu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top