Cái câu hỏi của cụ chủ thớt là câu hỏi mà các lãnh đạo nên đặt ra và trả lời cho người dân khi đưa ra chủ trương cấm xe máy.
Người dân sẽ đi gì khi cấm xe máy.
Khoan bàn chuyện này. Em nhắc lại mấy chuyện nhỏ mà HN đã quyết tâm nhưng làm chưa tốt và chuyện HN làm được (nhưng không phải bởi thành phố)
- Chuyện di dời trường đại học ra ngoài thành phố.
Việc di dời các trường đại học thì chỉ liên quan đến sinh viên và 1 số giảng viên của trường đó. Tính về mức độ ảnh hưởng trên số dân HN thì rất nhỏ. Nhưng bao năm đến nay vẫn chưa làm được. Bao nhiêu chính sách hỗ trợ thế mà giờ gần 20 niên các trường vẫn ở trung tâm. Các trường dân lập còn được cấp đất nội đô.
Từ chủ trương đến hiện thực là 1 chuyện dài.
- Chuyện di dời Bệnh viện từ nội đô về vùng ven. Việc này cũng nói nhiều, vẽ ra bao nhiêu lợi ích, từ việc cơ sở vật chất mới rộng rãi, khang trang, giảm tải, chữa bệnh tốt hơn.... tiện rẻ cho bệnh nhân.... rồi cuối cùng các bệnh viện vẫn nằm nội đô, các cơ sở vật chất vẫn thế và vẫn xây thêm nhồi nhét trong khuôn viên cũ để phục vụ thêm.... còn cơ sở mới vẫn ít người ....
......
Đấy là 2 chuyện mà bàn, nói đến chán vẫn chưa làm được, liên quan đến một số ít người, có thể ra quyết định bằng mệnh lệnh hành chính cao.... thế nhưng HN vẫn chưa làm được.
Rồi những việc về di dời trụ sở bộ, sở ban ngành..... cũng thế...
Bởi các người liên quan sẽ thiệt thòi khi ra ngoại ô (đi lại, cuộc sống chữa bệnh, điều kiện tinh thần, vật chất .... của bác sỹ, giảng viên, công chức......) thế nên các việc này bàn mãi mà không thành.
Một chuyện mà HN đã làm được: di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra ngoại thành. HN làm khá tốt... Phần lớn là do doanh nghiệp được cấp đất mới, đất cũ vẫn được giữ, đất đai nhà máy được dùng để xây nhà, chung cư..... tức là có miếng bánh lợi ích.... và doanh nghiệp được nên chủ động làm là chính....
.
Vậy việc làm được là bởi đối tượng được lợi và phù hợp với họ (được cấp đất xây nhà máy và giữ đất cũ, cải tạo xây nhà có thêm tiền).
Quay lại câu chuyện cấm xe máy, liệu HN có làm được không?
Có thể.... bởi đối tượng liên quan toàn là người thấp cố bé họng, bắt thì phải theo..... họ là gì có quyền đâu.
Nhưng nó có thực tế, đi vào cuộc sống không thì xin thưa là không....
Tôi đọc sơ qua về cái nghị quyết tiền đề cho việc này.
thuvienphapluat.vn
Tưởng tượng là các đồng chí nào đó, sáng sáng đi làm, ngồi trong ô tô tắc đường nhìn thấy lũ xe máy chen chúc phía trước, cản đường, chạy trước mình..... cú quá thế là cấm xe máy. Con dân phía dưới thế nào thì kệ....chắc là thế chứ nếu người gần dân sống hiểu dân ai lại nghĩ ra được cái chính sách xa rời dân như thế.
Nếu là người có tâm, có tầm người ta ra cái nghị quyết người ta sẽ xem xét các vấn đề liên quan để đưa ra các giải pháp để biến nghị quyết ban hành thành có cơ hội thành công.
Xe máy đâu phải là phương tiện đi lại không đâu, nó là phương tiện chuyên chở.
Thống kê, thử xem HN này có bao nhiêu người đi xe máy. Thu nhập bình quân bao nhiêu.
Xe ô tô bao tiền.
Rồi nghiên cứu thử xem nếu cấm xe máy thì dân đi bằng gì?
Nếu cấm xe máy dân có tiền mua ô tô không? Nếu không thì có cần hỗ trợ bằng chính sách gì để mua không? hay chuyển qua xe đạp. Đi xe đạp có được hay không?
Nếu không mua được thì đi lại bằng phương tiện gì: Xe bus, tàu điện.... có được không?
Sẽ có bao người dân chuyển sang mua ô tô (phần lớn là vì có tiền chứ không phải cấm xem xe máy)
Sẽ có bao người chuyển sang đi phương tiện công cộng. Như bác trên đó phân tích sẽ cần bao nhiêu xe bus, bao nhiêu tàu điện.... có chiến lược, chính sách để phát triển từ giờ (2017) đến lúc cấm đủ để phục vụ người dân đi lại không?
Với người sử dụng xe máy là phương tiện chuyên chở thì nếu cấm xe máy thì sẽ sử dụng phương tiện gì để sử dụng, có tiền để chuyển đổi không? Có chính sách hỗ trợ không?
Nhớ ngày trước có bác tư lệnh ngành quyết định toàn bộ cơ quan mình đi là bằng xe bus... bác ấy cũng đi đâu được mấy lần trên báo xong là thôi từ đó đến giờ giao thông công cộng vẫn thế. (mà không biết mỗi lần đi có cử xe buss riêng đón hay không). Nghe đâu giờ bác ấy toàn đi bộ trong khuôn viên biệt phủ có người gác 24/7 là chính
.
Hôm nay em vừa đi xe bus. Cái xe buss phía đầu lái là cái buồng có cái cục động cơ to đùng, nóng nóng như mấy cái xe khách chạy liên tỉnh thời trước năm chín mấy. Xe thì chạy lạng lách..... Cái bến xe bus thì bẩn bẩn....
Cả cái HN chắc được vài tuyến buss là bến đẹp, ghế đẹp..., xe chạy êm.
Rõ ràng là từ 2017 đến giờ là 4 năm HN chưa hề có chính sách hỗ trợ gì. Thế thì lấy đâu lý do để 4 năm nữa HN triển khai được những điều trên.
Mà rõ ràng nếu cứ theo cái nghị quyết, chính sách cấm xe máy thì người dân đi xe máy (phần lớn là dân lao động trung lưu và nghèo - mà đối tượng này chắc chiếm 80% dân số HN) thiệt đơn thiệt kép...... thì liệu cái nghị quyết trên có thể thành công đi vào cuộc sống?
Với các nước vì sao mà một chính sách, nghị quyết đi vào cuộc sống, người ta có khảo sát, điều tra, có sự hỗ trợ các đối tượng yếm thế trong giai đoạn chuyển tiếp để những người đó có thể sống bảo đảm khi thực hiện một chính sách mới, để họ có thể vẫn hòa nhập cộng đồng.
Còn chúng ta vẫn thấy các chính sách, nghị quyết trên giời, chính sách cứ ra, tầm nhìn cứ nhìn.... còn dân sống chết mặc bay nên chính sách cũng sống chết kệ chính sách....!