- Biển số
- OF-336409
- Ngày cấp bằng
- 27/9/14
- Số km
- 595
- Động cơ
- 271,642 Mã lực
Từ năm 1945 đến nay, sông Hồng có mấy trận lũ dữ là trận lũ năm 1945, 1969 và 1971. Lũ 1971 là lũ lịch sử do tổ hợp lũ cả trên sông Đà, sông Thao và sông Lô, trong đó lũ trên sông Lô là lớn chưa từng có. Năm 1996 có lũ lịch sử trên sông Đà, nước sông Hồng ở Hà Nội cũng dâng rất cao trong nhiều ngày. Năm ngoái, qua mùa lũ rồi nhưng cũng có trận lũ rất lớn trên sông Đà và nguy hiểm ở chỗ hồ Hòa Bình đã tích nước rất cao rồi, dung tích phòng lũ giảm nhiều nên phải mở khẩn cấp tất cả các cửa xả đáy. Cụ HuyArt nói đúng, trận lụt năm 1984 và 2008 ở Hà Nội là lụt do mưa trong nội đồng, dỡ nguy hiểm hơn lũ sông Hồng nhiều.
Em đã tận mắt chứng kiến trận lũ 1996 ở HN, 2 trận lụt 1984 và 2008. Năm 1971 còn bé quá chỉ nghe bề trên kể lại. Về trận lũ năm 1996, em có việc phải xuống mạn Thanh Trì bằng đường đê, thực sự là thấy sợ. Con đê mọi ngày trông hùng dũng là thế mà khi lũ lên trông như sợi chỉ với một bên là nội đồng, một bên là biển nước cao hơn nội đồng đến gần chục mét. Vào khoảng tháng 11 năm ấy em lên thủy điện Hòa Bình chơi thấy nước lũ từ các cửa xả đáy đánh sạt hết kè bờ sông Đà gần chân đập, một số người dân Hòa Bình em gặp bảo chưa bao giờ chứng kiến lũ to như thế. Từ năm 1996 trở về trước, cứ vài ba năm lại có một trận lũ to, dân ngoài bãi lại phải chạy lũ vào mấy con phố ven đê như Cổ Tân. Ăn ở tạm bợ như thời chiến tranh.
Năm 1984, 4 quận nội thành cũ và vùng giáp ranh mưa to lịch sử, khu nhà em ngập đến dưới đầu gối và mất điện khoảng hơn 1 tuần. Em thấy trận lụt năm 2008 to hơn do diện mưa to rộng hơn, đồng ruộng ao trũng xung quanh HN ngày xưa đã biến thành khu đô thị, hồ ao bị lấp nhiều nhưng thoát nước tốt hơn năm 1984 vì có trạm bơm Yên Sở rồi.
Em thấy thỉnh thoảng phải nhắc lại những chuyện như thế này để cảnh báo chứ từ khi làm xong hồ Hòa Bình, hồ Sơn La và một loạt hồ trên sông Gâm và các nhánh sông Đà, ở Hà Nội chưa thấy nước lên đến báo động 1 (mực nước sông Hồng ở cầu Long Biên báo động 1 là 9,5m, báo động 2 là 10,5m, báo động 3 là 11,5m) nên quan dân có phần chủ quan, quên mất trên đầu mình có 2 quả bom nước là hồ Hòa Bình và Sơn La, mỗi hồ chứa 9,5 tỷ tấn nước.
Em đã tận mắt chứng kiến trận lũ 1996 ở HN, 2 trận lụt 1984 và 2008. Năm 1971 còn bé quá chỉ nghe bề trên kể lại. Về trận lũ năm 1996, em có việc phải xuống mạn Thanh Trì bằng đường đê, thực sự là thấy sợ. Con đê mọi ngày trông hùng dũng là thế mà khi lũ lên trông như sợi chỉ với một bên là nội đồng, một bên là biển nước cao hơn nội đồng đến gần chục mét. Vào khoảng tháng 11 năm ấy em lên thủy điện Hòa Bình chơi thấy nước lũ từ các cửa xả đáy đánh sạt hết kè bờ sông Đà gần chân đập, một số người dân Hòa Bình em gặp bảo chưa bao giờ chứng kiến lũ to như thế. Từ năm 1996 trở về trước, cứ vài ba năm lại có một trận lũ to, dân ngoài bãi lại phải chạy lũ vào mấy con phố ven đê như Cổ Tân. Ăn ở tạm bợ như thời chiến tranh.
Năm 1984, 4 quận nội thành cũ và vùng giáp ranh mưa to lịch sử, khu nhà em ngập đến dưới đầu gối và mất điện khoảng hơn 1 tuần. Em thấy trận lụt năm 2008 to hơn do diện mưa to rộng hơn, đồng ruộng ao trũng xung quanh HN ngày xưa đã biến thành khu đô thị, hồ ao bị lấp nhiều nhưng thoát nước tốt hơn năm 1984 vì có trạm bơm Yên Sở rồi.
Em thấy thỉnh thoảng phải nhắc lại những chuyện như thế này để cảnh báo chứ từ khi làm xong hồ Hòa Bình, hồ Sơn La và một loạt hồ trên sông Gâm và các nhánh sông Đà, ở Hà Nội chưa thấy nước lên đến báo động 1 (mực nước sông Hồng ở cầu Long Biên báo động 1 là 9,5m, báo động 2 là 10,5m, báo động 3 là 11,5m) nên quan dân có phần chủ quan, quên mất trên đầu mình có 2 quả bom nước là hồ Hòa Bình và Sơn La, mỗi hồ chứa 9,5 tỷ tấn nước.