[Funland] GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
14,965
Động cơ
493,414 Mã lực
Vâng, em đã đọc và mở mang kiến thức. Các trường công miễn phí học cho sinh viên đại học. Đức nền kinh tế số 1 châu âu.
Nếu các trường công ở VN cũng free học phí, em thử xem con em các cụ học được gì với giáo viên lương mấy triệu , rồi người tài giỏi giảng dạy con em chúng ta thế nào ạ.
Các cụ thừa biết cháu xin trích lời P.GS TS Nguyễn Lân Hiếu 'Tôi chưa thấy bác sĩ nào giỏi mà nghèo cả', thì ngay cả các Thầy khối đại học bây giờ cũng thế thôi, Y tế và giáo dục là nền tảng của xã hội, nay ông dục kêu, mai ông tế kêu, dựng hàng rào kỹ thuật thế thì dân ta sống sao? Đồng ý thu phí nhưng cái món hàng rào kỹ thuật kia cháu nghĩ là không phù hợp với một đất nước như ở ta, khi người sáng lập chỉ có ham muốn tột bậc là: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Nó phải là kim chỉ nam cho nền giáo dục nước nhà.
 

Truongpham9xx

Xe máy
Biển số
OF-692377
Ngày cấp bằng
25/7/19
Số km
65
Động cơ
101,863 Mã lực
Tuổi
34
Nói cái gì, nói lúc nào, và nói ở đâu là một nghệ thuật khó đấy bác ạ. Tầm nhìn tốt hay không thì phải đối thoại lâu hơn mới biết được. Hiện tại XH nhìn thấy bác LQ là nhân vật chỉ nghĩ đến XIỀN và thu nhiều xiền. Như vậy là thất bại rồi.

LQ nên viết một số bài trên báo, trên các diễn đàn trước, trình bày các giải pháp giải quyết từng vấn đề, có lý có tình. XH không nhiều người hiểu các vấn đề mà các ĐH công lập đang đối mặt trong những năm tới, cũng như ý định của chính phủ.
https://m.facebook.com/home.php?ref=m_nux_wizard&_rdr#!/profile.php?id=100008573924482 fb a quân bạn có thể vào đọc và hiểu hơn
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
4,308
Động cơ
500,690 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Vâng em bóc từ trường HK ra cụ ạ. Năm 2020 thì CityU và HKUST của HongKong mỗi trường được chính phủ Hong Kong tài trợ khoảng hơn 3 tỉ HKD ~ 400tr đô. Trường CityU có thêm nguồn thu to khác là học phí 1.8 tỉ HKD nữa. Như vậy mới gọi là tạm đủ tiền để cạnh tranh sòng phẳng với các đại học khác trên thế giới. Ngay cả trường KAIST của Hàn thì ngân sách hoạt động năm 2019 cũng là khoảng 850tr USD trong đó 24% là chính phủ tài trợ và phần còn lại là từ bán bản quyền, bán kết quả nghiên cứu, tài trợ từ các cơ quan tổ chức khác.

Em nêu ra ví dụ để thấy là có một đại học đẳng cấp, nghiên cứu có số má với số lượng sinh viên đại học khoảng 20-30 ngàn như ĐHQGHN thì ngân sách hoạt động phải khoảng ít nhất 800tr USD và tăng dần theo thời gian thì tình hình mới sáng sủa. Thời gian đầu chính phủ phải là người hỗ trợ phần lớn và lâu dài cũng phải khoảng 30-50%. Đấy mới chỉ là ĐHQGHN, ở VN còn chi chít những trường khác nữa :D

Chắc cụ hiểu là không có tiền thì không thể xây được cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, thuê được toàn bộ giáo sư làm PhD ở top đầu thế giới, thu hút sinh viên nước ngoài... Nên nếu không đóng được nhiều tiền hơn trong khi nhà nước cũng không tăng thì công chúng buộc phải chấp nhận tình hình nghiên cứu của các trường như hiện tại, không thể khác được. Mà thực ra học phí tăng lên cũng chả thấm thía vào đâu cho việc đầu tư cơ sở vật chất với trả lương cả.
ĐHQG được cấp 2k tỷ VND đã mừng hú rồi. Ngân sách dành cho cả hệ thống giáo dục khoảng 300k tỷ mà đòi dành thêm cho ĐHQG thì quá khó.
 

Amager

Xe hơi
Biển số
OF-721035
Ngày cấp bằng
19/3/20
Số km
179
Động cơ
79,950 Mã lực
ĐHQG được cấp 2k tỷ VND đã mừng hú rồi. Ngân sách dành cho cả hệ thống giáo dục khoảng 300k tỷ mà đòi dành thêm cho ĐHQG thì quá khó.
Vâng đấy là cái giá cho công chúng Việt Nam muốn có đại học đẳng cấp mà học phí sinh viên phải nộp thì cực kì thấp. Thực ra đóng học phí cao cũng không thể đáp ứng được việc đầu tư cơ sở vật chất, học phí có 50tr/sinh viên/năm cũng chỉ là đóng cho vui thôi chứ chả mua được cơ sở vật chất với đội ngũ giáo sư xứng đáng được.

Còn khi nhà nước không cung cấp được hỗ trợ nhiều trăm triệu đô mỹ cho 1 trường mỗi năm, học phí không được tăng, thì công chúng phải chấp nhận là bức tranh giáo dục đại học nó như hiện nay thôi cụ ạ.

Không thể có viễn cảnh hoàn hảo là học phí thấp, ngân sách phân bổ con con, trường đẳng cấp được cụ ạ. Công chúng Việt Nam nên lựa chọn và chấp nhận.
 

dpbd90

Xe tải
Biển số
OF-738352
Ngày cấp bằng
5/8/20
Số km
270
Động cơ
66,837 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn Cụ. Trong FB bạn ấy có chia sẻ thêm về ý của bạn ấy. Nhưng nói thẳng là bạn ấy còn xanh quá.
Nếu như FB này là post cmt thật thì em xin có mấy phản biện sau:

- Vấn đề được GS LQ nêu ra trong bài phát biểu trên nghị trường là: Tự chủ đại học để nâng cao chất lượng đại học, nâng cao chất lượng đại học thì việc đầu tiên là cần phải có cơ chế để tăng học phí.
Mục tiêu của tăng học phí:
+ Lấy tiền đầu tư cho các trường
+ Là rào cản kĩ thuật để tránh tình trạng học đại, đại học tràn lan hiện nay.

- Hiện nay ở o2t có quá nhiều cụ đang lan man sang chuyện học phí cao hay thấp dù vô tình hay cố ý. Việc lan man này là chệch hướng hoàn toàn các phản biện cũng như chỉ trích nhằm vào LQ ở ở mục dùng học phí để ngăn học đại.
Đây là góc nhìn thầy bói xem voi khi ko nhìn được căn nguyên của vấn đề học đại học quá dễ hiện nay là số trường, số chỉ tiêu tuyển sinh vượt quá nhu cầu đầu ra của xã hội. Tương tự giải pháp tăng tiền học để nâng chất lượng thực chất chỉ đúng với 3-4 đại học top đầu còn các đại học còn lại thì vẫn chất lượng kém như thường.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
14,970
Động cơ
434,773 Mã lực
Nếu như FB này là post cmt thật thì em xin có mấy phản biện sau:

- Vấn đề được GS LQ nêu ra trong bài phát biểu trên nghị trường là: Tự chủ đại học để nâng cao chất lượng đại học, nâng cao chất lượng đại học thì việc đầu tiên là cần phải có cơ chế để tăng học phí.
Mục tiêu của tăng học phí:
+ Lấy tiền đầu tư cho các trường
+ Là rào cản kĩ thuật để tránh tình trạng học đại, đại học tràn lan hiện nay.

- Hiện nay ở o2t có quá nhiều cụ đang lan man sang chuyện học phí cao hay thấp dù vô tình hay cố ý. Việc lan man này là chệch hướng hoàn toàn các phản biện cũng như chỉ trích nhằm vào LQ ở ở mục dùng học phí để ngăn học đại.
Đây là góc nhìn thầy bói xem voi khi ko nhìn được căn nguyên của vấn đề học đại học quá dễ hiện nay là số trường, số chỉ tiêu tuyển sinh vượt quá nhu cầu đầu ra của xã hội. Tương tự giải pháp tăng tiền học để nâng chất lượng thực chất chỉ đúng với 3-4 đại học top đầu còn các đại học còn lại thì vẫn chất lượng kém như thường.
Học đại học tràn lan hay không phải có tiêu chí đánh giá, nhất là tỷ lệ làm đúng ngành nghề được học, sâu hơn tý là học xong có hành được không, liệu có còn tình trạng dạy Pascal khi cả thế giới người ta dùng C viết lệnh?
 

chinhpham7983

Xe buýt
Biển số
OF-756201
Ngày cấp bằng
3/1/21
Số km
543
Động cơ
55,257 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này

GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.

Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.



Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1

Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.

Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.

Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
Không thấy cụ nào dám ý kiến là GS.TS chỉ tập trung làm nghiên cứu và giảng dạy, không nên làm quản lý nhỉ 🤣
 

tasx

Xe tăng
Biển số
OF-207902
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
1,411
Động cơ
11,494 Mã lực
Nếu như FB này là post cmt thật thì em xin có mấy phản biện sau:

- Vấn đề được GS LQ nêu ra trong bài phát biểu trên nghị trường là: Tự chủ đại học để nâng cao chất lượng đại học, nâng cao chất lượng đại học thì việc đầu tiên là cần phải có cơ chế để tăng học phí.
Mục tiêu của tăng học phí:
+ Lấy tiền đầu tư cho các trường
+ Là rào cản kĩ thuật để tránh tình trạng học đại, đại học tràn lan hiện nay.

- Hiện nay ở o2t có quá nhiều cụ đang lan man sang chuyện học phí cao hay thấp dù vô tình hay cố ý. Việc lan man này là chệch hướng hoàn toàn các phản biện cũng như chỉ trích nhằm vào LQ ở ở mục dùng học phí để ngăn học đại.
Đây là góc nhìn thầy bói xem voi khi ko nhìn được căn nguyên của vấn đề học đại học quá dễ hiện nay là số trường, số chỉ tiêu tuyển sinh vượt quá nhu cầu đầu ra của xã hội. Tương tự giải pháp tăng tiền học để nâng chất lượng thực chất chỉ đúng với 3-4 đại học top đầu còn các đại học còn lại thì vẫn chất lượng kém như thường.
Đấy là Cụ cố tìm ý TỐT từ suy nghĩ của bạn ấy thôi.
+ Bạn ấy là ai, là GS - TS, bạn ấy sao có thể phát biểu một cách rắc rối kiểu con voi đủ to cho đủ kiểu sờ mà thiếu cách đề cập, lập luận một cách khoa học như vậy ?
+ Bạn ấy là ai, là một BĐ QH, một chính khách sao có thể phát biểu vấn đề nhạy cảm xã hội một cách khoe từ, theo kiểu "rào cản kỹ thuật" như vậy. Từ này người ta hay dùng để ngăn chặn đối thủ trong cạnh tranh thương mại.
+ Bạn ấy là ai, là lãnh đạo một tổ chức cung ứng dịch vụ giáo dục đầu ngành. Chẳng đề cập gì đến chất lượng, cam kết với người mua mà nhăm nhăm tăng giá kiểu độc quyền. Có khác gì ngành điện kêu lỗ mà phát hiện ra đầu tư cả bể bơi, ... hồi xưa không (nếu em không nhầm) ? Phải tiếp cận win-win mới có người nghe, luôn là vậy.
Em chưa đề cập đến đúng sai đâu nhé, ý em chỉ là bạn ấy XANH quá thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học đại học tràn lan hay không phải có tiêu chí đánh giá, nhất là tỷ lệ làm đúng ngành nghề được học, sâu hơn tý là học xong có hành được không, liệu có còn tình trạng dạy Pascal khi cả thế giới người ta dùng C viết lệnh?
Thôi thì các cụ ngày xưa học thế nào thì bây giờ bọn trẻ học thế ấy thôi.
 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
831
Động cơ
588,526 Mã lực
Nhưng một số trường như Y, Dược, Back Khoa học phí vẫn thấp để tuyển HSG vào chứ.
Các trường đó, học phí lại càng phải rất cao, để có tiền trả học bổng cho sinh viên giỏi.
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,418
Động cơ
909,766 Mã lực
Ông lê quân này ko biết con cháu nhà ai cũng hạt giống đỏ các cụ nhỉ
Đường chính trị lên vù vù
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Pascal thì đã sao, Nga ngố viết Delphi ầm ầm.

Nói vậy thôi, muốn ko theo trend thì hoặc phải cực giỏi (như sv Nga ngố), còn ko thì phải học đúng trend để ra trường mà còn đi xin việc.

Học đại học tràn lan hay không phải có tiêu chí đánh giá, nhất là tỷ lệ làm đúng ngành nghề được học, sâu hơn tý là học xong có hành được không, liệu có còn tình trạng dạy Pascal khi cả thế giới người ta dùng C viết lệnh?
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ủng hộ giáo sư. Bạn nào giỏi nhà nghèo thì được học bổng. Cứ giỏi thì có học bổng.
học phí rẻ mạt dẫn đến bỏ học giữa chừng,ra trường đi làm shipper nhan nhản.
ví dụ đào tạo kỹ sư BK học phí là 80tr thì ra trường nếu xin được việc thì mức lương thử việc là 7-8tr, qua 1 năm lên được 8-10tr, chưa kể các khoản thưởng.Ăn tiêu 5-7 tr tức là khoảng hơn 2 năm trả hết học phí.chưa kể theo thời gian, kinh nghiệm và học hỏi, lương thưởng cũng sẽ tăng nhiều.
Còn shipper 10-12tr nhưng hít bụi và Quên hết kiến thức muốn đi làm công sở cũng rất khó. Càng lớn lại càng khó cạnh tranh.
Thế là quá rẻ so với học phí ở một trường kỹ thuật tương đối bên nước ngoài sẽ là 35000-50000 Usd nhưng ra trường cũng phải 4 năm mới cày được phần học phí đã bỏ ra
Đấy là em nói người bình thường chứ k tính số ít xuất sắc.
Thời buổi nhiều kỹ sư nhưng lại ít thợ, bằng cấp lắm nhưng thích làm shipper thì tốt nhất là thu gọn lại.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Con gà quả trứng thôi mà, ai nói cũng hợp lý hết, 4.0 rồi cờ đến tay ai thì cứ thử triển xem sao, sai thì sửa, cãi nhau mai mà "nguyễn y vân" thì vô bổ, tốn thời gian.

4.0 rồi nên cái nào học đc mô hình ở đâu hay ho thì học, ko học ở đâu đc thì cứ chủ động sáng tạo mà nghĩ mà làm. Tây nó cũng dò dẫm trước thì mới có mô hình của nó (và mô hình đó cũng có thể chỉ đúng cho nó), ko khôn lỏi đi tắt đón đầu tiết kiệm tiền "trải nghiệm" mãi được đâu.

VN học TQ, Sing, Hàn mãi cuối cùng thấy chẳng thằng nào lý tưởng cả, cho bà con "tự lo - hạnh phúc" 1 chút là có ngay mấy tỷ phú đô la công nghệ (coin) luôn >:)

Đấy là Cụ cố tìm ý TỐT từ suy nghĩ của bạn ấy thôi.
+ Bạn ấy là ai, là GS - TS, bạn ấy sao có thể phát biểu một cách rắc rối kiểu con voi đủ to cho đủ kiểu sờ mà thiếu cách đề cập, lập luận một cách khoa học như vậy ?
+ Bạn ấy là ai, là một BĐ QH, một chính khách sao có thể phát biểu vấn đề nhạy cảm xã hội một cách khoe từ, theo kiểu "rào cản kỹ thuật" như vậy. Từ này người ta hay dùng để ngăn chặn đối thủ trong cạnh tranh thương mại.
+ Bạn ấy là ai, là lãnh đạo một tổ chức cung ứng dịch vụ giáo dục đầu ngành. Chẳng đề cập gì đến chất lượng, cam kết với người mua mà nhăm nhăm tăng giá kiểu độc quyền. Có khác gì ngành điện kêu lỗ mà phát hiện ra đầu tư cả bể bơi, ... hồi xưa không (nếu em không nhầm) ? Phải tiếp cận win-win mới có người nghe, luôn là vậy.
Em chưa đề cập đến đúng sai đâu nhé, ý em chỉ là bạn ấy XANH quá thôi.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,200
Động cơ
362,016 Mã lực
Thế thằng nhà trọc phú nhiều tiền, học kém thì có cho nên học ? Ông này ko biết phát biểu chính xác câu chữ thế nào, nhưng nói thế này là mất điểm. Nhất là khi GĐ ĐH cuốc gia
Học thoải mái đi cụ nhưng với ĐK là phải siết đầu ra, cái này một số trường ĐH có danh tiếng ở Việt Nam vẫn đang thực hiện và sinh viên tốt nghiệp những trường đó ra đời họ làm việc khá ok. Giờ nó đẻ ra một loạt các trường ĐH kiểu như Thành Đông, Thành Tây, Thành Nam ... đại loại thế thì chất lượng thế nào chắc cụ cũng biết. Ví như đại học Bách Khoa họ tăng học phí thì việc chất lượng giảng viên và đầu ra chắc chắn còn tăng hơn nữa. Các trường vớ vẩn, đầu vào làng nhàng, đầu ra làng nhàng thì cho tăng cao lên nếu ai còn muốn học ĐH để lấy bằng thì buộc phải cân nhắc học phí.
 

hanoikhongvoi

Xe tải
Biển số
OF-755255
Ngày cấp bằng
31/12/20
Số km
236
Động cơ
51,470 Mã lực
Tuổi
24
Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này

GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.

Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.



Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1

Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.

Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.

Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
E có nghe GS phát biểu, nhưng mà e ko đồng tình với quan điểm đó. GS cũng hơi vội vàng đó.
 

june20

Xe tải
Biển số
OF-67179
Ngày cấp bằng
26/6/10
Số km
283
Động cơ
434,102 Mã lực
Website
www.laixedongdo.com
Các cụ thừa biết cháu xin trích lời P.GS TS Nguyễn Lân Hiếu 'Tôi chưa thấy bác sĩ nào giỏi mà nghèo cả', thì ngay cả các Thầy khối đại học bây giờ cũng thế thôi, Y tế và giáo dục là nền tảng của xã hội, nay ông dục kêu, mai ông tế kêu, dựng hàng rào kỹ thuật thế thì dân ta sống sao? Đồng ý thu phí nhưng cái món hàng rào kỹ thuật kia cháu nghĩ là không phù hợp với một đất nước như ở ta, khi người sáng lập chỉ có ham muốn tột bậc là: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Nó phải là kim chỉ nam cho nền giáo dục nước nhà.
Giờ cháu thấy phổ cập được hết cấp 3 thì đã là hoàn thành tiêu chí " ai cũng được học hành " rồi. Sau đó mỗi người tuỳ vào khả năng nhận thức, hoàn cảnh gia đình mà xác định nên học nghề để làm thợ, hay là học Đại học. Chứ ko phải ai ai cũng đua nhau học cho nó có cái bằng Đại học hình thức mà ra trường chả biết cái quái gì. Chẳng khác gì học hết cấp 4.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top