Mợ nói thế này thì con gà quả trứng rồi. Nâng cao chất lượng mới được tăng học phí. Uni nó sẽ bảo là tôi làm đek gì có tiền trả cho GV xịn mà nâng được chất lượng. Và cứ thế 100 năm nữa nguyễn y vân.
Giờ Uni nào cũng phải cho các suất học bổng cho học sinh thật xuất sắc, cho học sinh nghèo vượt khó, cho học sinh tàn tật và hoàn cảnh đặc biệt - quota thật minh bạch. Còn lại đóng học phí cao hết. Còn nếu sợ politiocal correctcess thì chia rõ ra: Hệ đắt tiền thì theo giáo trình Hà vợt này nọ, t.Anh chuẩn chỉnh 7.0 trở lên, mời GV nước ngoài, ch trình trao đổi... Hệ XH Chủ nhật thì không bắt buộc, trường nào thích thì cứ dạy kiểu thời bao cấp với học phí giá thấp. Còn mợ khỏi lo, nhà tuyển dụng không ngọng đâu - biết thừa em SV nào tốt nghiệp hệ Đắt tiền như trên nó khác với hệ CH Chủ nhật như thế nào!
Cách nữa là siết chặt đầu ra - vào vô tư, ra mới khó. Lúc đó cho học lại, thi lại tầm chục lần, lần nào cũng tốn tiền học lại + thi thì biết nhau ngay. Sẽ suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết định thi ĐH! Và đây cũng là cách nâng uy tính trường rất tốt.
Cuối cùng, nên cho SV tập thói quen TỰ vay tiền đi học. Trước là tập thói quen tự lập, trên 18 tuổi rồi phải tự mình dám ra quyết định và chịu trách nhiệm với nó, cũng là kỹ năng phân bổ tài chính cá nhân nữa. Khi luôn canh cánh bên người khoản nợ thì tự khắc sẽ phấn đấu học giỏi, cày cuốc mà trả nợ. Tuổi trẻ nên cày cuốc hết sức vào, mới đủ trải nghiệm. Còn sợ nợ nần thì đừng đi học ĐH, đi mà học làm thợ ý. Đầu bếp giỏi lương không kém kỹ sư đâu! Và dần sẽ hình thành thói quen suy nghĩ hiệu quả, quy về thóc, chứ không phải nhìn thằng bạn mà làm theo, rồi về đòi bố mẹ bán heo đi nộp tiền học phí.
Ủng hộ bác Quân. GD Việt Nam nên đi theo cách làm của nước ngoài đi. Mái trường XH Chủ nhật nên thay bằng mái ngói, mái các loại đi!
Nếu tách biệt mối liên hệ giữa: đào tạo bậc đại học và thị trường lao động, thì lập luận tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo, có thể đứng vững.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: nâng cao chất lượng đào tạo để làm gì ? Nếu thị trường lao động chưa có khả năng chi trả cao hơn ?
Giống như việc một người lái xe công nghệ (sử dụng xe Vios) nhận được lời khuyên nâng cấp xe lên Camry, trong khi giá cước vận tải không thay đổi.
Cho nên cháu mong muốn bác Quân phát biểu rõ ràng hơn, đại khái như thế này:
1. Tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Nhưng nâng cao chất lượng đào tạo, chưa làm tăng tiền lương nhận được.
3. Dù lựa chọn đúng trường đại học (để không phí tiền học), nhưng vẫn sẽ tốn thêm tiền khi học đại học, bởi vì thị trường lao động không thể chi trả tiền lương cao hơn.