[Funland] GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học

theway

Xe buýt
Biển số
OF-181669
Ngày cấp bằng
22/2/13
Số km
551
Động cơ
341,701 Mã lực
Đòi hỏi các cơ sở đào tạo đảm bảo có việc làm sau khi nhận bằng là điều vô lý, bây giờ cơ chế thị trường rồi, nếu chất lượng nhân lực tốt sẽ không lo thất nghiệp.

Cũng không thể bám vào lý do nghèo, không thể đóng học phí cao nhưng luôn đòi chất lượng giáo dục phải tốt tốt được. Nước giàu có chế độ an sinh xã hội tốt thì đương nhiên được nhà nước hỗ trợ, nước đang phát triển thì phải có sự nỗ lực của mọi tầng lớp, thắt lưng buộc bụng đầu tư cho giáo dục. Muốn con cái thành công thì cha mẹ càng phải đầu tư cho giáo dục của con em mình.

Chính sách cho vay để đi học là chính sách nên mở rộng. Sinh viên nghèo học giỏi sẽ có các quỹ học bổng và các chương trình vay vốn hỗ trợ. Cơ hội luôn bình đẳng cho mọi đối tượng. Muốn có tương lai tốt thì phải đầu tư thôi, bất kể giàu nghèo. Sinh viên VN nên có trách nhiệm dần với tương lai của mình, không thể ỉ lại vào nhà nước hay bố mẹ mãi như hiện nay.
 

old cAt

Xe hơi
Biển số
OF-556528
Ngày cấp bằng
4/3/18
Số km
187
Động cơ
153,711 Mã lực
Tuổi
35
Em xin đề xuất:
- Ý tưởng: bán chữ (giá cao) cho người giàu, lấy tiền hỗ trợ cho người nghèo ham học
- Cách làm: mức thu học phí tỷ lệ nghịch với điểm thi. Cụ thể trúng tuyển điểm thấp đóng học phí cao ( thậm trí rất cao), ngược lại trúng tuyển điểm cao thì đóng học phí thấp. Điểm càng cao đóng càng thấp
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,806
Động cơ
163,143 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có vẻ cụ khinh dân CM.KG nhỉ.Mà cụ anti ngáo.Ông này dân Quang Ngãi.K phải dB QH tỉnh nào là dân tỉnh đó đâu
Không phải khinh đâu cụ, cụ đấy đang đá xoáy đấy.

Cụ thật sự không biết anh nào liên quan đến các từ khóa: Cà Mau, Kiên Giang, trung cấp y thật hả.
 

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
452
Động cơ
360,632 Mã lực
Em xin đề xuất:
- Ý tưởng: bán chữ (giá cao) cho người giàu, lấy tiền hỗ trợ cho người nghèo ham học
- Cách làm: mức thu học phí tỷ lệ nghịch với điểm thi. Cụ thể trúng tuyển điểm thấp đóng học phí cao ( thậm trí rất cao), ngược lại trúng tuyển điểm cao thì đóng học phí thấp. Điểm càng cao đóng càng thấp
Cái này cụ không phải đề xuất, ĐHQGHN của Anh Quân áp dụng từ lâu rồi, lớp chất lượng cao (của trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN) học phí khoảng 50tr/năm nhưng điểm đầu vào luôn thấp hơn nhiều lớp thường học phí 8-10tr/năm, cụ có thể vào thông báo điểm chuẩn tuyển sinh của năm 2018-2020 của ĐHKT- ĐHQGHN sẽ rõ.
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
GD VN chỉ chăm chăm vào việc "dạy giỏi-học giỏi". Nặng về lý thuyết mà yếu về kỹ năng, thái độ.

Học giỏi-điểm cao, tốt nghiệp loại khá-giỏi mà ra trường cứ lơ tơ mơ, không làm được việc thì có đi làm thuê cho thằng học dốt cũng bị đuổi việc thôi :))
 

vodanhtk

Xe tải
Biển số
OF-416113
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
336
Động cơ
224,417 Mã lực
Với tư duy của một nhà cung cấp dịch vụ hoặc sản xuất, thì anh phải nâng chất lượng sản phẩm của mình trước khi tính đến chuyện nâng giá thành sản phẩm. Em cứ ví dụ như Ford nâng cấp Everest, hay Kia nâng cấp Sorento thế hệ mới cùng với việc nâng giá bán sản phẩm ý.
Còn tư duy của vị giáo sư này thì em không rõ, chắc tại không đủ trình để hiểu ạ.
Mà em cũng lơ mơ nghe đâu đấy là cái chuẩn tiến sỹ của ta cũng mới được điều chỉnh tăng giảm gì đấy thì phải ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

lamdungx

Xe buýt
Biển số
OF-70628
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
666
Động cơ
442,444 Mã lực
Muốn ít học sinh học Đại Học thì dễ như thò tay vào túi lấy cái chìa khoá. Sao không tăng chất lượng đầu vào, thay vì tuyển 5.000-6.000 thì tuyển 200-300 thôi hoặc hạn chế thành lập trường ĐH vì đã quá nhiều ???

Đây cho thành lập với tội vạ, ra sức tuyển sinh như vơ bèo, vạt tép, đào tạo ngành nghề tràn lan như trăm hoa đua nở, …… giờ lại nghĩ ra chiêu tăng học phí. Vãi chưởng với GS ^:)^^:)^^:)^
Đồng ý với cụ, Nhưng tuyển 2-300 sinh viên và với mức thu học phí hiện nay liệu có đủ để trả tiền giáo viên không cụ? Hiện nay 1 tín chỉ các trường thu tầm 150 - 160k/tín chỉ. Như vậy học phí tầm khoảng 12-14tr/4 năm. Cụ tính bài toán kinh tế này giúp em.
 

dpbd90

Xe tải
Biển số
OF-738352
Ngày cấp bằng
5/8/20
Số km
270
Động cơ
66,837 Mã lực
Tuổi
34
Hồi xưa hay đọc tiểu thuyết LX và Đông Âu.

Thanh niên hết phổ thông vào công trường, nông trường, đi lính. Một số đi học ngắn hạn thành công nhân kỹ thuật, y tá, viên chức cấp thấp ở nông thôn...

Chỉ rất ít đi học ĐH thành bác sĩ, kỹ sư, nhà nghiên cứu.

Nên lao động có tay nghề của họ dồi dào. Số tinh hoa thì thật sự tinh hoa. XH tiết kiệm nhiều chi phí

VN thì lúc nào cũng "Cháu năm nay thi trường nào?" mặc dù cháu giống bố mẹ cháu, nghĩa là ngu rất và nhà cũng nghèo rất.

Bi kịch bắt đầu từ đấy.
Bi kịch là khi ở VN hàng chục cao đẳng trung cấp được nâng lên đại học, 1 loạt trường dân lập được mở ra với tiêu chí còn tép thì còn vét và các trường đại học cũ tuyển gấp đôi gấp 3 chỉ tiêu so với 15-20 năm trước chứ ko phải hỏi do cháu thi trường nào ;))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Em cho ông GS này đúng đó. Thay đổi tư duy bao cấp đi. Các trường top100 thế giới có trường nào không có học phí đắt lè lưỡi. Ông nào giỏi vào học lấy học bổng free nhé, ông nào rốt thì nộp tiền, rất nhiều tiền phục vụ ông giỏi. Tiền nhiều nhà trường thuê giáo viên, đội ngũ giỏi về dạy, làm nghiên cứu...
Những thằng dốt nhiều tiền, rất nhiều tiền nôp học phí, nó cần tấm bằng danh tiếng, và nó chẳng thiếu việc vì nhà nóc có rất nhiều tiền.
Ông học giỏi đc học bổng free, được cung ứng môi trường hiện đại, tiên tiến nhất, được học những người giỏi nhất. Qua tốt ấy chứ.
Cụ nguỵ biện rồi đó, bao cấp học phí free là một cách lựa chọn người tài khi nguồn lực trong toàn xã hội còn yếu đuối, từ hồi bỏ bao cấp đến nay học phí vẫn tăng đều chứ có giảm hay miễn phí bao giờ. Học phí nên tính đúng và đủ chứ không nên dùng nó làm hàng rào, đúng và đủ ở đây là phải tính được chi phí thuê thầy, chi -hí duy trì các phòng thí nghiệm cao cấp (ở ta chưa có), các thư viện đồ sộ và chất lượng (ta cũng chưa thấy nhiều)… tính chuẩn rồi mới có học bổng đủ cho những cá nhân học giỏi chi cho việc học tập đã tính đúng đủ ở trên. Chưa nói những sách, những thầy và phòng thí nghiệm nói trên phải tạo một môi trường hun đúc một con người hữu dụng thật sự, có chém gió thì gió nó cũng ra điện chứ đừng thành … điên.
Xin nhắc lại, hữu dụng thôi chứ chưa cần giỏi.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,385
Động cơ
287,801 Mã lực
Cụ Làm ơn đọc hết bài thay vì đọc một cái tiêu đề cắt cụt của báo chí. Toàn văn ý kiến được chia ra nhiều phần, đầy đủ cho các tầng lớp. Cá nhân mình ủng hộ ý kiến của đại biểu. Học phí cao, tự chủ tài chính, tự chủ chương trình.

Chỉ có như thế thì mới bỏ được cái khung chương trình vốn đã quá cũ kĩ và vô tác dụng. Ai nghèo thì trích học phí ra làm học bổng. Ai không cố gắng học thì thôi không cần cố, giờ lương thợ 15-30 củ một tháng, lương cử nhân ra được bao nhiêu, ai cần thì hẵng đi học đại học, ai không cần thì đi học nghề tay nghề cao, lương vẫn ổn. Việc phân cấp và có hệ thống hỗ trợ cho việc phân cấp là chính xác.

Ai cũng có quyền được đi học, tôi có tiền tôi được quyền học chương trình tiên tiến, ông nhà nghèo thì ông cố lấy học bổng để đi học. Học bổng ở nước ngoài cũng chủ yếu là need - based còn học sinh giỏi sẽ được tuyên dương merit - based.

Công bằng chứ đâu có phân biệt gì ở đây. Lên đến giám đốc học viện chả lẽ đầu còn ít sỏi, ăn nói còn hớ hênh để các ông bắt bẻ chăng?

Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này

GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.

Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.



Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1

Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.

Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.

Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Hồi xưa hay đọc tiểu thuyết LX và Đông Âu.

Thanh niên hết phổ thông vào công trường, nông trường, đi lính. Một số đi học ngắn hạn thành công nhân kỹ thuật, y tá, viên chức cấp thấp ở nông thôn...

Chỉ rất ít đi học ĐH thành bác sĩ, kỹ sư, nhà nghiên cứu.

Nên lao động có tay nghề của họ dồi dào. Số tinh hoa thì thật sự tinh hoa. XH tiết kiệm nhiều chi phí

VN thì lúc nào cũng "Cháu năm nay thi trường nào?" mặc dù cháu giống bố mẹ cháu, nghĩa là ngu rất và nhà cũng nghèo rất.

Bi kịch bắt đầu từ đấy.
Thời đại 4.0 thì lao động cần đến chân tay ít dần, chỉ những đôi tay cực khéo mới có giá trị. Tuy nhiên nếu có tầm một chút thì đã đào tạo nhiều người biết bấm nút khiển máy thay vì đẻ ra một đống ông di chuột chém gió.
 

lamdungx

Xe buýt
Biển số
OF-70628
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
666
Động cơ
442,444 Mã lực
Với tư duy của một nhà cung cấp dịch vụ hoặc sản xuất, thì anh phải nâng chất lượng sản phẩm của mình trước khi tính đến chuyện nâng giá thành sản phẩm. Em cứ ví dụ như Ford nâng cấp Everest, hay Kia nâng cấp Sorento thế hệ mới cùng với việc nâng giá bán sản phẩm ý.
Còn tư duy của vị giáo sư này thì em không rõ, chắc tại không đủ trình để hiểu ạ.
Mà em cũng lơ mơ nghe đâu đấy là cái chuẩn tiến sỹ của ta cũng mới được điều chỉnh tăng giảm gì đấy thì phải ợ.
Cái đau khổ của các trường đại học công là không được tự quyết học phí. Cho nên càng đâu tư cho chất lượng thì càng lỗ nếu không cho tăng học phí. Nó là vòng luẩn quẩn cụ ạ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Cụ Làm ơn đọc hết bài thay vì đọc một cái tiêu đề cắt cụt của báo chí. Toàn văn ý kiến được chia ra nhiều phần, đầy đủ cho các tầng lớp. Cá nhân mình ủng hộ ý kiến của đại biểu. Học phí cao, tự chủ tài chính, tự chủ chương trình.

Chỉ có như thế thì mới bỏ được cái khung chương trình vốn đã quá cũ kĩ và vô tác dụng. Ai nghèo thì trích học phí ra làm học bổng. Ai không cố gắng học thì thôi không cần cố, giờ lương thợ 15-30 củ một tháng, lương cử nhân ra được bao nhiêu, ai cần thì hẵng đi học đại học, ai không cần thì đi học nghề tay nghề cao, lương vẫn ổn. Việc phân cấp và có hệ thống hỗ trợ cho việc phân cấp là chính xác.

Ai cũng có quyền được đi học, tôi có tiền tôi được quyền học chương trình tiên tiến, ông nhà nghèo thì ông cố lấy học bổng để đi học. Học bổng ở nước ngoài cũng chủ yếu là need - based còn học sinh giỏi sẽ được tuyên dương merit - based.

Công bằng chứ đâu có phân biệt gì ở đây. Lên đến giám đốc học viện chả lẽ đầu còn ít sỏi, ăn nói còn hớ hênh để các ông bắt bẻ chăng?
Thế những người nghèo nhưng óc họ lại ở mức phải nộp học phí (là một số rất đông) sẽ thành người thế nào, trong khi những người khá hơn về tiền nhưng óc họ lại không ở tầm được nộp học phí (cũng rất đông) lại thành người có bằng.
Kết quả sẽ là chất lượng chất xám kèm theo bằng cấp sẽ ngày càng suy giảm.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này

GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.

Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.



Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1

Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.

Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.

Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
Đây là xu thế đã và đang xảy ra, đâu phải chỉ là quan điểm của ông này.
Đào tạo là một loại dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chi phí mà người sử dụng dịch vụ bỏ ra.
 

Naponeon

Xe tải
Biển số
OF-360214
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
334
Động cơ
264,732 Mã lực
Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này

GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.

Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.



Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1

Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.

Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.

Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
Để đc nói ở nghị trường thì phải có đủ điều kiện như vị nghị sĩ Nga đã tiết lộ!
IMG_20210726_105340.jpg
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Bi kịch là khi ở VN hàng chục cao đẳng trung cấp được nâng lên đại học, 1 loạt trường dân lập được mở ra với tiêu chí còn tép thì còn vét và các trường đại học cũ tuyển gấp đôi gấp 3 chỉ tiêu so với 15-20 năm trước chứ ko phải hỏi do cháu thi trường nào ;))
Lỗi của chúng nó giờ nó đổ tại người dân, xã hội thế bao giờ ngóc đầu lên được.
 

flashx

Xe máy
Biển số
OF-324281
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
63
Động cơ
286,838 Mã lực
Với tư duy của một nhà cung cấp dịch vụ hoặc sản xuất, thì anh phải nâng chất lượng sản phẩm của mình trước khi tính đến chuyện nâng giá thành sản phẩm. Em cứ ví dụ như Ford nâng cấp Everest, hay Kia nâng cấp Sorento thế hệ mới cùng với việc nâng giá bán sản phẩm ý.
Còn tư duy của vị giáo sư này thì em không rõ, chắc tại không đủ trình để hiểu ạ.
Mà em cũng lơ mơ nghe đâu đấy là cái chuẩn tiến sỹ của ta cũng mới được điều chỉnh tăng giảm gì đấy thì phải ợ.
Bạn nâng chất lượng sản phẩm của mình trong trường hợp này như thế nào? Tiền ít có thuê thầy giỏi được không? Có những thiết bị theo kịp thời đại? Đất nước thì tiền còn đang thiếu phải đầu tư bao nhiêu thứ có bao cấp được không? Nhà nước không thể ôm hết được thì hãy để thị trường quyết định và đào thải. Trường mà học phí cao chất lượng kém thì không có học sinh. Muốn sáng tạo lại có vòng kim cô trên đầu thì bứt phá kiểu gì.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Đây là xu thế đã và đang xảy ra, đâu phải chỉ là quan điểm của ông này.
Đào tạo là một loại dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chi phí mà người sử dụng dịch vụ bỏ ra.
Đấy là trường tư còn đây là trường của Nhà Nước, ko có gì đảm bảo chi phí cao mà chất lượng tốt khi giao toàn quyền cho trường.
Kể cả có thể làm được như vậy thì vẫn phải có trường học phí thấp cho con nhà nghèo.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top