- Biển số
- OF-30934
- Ngày cấp bằng
- 10/3/09
- Số km
- 22,658
- Động cơ
- -163,908 Mã lực
Nhìn học phí là biết chất lượng, ngon bổ mà đòi rẻ à
Tự chủ đại học có ít nhất 4 điểm chính: tự chủ học thuật, tự chủ tổ chức, tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự. Ở mô hình chính trị hiện tại chưa cho phép tự chủ đại học thực sự. Do đó ng ta chỉ thích xoáy vào tự chủ tài chính, nếu trường đã tự chủ tài chính ; còn nếu trường chưa tự chủ tc thì nói đến học phí.Cháu không đánh giá cao thể loại GS làm chính trị mà chả biết GS rồi mới làm chính trị hay nhờ chính trị mới lên GS.
Nhưng vấn đề cốt lõi là tự chủ DH thì cháu đồng tình. Chỉ ghét 1 cái là nhà báo lấy một trong các hệ quả của tự chủ DH là các trường có quyền tăng học phí để đặt tựa làm cho bao nhiêu thảo luận đều xoay quanh học phí, trong khi tự chủ DH còn biết bao nhiêu thứ khác.
Học đại học là một kênh đầu tư cho tương lai, cụ ạ. Nó không phải là phổ cập giáo dục. Nếu nhà nghèo, trình độ vừa phải thì phải suy nghĩ xem: 1. Học trường nghề (đầu tư ít hơn) để đảm bảo có việc nhưng thu nhập vừa phải; 2. Vay ngân hàng, quyết tâm học để sau này có thể kiếm được việc tốt, lương cao trả nợ; 3. Quyết có hồ sơ (CV) thật giỏi để xin học bổng tài trợ học ĐH.Thế những người nghèo nhưng óc họ lại ở mức phải nộp học phí (là một số rất đông) sẽ thành người thế nào, trong khi những người khá hơn về tiền nhưng óc họ lại không ở tầm được nộp học phí (cũng rất đông) lại thành người có bằng.
Kết quả sẽ là chất lượng chất xám kèm theo bằng cấp sẽ ngày càng suy giảm.
Tôi vào để chào mợ 1 câu, đồng ý với mợHa ha ha, kết quả đào tạo không cần gắn với thị trường việc làm. Tư duy thế này, cháu xin chịu thua ạ.
Một số ngành vẫn đang thiếu nhân lực, nhưng việc đào tạo cũng có vấn đề. Xin góp thêm lời với mợ. Đối với các ngành đó nếu có nhân lực thì lương sẽ tốt và chỉ có tăng, cơ mà thực sự có một số ngành vẫn được xem là không có hệ sinh thái để phát triển, đặc biệt là công nghệ và công nghệ caoNếu tách biệt mối liên hệ giữa: đào tạo bậc đại học và thị trường lao động, thì lập luận tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo, có thể đứng vững.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: nâng cao chất lượng đào tạo để làm gì ? Nếu thị trường lao động chưa có khả năng chi trả cao hơn ?
Giống như việc một người lái xe công nghệ (sử dụng xe Vios) nhận được lời khuyên nâng cấp xe lên Camry, trong khi giá cước vận tải không thay đổi.
Cho nên cháu mong muốn bác Quân phát biểu rõ ràng hơn, đại khái như thế này:
1. Tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Nhưng nâng cao chất lượng đào tạo, chưa làm tăng tiền lương nhận được.
3. Dù lựa chọn đúng trường đại học (để không phí tiền học), nhưng vẫn sẽ tốn thêm tiền khi học đại học, bởi vì thị trường lao động không thể chi trả tiền lương cao hơn.
Cứ giảm số lượng tuyển sinh là xong chứ có cần phức tạp vậy k nhỉ!Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này
GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.
Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.
Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1
Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.
Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.
Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.
Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.
Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
- Trường Nhà nước thì khác gì trường tư? Chỉ khác là có và không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thôi.Đấy là trường tư còn đây là trường của Nhà Nước, ko có gì đảm bảo chi phí cao mà chất lượng tốt khi giao toàn quyền cho trường.
Kể cả có thể làm được như vậy thì vẫn phải có trường học phí thấp cho con nhà nghèo.
Mình coi giáo dục đại học vẫn là cái đòn bẩy để nhẩy lên tầng lớp lao động gián tiếp thu nhập cao, trong khi chuẩn ra học đại học để thành một người có cách kiếm sống phù hợp một dây chuyền sản xuất kinh doanh, biết lao động chân tay nhưng việc chính là ở gián tiếp, thế mới có bác sĩ, kỹ sư và nhân viên ngân hàng, nhà buôn… có đầu óc thực tế và có cả đầu óc hoạch định dài hơi.Giáo dục đại học
Học đại học là một kênh đầu tư cho tương lai, cụ ạ. Nó không phải là phổ cập giáo dục. Nếu nhà nghèo, trình độ vừa phải thì phải suy nghĩ xem: 1. Học trường nghề (đầu tư ít hơn) để đảm bảo có việc nhưng thu nhập vừa phải; 2. Vay ngân hàng, quyết tâm học để sau này có thể kiếm được việc tốt, lương cao trả nợ; 3. Quyết có hồ sơ (CV) thật giỏi để xin học bổng tài trợ học ĐH.
Ở Mỹ, sinh viên thường vay ngân hàng để học. Chính vì phải trả nợ sau này nên sinh viên có ý thức học rất cao. Có một số trường hợp đang học thì hết tiền thì dừng học vài năm đi kiếm tiền đến khi nào đủ thì quay lại học tiếp. Một số quốc gia như Đức thì học phí được miễn nhưng họ phân luồng từ sớm hoặc có hình thức xét tuyển.
Ở VN, nếu tăng học phí thì nhà giàu thì chỉ có lợi thế đăng kí học ở trường bình thường thôi khi mà tính cạnh tranh chưa cao. Các trường top thì kiểu gì họ cũng có 1 số suất học bổng dành riêng cho con nhà nghèo học giỏi, phần còn lại thì cạnh tranh đều giữa các hồ sơ. Lúc đấy không giỏi thì cũng khó mà lọt vào được.
Ở VN năm ngoái có 1 ví dụ điển hình là cháu Quý Đăng học tiểu học không đạt chuẩn vào Ams. Muốn học THCS Archimedes thì không có tiền vì đây là trường tư. Nhưng nhờ có giáo viên Toán dạy ở Archimedes nhận ra tiềm năng nên thuyết phục được hiệu trưởng miễn phí cho cả 4 năm cấp 2 nên được nhận. Đến lớp 10 thì cháu Đăng được huy chương vàng đầy thuyết phục, trường Archimedes trở nên cực hot trong đợt tuyển sinh vừa rồi. Đấy là ví dụ về cách người nghèo vẫn có cơ hội học trường tốt.
Tóm lại, về mặt lý thuyết, anh kiếm được tiền, đóng thuế nhiều cho xã hội thì anh xứng đang được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với người đóng thuế ít. Em cho rằng đấy mới là công bằng.
Tầm nhìn của đại biểu quốc hội là phải nhìn toàn cảnh 700 trường đại học Việt Nam. Thiếu nhân lực ở một số ngành, có thể khắc phục bằng nhập khẩu lao động. Không nên vì cái phần thiếu đó mà cứ khăng khăng muốn tăng học phí tất cả bậc đại học, trong khi thị trường lao động chưa thể chi trả cao hơn.Một số ngành vẫn đang thiếu nhân lực, nhưng việc đào tạo cũng có vấn đề. Xin góp thêm lời với mợ. Đối với các ngành đó nếu có nhân lực thì lương sẽ tốt và chỉ có tăng, cơ mà thực sự có một số ngành vẫn được xem là không có hệ sinh thái để phát triển, đặc biệt là công nghệ và công nghệ cao
Vâng, mợ dạy đúng ạTầm nhìn của đại biểu quốc hội là phải nhìn toàn cảnh 700 trường đại học Việt Nam. Thiếu nhân lực ở một số ngành, có thể khắc phục bằng nhập khẩu lao động. Không nên vì cái phần thiếu đó mà cứ khăng khăng muốn tăng học phí tất cả bậc đại học, trong khi thị trường lao động chưa thể chi trả cao hơn.
GS nói cũng có phần đúng đấy chứ.Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này
GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.
Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.
Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1
Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.
Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.
Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.
Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.
Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
Nếu trượt TU thì quan lộ của cậu này sẽ hãm hãm lại 1 chút - chứ lộ trình cơ cấu tằng tằng cũng kinh lắmĐúng là đệ ruột a Ngọng, vừa tượt Trung uỷ k biết ngượng, ưu ái cho về TW nại bi bô, biết thế cứ cho ở Cà Mau mà nuôi tôm cho phân biệt đc tôm thẻ, tôm sú hay tôm càng xanh loại nào ngon thì mới cho về
Nên công bố luận án TS của ông này, cả hồ sơ nghiên cứu khoa học xem có gì đóng góp k mà lên PGS, GS sớm lại phát bỉu linh tinh
Gớm, không biết óc cụ có bao nhiêu chữ và đã làm nên đc cái trò trống gì cho cộng đồng/XH này chưa mà cụ chê con em cần lao chúng tôi ghê thế.Đ/c GS này nói đúng nhưng sốc, nhất là đối với nhiều gia đình nghèo khó, đầu óc cũng kém.
Tự dưng nhờ ơn anh Người Tốt nên nhà nhà đại học, người người học đại.
Giờ họ lo con cái họ mất danh, họ mất oai ở làng quê thì họ chửi thôi.
Nhiều cháu cầm bằng ĐH xong gia nhập grab, đa cấp, cò đất. Vốn chữ nghĩa đã chả có mấy, thêm vài năm lang thang là bay sạch cả kiến thức (nếu có)
Nhưng mảnh bằng thì vẫn ở lại.
Ý đầu tiên của cụ thì em hoàn toàn đồng ý. Bản thân nhà em cũng nhờ quyết tâm học đại học mà giờ có thể tạm gọi là lên level cao hơn.Mình coi giáo dục đại học vẫn là cái đòn bẩy để nhẩy lên tầng lớp lao động gián tiếp thu nhập cao, trong khi chuẩn ra học đại học để thành một người có cách kiếm sống phù hợp một dây chuyền sản xuất kinh doanh, biết lao động chân tay nhưng việc chính là ở gián tiếp, thế mới có bác sĩ, kỹ sư và nhân viên ngân hàng, nhà buôn… có đầu óc thực tế và có cả đầu óc hoạch định dài hơi.
Ví dụ của cụ nó không nói lên khả năng chọn lọc tối ưu của mô hình giáo dục khi tuyển sinh, chỉ cho thấy vai trò của cá nhân người thầy trong việc chọn trò.
Bác nói rất có lý phần tự chủ tài chính, bỏ khung chương trình. Băn khoăn của em là các vị có làm được như lời các vị nói hay ko. Thu tiền thì nhanh và dễ chứ mấy việc kia ko đơn giản tí nào ( thường là sẽ như mèo mửa ).Cụ Làm ơn đọc hết bài thay vì đọc một cái tiêu đề cắt cụt của báo chí. Toàn văn ý kiến được chia ra nhiều phần, đầy đủ cho các tầng lớp. Cá nhân mình ủng hộ ý kiến của đại biểu. Học phí cao, tự chủ tài chính, tự chủ chương trình.
Chỉ có như thế thì mới bỏ được cái khung chương trình vốn đã quá cũ kĩ và vô tác dụng. Ai nghèo thì trích học phí ra làm học bổng. Ai không cố gắng học thì thôi không cần cố, giờ lương thợ 15-30 củ một tháng, lương cử nhân ra được bao nhiêu, ai cần thì hẵng đi học đại học, ai không cần thì đi học nghề tay nghề cao, lương vẫn ổn. Việc phân cấp và có hệ thống hỗ trợ cho việc phân cấp là chính xác.
Ai cũng có quyền được đi học, tôi có tiền tôi được quyền học chương trình tiên tiến, ông nhà nghèo thì ông cố lấy học bổng để đi học. Học bổng ở nước ngoài cũng chủ yếu là need - based còn học sinh giỏi sẽ được tuyên dương merit - based.
Công bằng chứ đâu có phân biệt gì ở đây. Lên đến giám đốc học viện chả lẽ đầu còn ít sỏi, ăn nói còn hớ hênh để các ông bắt bẻ chăng?
Cụ vẫn dễ tính. E mà có quyền á, thì cứ phải Ai-eo 7 chấm zở lên mới cho nộp hồ sơ.Giờ siết đầu vào giáo xư, tiến sĩ, giảng viên, cứ IELTS 6.0 thì vào, còn không nghỉ hết. Không có cái gọi là tương đương như bằng B2, B3 gì đó, IELTS, có thể check được trên mạng.
Giáo sư, tiến sĩ mà không đọc được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành thì giáo sư, tiến sĩ gì.
...
Cụ phân tích đúng và bao quát vấn đề nhưng em nói thế này:Ý đầu tiên của cụ thì em hoàn toàn đồng ý. Bản thân nhà em cũng nhờ quyết tâm học đại học mà giờ có thể tạm gọi là lên level cao hơn.
Tuy nhiên, cần phải hiểu cả câu chuyên dài của GD Đại học chứ không chỉ 1 câu cắt cúp tiêu đề bài báo. Hiện nay gần như 100% các cháu cấp 3 có thể vào được đại học (nếu muốn). Tại sao lại thế? Là vì các trường phải tuyển được sinh viên thì mới tồn tại được (nhà nước không bao cấp nữa). Hệ luỵ thì rất nhiều thứ xảy ra: trò kém vì thiếu động lực, thầy cô dạy chán vì không thể đánh trượt được và cũng còn phải lo kiếm tiền bên ngoài. Một số cụ bảo thắt chặt đầu ra thì cái này nó cũng lại là con dao 2 lưỡi: sẽ bị mang tiếng là trường khó, không hút sinh viên hoặc sinh viên đang học thấy nản thì bỏ sang trường khác (vì chuyển trường rất dễ); nhưng không thắt chặt đầu ra thì sản phẩm đa phần sẽ rất tệ.
Vậy thì phải thực hiện song song thôi. Nhà nước đang cắt dần chi phí hỗ trợ. Các trường một mặt vừa tăng cường tuyển sinh, vừa đẩy mạnh sản xuất, NCKH (vừa PR, vừa để trực tiếp nâng cao trình độ giáo viên), thanh lọc dần các GV không đạt chuẩn (ví dụ như quy định mấy năm mấy bài ISI chẳng hạn..., không đủ khối lượng thì cắt dần lương thưởng). Đồng thời, cần phải tăng học phí để không phải tuyển sinh nhiều, lớp học nhỏ gọn thì càng dễ dạy, dễ trao đổi, đặc biệt các môn cần thực hành, quản lý đầu ra cũng dễ. Cái nửa trên thì các trường ĐH hiện nay đang làm rồi đấy ạ. Cái nửa sau nếu không làm thì dần dần những GV giỏi sẽ đi tìm nơi khác thôi. Ngoài ra, việc đào tạo tràn lan hiện nay dẫn đến tỷ lệ sinh viên ra trường không làm đúng nghề sẽ rất cao. Thời gian đào tạo 4 năm vì thế cực kì lãng phí cho chính bản thân gia đình và xã hội.
Bộ GD hiện nay cũng quy định một số thứ công khai như chuẩn đầu ra, kiểm định, cơ hội việc làm... Những thông tin này bắt buộc phải công bố trên website của các trường đại học. Để làm những cái đó, việc kết nối với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, những nhà tuyển dụng để xây dựng chương trình đào tạo là chuyện đương nhiên. Trong vài năm gần đây, những thông tin trên báo chí nói về việc này khá nhiều thể hiện xu hướng thay đổi, cố gắng chuyển mình của các trường đại học để phù hợp với sự phát triển của thế giới và yêu cầu xã hội hiện nay.
Góc nhìn của em hiện tại vẫn ở khối tự nhiên, kĩ thuật. Em không quen biết bên xã hội nên em không nắm thông tin bên đấy nên có thể những gì em viết phía trên cũng không hoàn toàn đầy đủ.