- Giảm tối đa số lượng trường ĐH, số lượng khoa ngành hiện nay; Các trường ko đạt tiêu chuẩn ĐH (mới) thì hạ xuống thành trường dạy nghề. Bỏ hẳn các hệ Cao đẳng, chuyên tu, tại chức,... (chuyển sang dạy nghề hết).
- Tăng thật cao điểm xét tuyển đầu vào với mức học phí thấp, ko tuyển thẳng, không cộng điểm ưu tiên (khu vực,...);
- Cơ cấu tuyển sinh 1 khoá ĐH mới: Chia nhiều thang điểm đi kèm với thang học phí tương ứng. Ví dụ 1 trường tuyển tầm 1000 SV/khoá với nhu cầu doanh thu tầm 1000 tỷ/năm để đầu tư Cơ sở vật chất và đội ngũ Giảng viên:
+ 100 ông đỗ xuất sắc 28-30 điểm/3 môn: miễn học phí + cấp thêm học bổng;
+ 400 ông đạt 24-27 điểm: học phí mức 1: 120tr/năm (Có cho vay);
+ 400 ông đạt 20-23 điểm: học phí mức 2: 360tr/năm (Hạng này cho dân thành thị trung lưu);
+ 90 ông đạt 16-19 điểm: học phí mức 3: 600tr/năm (bằng đi du học Mẽo học bổng 50%. Hạng này dành cho dân trên trung lưu, có tiền nhưng ko kiếm nổi học bổng du học);
+ 10 ông đạt 0-15 điểm: học phí mức đặc biệt: 1 tỷ/năm (Hạng này dành cho thiếu gia thừa tiền ít chữ, cần bằng ĐH danh tiếng).
*** Như vậy:
- 500 ông điểm kém nhà giầu sẽ nuôi trường và nuôi 500 ông top đầu;
- 500 ông top đầu sẽ làm nên thương hiệu cho trường, giúp trường phát triển danh tiếng, thu hút thêm SV tốt / SV giàu;
- 100 ông dốt nhất đóng nhiều nhất thì ra trường kiểu gì nhà cũng lo được việc làm, khỏi cần học bạ/ kết quả học tập ở trường
Coi như hệ SV danh dự - suất ngoại giao;
- Hàng năm có thi chuyển hạng. Rớt hạng đóng thêm tiền phải chịu;
- 1 năm nhà trường thu 256 tỷ/khoá SV (trong đó 500 ông cuối khoá đóng 208 tỷ). 4 khoá thu 1000 tỷ/năm. Trung bình mỗi SV đóng 1 tỷ/khoá ĐH;
- Học ko giỏi (ko đạt nổi 24 điểm 3 môn, như ví dụ trên) mà nhà ko có điều kiện thì xin mời đi học nghề;
- Học tài thi phận, chẳng may học giỏi mà thi điểm kém thì có thể ôn tiếp năm sau thi lại.