1) Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, có thể tự trang bị những kiến thức cơ bản nhất về ASD (Autism Spectrum Disorder). Tài liệu có thể tìm trên internet, ví dụ :
Sổ tay tự kỷ của bác sĩ.
2) Tìm kiếm trợ giúp kiến thức về ASD từ phòng giáo dục huyện, sở giáo dục tỉnh (hàng năm giáo viên toàn ngành có bao nhiêu sáng kiến về giáo dục, thì đây chính là lúc kêu gọi trợ giúp rồi đó).
3) Xin kinh phí để đưa cháu bé đi khám chuyên khoa nhi, xác định chính xác cháu bé ở mức độ ASD nào.
4) Nếu tình trạng ASD của cháu bé ở mức độ bắt buộc phải điều trị, rồi mới có thể hòa nhập cộng đồng, thì tìm kiếm kinh phí điều trị (xin kinh phí/xin trợ cấp/kêu gọi sự giúp đỡ từ những nhà hảo tâm/xã hội hóa/cộng đồng v.v...)
5) Nếu tình trạng ASD của cháu bé ở mức độ vẫn có thể hòa nhập với cộng đồng, thì tìm hiểu điều kiện sống, thói quen của cháu ... vì trẻ tự kỷ sẽ phản ứng trước những hoàn cảnh tiêu cực, lặp lại giống hệt như cách người lớn đối xử với em (ví dụ nếu ở nhà em gây ra lỗi và bị đánh đập, thì khi đến trường, mỗi khi gặp hoàn cảnh tiêu cực, em sẽ lặp lại hành động đánh đập đó với bạn khác).
6) Nhà trường bố trí một không gian riêng, có người hiểu biết về ASD, [như cháu viết ở mục (1) (2)], để trông coi cháu những khi cháu bột phát.
Nói chung chăm sóc trẻ ASD trên thế giới, có hẳn một số ngành học, và chi phí rất tốn kém.
Ở điều kiện cụ thể của cháu bé, trước mắt có thể tạm thời áp dụng từ (1) đến (6).