[Funland] Góc nhìn của tôi về giáo dục

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Bao giờ các nước bạn sang Việt Nam du học thì lúc đó nền giáo dục đã được cải thiện nha các bác :)))
Có ngay và luôn.
Ấn Độ ký thỏa thuận đưa sinh viên sang du học Việt Nam
Biên bản ghi nhớ về việc tuyển sinh viên y khoa Ấn Độ sang học tại Việt Nam đã lần đầu được ký vào ngày 1/7.

Ký kết được thực hiện giữa trường Đại học Hồng Bàng và một công ty của Ấn Độ. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu kỳ vọng chương trình sẽ đưa 200 sinh viên Ấn Độ tới Việt Nam trong năm học này, theo thông cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Link: https://vnexpress.net/an-do-ky-thoa-thuan-dua-sinh-vien-sang-du-hoc-viet-nam-4303580.html
 

bigbalds

Xe hơi
Biển số
OF-438180
Ngày cấp bằng
18/7/16
Số km
177
Động cơ
304,718 Mã lực
Tuổi
91
Một ví dụ: Nước ta luật giao thông có, xử phát có, camera có, công an gác đường có, giáo dục về luật giao thông có, đa số người đi xe máy là phải học luật và thi lấy bằng;
Thực tế: Người tham gia giao thông vi phạm nhiều. Một ví dụ là vượt đèn đỏ. Nam thanh, nữ tú, người già, ông bố, bà mẹ đèo theo trẻ em, nhân viên công sơ, công nhân tất thảy đều vượt đèn đỏ. Ngay cả có những Ông Tây sang Việt nam rồi cũng vi phạm. Tại sao?
Trả lời được câu hỏi đó tức là tìm ra gốc của vấn đề.
Một điều chắc chắn Giáo dục chỉ là một phần trong một chuỗi. Có một điều chắn chắn là con người Việt nam bây giờ được tiếp xúc với nhiều thông tin, nhiều tri thức hơn. Nền giáo dục bây giờ hơn hẳn quá khứ về hạ tầng, phương tiện. Thầy cô bây giờ được đào tạo bài bản hơn những năm xa xưa của thập niên 60-70; Nhưng có một điều chắc chắn là việc tuân thủ pháp luật va lương thiện thì thua xa những thập niên trước
Theo cụ những cơ quan, những cá nhân có trách nhiệm đặt đèn giao thông, biển báo giao thông đã thực hiện đúng phận sự của mình chưa. Nếu những thành phần này còn làm láo, làm bất hợp lý thì cụ khó có thể trách người dân vi phạm được, vì nếu dân tuân theo các kiểu tín hiệu đèn, biển báo của họ thì có thể tự chuốc lấy nguy hiểm cho bản thân. Vậy những cá nhân trên có phải là sản phẩm của giáo dục hay không?
 

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,109 Mã lực
Tuổi
46
Thạc sĩ thôi mà đã đòi mơ tưởng thay đổi cả một nền giáo dục, hầu hết mấy ông mới có tí học vấn đã ngáo, tưởng mình ngon.
Thế thì mới phải thảo luận trao đổi chứ cụ. Cụ đã đọc được người ta viết gì đâu mà bảo ngáo.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,245
Động cơ
440,566 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em thấy chất lượng giáo ngày xưa tốt hơn vì như thế này.

1. Sách giáo khoa thời bao cấp của chúng ta cực kỳ tốt. Một quyển sách giáo có thể dùng đi dùng lại cho nhiều năm. Anh học xong rồi em học vẫn Ok, và các kiến thức trong những cuốn sách ấy đến bây giờ vẫn còn giá trị. Như thế thì có mấy cái lợi ích, một là tiết kiệm chi phí, hai là đỡ tốn công sức và thời gian của giáo viên và học sinh loay hoay để tập huấn và giảng dạy theo sách giáo khoa mới, ba là đỡ làm khó làm khổ học sinh vì nếu là quyển sách cũ thì lớp trên chỉ cho lớp dưới, anh chị em dạy nhau cũng được vài chục % rồi.
2. Giáo viên tận tâm, hết lòng vì học sinh: Cái may mắn nhất của em trong suốt thời kỳ đi học là được gặp những người thày, cô giáo tuyệt vời. Đến tận bây giờ em cũng không lý giải nổi tại sao thày cô giáo tốt với học sinh đến như vậy. Phải nói đó là những tấm lòng vàng để học sinh có một tuổi thơ thật trong sáng và trọn vẹn
3. Hệ thống giáo dục: Phải nói là rất tốt. Các cấp học đồng đều nhau. Cơ sở vật chất thì không bằng bây giờ nhưng mà ý thức học sinh và chất lượng giảng dạy tốt hơn bây giờ.

Ngày xưa ít có học thêm, tư duy của học sinh khá thoải mái nên nếu nói là óc sáng tạo thì lứa học sinh ngày ấy bây giờ ra đời và trưởng thành tốt, rất nhiều người trong số họ bây giờ đang là hạt nhân của mọi thành phần kinh tế, xã hội của Việt Nam

Ngày nay thì sao ?

Phải nói là đất nước phát triển hơn rất nhiều, cái nhìn thấy rõ nhất là học sinh bây giờ có điều kiện ăn uống tốt hơn, cao lớn hơn, trường lớp hay sách vở cũng tốt hơn ngày xưa rất nhiều.

1. Sách giáo khoa: Ngày xưa thì có nhõn một bộ và dăm cuốn sách tham khảo là cùng, bây giờ thì thay đổi chóng cả mặt, năm nay đã khác rồi mà sang năm còn khác hơn. Có những kiến thức mà ngày xưa cấp ba hay đại học mới học như tổ hợp thì bây giờ lớp 6 cũng có rồi ? Thú thực em chả nghĩ những bộ óc non nớt ấy hiểu được đâu, đã chả hiểu được thì áp dụng gì vào thực tế. Đi học mà kiến thức khó quá thì khổ cả người dạy lẫn người học.

2. Giáo viên: Em cảm thấy giáo viên bây giờ ko tận tụy như ngày xưa. Là em cảm thấy thế thôi, có thể thời buổi kinh tế thị trường khác xa ngày trước. Ai cũng phải lo lắng nhiều hơn, kể cả các thày cô giáo.

3. Hệ thống giáo dục: Em nghĩ chưa ổn, các trường đại học tư thục thì mọc lên nhiều nhưng chất lượng quản lý thì khó khăn. Việc mở rộng các trường y sang các trường đại học tư cũng là một hướng tốt trong việc xã hội hóa giáo dục nhưng nền tảng giáo dục tư của chúng ta hãy còn non trẻ quá, những ngành đặc thù như y tế cần được đào tạo ở những trường có nền tảng thực sự tốt. Đào tạo được một bác sỹ không hề đơn giản, đầu vào các trường y tư thấp hơn các trường y công thì cũng có nghĩa chất lượng đầu vào thấp hơn

Quay sang vấn đề giáo dục ở nước ngoài. Dù sao em cũng trải qua giáo dục thời bao cấp, cũng đi du học và định cư ở nước ngoài thì em có suy nghĩ như thế này

1. Định hướng giáo dục của Canada hiện nay hoàn toàn giống với giáo dục Việt Nam thời bao cấp: Trước hết là hoàn toàn miễn phí, nhà nước dành mọi nguồn lực để ưu tiên phát triển giáo dục ở các cấp, tạo ra nền tảng giáo dục công đồng đều ở khắp mọi nơi. Không phải ngẫu nhiên mà Canada là một trong những nước có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Học sinh ở các cấp mầm non và tiểu học được quan tâm đặc biệt theo hướng giảm nhẹ kiến thức sách vở mà tập trung vào việc phát triển thể chất và kiến thức xã hội cộng đồng. Một học sinh tiểu học ở Việt Nam sang Canada học ban đầu nghĩ mình nhầm lớp vì thấy các bạn lớp 3 vẫn đang học toán lớp 1 ở Việt Nam. Nhưng học sinh Canada thì luôn hơn các bạn Việt Nam về các kiến thức xã hội, cuộc sống. Học sinh cấp tiểu học ở Canada được dạy cách quan tâm đến người khác từ rất bé. Quan tâm và chia sẻ khiến những đứa trẻ có ý thức cộng đồng và trách nhiệm, biết yêu thương gia đình và xã hội hơn. Vào các dịp lễ, học sinh đều được hướng dẫn và tự làm những tấm thiệp hay các món quà nho nhỏ để tặng cho bố mẹ hay người thân vào các dịp giáng sinh, ngày lễ của mẹ và của bố .... Có thể nói định hướng giáo dục của Canada trong lứa tuổi tiểu hcj đặt trọng tâm vào phát triển yếu tố con người hơn là kiến thức sách vở.

Người Canada quan niệm ở cấp tiểu học, học sinh cần mở mang đầu óc, tư duy bằng cách khám phá, tạo động lực cho bộ nào phát triển và dành thời gian cho các hoạt động thể chất để cơ thể được nhanh nhẹn, hoạt bát. Tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở của Canada đều có các sân chơi rộng lớn, các nhà thi đấu đa năng và học sinh bị bắt buộc phải ra ngoài chơi ngay cả khi điều kiện thời tiết ko thực sự thuận lợi. Điều đó thực sự giống với Việt Nam thời bao cấp, khi mà học sinh Việt Nam cũng được học đúng nghĩa theo kiểu vừa học vừa chơi. Cụ nào trải qua thời kỳ ấy hẳn nhớ là ở ngay Hà Nội thôi các trường cũng mênh mông lắm, sân chơi kiểu xịn xò chả có chứ khuôn viên để chơi các trò thì có mà đầy. Học sinh nghỉ hè cũng chả mấy khi phải học hè nhiều như bây giờ, hết năm học về là vứt cặp vào xó nhà chơi mút chỉ các trò đến tận đầu tháng 9 mới lại cắp sách đến trường.

2. Chất lượng giáo dục tốt: Trước hết là bởi vì giáo viên tốt, tận tụy (đôi lúc thấy Canada bây giờ giống Việt nam mình thời bao cấp đến lạ). Giáo viên rất thân thiện và gần gũi với học sinh. Cấp 1 hầu như các cô chẳng mắng học sinh bao giờ, ân cần và dễ thương nên trẻ con rất thích đi học, rất thích đến trường. Đến trường học mỗi ngày là một ngày vui, về nhà là líu lo kể chuyện, có lẽ tuổi thơ trẻ em Canada và trẻ em thời bao cấp rất giống nhau - được hưởng một thời tuổi thơ trọn vẹn (tất nhiên về mức sống thời kỳ đó so với Canada khác nhau một trời một vực). Càng lên cấp cao hơn học sinh càng phải học nhiều hơn, nhưng cũng là hình thức tự học - do đó học sinh sẽ phải tự giác hơn, cũng như là quen thuộc với các mô hình học tập tập thể như thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm hay các dự án nhỏ .....

3. Hệ thống giáo dục: Xem xét 3 cấp giáo dục ở Canada thì cũng thấy Việt Nam mình ko khác họ là bao, chỉ là cách thức thực hiện thôi. Các trường cấp 3 của Canada cũng có các lớp học hướng nghiệp dạy nghề như ở Việt Nam. Cũng có các lớp khá dành cho những học sinh giỏi, kiểu như lớp chọn, trường chuyên của Việt Nam. Nhưng tất cả đều diễn ra tự nhiên, họ có các lớp đó để tìm ra những học sinh tài năng vượt trội hơn để bồi dưỡng đào tạo. Thực tế là chỉ có một số nhất định học sinh có thiên bẩm hay tổ chất tốt hơn các bạn khác để được bồi dưỡng thêm lên thôi.

Chốt lại em nghĩ nền giáo dục trước đây của chúng ta không hề tệ còn hiện nay nếu không tốt bằng ngày trước là vì chúng ta loay hoay, mất đi sự chủ động và sáng tạo. Là người thường xuyên làm việc với các trường liên cấp ở Canada em được nghe các nhà trường đánh giá đặc biệt tốt về du học sinh Việt Nam. Các em luôn gây ấn tượng rất tốt với các thầy cô giáo Canada về khả năng thích nghi nhanh với môi trường, tư duy học tập rất tốt. Đa phần các học sinh xuất sắc ở các trường đều có các học sinh gốc Việt hay du học sinh Việt Nam. Có một điều chúng ta có thể tự hào là tố chất của người Việt Nam tốt nên mới nhanh chóng tiếp thu được kiến thức. Một khi người học đã học được thì việc còn lại chỉ là làm thế nào để ngành giáo dục Việt Nam hoạch định ra sách lược hợp lý để nâng cao tầm giáo dục, nâng cao tầm tri thức của người Việt mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Theo cụ những cơ quan, những cá nhân có trách nhiệm đặt đèn giao thông, biển báo giao thông đã thực hiện đúng phận sự của mình chưa. Nếu những thành phần này còn làm láo, làm bất hợp lý thì cụ khó có thể trách người dân vi phạm được, vì nếu dân tuân theo các kiểu tín hiệu đèn, biển báo của họ thì có thể tự chuốc lấy nguy hiểm cho bản thân. Vậy những cá nhân trên có phải là sản phẩm của giáo dục hay không?
Vậy đèn đỏ, đèn xanh trong phố là đúng hay sai?
Vậy theo Cụ việc vi phạm pháp luật có phải là sản phẩm của giáo dục không?
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Thớt đang bàn về chủ đề giáo dục, nên ta bám theo chủ đề chính, tránh lan man. Chả có trường lớp, cô thày nào dạy học trò vi phạm luật giao thông cả. Nên có trách thì trách ông, bà, bố mẹ làm sai đi sai để trẻ con nó bắt chước ấy. Sau đó trách tiếp tới ông làm luật không nghiêm, xử phạt áp dụng luật không nghiêm để dân nhờn, "linh động" nọ chai, rồi lại quy về vĩ mô thượng tầng, xong lại quay lại quy cho giáo dục thể chế, thành ra 1 vòng luẩn quẩn. Ông nào cũng cho là mình đúng, chả nhận lỗi về mình, đổ được cho ai thì đổ, ngoài tao ra, thế thì trách gì nữa. Tây nó sang mình, ban đầu nó chả mắt tròn mắt dẹt thì sao, nhưng dần để nó tồn tại thì nó phải thích nghi theo mình thôi, thằng nào không thích nghi thì nó lại về lại nước nó và khen "đểu" người mình để mình tự hào, haizz. Cái cụ nói tiếp xúc nhiều thông tin, tri thức, đào tạo bài bản này nọ nó chỉ là da là vỏ; như bánh Trung thu bây giờ vỏ đắt hơn ruột, hào nhoáng thế thôi, chắc gì chất bên trong bằng bánh ngày trước, kinh tế thị trường thì sao cho kiếm tiền nhiều nhất, học "giỏi" mà ko kiếm đc tiền thì làm thuê cho thằng "dốt" mà giàu thôi, mà đã "giàu" thì ko dốt nhé! Cụ biết cả chuyện đào tạo bài bản từ những thập niên 60-70, rồi tuân thủ pháp luật nọ chai của thời đó thì cụ năm nay cũng tầm Bát thập rồi, hồi đó công nhận là con người sống có tình cảm lễ nghĩa hơn bây giờ, nhưng do xã hội thời đó tất cả vì mục tiêu chung, mục tiêu là gì thì ai cũng biết, khác gì Triều Tiên bây giờ đâu ^^
Để bàn về giáo dục, đầu tiên ta phải định nghĩa sản phẩm của giáo dục đã.
Cụ Thớt có nói đầu ra của giáo dục là con người, nhưng nó trìu tượng quá. Còn người có bao nhiêu vấn đề gắn liền với nó, lấy những tiêu chí nào?
Nếu chỉ lấy chuyên môn, khoa học, tự nhiên để định nghĩa đầu ra, vậy thì đã đủ chưa?
Cụ Thớt tự nói là học thạc sĩ mà đưa ra một mệnh đề quá rộng để nói là bàn luận, vậy đã đủ chưa?
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Chào các cụ các mợ,

Sau khi hoàn thành xong chủ đề tương đối ngắn về trải nghiệm học thạc sĩ của tôi ở Harvard Graduate School of Education (www.otofun.net/threads/nhat-ky-di-hoc-harvard-gse-edm-21.1711342), tôi nghĩ là nên bắt đầu một chủ đề mới về góc nhìn của tôi đối với giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở Việt Nam.

Giáo dục là lĩnh vực mà tôi đã gắn bó từ lâu và có nhiều kinh nghiệm ở cả mặt tương tác trực tiếp với học sinh cũng như phát triển và kinh doanh sản phẩm thương mại (xem thêm: www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/). Đồng thời, với thời gian sống, học tập, và làm việc thời gian dài ở Việt Nam, Mỹ, và Trung Quốc, tôi hi vọng rằng góc nhìn của mình sẽ có bản sắc riêng và góp phần đa dạng hóa các góc nhìn và cách tiếp cận giáo dục ở Việt Nam.

Tuy vậy, vì sự thiếu hụt về kinh nghiệm của cá nhân tôi trong khoản chính sách giáo dục công ở Việt Nam và vì diễn đàn cũng không cho phép thảo luận quá sâu về chính trị, những thảo luận và đề xuất tôi đưa ra trong các bài viết sắp tới sẽ khó tránh khỏi khiếm khuyết cũng như việc chỉ tập trung vào các giải pháp ngắn-trung hạn ở mức "da-thịt". Về những giải pháp dài hạn hơn và đụng đến "xương-tủy", thiết nghĩ nhiều người đã có phản ánh từ lâu nhưng vì trải nghiệm cá nhân khác nhau, ý thức hệ xung đột, và hoàn cảnh lịch sử ràng buộc nên các giải pháp căn cơ được đưa ra trước đây và trong tương lai gần khó đi đến sự nhất trí trên diện rộng hoặc được thực hiện một cách suôn sẻ.

Mặc cho những trở ngại tiềm tàng nêu trên, hi vọng chủ đề này vẫn sẽ mang lại một vài điều gì đó cho diễn đàn, cho người đọc, và cả người viết...Tôi cũng hi vọng rằng các cụ các mợ cũng có thể tự mình chia sẻ thêm các góc nhìn khác nhau của quý vị, đặc biệt là những cụ mợ nào từng học tập và làm việc lâu dài ở xứ người. Được như vậy thì trăm hoa đua nở, ý tưởng đóng góp được dồi dào. May mắn thì có vị chức sắc nghành giáo dục nào đó ghé ngang qua và áp dụng một hai ý tưởng được đề cập để giúp cho hàng ngàn hàng triệu học sinh. Còn nếu không được may mắn như vậy thì mua vui cũng được một vài trống canh...
ĐỊnh nghĩa giáo dục: Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Education is the wise, hopeful and respectful cultivation of learning and change undertaken in the belief that we all should have the chance to share in life.
Mark K Smith explores the meaning of education and suggests it is a process of being with others and inviting truth and possibility.


When talking about education people often confuse it with schooling. Many think of places like schools or colleges when seeing or hearing the word. They might also look to particular jobs like teacher or tutor. The problem with this is that while looking to help people learn, the way a lot of schools and teachers operate is not necessarily something we can properly call education. They have chosen or fallen or been pushed into ‘schooling’ – trying to drill learning into people according to some plan often drawn up by others. Paulo Freire (1973) famously called this banking – making deposits of knowledge. Such ‘schooling’ too easily descends into treating learners like objects, things to be acted upon rather than people to be related to.

Education, as we understand it here, is a process of inviting truth and possibility, of encouraging and giving time to discovery. It is, as John Dewey (1916) put it, a social process – ‘a process of living and not a preparation for future living’. In this view educators look to learning and being with others rather than acting upon them. Their task is to educe (related to the Greek notion of educere), to bring out or develop potential both in themselves and others. Such education is:

Link: https://infed.org/mobi/what-is-education-a-definition-and-discussion/
 

HeoCoiGB

Xe hơi
Biển số
OF-391621
Ngày cấp bằng
11/11/15
Số km
119
Động cơ
-122,174 Mã lực
Không rõ ở các nước TA là ngôn ngữ bản địa thì họ có cần thi IELTS hay SAT không nhỉ? Nếu thi thì họ có lợi thế quá, liệu mức độ khó của bài thi giữa các nước khác nhau có khác nhau?
Cụ nào biết cho em xin chút thông tin và một vài đường link thì tốt. Em cảm ơn.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Ông thớt hay ông ở còm số 47 chắc là sales cho cơ sở Du học, đang dịch bệnh đói thối mồm, quăng lên xong chả viết được cái gì ra hồn nên chạy rồi. Cụ đọc kỹ còm 36 của em, đọc kỹ ý kiến bằng Tiếng Việt của e xem, chứ cụ viết Tiếng Anh em chịu, chả hiểu gì ^^ Nói cao siêu, lý luận các kiểu làm cái gì, mỗi người cứ tự hỏi là ngày hôm nay mình đã làm được việc gì "tử tế" hay chưa xong hẵng trách Giáo dục nước nhà. Mà nhiều người còn chưa định nghĩa được "tử tế" là gì cơ. Cứ tu thân trước rồi hãy nghĩ tới việc trị quốc bình thiên hạ ;))
À, cái còm đấy cho Cụ chủ thớt. Nó là định nghĩ về giáo dục. Nó là cả quá trình, một chuỗi từ nhà trường, tới giá đình và cả xã hội. Nhiều Cụ cứ cắt khúc ra kiểu thầy bói xem voi rồi phê phán nền giáo dục nước nhà mà quên đi những yếu tố khác của chuỗi.
Như ý của Cụ, bố mẹ cứ đèo còn vượt đèn đỏ ầm ầm, rồi lại dạy con phải học lời hay, ý đẹp, rồi lại phê phán nền giáo dục, cháu thấy nó cứ sai sai
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Không rõ ở các nước TA là ngôn ngữ bản địa thì họ có cần thi IELTS hay SAT không nhỉ? Nếu thi thì họ có lợi thế quá, liệu mức độ khó của bài thi giữa các nước khác nhau có khác nhau?
Cụ nào biết cho em xin chút thông tin và một vài đường link thì tốt. Em cảm ơn.
Cụ xe đạp mà mã 6 tr thì kính rồi.
Báo cáo, dân bản xứ, không luyện tập gì, thì ILTS được 5 điểm đã là khó
 

HeoCoiGB

Xe hơi
Biển số
OF-391621
Ngày cấp bằng
11/11/15
Số km
119
Động cơ
-122,174 Mã lực
Cụ xe đạp mà mã 6 tr thì kính rồi.
Báo cáo, dân bản xứ, không luyện tập gì, thì ILTS được 5 điểm đã là khó
Theo cụ, nó khó ở phần thi nào? Nếu là bản ngữ (không bị rào cản ngôn ngữ) thì vì sao nó lại khó? :-?
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Theo cụ, nó khó ở phần thi nào? Nếu là bản ngữ (không bị rào cản ngôn ngữ) thì vì sao nó lại khó? :-?
Cụ cứ cần mấy bài tập ngữ Pháp tiếng Viêt của tụ cấp 2 làm thử xem được mấy điểm
 

HeoCoiGB

Xe hơi
Biển số
OF-391621
Ngày cấp bằng
11/11/15
Số km
119
Động cơ
-122,174 Mã lực
Cụ cứ cần mấy bài tập ngữ Pháp tiếng Viêt của tụ cấp 2 làm thử xem được mấy điểm
IELTS nó là tư duy logic cơ bản thôi, nó giống như là cái vỏ. Học ngôn ngữ học ở các trường ĐHNN thì nó mới giống như làm bài tập TV, giống như là cái ruột. Em nghĩ thế.
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
3,602
Động cơ
247,772 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn
Chưa bao giờ em có niềm tin vào sự cải cách giáo dục của ta, nó chả khác gì con kiến leo cành đa.
Nói ra lại muốn thần kinh cụ nhỉ. Ở mình 1 số cái nc ngoài ko thể tưởng tượng nổi. Nói đến lại lộn tiết.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
IELTS nó là tư duy logic cơ bản thôi, nó giống như là cái vỏ. Học ngôn ngữ học ở các trường ĐHNN thì nó mới giống như làm bài tập TV, giống như là cái ruột. Em nghĩ thế.
Hôm nào Cụ vào trường ngoại ngữ xin cái đề thi tiếng Việt dành cho sinh viên nước ngoài về làm thử khắc biết
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,939
Động cơ
323,022 Mã lực
Có bao nhiêu Ngành thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích.
Ngành nào mà được gọi là "hàng đầu", "cốt lõi", "quan trọng"... thì tha hồ vơ vét.
Thêm vào đó là sự thiếu trưởng thành hoặc thờ ơ của đám đông.
 

HeoCoiGB

Xe hơi
Biển số
OF-391621
Ngày cấp bằng
11/11/15
Số km
119
Động cơ
-122,174 Mã lực
Hôm nào Cụ vào trường ngoại ngữ xin cái đề thi tiếng Việt dành cho sinh viên nước ngoài về làm thử khắc biết
Hai kiểu học khác nhau mà cụ. Học trong trường ĐH khoa ngôn ngữ học là học sâu, còn học IELTS lại khác, nó là tư duy logic ngoài đời một cách thông thường, chỉ có là trả lời được hay hoặc không. Thử theo cách của cụ thì phải là thử dịch một đề IELTS sang TV và làm bằng TV chứ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top