[Funland] Góc nhìn của tôi về giáo dục

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em chưa nghiên cứu kỹ về ngành GD nhưng em có cái nhìn nhận cá nhân thế này
- 1 quốc gia hùng mạnh cần chi (hoặc đầu tư có hiệu quả) nhiều cho GD và quốc phòng.
- 1 quốc gia mạnh cần có hoặc GD hoạc QP phát triển mạnh
Mình chưa chi nhiều và chưa phát triển mạnh cả hai lĩnh vực trên nên vẫn còn yếu so với bạn bè quốc tế.
Nếu GD hiện đại và đủ tốt thì sẽ sinh ra đươc nền tảng tốt cho việc phát triển khoa học cơ bản. Ứng dụng cụ thể là quốc gia nào mạnh về khoa học cơ bản thì sẽ lên ngôi để vượt khó khi đối mặt với những xáo trộn bất ngờ như chiến tranh hoặc dịch bệnh. Hãy nhìn sang Mỹ-Nga xem họ phát triển vũ khí chống lại kẻ thù hoạc bệnh dịch (vaccin) như thế nào thì sẽ hiểu ngay là họ dựa phần lớn vào nền tảng tri thức nào để tìm ra giải pháp.
Học, học nữa học mãi.....không bao giờ sai.
Mấy ông Bill gate, Jack Ma,Elon Musk, phây búc....đều là những người rất giỏi nhưng cũng không có ảnh hưởng mạnh,rộng, sâu và lâu bằng mấy ông kiểu như Newton, Michael Faraday, Einstein, Charles Robert Darwin ....
Em nhất trí với cụ, nhưng em bổ sung thêm.
Chi cho giáo dục, nhưng chi phải đúng hướng.
Cái hạn chế nhất của GD hiện nay theo em là: Phương pháp giáo dục + chương trình giáo dục.
 

gentviet

Xe buýt
Biển số
OF-60836
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
707
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
hà lội
Em chưa nghiên cứu kỹ về ngành GD nhưng em có cái nhìn nhận cá nhân thế này
- 1 quốc gia hùng mạnh cần chi (hoặc đầu tư có hiệu quả) nhiều cho GD và quốc phòng.
- 1 quốc gia mạnh cần có hoặc GD hoạc QP phát triển mạnh
Mình chưa chi nhiều và chưa phát triển mạnh cả hai lĩnh vực trên nên vẫn còn yếu so với bạn bè quốc tế.
Nếu GD hiện đại và đủ tốt thì sẽ sinh ra đươc nền tảng tốt cho việc phát triển khoa học cơ bản. Ứng dụng cụ thể là quốc gia nào mạnh về khoa học cơ bản thì sẽ lên ngôi để vượt khó khi đối mặt với những xáo trộn bất ngờ như chiến tranh hoặc dịch bệnh. Hãy nhìn sang Mỹ-Nga xem họ phát triển vũ khí chống lại kẻ thù hoạc bệnh dịch (vaccin) như thế nào thì sẽ hiểu ngay là họ dựa phần lớn vào nền tảng tri thức nào để tìm ra giải pháp.
Học, học nữa học mãi.....không bao giờ sai.
Mấy ông Bill gate, Jack Ma,Elon Musk, phây búc....đều là những người rất giỏi nhưng cũng không có ảnh hưởng mạnh,rộng, sâu và lâu bằng mấy ông kiểu như Newton, Michael Faraday, Einstein, Charles Robert Darwin ....
Nhà cháu thì cho rằng các biến của cụ nó có tính tương quan lẫn nhau. Tuy nhiên rút bài học từ các nước láng giềng thôi như Singapore hay TQ thì con đường của họ sẽ đi từ Kinh tế - Giáo dục - Quốc phòng, từ đó QG sẽ có vị thế mạnh trên trường Quốc tế (kể cả ganh ghét)
 
Biển số
OF-763482
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
980
Động cơ
-124 Mã lực
Tuổi
34
Bao giờ các nước bạn sang Việt Nam du học thì lúc đó nền giáo dục đã được cải thiện nha các bác :)))
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,863
Động cơ
379,859 Mã lực
Em nhất trí với cụ, nhưng em bổ sung thêm.
Chi cho giáo dục, nhưng chi phải đúng hướng.
Cái hạn chế nhất của GD hiện nay theo em là: Phương pháp giáo dục + chương trình giáo dục.
Vâng !
Chi ở đây là đầu tư qui mô toàn diện kiểu như chả nghĩ đc gì mới thì cứ bê nguyên cái đã được thử nghiệm của người khác mà dùng như nước Nhật ý ạ. Hiện nay mình chi kiểu nay cho cải cách phương pháp dạy, mai chi cho thay sách, mai nữa chi cho abc...theo các đề án lẻ tẻ thì rất tốn kém và rơi đâu đó hết lại thêm vô cùng khó đánh giá kết quả bởi đầy cơ hội đổ lỗi....
 

leo86vn

Xe tăng
Biển số
OF-305810
Ngày cấp bằng
21/1/14
Số km
1,244
Động cơ
315,154 Mã lực
Nơi ở
Yên Hòa, Cầu Giấy, HN
Cụ nào có số anh Sơn chuyên ngành hán-nôm, nhắn cho anh ấy đọc :)
Thảo luận chữa các bệnh ngoài da là hợp-pháp, còn các bệnh di căn thì lại là bất-hợp-pháp. Cụ chủ cứ quán triệt như vậy mà thi triển thôi.
Vậy nên chủ đề sẽ chỉ tập trung vào chuyên môn da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ (căng da, nâng mũi, tẩy nốt ruồi, nối mi, nâng ngực, hút mỡ, vv) để giáo dục có dáng vẻ bề ngoài ưa nhìn hơn.
A S của Trần Nhân Tông ạ :D
Em nhớ mãi cái clip 2 ông giáo sư chửi nhau về 1 cuốn sách mà thấm sao GD VN nó lại ì ạch đến thế :(
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Ha Ha, bác Sơn cùng từng đi du học một thời gian ở bển về, nên chắc cũng thoáng thôi chứ ko đến nỗi chỉ cho phép trị bệnh ngoài da không đâu, mà giờ ở Vn phẫu thuật thẩm mỹ tùm lum ta la mà các cụ/mợ trên Off vẫn khen đẹp dùng tốt đấy thôi, các cụ/mợ cứ sáng tạo hết sức đi ạ, miễn cô Giáo dục nhà ta được cải lão hoàn đồng, đi thi hoa hậu hoàn vũ vào được TOP 50 là tốt rồi ạ :)
Bác ấy có đi ở dạng Scholar học bổng nghiên cứu do 1 viện được China tài trợ đặt ở bển. Thời gian quá ngắn, không đủ hấp thụ được tinh hoa thế giới. Cần thời gian ít nhất hơn 10 năm để học hỏi và hấp thụ tinh hoa nhân loại.
 

HUNGSMUN

Xe lăn
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
10,762
Động cơ
584,839 Mã lực
Chưa bao giờ em có niềm tin vào sự cải cách giáo dục của ta, nó chả khác gì con kiến leo cành đa.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Chào các cụ các mợ,

Sau khi hoàn thành xong chủ đề tương đối ngắn về trải nghiệm học thạc sĩ của tôi ở Harvard Graduate School of Education (www.otofun.net/threads/nhat-ky-di-hoc-harvard-gse-edm-21.1711342), tôi nghĩ là nên bắt đầu một chủ đề mới về góc nhìn của tôi đối với giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở Việt Nam.

Giáo dục là lĩnh vực mà tôi đã gắn bó từ lâu và có nhiều kinh nghiệm ở cả mặt tương tác trực tiếp với học sinh cũng như phát triển và kinh doanh sản phẩm thương mại (xem thêm: www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/). Đồng thời, với thời gian sống, học tập, và làm việc thời gian dài ở Việt Nam, Mỹ, và Trung Quốc, tôi hi vọng rằng góc nhìn của mình sẽ có bản sắc riêng và góp phần đa dạng hóa các góc nhìn và cách tiếp cận giáo dục ở Việt Nam.

Tuy vậy, vì sự thiếu hụt về kinh nghiệm của cá nhân tôi trong khoản chính sách giáo dục công ở Việt Nam và vì diễn đàn cũng không cho phép thảo luận quá sâu về chính trị, những thảo luận và đề xuất tôi đưa ra trong các bài viết sắp tới sẽ khó tránh khỏi khiếm khuyết cũng như việc chỉ tập trung vào các giải pháp ngắn-trung hạn ở mức "da-thịt". Về những giải pháp dài hạn hơn và đụng đến "xương-tủy", thiết nghĩ nhiều người đã có phản ánh từ lâu nhưng vì trải nghiệm cá nhân khác nhau, ý thức hệ xung đột, và hoàn cảnh lịch sử ràng buộc nên các giải pháp căn cơ được đưa ra trước đây và trong tương lai gần khó đi đến sự nhất trí trên diện rộng hoặc được thực hiện một cách suôn sẻ.

Mặc cho những trở ngại tiềm tàng nêu trên, hi vọng chủ đề này vẫn sẽ mang lại một vài điều gì đó cho diễn đàn, cho người đọc, và cả người viết...Tôi cũng hi vọng rằng các cụ các mợ cũng có thể tự mình chia sẻ thêm các góc nhìn khác nhau của quý vị, đặc biệt là những cụ mợ nào từng học tập và làm việc lâu dài ở xứ người. Được như vậy thì trăm hoa đua nở, ý tưởng đóng góp được dồi dào. May mắn thì có vị chức sắc nghành giáo dục nào đó ghé ngang qua và áp dụng một hai ý tưởng được đề cập để giúp cho hàng ngàn hàng triệu học sinh. Còn nếu không được may mắn như vậy thì mua vui cũng được một vài trống canh...
Hóng số liệu, hóng kiến thức.
Còn góc nhìn tự để mọi người nhìn. Qua cách mở bài và các thớt trích dẫn của cụ biết cụ thể hiện mạnh quan điểm, cá tính. Đừng để phần góc nhìn to quá lấn át hết nội dung chính. Chỉ cần những bình duyệt nho nhỏ thôi.
nghi-luan-ve-goc-nhin-khac-suy-nghi-khac.jpg
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
Chào các cụ các mợ,

Sau khi hoàn thành xong chủ đề tương đối ngắn về trải nghiệm học thạc sĩ của tôi ở Harvard Graduate School of Education (www.otofun.net/threads/nhat-ky-di-hoc-harvard-gse-edm-21.1711342), tôi nghĩ là nên bắt đầu một chủ đề mới về góc nhìn của tôi đối với giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở Việt Nam.

Giáo dục là lĩnh vực mà tôi đã gắn bó từ lâu và có nhiều kinh nghiệm ở cả mặt tương tác trực tiếp với học sinh cũng như phát triển và kinh doanh sản phẩm thương mại (xem thêm: www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/). Đồng thời, với thời gian sống, học tập, và làm việc thời gian dài ở Việt Nam, Mỹ, và Trung Quốc, tôi hi vọng rằng góc nhìn của mình sẽ có bản sắc riêng và góp phần đa dạng hóa các góc nhìn và cách tiếp cận giáo dục ở Việt Nam.

Tuy vậy, vì sự thiếu hụt về kinh nghiệm của cá nhân tôi trong khoản chính sách giáo dục công ở Việt Nam và vì diễn đàn cũng không cho phép thảo luận quá sâu về chính trị, những thảo luận và đề xuất tôi đưa ra trong các bài viết sắp tới sẽ khó tránh khỏi khiếm khuyết cũng như việc chỉ tập trung vào các giải pháp ngắn-trung hạn ở mức "da-thịt". Về những giải pháp dài hạn hơn và đụng đến "xương-tủy", thiết nghĩ nhiều người đã có phản ánh từ lâu nhưng vì trải nghiệm cá nhân khác nhau, ý thức hệ xung đột, và hoàn cảnh lịch sử ràng buộc nên các giải pháp căn cơ được đưa ra trước đây và trong tương lai gần khó đi đến sự nhất trí trên diện rộng hoặc được thực hiện một cách suôn sẻ.

Mặc cho những trở ngại tiềm tàng nêu trên, hi vọng chủ đề này vẫn sẽ mang lại một vài điều gì đó cho diễn đàn, cho người đọc, và cả người viết...Tôi cũng hi vọng rằng các cụ các mợ cũng có thể tự mình chia sẻ thêm các góc nhìn khác nhau của quý vị, đặc biệt là những cụ mợ nào từng học tập và làm việc lâu dài ở xứ người. Được như vậy thì trăm hoa đua nở, ý tưởng đóng góp được dồi dào. May mắn thì có vị chức sắc nghành giáo dục nào đó ghé ngang qua và áp dụng một hai ý tưởng được đề cập để giúp cho hàng ngàn hàng triệu học sinh. Còn nếu không được may mắn như vậy thì mua vui cũng được một vài trống canh...
bản chất là con người và giá đình, xh, nhà trường có đóng góp nhưng chỉ thường đơn thuần là kiến thức, ko phải nhân cách

gia đình có chút là vênh vang xàng xếnh, trịnh thượng, con cái thì ngơ ngáo láo nháo lấy đâu ra nhân tài, nuôi thì toàn ăn và ăn như ỉn, chửi mắng hò hét như choá, lấy éo đâu ra người

10 tuổi mà chưa biết nấu 1 bữa cơm đơn giản sau đó dọn gọn sạch thì ko thể nói do nhà trường đc, thế cho nhanh, trừ phi ném vào 5-600tr/năm

cái bgd cũng như loằn, ăn ko từ thứ gì, cái vấn nạn ql của sở là mát rượi nhất, nó tác động trực tiếp tới gv và hs, sau đó là ba cái thèng ql cục bộ, mịa hết trận chiến này lại cuộc đấu tranh kc, tiền và tiền làm chúng mụ đầu, có vài chú ti toe muốn thay đổi nhưng không phải theo cách tốt mà thường dấm dúi, muốn oai, muốn đua tên mình vào sgk, đcm muốn nôn vào m cnó

nhưng vẫn nhiều e giỏi, rất giỏi, sự hy sinh của gia đình, các thầy cô là rất lớn, thế nên e mới nói gia đình là quan trọng, bản chất con người là quyết định
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
còn nói xuông lý thuyết cách thức gdđt thì vài ngàn năm nay sách gd có mà chục tấn
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,285
Động cơ
515,585 Mã lực
Hóng bài của cụ... ~o)
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
968
Động cơ
200,649 Mã lực
Em nghĩ thế này, theo lối nhà nho là cần đúng phận vị, theo lối tây là đúng chức năng:
- Tầm vĩ mô, nên vạch ra cái khung.
- Tầm đại mô: có trách nhiệm khi ra quyết định và tính đến con người.
- Tầm vi mô, làm kỹ, cẩn thận và hết trách nhiệm (chưa cần nhiệt tình, vì biết thế nào để đo sự nhiệt tình vô vị lợi?)
- Tầm tiểu mô: chú ý đến con người và sự việc cụ thể.
Như vậy:
- BGD nên ra một cái khung về giáo dục (kiến thức, cách kiểm tra), chính sách chứ không phải là ra sách, cứ để thị trường tự do.
- SGD nên quản lý tốt chuyên môn chứ đừng can thiệp việc quản người
- Nhà trường và giáo viên quyết định dùng sách nào, dạy cái gì, dạy ntn.
- Bố mẹ nên làm gương trong ba việc: để con tự làm những việc có thể, không hướng dẫn con vi phạm luật giao thông, khuyến khích con dám thử sai một cách có trách nhiệm.
Trẻ con có một quyền to nhất khi đi học: làm sai có trách nhiệm trong tầm kiểm soát của giáo dục để sau này các cháu biết cái gì là đúng và sai khi ra trường. Bố mẹ hay thầy cô giáo có đi cùng với nó mãi đâu mà định hướng cơ chứ.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Em nghĩ thế này, theo lối nhà nho là cần đúng phận vị, theo lối tây là đúng chức năng:
- Tầm vĩ mô, nên vạch ra cái khung.
- Tầm đại mô: có trách nhiệm khi ra quyết định và tính đến con người.
- Tầm vi mô, làm kỹ, cẩn thận và hết trách nhiệm (chưa cần nhiệt tình, vì biết thế nào để đo sự nhiệt tình vô vị lợi?)
- Tầm tiểu mô: chú ý đến con người và sự việc cụ thể.
Như vậy:
- BGD nên ra một cái khung về giáo dục (kiến thức, cách kiểm tra), chính sách chứ không phải là ra sách, cứ để thị trường tự do.
- SGD nên quản lý tốt chuyên môn chứ đừng can thiệp việc quản người
- Nhà trường và giáo viên quyết định dùng sách nào, dạy cái gì, dạy ntn.
- Bố mẹ nên làm gương trong ba việc: để con tự làm những việc có thể, không hướng dẫn con vi phạm luật giao thông, khuyến khích con dám thử sai một cách có trách nhiệm.
Trẻ con có một quyền to nhất khi đi học: làm sai có trách nhiệm trong tầm kiểm soát của giáo dục để sau này các cháu biết cái gì là đúng và sai khi ra trường. Bố mẹ hay thầy cô giáo có đi cùng với nó mãi đâu mà định hướng cơ chứ.
Bộ với Sở chỉ làm chính sách & chuyên môn, không quản gì thì ăn cám hả cụ :D
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,873
Động cơ
507,998 Mã lực
Kính cụ 1000 ly! Cụ chủ mới mở bài thôi, chờ thân bài và kết luận cụ ah!

Nhất là đội ra nước ngoài học, việc mà các vị phê phán trong nước là các vị ấy chưa học được cái văn minh của trời Tây. Còn phân tích, tìm ưu nhược, góp ý thì cũng được thôi cụ!
Đọc cái đoạn dưới em hoang mang tợn. Phê phán trong nước = chưa học đc văn minh, tức là trời Tây ko phê phán nước họ ấy à cụ :) Đến câu sau thì phân tích, tìm ưu nhược, góp ý, cũng là những dạn của phê phán thì cũng được. Cụ viết ngắn mà làm anh em hại não quá keke
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
E lâu lắm rồi mất niềm tin với GD ở VN, đồng ý là GV giỏi hoặc tư duy tốt thì có nhiều nhưng ko nhiều bằng những người thực sự ko đủ trình độ để giảng dạy, chán hơn tất cả là hầu hết (tính trên tỉ lệ %) là ko đủ tâm để làm nghề này.... e vẫn hy vọng e sai và tiêu cực
Cái gì cũng có giá của nó.
Chi phí thấp thì nó chỉ có thế.
Ông nào cũng nhăm nhăm bớt xén ở lĩnh vực mình làm và rất hả hể khi làm được như vậy thì hệ quả là hưởng của nhau thôi, kêu ca nỗi gì. Ông làm đường thì bớt xén trong làm đường, hệ quả là mọi người đi trên con đường "đẹp và tốt" thế nào thì mọi người cũng biết.
Bà bán hoa quả thì cân điêu, nhúng nước vào sản phẩm để cho sản phẩm nặng cân hơn để bán kiếm lời; Ông bán lợn thì nhồi bột đá, tọng nước vào cho lợn để lợn nặng cân hơn.
Đi học thì chạy chọt, xin điểm; Vi phạm giao thông thì xin xỏ
Bác sĩ thì chăn dắt bệnh nhân.
Ai cũng biết nhưng không ai nói gì vì mở mồm ra thì chính mình cũng mắc vào những chuyện đó.
Chấp nhận thôi
 

Văn Bản

Xe tải
Biển số
OF-537321
Ngày cấp bằng
16/10/17
Số km
464
Động cơ
176,236 Mã lực
Em vào hóng quan điểm của các chuyên gia
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Nếu coi giáo dục là một cỗ máy thì: Con người khi chạy qua cỗ máy đó sẽ là sản phẩm đầu ra.
Muốn đánh giá cỗ máy tốt hay không tốt thì xem sản phẩm đầu ra thế nào, tốt hay không tốt, có phù hợp với mục đích sử dụng hay không?
Muốn đánh giá sản phẩm tốt hay không tốt thì có rất nhiều tiêu chí, hệ quy chiếu để đánh giá.
Một sản phẩm được đánh giá rất tốt ở nước này mang sang nước khác chưa chắc đã còn tốt và phù hợp.
Ông giáo sư được đào tạo bài bản ở nước ngoài đưa về trong nước thì có khi chỉ được ngồi uống nước chè và nhận lương theo hệ số.
Giáo dục là một cỗ máy chia làm 3 phần bao gồm: Nhà trường (A) + Gia đình (B) + Xã hội (C)
Tỉ lệ: A, B, C là khác nhau đối với mỗi con người nên cùng 1 nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra lại khác nhau do tỉ lệ A, B, C là khác nhau.
Thớt đang bàn về A, A hiện nay đang cho ra sản phẩm phù hợp với xã hội đấy chứ? Thay đổi xương thịt của A khó, thay đổi da thịt bên ngoài thì dễ hơn, sản phẩm tạo ra có khi bao bì bề ngoài sẽ đẹp mắt hơn nhưng bản chất cái lõi bên trong vẫn vậy, nhưng nó phù hợp với xã hội đấy chứ?
Thôi thì thay đổi B, C vậy. 1B "tử tế" sẽ lan tỏa thành 2B rồi thành nB, nB "tử tế" thì thành C "tử tế"; B,C "tử tế" thì buộc A phải thay đổi để phù hợp. Cái câu về làm người "tử tế" của bác X sâu xa phết ^^
Một ví dụ: Nước ta luật giao thông có, xử phát có, camera có, công an gác đường có, giáo dục về luật giao thông có, đa số người đi xe máy là phải học luật và thi lấy bằng;
Thực tế: Người tham gia giao thông vi phạm nhiều. Một ví dụ là vượt đèn đỏ. Nam thanh, nữ tú, người già, ông bố, bà mẹ đèo theo trẻ em, nhân viên công sơ, công nhân tất thảy đều vượt đèn đỏ. Ngay cả có những Ông Tây sang Việt nam rồi cũng vi phạm. Tại sao?
Trả lời được câu hỏi đó tức là tìm ra gốc của vấn đề.
Một điều chắc chắn Giáo dục chỉ là một phần trong một chuỗi. Có một điều chắn chắn là con người Việt nam bây giờ được tiếp xúc với nhiều thông tin, nhiều tri thức hơn. Nền giáo dục bây giờ hơn hẳn quá khứ về hạ tầng, phương tiện. Thầy cô bây giờ được đào tạo bài bản hơn những năm xa xưa của thập niên 60-70; Nhưng có một điều chắc chắn là việc tuân thủ pháp luật va lương thiện thì thua xa những thập niên trước
 

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,711
Động cơ
606,559 Mã lực
Thớt này nhiều chữ thật, điển hình nền giáo dục của chúng ta.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top