Mệnh đề
“Người giỏi ngoại ngữ cần phải có năng khiếu về việc sử dụng ngôn ngữ” là khá chính xác nếu định nghĩa người giỏi ngoại ngữ ít nhất phải là người:
i) Sử dụng thành thạo 4 kỹ năng đọc, viết, nghe nói trong công việc và cuộc sống hàng ngày;
ii) Thưởng thức một cách “sành điệu” các hoạt động văn hóa nghệ thuật được sáng tác/làm trên ngoại ngữ (văn chương, thơ phú, ca nhạc…) và trong một số trường hợp nhất định thì phải biết sáng tác thơ văn trên ngoại ngữ đó;
iii) Biết vận dụng nhuần nhuyễn những nét tinh tế đặc trưng của ngoại ngữ khi giao tiếp trong bất kỳ tình huống nào (từ trịnh trọng, lễ nghi cho tới thân mật đời thường, hàng chợ búa…).
Để giỏi ngoại ngữ như vậy thì khá khó và đòi hỏi có năng khiếu ở mức độ nào đó như diễn giải dưới đây. Còn 1 người bình thường nhưng chăm chỉ và có động lực học ngoại ngữ thì vẫn thành công, ít nhất ở mức độ đủ để sinh sống và làm việc trong cái môi trường ngoại ngữ đó!
Nói về trí thông minh
(Sơ đồ 9 dạng như hình trên) liên quan tới việc học giỏi và sử dụng giỏi ngoại ngữ thì cảm nhận cá nhân của em là nếu một ai đó có năng khiếu/hoặc có intelligence vượt trội về
musical, logical-mathematical và tất nhiên là về
linguistic/ngôn ngữ thì rất có khả năng sẽ học giỏi ngoại ngữ và sử dụng tốt ngoại ngữ đó!
Nếu hoạt ngôn
(có năng khiếu về ngôn ngữ/linguistic) thì sẽ luôn có xu hướng nói nhiều (luyện tập được nhiều theo bản năng khi học ngoại ngữ), luôn chọn được ngôn từ đắt, phù hợp tình huống và diễn giải ý tưởng một cách tường minh…
Năng khiếu về suy luận logic và giỏi toán sẽ cho người học ngoại ngữ tiếp cận những cách học, mẹo học một cách hợp lý, hiệu quả để sao cho dễ nhớ và nhớ nhiều.
Cảm nhận âm nhạc tốt sẽ cho ta cảm nhận tốt khi nghe một thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ. Khái niệm này diễn giải khó và hơi trừu tượng. Khả năng nghe khi học bất kỳ thứ ngôn ngữ nào đó rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tới khả năng nói. Nếu một người có khả năng cảm nhận âm nhạc tốt (chí ít là có đôi tai tốt) thì người ấy sẽ hấp thụ được nhanh hơn và tinh tế hơn những âm vần, nhịp điệu của câu nói
(tone, intonation…), và như vô thức, sẽ bắt chước nói nhanh hơn, chuẩn hơn khi học một ngôn ngữ mới. Nói về vấn đề này, em lại thấy việc học ngoại ngữ với việc học nhạc có những nét khá tương đồng đấy! Thứ nhất, rõ thấy rằng trẻ con học đàn ca sáo nhị nhanh hơn người lớn và điều này cũng khá đúng với việc học ngoại ngữ! Thứ hai, học ngoại ngữ phần nói cũng chả khác học hát là mấy khi ta luyện phát âm, luyện cách nói đúng với âm điệu của bản ngữ mà nó vốn có… Điều này khá rõ khi người Việt học tiếng châu Âu: tiếng Việt là tiếng đơn âm, ngắt ngắt từng âm tiết (giống tiếng Hán; nhưng tiếng Hàn và Nhật lại không phải dòng đơn âm đâu ạ…) nên khi học tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga .v.v… ta gặp nhiều khó khăn về kỹ năng nói: phát âm nhấn trọng âm sai (làm người nghe không hiểu hoặc hiểu sai); nói cả câu không đúng nhịp điệu lên xuống (kiểu hát bị phô
) đâm ra không hay, không hấp dẫn thậm chí có thể bị hiểu sai nghĩa…
Kết luận chung: cá nhân em thấy Mợ chủ Topic
Aug3 dường như có đủ 3 điều kiện để được coi là có năng khiếu học ngoại ngữ và học giỏi đấy chứ ạ!