[Funland] Giỏi ngoại ngữ là một năng khiếu

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
88
Động cơ
6,779 Mã lực
Tuổi
124
Sau đó mà cứ nghe thấy ai xổ 1 câu quá đầy đủ "đúng ngữ pháp" đã cảm giác không bình thường rồi. Cái cách dậy cho trẻ con bây giờ rất đúng: học thuộc lòng để khi câu hỏi thế này lắp luôn câu trả lời thế kia.
Nhưng đúng như vậy cũng chỉ để giao tiếp hàng ngày, khi viết lại phải khác. Nhiều người chê cách dậy "tập làm văn" của thời xưa, nhưng rất nhiều giáo viên ở nước sở tại khen tụi em viết không bao giờ sai ngữ pháp và câu văn rất chặt chẽ!
Có lần em kể cho một người bạn câu chuyện một cậu bé sau khi uống trộm cốc rượu whisky thì cậu ấy tả lại cảm giác cho người chị của cậu "like drinking the sun on a summer's day", em khen hay, bạn em bảo nghe gượng như lời thoại trên phim truyền hình.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,239 Mã lực
Mợ thớt sai ngay từ đầu.
Có năng khiếu ngoại ngữ thì ok chứ không thể giỏi do năng khiếu được. Môn gì muốn giỏi cũng phải trau dồi, rèn luyện hết. Riêng môn ngoại ngữ thì quan trọng nhất là môi trường, mợ cần tìm đến những môi trường nói tiếng Anh nhiều hoặc nhiều người nước ngoài thì càng tốt. Mợ sẽ thấy mình có động lực và khả năng phát triển cao hơn là mợ cày một mình.
Em đồng ý với cụ, muốn học ngoại ngữ giỏi thì phải có môi trường. Trước em học xong văn bằng 2 ngoại ngữ mà không nói được :). Nhưng sau khi làm cho bọn nước ngoài một thời gian thì chém ầm ầm.
 

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
88
Động cơ
6,779 Mã lực
Tuổi
124
Sẽ luôn nhớ lại ngày tháng đó, khi nắng đã bắt đầu trải đầy gần hết một ngày, một năm học như vậy là sắp kết thúc, với lòng đầy biết ơn, mình hỏi cô rằng liệu sẽ được tiếp tục gặp cô trong những kỳ học tiếp chứ? Cô mỉm cười thật xinh đẹp: "Tôi cũng sắp hết chữ rồi. Tôi đã cố gắng truyền hết những gì tôi có cho các bạn, lời khuyên bây giờ là bạn nên gặp những thầy cô khác nữa, bạn sẽ học được ở mỗi thầy cô một điều gì đó khác hơn, để phong phú hơn kiến thức của mình. Cố gắng lên, sẽ có ngày được đền đáp, tất nhiên không có gì có thể đạt được một cách dễ dàng, cuộc sống bao giờ chẳng có up có down".
Sâu thẳm trong lòng là sự xúc động và đầy biết ơn.
Larches are deciduous conifers in the genus Larix, of the family Pinaceae (subfamily Laricoideae). Growing from 20 to 45 metres (65 to 150 feet) tall, they are native to the cooler regions of the northern hemisphere, where they are found in lowland forests in the high latitudes, and high in mountains further south. Larches are among the dominant plants in the boreal forests of Siberia and Canada. Although they are conifers, larches are deciduous trees that lose their needles in the autumn.
Etymology:
The English name Larch ultimately derives from the Latin "larigna," named after the ancient settlement of Larignum. The story of its naming was preserved by Vitruvius:
It is worth while to know how this wood was discovered. The divine Caesar, being with his army in the neighbourhood of the Alps, and having ordered the towns to furnish supplies, the inhabitants of a fortified stronghold there, called Larignum, trusting in the natural strength of their defences, refused to obey his command. So the general ordered his forces to the assault. In front of the gate of this stronghold there was a tower, made of beams of this wood laid in alternating directions at right angles to each other, like a funeral pyre, and built high, so that they could drive off an attacking party by throwing stakes and stones from the top. When it was observed that they had no other missiles than stakes, and that these could not be hurled very far from the wall on account of the weight, orders were given to approach and to throw bundles of brushwood and lighted torches at this out-work. These the soldiers soon got together.
The flames soon kindled the brushwood which lay about that wooden structure and, rising towards heaven, made everybody think that the whole pile had fallen. But when the fire had burned itself out and subsided, and the tower appeared to view entirely un-injured, Caesar in amazement gave orders that they should be surrounded with a palisade, built beyond the range of missiles. So the townspeople were frightened into surrendering, and were then asked where that wood came from which was not harmed by fire. They pointed to trees of the kind under discussion, of which there are very great numbers in that vicinity. And so, as that stronghold was called Larignum, the wood was called larch.
Nguồn https://en.m.wikipedia.org/wiki/Larch
 
Chỉnh sửa cuối:

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,557
Động cơ
566,853 Mã lực
Việc gì để giỏi đều cần có năng khiếu hết, hình như không có ngoại lệ.
Nhưng để sử dụng được ngoại ngữ thì không bắt buộc phải có năng khiếu. Bác để ý sẽ thấy chỉ trừ những đứa trẻ bị dị tật tư nhiên, còn chúng đều nói được, dù đứa nói chậm, đứa nói nhanh và cũng có đứa hơi lắp bắp đến cả lúc trưởng thành.
Chắc chỉ do cách học của bác chưa hợp lý và bác không có điều kiện thực hành thôi!
Con người ai cũng đều nghe nói được tiếng mẹ đẻ.
Nhưng để có nói chuyện bt thì một đứa trẻ phải tầm 7~ 8 tuổi trở ra mới tạm ổn.
Như vậy một đứa trẻ nó 7 ~ 8 năm liên tục tiếp xúc (Nói văn hoa là được tắm trong ngôn ngữ đó).
Thực tế khi học ngoại ngữ thì cường độ cao hơn và người học thì thường muốn biết kết quả ngay (1 tuần, 1 tháng, quý, năm) => thường bỏ cuộc sau một thời gian học.
Em đúc kết ra là học ngoại ngữ không cần giỏi hay thông minh mà phải là người nguyên tắc, ngoài ra một yếu tố thúc đẩy việc học ngoại ngữ nhanh (Mà các cụ hay bảo có năng khiếu) thực ra là người học tìm thấy thứ hay ho trong việc học ngoại ngữ, họ thích học chứ không phải bắt bản thân học để đạt được những cái khác.
Cá nhân em thì không phải nguyên tắc và chưa tìm được niềm đam mê trong ngoại ngữ nên từ bỏ nó.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,557
Động cơ
566,853 Mã lực
Cũng đúng, nhưng văn ôn võ luyện. Cụ chịu khó xem tin tức, đọc báo tiếng tây sẽ tiến bộ. Phải sử dụng nó như 1 thói quen.
Học ngoại ngữ nó có một giai đoạn khó khăn ban đầu là bắt đầu.
Như kiểu đọc báo mà từ vựng, ngữ pháp không đủ (gần như đến 80% phải dịch từng câu) thì thường không thể duy trì được lâu.
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Định nghĩa giỏi ngoại ngữ là như nào hả cụ? Chứ còn để nghe nói đọc viết thì 1 người có iq bình thường chỉ cần khoảng 1000 giờ là có thể nghe nói đọc viết 1 ngôn ngữ mới oki rồi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,795
Động cơ
8,612 Mã lực
Con người ai cũng đều nghe nói được tiếng mẹ đẻ.
Nhưng để có nói chuyện bt thì một đứa trẻ phải tầm 7~ 8 tuổi trở ra mới tạm ổn.
Như vậy một đứa trẻ nó 7 ~ 8 năm liên tục tiếp xúc (Nói văn hoa là được tắm trong ngôn ngữ đó).
Thực tế khi học ngoại ngữ thì cường độ cao hơn và người học thì thường muốn biết kết quả ngay (1 tuần, 1 tháng, quý, năm) => thường bỏ cuộc sau một thời gian học.
Em đúc kết ra là học ngoại ngữ không cần giỏi hay thông minh mà phải là người nguyên tắc, ngoài ra một yếu tố thúc đẩy việc học ngoại ngữ nhanh (Mà các cụ hay bảo có năng khiếu) thực ra là người học tìm thấy thứ hay ho trong việc học ngoại ngữ, họ thích học chứ không phải bắt bản thân học để đạt được những cái khác.
Cá nhân em thì không phải nguyên tắc và chưa tìm được niềm đam mê trong ngoại ngữ nên từ bỏ nó.
Đúng thật. Học ngoại ngữ là cái cớ để tìm hiểu một nền văn hoá, cũng thú vị.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Định nghĩa giỏi ngoại ngữ là như nào hả cụ? Chứ còn để nghe nói đọc viết thì 1 người có iq bình thường chỉ cần khoảng 1000 giờ là có thể nghe nói đọc viết 1 ngôn ngữ mới oki rồi.
Họ chỉ nói giỏi chung chung chứ không đề cập đến cụ thể!
Chứ 2 ông cực giỏi ở 2 việc cụ thể lại rất trái ngược nhau, em ví dụ 2 ông cùng phiên dịch. 1 ông chuyên dịch ca bin (ngôn ngữ thường dân hay gọi là dịch đuổi), người nói đến đâu là người dịch dịch ngay đến đấy, người dịch chẳng được phép chờ người nói xong câu và ông nói thì cứ tự nhiên nói, chẳng nghe và cũng chẳng biết ông dịch chạy theo thế nào. Còn ông kia dịch văn bản hợp đồng, chi li chính xác từng từ và có khi mất cả ngày hoặc cả tuần với 1 văn bản. Cái ông dịch văn bản này có khi nói còn cà nhắc. Nhưng phần lớn mấy ông dịch cabin không thể có độ chính xác trong việc dùng từ như mấy ông dịch văn bản!
Lại còn có mấy ông đi dịch thơ, dịch các tác phẩm văn học nữa. Không chỉ chi li như ông dịch văn bản mà còn phải hiểu được nội tâm, sự bay bổng trong tâm hồn, sự đau khổ của tác giả. Mấy cái ông này nhiều khi ra ngoài đường nghe dân bản xứ họ chào phải 1 lúc sau mới sực hiểu ra đã được chào để đáp lại (cái ví dụ cuối cùng này em không nghe từ ai, mà trực tiếp chứng kiến - và cũng không chờ người được chào hiểu mà nhắc họ chào lại)!
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Họ chỉ nói giỏi chung chung chứ không đề cập đến cụ thể!
Chứ 2 ông cực giỏi ở 2 việc cụ thể lại rất trái ngược nhau, em ví dụ 2 ông cùng phiên dịch. 1 ông chuyên dịch ca bin (ngôn ngữ thường dân hay gọi là dịch đuổi), người nói đến đâu là người dịch dịch ngay đến đấy, người dịch chẳng được phép chờ người nói xong câu và ông nói thì cứ tự nhiên nói, chẳng nghe và cũng chẳng biết ông dịch chạy theo thế nào. Còn ông kia dịch văn bản hợp đồng, chi li chính xác từng từ và có khi mất cả ngày hoặc cả tuần với 1 văn bản. Cái ông dịch văn bản này có khi nói còn cà nhắc. Nhưng phần lớn mấy ông dịch cabin không thể có độ chính xác trong việc dùng từ như mấy ông dịch văn bản!
Lại còn có mấy ông đi dịch thơ, dịch các tác phẩm văn học nữa. Không chỉ chi li như ông dịch văn bản mà còn phải hiểu được nội tâm, sự bay bổng trong tâm hồn, sự đau khổ của tác giả. Mấy cái ông này nhiều khi ra ngoài đường nghe dân bản xứ họ chào phải 1 lúc sau mới sực hiểu ra đã được chào để đáp lại (cái ví dụ cuối cùng này em không nghe từ ai, mà trực tiếp chứng kiến - và cũng không chờ người được chào hiểu mà nhắc họ chào lại)!
Có trí thông minh ngôn ngữ, là những ng dễ học ngoauj ngữ với tìm hiểu về ngôn ngưx cổ, ngôn ngữ mới. Chứ thông minh ngoại ngữ thì hẹp quá.
Giống kiểu thần đồng tiếng Anh bé Đỗ Nhật Nam, 18 tuổi mới đỗ đại học làng nhàng :)
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,539
Động cơ
647,871 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Em là ví dụ, dốt NN nên bao cơ hội qua tay. Haizzz...
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,256
Động cơ
688,140 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có trí thông minh ngôn ngữ, là những ng dễ học ngoauj ngữ với tìm hiểu về ngôn ngưx cổ, ngôn ngữ mới. Chứ thông minh ngoại ngữ thì hẹp quá.
Giống kiểu thần đồng tiếng Anh bé Đỗ Nhật Nam, 18 tuổi mới đỗ đại học làng nhàng :)
Em không cho rằng trường hợp này là thần đồng như báo chí tung hô. Đây là sản phẩm của cha mẹ đã ép con chín sớm.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Học ngoại ngữ nó là vô bờ.. quan trọng học để làm gì và học đến đâu.
Em lấy ví dụ học TA ( trên nay đa số cccm đều công nhận TA là ngoại ngữ dễ nhất trong đám Nhật, Trung, Pháp…Nga ) thì học ở mức độ nào?
Như em lông gà lông vịt TA vừa đủ giao tiếp cơ bản mục địch đi du lịch, mua vé tầu điện ngầm, siêu thị.. khi ở nước ngoài. Còn về dùng làm việc chuyên sâu hay nghe hội thảo hay tranh biện thì chịu.
Hiện tại NN của ta mới chỉ dừng giao tiếp , làm việc và khái thác đọc tài liệu… hiếm thấy dùng để hội thảo khoa học hay tranh biện, giảng dạy, kiện tụng = TA
Tóm lại học Ngoại Ngữ 90% là môi trường theo kiểu mưa dần thấm lâu.. không có môi trường, không am hiểu văn hoá… rất khó phát triển lâu dài ngang bằng bản địa.
 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
874
Động cơ
125,472 Mã lực
Mò được vào quán này ít cũng loanh quanh tuổi băm rồi, còn đâu xuân sắc mà học ngoại ngữ nữa! Tuổi này chỉ có thể tôi luyện năng lực thông qua việc sử dụng ngoại ngữ thôi, chứ "học" thì không còn hiệu quả nữa.
Xin học bổng du học ở tuổi băm mà ngoại ngữ chưa chuẩn thì GS nào cũng lắc đầu cả, vì họ cho rằng không còn cơ hội để thay đổi về chất nữa.
Em chỉ làm chuyên môn, thấy rõ cháu, anh/chị, cô bác, cụ nào mà ngoại ngữ lởm khởm thì luôn kèm theo những đức tính đặc hữu: bảo thủ (thậm chí hiếu thắng), ít chuyên nghiệp, hay sai hẹn, kỹ năng mềm hạn chế (trong làm việc nhóm, trình bày và truyền thông, phản biện, lập kế hoạch, đánh giá rủi ro). Những người này mà lại không vững kiến thức, tư duy logic không nhanh nhạy nữa thì là trợ ngại lớn cho những người làm việc cùng.
 

NiceMoon1

Xe tải
Biển số
OF-802434
Ngày cấp bằng
11/1/22
Số km
350
Động cơ
19,226 Mã lực
Em đến bây giờ phải thừa nhận rằng giỏi ngoại ngữ là một năng khiếu, không chỉ có mỗi cần cù chăm chỉ. Em sắp bỏ cuộc với việc cố gắng nâng tầm ngoại ngữ của mình. Buồn! Khó mà giải thích được, đôi khi đó chỉ là những đam mê - viển vông, và xa xôi...
Để học giỏi ngoại ngữ đầu tiên là phải học cách phát âm chuẩn của ngoại ngữ đó, khi mình biết đọc đúng thì nó sẽ hay và mình cũng có hứng học hơn. Qua kèm cặp mấy bạn nhỏ bị dốt TA thì mình phát hiện ra chỉ cần các bạn biết đọc là các bạn ấy có hứng học.
Đúng là có những bạn luyện chậm hơn các bạn khác, những bạn này phải kiên trì chăm chỉ tập luyện thì rồi cũng ổn thôi.
Học ở tuổi nào cũng không muộn, có những cụ già 70-80 tuổi vẫn hăng say học TA, tiếng Trung đó thôi. Cứ có thêm ngoại ngữ là có thêm cơ hội phát triển, kiếm tiền.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Con người ai cũng đều nghe nói được tiếng mẹ đẻ.
Nhưng để có nói chuyện bt thì một đứa trẻ phải tầm 7~ 8 tuổi trở ra mới tạm ổn.
Như vậy một đứa trẻ nó 7 ~ 8 năm liên tục tiếp xúc (Nói văn hoa là được tắm trong ngôn ngữ đó).
...
Thực ra thì " để có nói chuyện bt" thì tụi trẻ con mới đi học lớp 1, thậm chí lớp 2 với ngay tiếng Việt cũng chưa được. Rất nhiều đứa ở lớp 1 chẳng thể diễn đạt được ý chúng muốn. Giáo viên và cả gia đình phải chú tâm để chúng "biết nói".
Nhưng để nhập được 1 ngoại ngữ tương đương với khả năng của tiếng mẹ đẻ thì tụi bé con con này lại rất nhanh. Thậm chí chúng nói rất nhanh đúng giọng của tụi trẻ con địa phương. Đứa đầu nhà em 2 tuổi sang tây, 2 tuần sau đã phải cho nó đi nhà trẻ. Nhà trẻ của họ cho phép phụ huynh trong 2 tuần đầu được đến chơi cùng chúng. Mấy hôm đầu tiên nhìn nó mà ứa nước mắt, mặt nó tái xanh vì nhìn xung quanh toàn thấy lũ mắt xanh, tóc trắng,... Nhưng cũng chỉ 2 tháng sau thấy nó ngồi cầu thang buôn dưa lê mới 1 ông mũi lõ làm em ngạc nhiên. Mẹ nó mà nói tiếng Đức với nó là nó bịt tai vì phải nghe phải cái giọng bồi.
Không chỉ ngoại ngữ mà học cái gì cũng vậy, tụi trẻ như tờ giấy trắng, viết cái gì lên đều được, càng lớn càng ít chỗ để viết thêm, khi có gia đình rồi thì càng ít, nên học càng khó vào.
Khi học phổ thông vì em phải theo ông già và cả đi sơ tán khắp nơi nên không được học tới 2 lớp cùng 1 trường, nhiều lớp học ở 2 trường nên không được học 1 ngoại ngữ nào cả. Chỉ khi vào Khoa lưu học sinh của ĐG NN (ĐH HN bây giờ) mới biết đến ngoại ngữ. Nhưng sang biên kia ngay từ năm dự bị em đã đọc những tiểu thuyết nổi tiếng, bắt đầu từ Một nghìn một đêm lẻ, đến 2 vạn dặm dưới biển,... rất chăm chỉ đi xem phim. Năm thứ 2 hay thứ 3 gì đó đã làm thơ tặng mấy bạn cùng lớp,... Nên ra ngoài đường em nói được tiếng lóng của tụi thanh niên...!
 

seowebthue

Xe tăng
Biển số
OF-353235
Ngày cấp bằng
1/2/15
Số km
1,503
Động cơ
201,758 Mã lực
Website
ihome-motors.com
Mợ học sai phương pháp nên khó nhớ từ mới. Mợ xem bài học mợ đang học kiểu gì cũng có một đoạn dịch sang tiếng việt. Mợ chịu khó xem ngữ pháp của từ đó là dạng to do hay To be . Sau đó mợ sẽ hiểu câu đó nói cái gì. Dần dần mợ sẽ nhớ từ và bật ra theo phản xạ tự nhiên. Ngày xưa em còn phải viết ngược và xuôi để diễn đạt một ý nào đó. Bây giờ em quên rồi.
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,786
Động cơ
553,499 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Em đến bây giờ phải thừa nhận rằng giỏi ngoại ngữ là một năng khiếu, không chỉ có mỗi cần cù chăm chỉ. Em sắp bỏ cuộc với việc cố gắng nâng tầm ngoại ngữ của mình. Buồn! Khó mà giải thích được, đôi khi đó chỉ là những đam mê - viển vông, và xa xôi...
Cụ bao tuổi rồi, trẻ học nó mới vào
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,189
Động cơ
542,521 Mã lực
Học ngoại ngữ nó có một giai đoạn khó khăn ban đầu là bắt đầu.
Như kiểu đọc báo mà từ vựng, ngữ pháp không đủ (gần như đến 80% phải dịch từng câu) thì thường không thể duy trì được lâu.
Tất nhiên bắt đầu vẫn khó khăn với cả người có năng khiếu. Nhưng có vẻ người có năng khiếu họ ham mê hơn 1 tí:D
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,743
Động cơ
531,352 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Học ngoại ngữ có 3 mức độ tăng dần:
- Để giao tiếp
- Để làm việc
- Là một nghề (phiên dịch, biên dịch)
 

sskkb

Xe tăng
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
1,988
Động cơ
152,048 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đến bây giờ phải thừa nhận rằng giỏi ngoại ngữ là một năng khiếu, không chỉ có mỗi cần cù chăm chỉ. Em sắp bỏ cuộc với việc cố gắng nâng tầm ngoại ngữ của mình. Buồn! Khó mà giải thích được, đôi khi đó chỉ là những đam mê - viển vông, và xa xôi...
Em cũng là kiểu người logic. Học t.Anh từ cấp 1 mà 3 năm cấp 3 điểm trung bình môn t.Anh dưới 4 phẩy. ĐH thì may tốt bụng nên thi toàn đc bạn nhắc bài nên qua đc môn t.Anh. Nhưng tới giờ (u40) em có thể tự tin chém gió với bọn Tây (dù cũng chả chuẩn lắm). Em chia sẻ con đường xem cụ có thấy khả thi ko nhá.
- Lúc đầu ra trường đi làm thì phải đọc tài liệu bằng t.Anh nhiều, em cứ ôm từ điển dịch từng chút từng chút một (hồi đó google translate dịch t.Việt kém nên em ko dùng). Sau 1 thời gian thì trình độ đọc có khá lên thì rảnh rảnh em đọc tin thời sự trên CNN, Reuters.
- Xem phim Mẽo, nhất là mấy phim về đề tài xã hội nói nhiều hơn đấm đá, hoặc series Friends rất tốt cho nghe hiểu t.Anh.
- năm 27 tuổi em quyết định đi học IELTS, vì sao lại là cái này mà ko phải TOEIC vì cái này dạy cả 4 kỹ năng, nhất là viết. Vật vã mấy năm học thì thi đc 6.5, không tệ.
- Khó nhất là kỹ năng nói. Đầu tiên em nói nhại theo lời thoại của phim, nhưng nói chung nó ko thành phản xạ đc, chắc vì cũng cao tuổi rồi, vả lại môi trường xung quanh toàn t.Việt nên cũng khó mà thuộc các tình huống nói chuyện. Nên em bỏ việc đang làm ở 1 cty VN để sang 1 cty nước ngoài ở tuổi 35, (lương thấp hơn nhá) chỉ với 1 mục đích là kiếm vài chú đồng nghiệp nói t.Anh để chém gió cùng. May quá cty hỗn độn đủ cả Anh Ấn, Anh Úc, Anh Sing, Anh Mỹ, Anh Lào, Anh JAV ... nên vừa giúp kỹ năng nói tăng lên mà lại vừa giúp kỹ năng nghe tốt hơn. Rồi kỹ năng viết cũng tốt lên vì phải viết email = t.Anh nhiều. Ban đầu họp dek biết nói gì, nó hỏi thì toàn Yes với No. Rồi sau đó em soạn sẵn các ý kiến em định nói, soạn sẵn 1 vài câu trả lời mà mình cho rằng nó sẽ hỏi, đến lúc họp thì từ từ nói, từ từ trả lời. Giờ thì về cơ bản là hiểu đc 70-80% những gì nó nói.
...
Túm lại, môi trường xung quanh là quan trọng nhất. Cụ nên kiếm môi trường (sống/làm việc) nào mà bắt cụ nghe-nói-đọc-viết bằng t.Anh ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày thì tự khắc cụ sẽ tốt lên. Còn nếu học mà ko áp dụng liên tục thì đến tiếng mẹ đẻ còn quên, sai, chứ nói gì ngoại ngữ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top