Nghị định 86/2015/NĐ-CP chỉ là căn cứ để lập, thu và sử dụng học phí của tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo; không phân biệt công, tư; cho từng năm học (phổ thông) hoặc khóa học (đào tạo, dạy nghề).
Về học phí và các chi phí giáo dục khác, cha mẹ học sinh VAS phải căn cứ vào:
1) Các khoản thu bao gồm những khoản nào: học phí, học cụ, dịch vụ đưa đón,...
2) Các khoản thu theo tháng, học kỳ hay cả năm học
3) Các khoản thu phải là trọn gói và được công khai
Về trường hợp tranh chấp:
1) Nếu trường VAS có niêm yết công khai các dịch vụ trọn gói mà CÓ quy định "không hoàn trả" trong bất kỳ tình huống nào thì các cha mẹ khi cho con học phải chấp nhận điều này vì không có trường nào đi điều chỉnh cho hàng chục nghìn học sinh khi tất cả kế hoạch giáo dục - tài chính - kinh doanh đã được "lên lịch". (Theo nhà cháu biết thì trường VAS không có quy định này)
2) Nếu trường VAS có niêm yết công khai các dịch vụ trọn gói mà KHÔNG CÓ quy định "không hoàn trả" thì trong các tình huống thay đổi kế hoạch học tập, thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp bất khả kháng, nhà trường và cha mẹ phải xác định lại "mức độ hoàn thành cung ứng dịch vụ", nếu phía trường không đáp ứng được kế hoạch học tập, chất lượng học tập của học sinh thì cha mẹ có quyền yêu cầu giảm số tiền "dịch vụ" đã nộp tương ứng với khối lượng dịch vụ chưa hoàn thành.
Tốt nhất là hai bên thỏa thuận được trường không thu thêm bất cứ khoản tiền nào ngoài số tiền "trọn gói" đã nộp và trường phải tổ chức dạy bù (thỏa thuận số tiết dạy bù).
Đây chính là điểm "bùng nổ" tranh chấp. Vì không có quy định "không hoàn trả học phí" nên nếu phía trường muốn giữ lại đủ số tiền thì phải thoản thuận thật cụ thể với cha mẹ học sinh có thắc mắc theo nguyên tắc "Ông đưa chân giò thì bà thò chai rượu".
Nhưng thật đáng tiếc là cả hai bên không bình tĩnh để đàm phán đạt thỏa thuận tốt đẹp. Đặc biệt, phía trường VAS không thể "bình tĩnh" nếu chấp nhận thỏa thuận này vì số tiền giảm của 10.000 học sinh là quá lớn.
Về việc "dọa chuyển trường":
1) Đây là sai lầm của trường, vì nếu cha mẹ học sinh đấu tranh có phương pháp và nắm được các quy định của Nhà nước thì chắc chắn trường VAS không dám hành xử như vậy. Dù VAS có thu hồi các thông báo "gợi ý chuyển trường" cho học sinh này thì họ đã bị động mất rồi, có thể nhóm cha mẹ sẽ "kiên quyết" ở lại để tạo thành thế lực luôn giám sát, gây áp lực cho trường. (Nhà cháu không mong điều này vì trường khổ, học sinh cũng khổ).
2) Sở giáo dục khi được CT thành phố giao nhiệm vụ giải quyết thì phải "guyếc liệc" chứ lại tuyền nói nước đôi. Phải rắn mặt: đến ngày tháng năm xyz trường và cha mẹ học sinh phải thỏa thuận, nếu đến ngày 5/9 mà hai bên không giải quyết thì Sở tạm thời tiếp quản việc dạy học, hoặc chuyển trường cho học sinh về trường công để đảm bảo năm học mới diễn ra bình thường. Việc kiện cáo là vấn đề dân sự, Sở không can thiệp và mặc cho hai bên tự xử hoặc tòa xử.