- Biển số
- OF-310562
- Ngày cấp bằng
- 5/3/14
- Số km
- 416
- Động cơ
- 300,506 Mã lực
Từ khi thớt cũ bị mất em toàn tàu ngầm bên 'Hội giày tây' nhưng thông tin không có mấy hay là em chưa là member nên không đọc được nhỉ.Vod cụ chủ mở thớt này để em tàu ngầm típ
Cụ phải hỏi rõ raChân giữa e vừa to vừa dài có kiểu nào vừa ko
Theo cụ thì thấp như em nên đi mẫu nào? Oxford nom hơi dài. Mũi hoa văn và đế như thế nào cho hợp?Em cũng không rõ do chưa đi bao giờ . Thường em thấy chỉ có các dòng MTO , bespoke của các hãng nước ngoài mới gửi cho cụ cả giày cả lasted shoetrees .
như MTO của Meermin họ gửi em thì giá là hơn 450 euro chưa bao gồm cả vận chuyển ( riêng vận chuyển mất 40 ) và đương nhiên đủ cả shoetrees .
Giá trị đôi giầy đôi khi còn ở cách sử dụng nữa cụ ạEm tưởng cụ chủ hiểu biết thế nào hoá ra trình độ chỉ dừng ở mức đi copy, đôi này made in Italy, da bê 100%, giá hơn 400$. Chắc cụ cũng chưa nghe đến tên Philipp Plein bao giờ
Cụ cedar wood thân mến! Có lẽ ở điểm này cụ chưa được clearly lắm trong việc phân biệt loafer/moccasin hay các style tương tự như driving mocs/slip-on/boat shoe/v.v... Việc nhìn nhận sự khác biệt của đám "giày lười" này thực ra khá đơn giản.Sự khác biệt lớn nhất giữa giày moccasin và loafer là :
+ Về nguồn gốc thì loafer là giày của ngư dân Scandinavia , còn moccasin là giày của thợ săn bắc Mỹ
+ Giày loafer thường là casual style , lòe loẹt hơn so với moccasin nhưng cũng không có nghĩa moccasin được sử dụng trong các dịp trang trọng .
+ Trước đây có khái niệm các giày loafer thường làm từ loại vật liệu duy nhất là da còn moccasin làm từ nhiều loại da .
+ Còn có khái niệm cho rằng moccasin làm từ 1 miếng da còn loafer làm từ nhiều miếng .
Tuy nhiên theo em hiện 2 dòng này đã rất giống nhau gần như không có mấy sự khác biệt , tùy theo cách gọi của hãng .
Em định thôi không viết nữa vì ít cụ tham gia quá , nhiều cụ nhảy hết sang các thớt khác . Đội ngũ các cụ chuyên nghiệp giờ còn vài cụ , may có cụ vào chung vui . Thớt này cần nhiều sự phản biện và chia sẻ nó mới hoàn thiện và tạo sức hút lớn được , vậy các cụ giỏi món gì cứ mang lên đây , chứ em cũng không biết rành rọt tất cả được .Cụ cedar wood thân mến! Có lẽ ở điểm này cụ chưa được clearly lắm trong việc phân biệt loafer/moccasin hay các style tương tự như driving mocs/slip-on/boat shoe/v.v... Việc nhìn nhận sự khác biệt của đám "giày lười" này thực ra khá đơn giản.
1. Loafer:
- Như các cụ đã biết thì Loafer được xếp vào 1 trong 4 nhóm Dress Shoe bao gồm: Oxford, Derby, Monkstrap, Loafer
- Việc phân loại này được công nhận bởi hầu hết các shoemaker từ tầm trung đến tên tuổi trên thế giới (các cụ có thể ngó qua các website của họ) và các snob, blogger về menswear.
a. Có một vài đặc điểm chung của 4 dòng Dress Shoe này, và trong đó dễ nhận thấy nhất là Dress Shoe thì có Gót (Low Heel) tầm 2.5-3cm, cho nên việc đầu tiên khi nhìn vào để biết đôi giày có phải là Loafer hay ko là nhìn xem có Heel hay ko.
Suede Tassel Loafer (Low Heel) và Moccasin LV (No Heel)
b. Ngoài đặc điểm trên, Loafer có một đặc điểm nữa để nhận dạng đó là đường moc-seam chạy trên vamp (tên gọi này xuất phát từ đường seam của moccasin, chi tiết này còn xuất hiện trên boat shoe). Nếu đơn thuần là dạng "giày lười" mà ko có đường moc-seam đó thì đó là kiểu giày slip-on.
Andy Loafer (Moc-seam) và Slip-on (No Moc-seam)
Từ (a)+(b) thấy rằng việc xác định 1 đôi "giày lười" là Loafer hay ko thì chỉ cần để ý 2 chi tiết là Heel (a) và Moc-seam (b), nếu thiếu 1 trong 2 details đó thì đôi "giày lười" đó ko phải là Loafer, mà sẽ là một trong những loại sau Moccassin/Driving Mocs/Boat Shoe/Slip-on/v.v... Còn tất nhiên, trong dòng Loafer lại có nhiều style khác nhau nữa như Tassel, Penny, Horse-bit, v.v... cái này các cụ có thể tự google.
2. Moccassin
- hay còn gọi tắt là Mocca (hình như có mỗi Việt Nam hay gọi tắt thế, cứ bảo là giày Mo-ca)
- Như đã nói ở trên thì Loafer có Heel và Moc-seam, thì Mocca chỉ khác chút đi là ko có Heel và có Moc-seam. Một số đôi Mocca có các details cũng xuất hiện trên các style của Loafer nên nhiều khi nhầm lẫn giữa Loafer và Mocca là bình thường.
Loafer Horse-bit thì cũng có Mocca Horse-bit
3. Driving Mocs
- Sau khi phân biệt được Loafer và Mocca thì việc phân biệt Mocca và Driving Mocs cũng đơn giản. Vì Driving Mocs được upgrade lên từ chính Mocca do (hình như ko nhầm) là thế hệ ông hay bố của chủ hãng TOD's phát triển, nên nhiều khi nhắc đến Driving Mocs là người ta nói đến luôn Driving Mocs TOD's
- Sự khác nhau của Mocca và Driving Mocs ở cái đế.
- Đế của Mocca có 2 loại
+ đế mềm (soft sole): loại này giống với Mocca nguyên thủy từ xa xưa, là phần đế chính là miếng da liền với upper và tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
+ đế cứng (hard sole): loại này thì chính là loại đầy rẫy hàng ngày chúng ta gặp, nó thường là những miếng cao su được gắn theo từng miếng nhỏ hoặc cả mảng và đáy đôi giày, chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất chứ ko phải như loại soft sole kia.
Soft Sole
Hard Sole
Hard Sole
- Đế của Driving Mocs thì là những cái lỗ nhỏ, bằng cao su, cắm vào mặt đế luôn
4. Boat shoe:
- Nhắc đến Boat Shoe thì phải nhắc đến Sperry Top-sider (chứ k phải là Sebago hay Timbaland gì đó) cũng như nhắc đến Driving Mocs là phải nói đến TOD's vậy.
- Loại này thì chi cần nắm được những chi tiết sau là các cụ nhận dạng và phân biệt được luôn:
+ Đế cao su, thiết kế theo kiểu hoa văn herring bone (xương cá), một số style có chút gót cực thấp (1-1.5cm)
+ Cách đi dây đặc biệt, dây luồn quanh phần mép miệng giày ra đến phần buộc dây, kiểu này gọi là kiểu 360 degree system lacing (kiểu này một số style mocca cũng xuất hiện)
+ Phần lace có 2-3 lỗ/mỗi bên và có nhiều khi gặp những đôi có nhiều hơn (nhưng hiếm)
+ Có đường moc-seam giống loafer và mocca
Đế xương cá, bám tốt hơn
5. Slip-on:
- Loại giày nguồn gốc của nó là do business man trước họ dùng trên máy bay, khách sạn; vì vốn ở những chỗ đó phải ngồi lâu hoặc đi lại ko đến mức cần thiết dùng giầy da, nôm na là kiểu giày đi thanh cảnh nhưng lịch sự hơn dép trong nhà mà chúng ta hay đi hàng ngày.
- Các cụ cứ hình dung loại đó như một miếng vải nhung, vải gì đó bọc vào chân, cố định khung bằng cái đế nhẹ, mỏng, chả có gót gì cả, còn phần upper cứ xiêu vẹo, em chịu ko thể tìm được ảnh vì hơi khó tìm từ khóa mấy kiểu vintage này.
- Có một số shoemaker thiết kế slip on và đặt vào đó vẻ đẹp của một đôi dress shoe, và họ gọi đó là Loafer slipper, nhưng bản chất vẫn là slip on.
Như slip on của Edward Green chẳng hạn
- Nhưng cũng có những đôi cũng gọi là slip on mà công năng của nó 10 thì vẻ đẹp của nó lại hết sức suồng sã, thô bỉ nếu đem so với Dress Shoe hay Casual Shoe nên em ko buồn tìm ảnh hehe, các cụ thử google slip-on là ra một đống thể loại trông như hài.
6. Về cách sử dụng các loại thì cũng ko khó nhưng cũng ko hề đơn giản trong cái môi trường Việt Nam bh các cụ toàn đi Mocca vs quần âu em chịu em ko thể ngửi nổi
- Loafer: Vì là dress shoe nên mặc comple, quần âu, sơ mi cắm thùng, chuẩn luôn. Còn mặc vs jeans, khaki, chinos thì phải khéo, mặc với short thì càng phải khéo. Nói chung là các cụ không nên mặc với shorts, tốt nhất là tuyệt đối tránh. Những dịp trang trọng thì cũng chả mấy ai ăn mặc đúng kiểu mà đi Loafer cả.
- Mocca/Driving Mocs/Boat Shoe: Trừ quần âu (mà đã trừ quần âu là trừ luôn suit, comple nhé) em recommend các cụ tuyệt đối không mặc đi làm với 3 cái loại giày này, dù có là đôi giày 20 triệu của Gucci đi chăng nữa. Các cụ chỉ nên xài 3 loại này với jeans, khaki, chinos và shorts. Bởi vì cái này dân văn phòng cũng như đàn ông VN mắc cực nhiều nên em xin phép tô đỏ bôi đậm để nhấn mạnh một điều-không-nên-làm.
- Slip-on: ngoài 2 đôi (tạm được gọi là) dress shoe em post ở trên và 1 loại slip-on là velvet (có logo hoàng gia gì đó, và chất liệu nhung) thì các cụ dress up với quần âu được, còn lại thì em đố các cụ mặc đc slip on cho nó lịch sự
- Còn cách gọi tên trên trang web của các hãng, nhất là mấy hãng fashion brand hay multi-brand thì ko thể chính xác từng loại được. Bởi thế người mua cũng lẫn lộn giữa các style "giày lười" và từ đó cũng hình thành cách gọi tên sai là bình thường.
Giày nhẹ đa phần là giày thể thao cụ ạ , đương nhiên các loại giày formal này cũng có những loại nhẹ nhưng thực tế không nhẹ lắm đâu vì da vốn dĩ khá nặng rồi , vận chuyển da thuộc chú trọng nhất vào độ nặng mà .Cụ chủ cho thêm thông tin về độ nặng nhẹ của giầy. Em thấy giầy sản xuất hàng loạt thường được quảng cáo là siêu nhẹ. Giầy đóng, thì người ta kiểm soát khối lượng của giầy thế nào?
mấy dạng credit card holder này chỉ dùng tiện ở bển chứ ở VN ko tiện lắm. Gì thì gì ra đường ở VN cụ cũng phải có 1 sấp tiền mặt để trong ví, nên mấy cái này rất khó dùng. Mà vừa dùng C/C wallet vừa dùng bi-fold wallet thì hơi bất tiện và buồn cườiEm giờ hết thèm giày lại chuyển sang ví da các cụ ạ, thích minimalist style
mấy đôi brogue, derby e đi đều xấp xỉ 1kg, loafer thì nhẹ hơn tẹo. Giày formal thì ko nhẹ được, da nhẹ thì ko lên form và ko bềnGiày nhẹ đa phần là giày thể thao cụ ạ , đương nhiên các loại giày formal này cũng có những loại nhẹ nhưng thực tế không nhẹ lắm đâu vì da vốn dĩ khá nặng rồi , vận chuyển da thuộc chú trọng nhất vào độ nặng mà .
Các loại giày formal sẽ được kiểm soát độ nặng từ nguyên liệu , tập trung chủ yếu là da mũ làm giày và da đế ( da đế thường tính theo cân ) , các thành phần khác không đáng kể . Da làm giày luôn nặng hơn da làm túi , ví vì dòng giày này không thể dùng da Nappa ( da mềm , nhẹ từ cừu , dê ...) .