Giáo viên dạy trong trường đưa ví dụ được đăng báo công khai để minh họa luận điểm, khác hoàn toàn với việc đi vào khu Mỹ đen phỉ báng MLK nhé. Vì việc gì cũng né nên xã hội ta không phải là xã hội Pháp
Họ cho người Hồi nhập cư vì lòng nhân ái, vì họ biết phần lớn những người Hồi giáo chạy trốn quê hương là hầu hết là những nạn nhân của chiến tranh. Nói tóm lại, họ nhìn đó là những con người, sau đó mới đến Hồi giáo.
Tất nhiên, lòng nhân ái không phải lúc nào cũng đến đúng người cần nó, giống như khi ta quyên góp từ thiện để giúp đỡ người bị lũ lụt nhưng hoá ra là lại đưa tiền cho bọn lừa đảo. Điều đó không có nghĩa là ta nên bỏ mặc những người đó mà lần sau nên tìm hiểu kĩ hơn.
Tất nhiên, Hồi giáo vẫn là một tôn giáo tạo điều kiện cho đám cực đoan do giáo lý của nó.
Thứ nhất, Hồi giáo cũng là một tôn giáo bản địa của châu Âu như Cơ đốc giáo, ngoại trừ lũ cực đoan, coi châu Âu chỉ là lục địa của Cơ đốc giáo.
Các dân tộc bản địa theo Hồi giáo ở châu Âu gồm
- Nga và Liên Xô cũ: Vôn-ga Tác-ta, Chec-chen, Tác-ta Crưm (đừng vì có cùng chữ Tác-ta mà nghĩ là cùng dân tộc. Họ khác nhau hoàn toàn) và một số dân tộc Tác-ta khác, Dagestan, Trec-ket (hay Circasian) và các dân tộc ở vùng Cáp-ca-dơ, các nước Trung Á, Azerbaijan
- Thổ Nhĩ Kỳ: đa phần dân chúng theo đạo Hồi (Sunni)
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trên đảo Síp
- Anbani: đa phần dân chúng theo đạo Hồi (Sunni)
- Kosovo: đa phần dân chúng theo đạo Hồi (Sunni)
- Bosnia: đa phần dân chúng theo đạo Hồi (Sunni)
- Người dân tộc Tác-ta ở các nước Ba Lan, Bungari, Latvia, Litva và Bắc Âu (đều dòng Sunni)
- Người Turk ở các nước mà Thổ Nhĩ Kỳ đã từng cai trị (Hy Lạp, Nam Tư cũ, Bulgari, Rumani,…). Người Turk ở đây không phải là người Thổ Nhĩ Kỳ, mà đa phần là người bản địa cải sang đạo Hồi.
Nói chung ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Hồi giáo châu Âu còn lại đều là các nước XHCN cũ. Dưới thời XHCN, vấn đề tôn giáo được giải quyết khá tốt nên ít tình trạng xung đột tôn giáo cũng như loại bỏ được vấn đề cực đoan. Người châu Âu Hồi giáo trở nên cực đoan chỉ là hiện tượng mới đây.
Thứ hai là châu Âu cho người Hồi giáo (từ bên ngoài châu Âu) vào là vấn đề của lịch sử để lại, còn Đức cho người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư sau Thế chiến II là để giải quyết vấn đề thiếu lao động. Sau chiến tranh Algieri, nước Pháp chấp nhận cho những người Algieri, Tuynidi, Maroc (là các thuộc địa cũ) theo Pháp nhập cư vào Pháp (đi chiếm thuộc địa và hưởng lợi từ việc bóc lột thuộc địa thì phải chấp nhận cho những người dân thuộc địa đã từng làm việc cho mình nhập cư vào chính quốc và hưởng một số quyền lợi nhất định, đó là cái giá phải trả. Những người này lại kéo vợ con, rồi họ hàng… sang theo. Tương tự ở trường hợp người Pakistan hay người Ấn Độ ở Anh. Dần dần số lượng đông lên và số dân Hồi giáo này bắt đầu di cư sang các nước khác trong châu Âu.
Còn việc cho nhập cư ồ ạt mới đây như trường hợp Syria, Afghanistan có thể coi là phạm trù nhân đạo, nhưng bản thân châu Âu cũng phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng nội chiến ở các nước này.