NGUY CƠ TỪ NHIỄM MẶN MIỀN TÂY !
Các Cụ Có Cụ còn nhầm lẫn về nhiễm mặn miền Tây.
Con sông Mekong và các sông khác ở VN đều có lưu lượng thay đổi theo mùa gọi là mùa kiệt và mùa Lũ. Lưu lượng, tức lượng nước chảy về - m3 trong 1 Đơn vị thời gian s,h ứng với 1 mặt cắt- vị trí sông nào đó. Lưu lượng bình quân sẽ thay đổi theo từng tháng có dạng biểu đồ hình sin (toàn gt dương ), giá trị max trong mùa lũ và min trong mùa kiệt. Tương ứng với lưu lượng, mực nước sông bình quân trong ngày cũng sẽ cao nhất vào mùa lũ và thấp nhất vào mùa kiệt. Chưa kể ảnh hưởng của thủy triều, còn làm mực nước sông biế động lên xuống trong ngày. Với dải đất ven bờ biển từ Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau, chế độ thủy triều là bán nhật triều không đều, tức biểu đồ triều có hai chu kỳ hình sin trong 24h,
Bình thường vào những tháng mùa kiệt T12 - T6, lưu lượng nước về ít, mực nước sông thấp, Dòng chảy không đủ lực, đẩy nước mặn ra xa bờ nên nước mặn từ biển xâm lấn ngược vào sông. Nhất là vào giờ nước lớn do triều cường, nước biển dâng cao nên tràn vào sông càng sâu. Tùy theo mỗi con sông trong nhánh Cửu Long, mà nước mặn xâm thực từ cửa sông vào sông chính nhiều hay ít, có thể từ 70-110 km. Sau đó nước mặn từ sông chính lại theo các sông nhánh, kênh , rạch chảy ngược vào các vườn cây, đồng ruộng gây nhiễm mặn khu vực. Dù nước mặn có bị ngăn cản một phần bằng hệ thống thủy lợi (cống ngăn mặn, đê bao...) nhưng cúng không đồng bộ.
Nguy cơ hơn còn do yếu tố con người. Do các nước trên đầu nguồn (TQ, Lào, Thái, Cam ) xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Các công trình này vừa ngăn nước làm thủy điện, vừa điều tiết nước. Họ giữ nước lại theo sức chứa tối đa của đập nước quanh năm dành phục vụ nông nghiệp vào mùa khô, kiệt. Và Họ chỉ xả khi vào mùa lũ, lượng nước về dư thừa, vượt qúa sức chứa của hồ. Lúc đó thì ở hạ lưu, tức Miền Tây cũng dư thừa, không cần nước nữa. Cái này trả lời cho Cụ nào hỏi nước trong hệ lưu vực, trong sông rồi nó cũng chảy về sông chứ đi đâu?
Có Lượng nước giữ trong hồ chứa, Các nước trên sẽ mở rộng hệ thống kênh mương dẫn nước đi xa, để tưới cho các vùng khô cằn thiếu nước, làm tiêu hao hụt một phần tổng lượng nước. Tuy tổng lượng nước của con sông cho nhu cầu sử dụng của các nước không thiếu, nhưng khó khăn là nó phân bố không đều trong năm và phân phối theo mùa như quy luật trên.
Mùa mưa nhu cầu nước ít, nhưng nước trên thượng nguồn đổ về nhiều. Nước trong hồ chứa dâng cao, gần đầy tới mức nước tối đa, Để an toàn, các nước sẽ thi nhau xả lũ, làm mực nước sông dâng cao, gây lũ ở hạ nguồn.
Ngược lại, vào mùa kiệt, nhu cầu sử dụng nước cao, hồ cạn. Họ đua nhau giữ lại phần lớn nước sông, để dành tưới cho Nông nghiệp, chỉ xả nước đủ để phát điện và giao thông thủy. Do đó lưu lượng nước về hạ lưu giảm, thấp hơn nhiều so với lượng nước Của dòng chảy tự nhiên của con sông. Vì thế, ở hạ lưu như nước ta, sông đã kiệt nước lại càng kiệt hơn, Nước sông thấp, làm nước biển càng lấn sâu. Sự nhiễm mặn càng khốc liệt hơn.
Tác hại của nhiễm mặn không chỉ là làm bể chứa của nhà máy bơm bị nhiễm mặn khiến hệ thống cấp nước TP không thể CC nước ngọt cho dân TP, người dân phải mua nước lẻ. Mà nguy cơ hơn là làm đất nông nghiệp bị nhiễm mặn ( do hàm lượng muối quá cao), ngoài việc cây lúa bị chết, mất mùa, rồi đất bị nhiễm mặn sẽ khiến mấy mùa sau đất đó cũng không trồng cây gì được, vì vẫn còn độ mặn, phải thau, rửa nước ngọt lâu dài. Chưa kể việc các vườn cây ăn trái trồng lâu năm, không có nước ngọt tưới, nên cây suy. Nặng hơn vườn cây có thể chết do thiếu nước.
Việc này sẽ làm cả vùng đất màu mỡ gần cửa sông bị ảnh hưởng (phạm vi cách biển cả trăm km) cả vùng dân cư nông thôn đến dân cư đô thị, Lâu dài có thể ảnh hưởng đến năng suất vựa lúa và phát triển nông nghiệp ở Miền tây cũng như vấn đề lương thực của nước ta.
Giải pháp cho vấn đề này là bài toán lớn của Quốc gia, với chi phí đầu từ Dự án từ vài ngàn đến Chục ngàn tỉ. Là Bài toán quy mô liên vùng với hệ thống công trình trữ nước (mùa lũ), điều tiết nước (mùa kiệt), hệ thống phân phối, Đê , cống ngăn mặn, giao thông thủy,... hoặc phải quy hoạch thay đổi cơ cấu nông nghiệp Vùng, địa phương kết hợp với công trình phục vụ nông nghiệp đồng bộ. Cần có nhiều Viện khoa học nghiên cứu, các chuyên gia tham gia, với nguồn tài trợ của nhà nước. Không đơn thuần chỉ là những lu trữ nước mưa, những máy lọc nước gia đình, xây Hồ lọc nước hoặc những giải pháp chữa cháy để cấp nước ngọt cho người dân sinh hoạt hàng ngày. Cái này ngoài khả năng của Tỉnh.
Ai sẽ đứng ra tìm kế sách cứu gần 20 triệu dân Miền Tây Nam bộ đây!