[Funland] GIải pháp nào cho hạn mặn miền tây?

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,927
Động cơ
280,954 Mã lực
1: cấm tiệt tượng đài
2: cấm bóc vỉa hè mới làm 5 năm
3: thanh tra minh bạch các dự án nạo vét
Hà Nội có việc bóc vỉa hè lên thay mới, lãng phí vô cùng, có khi chỉ vài ba năm trước mới làm, nay đã bóc lên thay.
 

wildness

Xe container
Biển số
OF-74392
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
5,089
Động cơ
-273,964 Mã lực
Hà Nội có việc bóc vỉa hè lên thay mới, lãng phí vô cùng, có khi chỉ vài ba năm trước mới làm, nay đã bóc lên thay.
Cái này em công nhận, bọn nó vẽ ra để ăn % là nhanh.
Cứ cái nào dễ và nhanh kiếm % thì triển khai, lãng phí vô cùng. Nhiều chỗ vẫn còn rất tốt nhưng nó thay gạch khác đẹp hơn.
Mà thực tế thì ngay ở Hà Nội rất nhiều con đường bẩn thỉu ngập nước tắc đường, nhưng không làm.. có vẻ như lát vỉa hè dễ kênh giá.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,934
Động cơ
320,275 Mã lực
Tuổi
58
Thực tế là Ộphơ rất nhiều người trên thông thiên văn dưới tường địa lý:D mà vẫn chưa có ý gì hay ngoài lu với bồn. Công nghệ thời....chả nhớ được:((
 

h2media108

Xe đạp
Biển số
OF-498790
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
29
Động cơ
187,690 Mã lực
Tuổi
35
Vấn đề hạn mặn chủ yếu là giải quyết bài toán nước sản xuất , còn nước sinh hoạt chỉ là 1 pầhn nhỏ . Tuy nhiên giải pháp lâu dài là phỉa biến vùng thượng nguồn (khu vực huyện An Phú - An Giang) thành như 1 túi má khỉ, đó là thời gian ngập lũ phải được kéo dài, trữ nước để nước ngầm ngấm càng lâu chứ không để chạy thẳng ra biển. So với Long AN thì AN Giang xây quá nhiều đê bao khép kín đẻ trồng lúa 03 vụ và cây ăn trái.
Giờ phải sống theo thuận thiên và không hối tiếc
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Đọc thớt mà cười vỡ mẹ nó cả bụng. Lắm ông còn chưa đặt chân đến miền tây bao giờ, hoặc chỉ đi lướt qua kiểu du lịch đề ra các phương án đào hồ, đắp đê, đào kênh rạch mà cười vãi cả giắm =)) =)) =))
 

Đức Phạm 8x

Xe điện
Biển số
OF-516790
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
3,278
Động cơ
-105,967 Mã lực
Giờ sao nhỉ? Em phận dân đen chỉ thấy xót xa. Cách đây 15 năm lần đầu thăm thú miền tây em đã quá thích mảnh đất này từ cảnh vật đến con ng... giờ thì
Con ng miền tây giờ em vẫn thích, đặc biệt là con gái mới nhớn ;))
 

tomo21311

Xe tăng
Biển số
OF-472829
Ngày cấp bằng
24/11/16
Số km
1,759
Động cơ
219,904 Mã lực
Dân miền bắc hiện giờ vẫn làm rất nhiều bể trữ nước mưa để ăn uống. Nhưng trong nam thấy ít áp dụng biện pháp này, trước đây quen nhà nào cũng một lỗ giếng khoan, giờ khoan lên chắc cũng nc lợ rồi. Nên vấn đề nước ăn, sinh hoạt có thể thay đổi để thích nghi, quan trọng nhất là nước cho nông nghiệp thôi. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất chắc chắn phải xem xét vì về lâu về dài sẽ thiếu nước triên miên vào mùa kiệt.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
NGUY CƠ TỪ NHIỄM MẶN MIỀN TÂY !

Các Cụ Có Cụ còn nhầm lẫn về nhiễm mặn miền Tây.

Con sông Mekong và các sông khác ở VN đều có lưu lượng thay đổi theo mùa gọi là mùa kiệt và mùa Lũ. Lưu lượng, tức lượng nước chảy về - m3 trong 1 Đơn vị thời gian s,h ứng với 1 mặt cắt- vị trí sông nào đó. Lưu lượng bình quân sẽ thay đổi theo từng tháng có dạng biểu đồ hình sin (toàn gt dương ), giá trị max trong mùa lũ và min trong mùa kiệt. Tương ứng với lưu lượng, mực nước sông bình quân trong ngày cũng sẽ cao nhất vào mùa lũ và thấp nhất vào mùa kiệt. Chưa kể ảnh hưởng của thủy triều, còn làm mực nước sông biế động lên xuống trong ngày. Với dải đất ven bờ biển từ Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau, chế độ thủy triều là bán nhật triều không đều, tức biểu đồ triều có hai chu kỳ hình sin trong 24h,

Bình thường vào những tháng mùa kiệt T12 - T6, lưu lượng nước về ít, mực nước sông thấp, Dòng chảy không đủ lực, đẩy nước mặn ra xa bờ nên nước mặn từ biển xâm lấn ngược vào sông. Nhất là vào giờ nước lớn do triều cường, nước biển dâng cao nên tràn vào sông càng sâu. Tùy theo mỗi con sông trong nhánh Cửu Long, mà nước mặn xâm thực từ cửa sông vào sông chính nhiều hay ít, có thể từ 70-110 km. Sau đó nước mặn từ sông chính lại theo các sông nhánh, kênh , rạch chảy ngược vào các vườn cây, đồng ruộng gây nhiễm mặn khu vực. Dù nước mặn có bị ngăn cản một phần bằng hệ thống thủy lợi (cống ngăn mặn, đê bao...) nhưng cúng không đồng bộ.

Nguy cơ hơn còn do yếu tố con người. Do các nước trên đầu nguồn (TQ, Lào, Thái, Cam ) xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Các công trình này vừa ngăn nước làm thủy điện, vừa điều tiết nước. Họ giữ nước lại theo sức chứa tối đa của đập nước quanh năm dành phục vụ nông nghiệp vào mùa khô, kiệt. Và Họ chỉ xả khi vào mùa lũ, lượng nước về dư thừa, vượt qúa sức chứa của hồ. Lúc đó thì ở hạ lưu, tức Miền Tây cũng dư thừa, không cần nước nữa. Cái này trả lời cho Cụ nào hỏi nước trong hệ lưu vực, trong sông rồi nó cũng chảy về sông chứ đi đâu?

Có Lượng nước giữ trong hồ chứa, Các nước trên sẽ mở rộng hệ thống kênh mương dẫn nước đi xa, để tưới cho các vùng khô cằn thiếu nước, làm tiêu hao hụt một phần tổng lượng nước. Tuy tổng lượng nước của con sông cho nhu cầu sử dụng của các nước không thiếu, nhưng khó khăn là nó phân bố không đều trong năm và phân phối theo mùa như quy luật trên.

Mùa mưa nhu cầu nước ít, nhưng nước trên thượng nguồn đổ về nhiều. Nước trong hồ chứa dâng cao, gần đầy tới mức nước tối đa, Để an toàn, các nước sẽ thi nhau xả lũ, làm mực nước sông dâng cao, gây lũ ở hạ nguồn.
Ngược lại, vào mùa kiệt, nhu cầu sử dụng nước cao, hồ cạn. Họ đua nhau giữ lại phần lớn nước sông, để dành tưới cho Nông nghiệp, chỉ xả nước đủ để phát điện và giao thông thủy. Do đó lưu lượng nước về hạ lưu giảm, thấp hơn nhiều so với lượng nước Của dòng chảy tự nhiên của con sông. Vì thế, ở hạ lưu như nước ta, sông đã kiệt nước lại càng kiệt hơn, Nước sông thấp, làm nước biển càng lấn sâu. Sự nhiễm mặn càng khốc liệt hơn.

Tác hại của nhiễm mặn không chỉ là làm bể chứa của nhà máy bơm bị nhiễm mặn khiến hệ thống cấp nước TP không thể CC nước ngọt cho dân TP, người dân phải mua nước lẻ. Mà nguy cơ hơn là làm đất nông nghiệp bị nhiễm mặn ( do hàm lượng muối quá cao), ngoài việc cây lúa bị chết, mất mùa, rồi đất bị nhiễm mặn sẽ khiến mấy mùa sau đất đó cũng không trồng cây gì được, vì vẫn còn độ mặn, phải thau, rửa nước ngọt lâu dài. Chưa kể việc các vườn cây ăn trái trồng lâu năm, không có nước ngọt tưới, nên cây suy. Nặng hơn vườn cây có thể chết do thiếu nước.
Việc này sẽ làm cả vùng đất màu mỡ gần cửa sông bị ảnh hưởng (phạm vi cách biển cả trăm km) cả vùng dân cư nông thôn đến dân cư đô thị, Lâu dài có thể ảnh hưởng đến năng suất vựa lúa và phát triển nông nghiệp ở Miền tây cũng như vấn đề lương thực của nước ta.

Giải pháp cho vấn đề này là bài toán lớn của Quốc gia, với chi phí đầu từ Dự án từ vài ngàn đến Chục ngàn tỉ. Là Bài toán quy mô liên vùng với hệ thống công trình trữ nước (mùa lũ), điều tiết nước (mùa kiệt), hệ thống phân phối, Đê , cống ngăn mặn, giao thông thủy,... hoặc phải quy hoạch thay đổi cơ cấu nông nghiệp Vùng, địa phương kết hợp với công trình phục vụ nông nghiệp đồng bộ. Cần có nhiều Viện khoa học nghiên cứu, các chuyên gia tham gia, với nguồn tài trợ của nhà nước. Không đơn thuần chỉ là những lu trữ nước mưa, những máy lọc nước gia đình, xây Hồ lọc nước hoặc những giải pháp chữa cháy để cấp nước ngọt cho người dân sinh hoạt hàng ngày. Cái này ngoài khả năng của Tỉnh.

Ai sẽ đứng ra tìm kế sách cứu gần 20 triệu dân Miền Tây Nam bộ đây!
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,934
Động cơ
320,275 Mã lực
Tuổi
58
Dân miền bắc hiện giờ vẫn làm rất nhiều bể trữ nước mưa để ăn uống. Nhưng trong nam thấy ít áp dụng biện pháp này, trước đây quen nhà nào cũng một lỗ giếng khoan, giờ khoan lên chắc cũng nc lợ rồi. Nên vấn đề nước ăn, sinh hoạt có thể thay đổi để thích nghi, quan trọng nhất là nước cho nông nghiệp thôi. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất chắc chắn phải xem xét vì về lâu về dài sẽ thiếu nước triên miên vào mùa kiệt.
Đúng rồi cụ. Như nhà em chả có hạn gì mà cũng bể ngầm và bể trên mái. Rất nhiều nhà như vậy, ít tiền thì bồn nhỏ, bồn nhựa.
Em nghĩ m.Tây thời xưa nghèo, giờ vẫn nghèo thì phải tìm cách mới, chứ gạo trắng nước trong như xưa thì vẫn như xưa sao.
Em nhớ truyện cười khi một chú Trùm khăn sa mạc (mưa còn ít hơn dầu thô) sang Anh nhợn chơi. Anh nhợn thì hay mưa nên chú Trùm khăn sướng run la hét ầm ĩ với người ở nhà: khí hậu ở đây tuyệt vời, mưa suốt ngày nửa tháng rồi, mát rượi kkk.
Tưởng chỉ ở vùng sa mạc, giờ thì m.Tây cũng hóng mưa .. hóng nước uống ... híc.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,919
Động cơ
640,435 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Vác tomahock bắn nát hết tất cả đập thủy điện trên sông Mekong và các sông thượng lưu đổ về đồng bằng sông cửu long cũng là một phương án vác cụ ạ.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,700
Động cơ
626,467 Mã lực
Bao nhiêu giáo sư tiến sỹ đâu rồi nghiên cứu phương pháp biến nước mặn thành nước ngọt đi. E nghĩ vậy.
Nước ngọt để ăn thì không khó, nước ngọt để sản xuất thì đào đâu ra cái máy mà làm nước ngọt klhổng lồ cho cả cánh đống đây?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top