-Điện áp của pin xe điện là rất lớn. (Tesla, Vinfast là 400V, Porsche là 800V) . Nó gần như không phải bảo trì (hỏng thì thay thôi không sửa được). Nó có hệ thống làm mát, sưởi riêng. Tất cả dây cao áp( màu cam) đều có vỏ bọc rất chắc chắn dao, kéo cũng khó cắt nên chuột không thể cắn. Còn đây tín hiệu thì cũng như xe xăng thôi. Đứt dây thì không chạy được.Các cụ lăn tăn giá xăng, giá điện.
Em thì lăn tăn độ an toàn
- Pin: hiệu điện thế, dòng lớn, dò điện, cháy nổ, bảo trì, dây điện như thế kia chuột cắn ra sao?.
- Vách pin để dưới gầm, khi va chạm, quệt dưới gầm ( va chạm với đá hộc, con lươn ...) liệu lúc đấy có nguy hiểm cho người lái. Đi qua chỗ ngập liệu có nguy hiểm cho người lái?.
- Pin là giá trị lớn nhất của xe, công nghệ thay đổi theo năm, nôm na giống như mua điện thoại, không có nhiều giá trị cốt lõi.
- gầm xe là nơi ít chịu tác động nhất khi xảy ra và chạm giao thông thông thường (xe với xe). Và pack pin được lắp trong khung hợp kim nhôm rất chắc chắn.
Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào nổ pin xe điện khi xảy ra va chạm giao thông.
1 pack pin gồm cell pin, hệ thống làm mát, hệ thống sưởi, các cảm biến, ecu điều khiển, và khung bảo vệ. Pin chỉ cho nạp hoặc xả khi có lệnh của ecu. Khi cắm sạc vào xe ecu sẽ dựa vào các cảm biến nếu an toàn mới cho nạp điện vào xe (thiếu tiếp địa thì không nạp được là 1 ví dụ ). Cụ lên xe bấm nút mở điện ecu thấy an toàn mới ra lệnh cho pin cấp nguồn cho động cơ. Trường hợp xe bị ngập nước hay ở dưới sông cảm biến độ ẩm (giống gạt mưa TĐ) sẽ báo và ngay lập tức ecu sẽ ra lệnh ngắt nguồn hoặc không xả điện.
1 điều nữa tuy là điện áp cao nhưng là điện cách ly. Nên chỉ chạm đồng thời 2 cực của pin mới bị giật. Còn chạm vào 1 cực với đất cũng không bị giật.
-sau này khi công nghệ pin phát triển lên (lưu được nhiều điện hơn) cụ muốn đổi pin thì giá thuê pin sẽ cao hơn.