Nhiều cụ ở đây ngây thơ cho rằng đất tăng giá thì giảm khoảng cách giàu nghèo. Cũng như trước đây nhiều cụ nghĩ lạm phát thì nông dân được lợi do hàng hóa tăng giá.
Thực tế từ trước đến nay toàn ngược lại.
Khi đất tăng giá thì những người có đất giàu lên, kéo theo giá cả dịch vụ, hàng hóa tăng lên.Nhưng người có nhiều đất giàu lên nhiều hơn, đồng thời họ có nhiều mảnh đất thì có thể bán đi 1 phần để chi tiêu,đầu tư cho gia đình học hành, cho y tế, đầu ******* dạng khác. Mà ai có nhiều đất thì các cụ biết đấy. Đồng thời tiền công không tăng lên, có nghĩa là sức lao động bị mất giá. Mà ai phải bán sức lao động kiếm sống thì cc cũng biết đấy.
Người nghèo thì đa số chỉ có 1 mảnh do ông cha để lại. (Chứ người mà tự lao động mua được 2-3 mảnh đất thì tôi nghĩ đó không phải là người nghèo). Ở quê đất tuy rộng nhưng đủ các loại đất : đất nông nghiệp, đất trồng cây,.. để chuyển sang đất thổ cư tốn kém rất nhiều, phải chờ đợi theo hoạch nữa. Nếu bán 1 phần đất đi được 1-2 tỷ thì xây cái nhà là hết. Sau đó sống bằng gì. Rất nhiều tấm gương ở Bình Dương, Mỹ Đình đã từng là tỷ phú cách đây 20 năm, bây giờ chỉ còn lại cái nhà, đi làm tự do kiếm sống. Còn tài sản của họ đã bị những người ở đâu đến mua hết.
Do đó nhiều nhà không dám bán đất, sống trên gia tài cả triệu đô nhưng không có nhiều tiền để mà cải thiện sinh hoạt. Như tôi đã có lần post, tôi quen một số người có 1 mảnh khoảng 1000m2 ngoại thành HN, giá cỡ 22-25 tỷ, nhưng vẫn ở nhà 1 tầng mái bằng, tiền không có nhiều để tiêu, đất thì không dám bán, phải để danh cho F1, sợ bán là mất luôn. Đối với những người như thế này, tài sản họ tăng lên nhưng không chuyển thành cơ hội, trong khi giá cả chi phí mọi thứ đều tăng. Cho nên cuộc sống của họ ngày càng khó khăn.
Một số cụ bảo đất quê tăng giá tranh thủ bán cho con cháu mua chung cư ở HN. việc này có, nhưng chung cư thì sẽ giảm giá trị, trong khi đất thì tăng giá trị. Do đó, việc này đồng nghĩa là giá trị tài sản trong tương lai sẽ giảm đi so với giữ đất.
Một ví dụ nữa là ở Đà Nẵng, trước đây mọi người đều có đất và nhà, khi quy hoạch lại mọi người được lô đất đẹp hơn, nhưng được ghi nợ phần chênh lệch bằng vàng. Bây giờ giá đất có thể lên 3-5 tỷ/lô, nhưng nhiều người vẫn nợ thành 500tr-1 tỷ. Chi phí tăng cao, làm chỉ đủ ăn. Nếu bán đi trả nợ thì phần còn lại tuy cao thật nhưng không mua được lô ban đầu nữa. Tôi cũng có tiếp xúc 1 số cty CNTT lớn. Họ bảo khó tìm người ở Đà Nẵng vì nhiều em SV học xong đi vào SG hoặc ra HN hết. Ở Đà Nẵng lương thấp hơn, khó mua nhà đất hơn. Chính vì thế mà Đà Nẵng khó phát triển công nghiệp và công nghệ.
Tóm lại, tăng giá đất chỉ có người giầu, người nhiều đất, người có quyền đối với nhiều đất là có lợi. Đó là những người mà ai cũng biết là ai đấy.